Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú tại khu sinh thái an bình trên địa bàn xóm đức cường, xã thịnh đức, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ THU HUYỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHU SINH THÁI AN BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
XĨM ĐỨC CƯỜNG, XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

QLTN & DLST

Khoa:

Quản lý tài ngun

Khóa:

2017– 2021

Thái Nguyên, năm 2021



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

HỒNG THỊ THU HUYỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHU SINH THÁI AN BÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
XĨM ĐỨC CƯỜNG, XÃ THỊNH ĐỨC, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

QLTN & DLST

Lớp:

K49 - QLTN & DLST

Khoa:

Quản lý tài nguyên

Khóa:


2017– 2021

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Trương Thành Nam

Thái Nguyên, năm 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập dưới mái trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
em rất biết ơn khi nhận được sự truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tận tình của
các Thầy Cơ Giảng viên Khoa Quản lí Tài Nguyên đã làm nên hành trang quý
báu cho nhận thức và vốn hiểu biết của em ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các cô chú, các anh chị đang
làm việc tại Khu sinh thái An Bình, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em
trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thiện hơn kiến thức đã học trong
nhà trường cũng như thành thạo kỹ năng cơng việc và hồn thành tốt bài
báo cáo này.
Trải qua thời gian thực tập 4 tháng, bước đầu đi vào thực tế của em còn
hạn chế và cịn nhiều bỡ ngỡ nên có thể bài báo cáo sẽ cịn nhiều thiếu sót và
khuyết điểm, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
Thầy Cô để kiến thức của em trong ngành càng được hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Trưởng Khoa TS.Vũ Thị
Thanh Thủy, Thầy giáo TS.Nguyễn Đức Nhuận đã liên hệ giới thiệu để em có
cơ hội được thực tập tại Khu sinh thái An Bình.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Giám đốc Khu sinh thái An Bình – Chị Hồng
Thị Hải Yến, và chị Nguyễn Thị Kim Ngân – Quản lí, Kế tốn tại Khu sinh

thái An Bình cùng tồn thể các cơ chú, anh chị trong bộ phận Lễ tân, Buồng
phòng đã tạo điều kiện và giúp đỡ hướng dẫn công việc cho em trong suốt q
trình thực tập tại Cơng ty.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Giảng viên hướng dẫn TH.S Trương Thành Nam, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để hồn
thành bài báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Hoàng Thị Thu Huyền


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
MỤC LỤC ........................................................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ iii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................... vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái .................................................................... 4
2.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái ..................................................................... 4
2.1.2 Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam .............................................. 4
2.1.3 Vai trò của du lịch sinh thái ..................................................................... 5
2.2 Tổng quan về kinh doanh khách sạn ........................................................... 7
2.2.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................... 7
2.2.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn ........................................................ 8
2.2.3. Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn.......................................................... 9

2.3.4. Phân loại khách sạn ............................................................................... 11
2.3.5 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của khách sạn ............................... 12
2.3.6 Các chỉ số ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn ............. 13
2.3.7 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính . 13
2.3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn ............... 16
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20
3.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 20
3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 20


iii

3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
3.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................... 21
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: .................................................... 21
3.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá............................................. 21
3.4.4 Phương pháp chuyên gia: học hỏi qua khảo sát, phỏng vấn chuyên gia
quản lý, chuyên môn về quản lý, kinh doanh khách sạn. ............................... 21
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
4.1. Giới thiệu chung về Khu sinh thái An Bình............................................. 22
4.1.1. Vị trí, thơng tin cơng ty ......................................................................... 22
4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................ 23
4.1.3 Tổng quan các dịch vụ kinh doanh có trong Khu sinh thái An Bình..... 25
4.2. Các hạng mục kinh doanh tại khách sạn Khu sinh thái An Bình ............ 28
4.2.1 Dịch vụ kinh doanh lưu trú .................................................................... 28
4.2.2 Các dịch vụ khác (Bể bơi,Team building…) ......................................... 29
4.3 Hệ thống các sản phẩm dịch vụ kinh doanh của khách sạn tại Khu sinh
thái An Bình .................................................................................................... 31

4.4 Hệ thống lực lượng lao động của khách sạn tại Khu sinh thái An Bình... 34
4.4.1 Lao động chung tại Khu sinh thái An Bình ........................................... 34
4.4.2 Hệ thống nhân sự trong khu vực khách sạn Khu sinh thái An Bình...... 37
4.4.3. Tình hình hoạt động của các bộ phận trong khách sạn Khu sinh thái
An Bình ........................................................................................................... 38
4.5. Tình hình hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh khách
sạn tại Khu sinh thái giai đoạn T6/2020 đến T5/2021 .................................... 38
4.6 Phương hướng phát triển kinh doanh lưu trú tại Khu sinh thái An Bình........ 46
4.7 Thực trạng các thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ lưu trú của Khu sinh thái An Bình .... 47
4.7.1 Thuận lợi ................................................................................................ 47


iv

4.7.2 Khó khăn ................................................................................................ 48
4.7.3 Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khách sạn
Khu sinh thái An Bình..................................................................................... 49
4.8 Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 51
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 53
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 53
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 56


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Trang thiết bị, tiện nghi khách sạn .................................................. 32
Bảng 4.2 Bảng giá sử dụng dịch vụ phòng nghỉ khách sạn ............................ 32

Bảng 4.3 Số lượng lao động tại Khu sinh thái An BìnhError! Bookmark not
defined.
Bảng 4.4 Số lượng, cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn tại Khu sinh
thái An Bình .................................................................................................... 37
Bảng 4.5 Số lượt khách của khách sạn ........................................................... 38
Bảng 4.6 Hiệu suất sử dụng phòng ................................................................. 39
Bảng 4.7 Tổng doanh thu các hạng mục tại khách sạn ................................... 40
Bảng 4.8 Chi phí các hạng mục kinh doanh tại khách sạn Khu sinh thái ....... 41
An Bình. .......................................................................................................... 41
Bảng 4.9 Chi phí các hoạt động tại khách sạn Khu sinh thái An Bình ........... 41
Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn tại khách
sạn Khu sinh thái An Bình .............................................................................. 42


vi

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 4.1 Vị trí Khu sinh thái An Bình ............................................................ 23
Hình 4.2 Hình ảnh bao quát Khu sinh thái An Bình ....................................... 24
Hình 4.3 Hình ảnh tại Khu sinh thái An Bình................................................. 24
Hình 4.4 Hình ảnh tại Khu sinh thái An Bình................................................. 25
Hình 4.5 Phòng Vip tại vườn hồng Nhà hàng Khu sinh thái An Bình ........... 26
Hình 4.6 Phịng Vip tại vườn hồng khu vực ................................................... 26
Nhà hàng - Khu sinh thái An Bình .................................................................. 26
Hình 4.7 Hoạt động team building của khách tại khn viên – Khu sinh thái
An Bình ........................................................................................................... 27
Hình 4.8 Sân Golf - Khu sinh thái An Bình .................................................... 27
Hình 4.9 Khách chơi Golf tại Sân Golf – Khu sinh thái An Bình .................. 28
Hình 4.10 Phịng nghỉ tại khách sạn - Khu sinh thái An Bình ........................ 29
Hình 4.11 Phòng nghỉ tại khách sạn - Khu sinh thái An Bình ........................ 29

Hình 4.12 Bể bơi – Khu sinh thái An Bình ..................................................... 30
Hình 4.13 Hoạt động team building của khách tại Khu sinh thái An Bình .... 30
Hình 4.14 Sơ đồ phịng tại khách sạn ............................................................. 33
Hình 4.15 Sơ đồ hệ thống lực lượng lao động chung tại Khu sinh thái
An Bình ........................................................................................................... 35
Hình 4.16 Biểu đồ cơ cấu lao động phân chia theo bộ phận tại Khu sinh thái
An Bình ........................................................................................................... 36
Hình 4.17 Biểu đồ so sánh lượt khách quốc tế và nội địa giữa 2 giai đoạn.... 39
Hình 4.18 Biểu đồ so sánh tổng doanh thu buồng phòng với tổng doanh thu
đồ uống và các dịch vụ khác ........................................................................... 40
Hình 4.19 Biểu đồ so sánh tổng doanh thu và tổng lợi nhuận giữa 2
giai đoạn .......................................................................................................... 44
Hình 4.20 Biểu đồ so sánh doanh thu giữa các hạng mục trong khách sạn giữa
2 giai đoạn ....................................................................................................... 45


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất nước Việt Nam đang không ngừng đổi mới, ngày càng vươn lên
với khát vọng lớn lao. Việt Nam có nguồn tiềm năng về tài nguyên du lịch vô
cùng phong phú: với thiên nhiên đẹp, thơ mộng, hàng nghìn năm phát triển
với lịch sử oai hùng gắn liền với nền văn hóa mang đậm dấu ấn Á Đông.
Ngành Du lịch Việt Nam đang không ngừng hội nhập, tiếp thu nhiều
trào lưu chung trên thế giới và có được những phát triển, thành tựu đáng tự
hào, ngày càng tạo được nhiều dấu ấn đặc trưng.
Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đồng nghĩa với nhu cầu của con
người cũng đẩy lên cao hơn từ việc ăn, ở, đi lại...

Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu về giải trí, vui
chơi, nghỉ dưỡng cũng ngày càng được nâng cao và trở thành nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống của con người hiện đại.
Hiện nay trong cơ cấu các ngành kinh tế tại Việt Nam thì ngành Du lịch
có những đóng góp không nhỏ trong cơ cấu các ngành kinh tế. Cùng với sự
tiến bộ của xã hội con người ngày càng có nhu cầu cao về nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí. Do vậy mà số lượng khách đi du lịch ngày càng nhiều, họ muốn đi
tham quan để tăng thêm sự hiểu biết của mình cho nên nhu cầu lưu trú lại
ngày một cao. Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến an toàn
trên thế giới với giá cả hàng hóa dịch vụ thấp, khơng cao như nhiều nước
trong khu vực, nên ngày càng thu hút được lượng lớn khách du lịch ở các
nước khác.
Để đáp ứng các yêu cầu về hoạt động giải trí hiện nay, các doanh
nghiệp du lịch, công ty lữ hành đã và đang khơng ngừng khai thác, tìm kiếm
những điểm mới lạ, nổi bật để phục vụ khách hàng.


2

Xã hội hiện đại phát triển, đặc biệt đó là sự phát triển của cơng nghiệp
và q trình đơ thị hố đã gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường, gây ơ nhiễm
khơng khí, nước uống, cùng với đó áp lực từ các mối quan hệ xã hội, áp lực
của công việc, đã tạo ra các trạng thái căng thẳng tâm lý ở con người. Vấn đề
ô nhiễm môi trường do q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra quá
nhanh, cộng với căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội gia tăng đã làm hình
thành nên nhu cầu giải tỏa căng thẳng, mong muốn nghỉ ngơi, thư giãn ở con
người tăng lên và ngày càng phổ biến, phát triển hơn .
Với đặc điểm là một tỉnh trung tâm vùng trong số các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc, với 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh
sống. Thái Nguyên là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử Cách mạng qua các

thời kỳ đấu tranh dựng nước và giữ nước; nơi hội tụ, giao thoa của các nền
văn hóa với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống của đồng bào các dân
tộc; được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, tạo cho
Thái Nguyên nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng để phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh một cách bền vững. Du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng, du lịch
về nguồn được tỉnh rất quan tâm và đầu tư.
Đa phần du khách hiện nay đều muốn được trải nghiệm sự thư thái
trong một khơng khí trong lành, mơi trường cảnh quan n tĩnh, nhiều cây
cối, chim muông, hoa cỏ,...
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em muốn chọn đề tài “Đánh giá
tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú tại Khu sinh
thái An Bình trên địa bàn Xóm Đức Cường, Xã Thịnh Đức, Thành phố Thái
Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp và em hi vọng
rằng kết quả nghiên cứu của em trong thời gian thực tập quan sát được sẽ góp
một phần nhỏ vào chiến lược, định hướng kinh doanh dịch vụ lưu trú trong
thời gian tới của Khu sinh thái.


3

Khu sinh thái An Bình nằm trên địa bàn Xóm Đức Cường – Xã Thịnh
Đức – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên là một trong những lựa
chọn lý tưởng đối với những đối tượng khách hàng thật sự muốn hịa mình
vào thiên nhiên. Chính vì xuất phát từ thực tế này mà em chọn đề tài cho
mình để nghiên cứu, thông qua thời gian quan sát thực tập tại khách sạn Khu
sinh thái và bằng những kiến thức mà em đã học tập, tích lũy được.
Dịch vụ nghỉ dưỡng, lưu trú là một trong những dịch vụ quan trọng của
Khu sinh thái An Bình, thế nhưng để tồn tại và phát triển trong thị trường
kinh doanh hiện nay địi hỏi cơng ty phải ln ln đổi mới và đảm bảo chất
lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách.

1.2 Mục tiêu đề tài
- Đánh giá, phân tích được thực trạng, hiệu quả hoạt động kinh doanh
lưu trú hay hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại Khu sinh thái An Bình.
- Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
lưu trú tại Khu sinh thái An Bình.
- Thực trạng các thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh dịch vụ lưu trú của Khu sinh thái An Bình
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài nghiên cứu như một tài liệu tham khảo, đóng góp ý kiến giúp
cho Khu sinh thái phát triển kinh doanh dịch vụ lưu trú bổ sung, hoàn thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ tại đơn vị kinh doanh.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về du lịch sinh thái
2.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái
Định nghĩa du lịch sinh thái của Việt Nam
“Du lịch sinh thái là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
2.1.2 Các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam
Tùy thuộc vào từng loại địa hình của mỗi vùng miền sẽ có những loại hình
du lịch sinh thái khác nhau.
Vùng đồng bằng sơng Hồng
Với lợi thế sở hữu cho mình những vùng đất giàu ý nghĩa lịch sử và có nét
văn hóa đặc sắc, chính vì vậy mà du khách ghé tới đây có thể trải nghiệm và
khám phá những ngơi làng cổ , khám phá nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước. Bên

cạnh đó ở vùng đồng bằng sơng Hồng cũng có khá nhiều các khu sinh thái lớn,
trong đó lớn nhất phải kể đến chính là rừng Cúc Phương.
Vùng Đông Bắc
Hệ sinh thái chủ yếu của vùng Đông Bắc chính là những tảng núi đá vơi,
san hơ hay những vùng đất trũng nước chính vì vậy mà nơi đây rất thích hợp để
phát triển du lịch leo núi mạo hiểm hay khám phá các vịnh đảo nhỏ. Một số địa
điểm du lịch sinh thái ở vùng Đông Bắc nổi tiếng như vịnh Hạ Long, vườn quốc
gia Ba Bể….
Vùng Tây Bắc
Hệ sinh thái núi cao là đặc trưng rõ rệt nhất ở vùng Tây Bắc, thiên nhiên
với những dãy núi hùng vĩ quanh năm thay đổi màu sắc khác nhau. Ví dụ: Du
lịch sinh thái Sapa, Mộc Châu, Sơn La...


5

Vùng Bắc Trung Bộ
Có thể nói đây là nơi sở hữu cho mình sự đa dạng sinh học nhất ở cả nước.
Bên cạnh hệ thực vật phong phú thì Bắc Trung Bộ cịn đang sở hữu những lồi
động vật q hiếm cần được bảo tồn. Sơn Đoòng và Phong Nha Kẻ Bàng là
những khu sinh thái nổi tiếng.
Vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Hệ sinh thái tiêu biểu nhất ở vùng Nam Trung Bộ hay Tây Nguyên là đất
ngập nước, rừng khộp. Ngồi ra tại đây cũng có đồi núi hay san hơ để du khách
khám phá. Bên cạnh đó Nam Trung Bộ cịn có những bãi biển và hịn đảo lớn
nhỏ khác nhau trong đó có Nha Trang, Phan Thiết là những nơi có nhiều khu sinh
thái nhất.
Vùng Đơng Nam Bộ
Mặc dù khơng có nhiều hệ sinh thái tự nhiên như ở những nơi khác thế
nhưng nơi đây còn có thêm những vườn quốc gia để có thể phát triển về du lịch

sinh thái như vườn quốc gia Cát Tiên.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long
Bên cạnh các vườn quốc gia nổi tiếng thì ở đồng bằng sơng Cửu Long cịn
có hệ sinh thái sơng nước vơ cùng nổi bật, ngồi ra tại đây cịn sở hữu vơ vàn
những khu vườn ăn trái rộng lớn thu hút đông đảo du khách ghé thăm.
2.1.3 Vai trò của du lịch sinh thái
- Môi trường tự nhiên.
+ Du lịch sinh thái thúc đẩy việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Du lịch sinh thái đến sự kiểm soát các điểm du lịch nhằm bảo vệ tài
nguyên tự nhiên và giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức.
+ Góp phần lần tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại các điểm du lịch
sinh thái


6

+ Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ các dự án nơi các hoạt động phát triển
du lịch sinh thái cần đến các quỹ đất còn bỏ trống hoặc sử dụng khơng đạt
hiệu quả.
+ Góp phần cải thiện các điều kiện khí hậu nhờ các dự án du lịch sinh
thái thường có yêu cầu tạo thêm các cảnh quan, tham cỏ, vườn cây, hồ nước,
thác nước nhân tạo...
+ Góp phần đảm bảo chất lượng nước, hạn chế sự ô nhiễm cục bộ trong
khu vực cũng như hạn chế những lan truyển ở hạ lưu, các làng chài biển một
khi xác định phát triển điểm du lịch sinh thái bền vững.
+ Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên hợp lý và kéo dài vịng đời sản
phẩm du lịch.
- Mơi trường nhân văn xã hội.
+ Góp phần tăng trưởng kinh tế cho các nước, khu vực, địa phương, đặc
biệt ở vùng sâu, vùng xa.

+ Tạo thêm công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa
phương, góp phần thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống và giải quyết
được lao động thừa, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Góp phần cải thiện về cơ sơ hạ tầng và dịch vụ xã hội cho
những địa phương phát triển hoạt động du lịch sinh thái.
+ Du lịch sinh thái khuyến khích sự trùng tu, tơn tạo các di sản văn hóa
vật thể ( các di tích, đền tháp, đình chùa, lăng miếu)
+ Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống (nhạc cụ dân tộc, ca múa
nhạc, các truyền thống, tập quán...)
+ Tạo điệu kiện thuận lợi cho q trình giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc và các cộng đồng.
+ Du lịch sinh thái được xem như một mắt xích bền vững trong
tổng thể ngành du lịch.


7

2.2 Tổng quan về kinh doanh khách sạn
2.2.1 Các khái niệm cơ bản
2.2.1.1. Khái niệm kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các
dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các
nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
2.2.1.2 Khái niệm kinh doanh lưu trú
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật
chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác
cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích
có lãi.
2.2.1.3 Khách của khách sạn
Ta có thể coi khách của khách sạn là tất cả những ai có nhu cầu tiêu

dùng sản phẩm của khách sạn.
Người ta phân loại khách sạn căn cứ vào tính chất tiêu dùng và nguồn
gốc, căn cứ vào mục đích (động cơ) của chuyến đi, căn cứ vào hình thức tổ
chức tiêu dùng.
Ngồi ra, người ta còn phân loại khách của khách sạn theo một số tiêu
thức khác như theo độ tuổi, giới tính hay theo độ dài thời gian lưu trú của
họ....
Việc phân loại khách càng chi tiết sẽ giúp cho việc xây dựng chính sách
sản phẩm càng bám sát với mong muốn tiêu dùng của từng loại khách, từ đó
nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút khách và hiệu quả hoạt động kinh doanh
của khách sạn.
2.2.1.4 Sản phẩm của khách sạn
a) Khái niệm sản phẩm của khách sạn
Sản phẩm của khách sạn là tất cả những dịch vụ và hàng hoá mà khách
sạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kê từ khi họ liên hệ với


8

khách sạn lần đầu để đãng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi
khách sạn.
b) Đặc điểm của sản phẩm khách sạn
- Sản phẩm dịch vụ của khách sạn mang tính vơ hình.
- Sản phẩm khách sạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được. Sản
phẩm khách sạn có tính "tươi sống" cao.
- Sản phẩm khách sạn có tính cao cấp.
- Sản phẩm khách sạn có tính tổng hợp cao. Các khách sạn muốn tăng
tính hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu và tăng khả năng cạnh tranh của
mình trên thị trường thường phải tìm mọi cách để tăng "tính khác biệt" cho
sản phẩm của mình.

- Sản phẩm của khách sạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp
của khách hàng.
- Sản phẩm khách sạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật nhất định. Để có đủ điều kiện kinh doanh, các khách sạn phải đảm
bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.2.2 Đặc điểm của kinh doanh khách sạn
2.2.2.1 Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm
du lịch
Tài nguyên du lịch là yếu tố thúc đẩy, thơi thúc con người đi du lịch.
Nơi nào khơng có tài ngun du lịch, nơi đó khơng thể có khách du lịch tới.
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh doanh của khách sạn.
Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch có tác dụng quyết định thứ
hạng của khách sạn. Bên cạnh đó, đặc điểm về kiến trúc, quy hoạch và đặc
điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của các khách sạn tại các điểm du lịch cũng
có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm giá trị của tài nguyên du lịch tại
các trung tâm du lịch.


9

2.2.2.2 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn: đòi hỏi các
thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn cũng phải có chất lượng
cao. Tức là chất lượng của cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tăng lên cùng
với sự tăng lên của thứ hạng khách sạn. Sự sang trọng của các trang thiết bị
được lắp đặt bên trong khách sạn chính là một nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư
ban đầu của cơng trình khách sạn lên cao.
2.2.2.3 Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lương lao động trực tiếp tương
đối lớn
Sản phẩm khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục vụ này

khơng thể cơ giới hoá được, mà chỉ được thực hiện bởi những nhân viên phục
vụ trong khách sạn. Mặt khác, lao động trong khách sạn có tính chun mơn
hố khá cao. Thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của
khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày. Do vậy, cần phải sử dụng một số
lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong khách sạn..
2.2.2.4 Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu sự chi phối của một số nhân tố, mà chúng
lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã
hội, quy luật tâm lý của con người V V...
Phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách
sạn để từ đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những
tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển
hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
2.2.3. Ý nghĩa của kinh doanh khách sạn
2.2.3.1. Ý nghĩa kinh tế
Kinh doanh khách sạn là một trong những hoạt động chính của ngành
du lịch và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành. Kinh doanh
khách sạn tác động đến sự phát triển của ngành du lịch và đến đời sông kinh


10

tế - xã hội nói chung của một quốc gia. Thông qua kinh doanh lưu trú và ăn
uống của các khách sạn, một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được sử
dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hoá của các doanh nghiệp khách
sạn tại điểm du lịch. Kết quả dẫn đến sự phân phối lại giữa các vùng trong
nước quỹ tiêu dùng cá nhân. Một phần trong quỹ tiêu dùng từ thu nhập của
người dân từ khắp các nơi (trong và ngoài nước) được đem đến tiêu dùng tại các
trung tâm du lịch. Như vậy có sự phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang
vùng khác, từ đất nước này sang đất nước khác. Theo cách này, kinh doanh

khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và quốc gia phát triển nó.
Ngồi ra, kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường thu hút
vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
Các khách sạn là bạn hàng lớn của nhiều ngành khác trong nền kinh tế,
vì hàng ngày các khách sạn tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của
nhiều ngành như: các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp
thực phẩm, ngành nơng nghiệp, ngành bưu chính viễn thơng, ngành ngân
hàng và đặc biệt là ngành thủ công mỹ nghệ.v.v...
Phát triển kinh doanh khách sạn sẽ góp phần giải quyết một khối lượng
lớn công ăn việc làm cho người dân làm việc trong ngành. Tuy nhiên, do phản
ứng dây chuyền về sự phát triển giữa kinh doanh khách sạn và các ngành khác
(là bạn hàng của khách sạn) như đã nói ở trên mà kinh doanh khách sạn phát
triển cịn tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các
ngành có liên quan. Điều này càng làm cho kinh doanh khách sạn có ý nghĩa
kinh tế to lớn hơn đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.2.3.2. Ý nghĩa xã hội
“Thông qua việc tạo điều kiện cho việc nghĩ ngơi tích cực trong thời
gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xun, kinh doanh
khách sạn góp phần gìn giữ và phục hồi khả năng lao động và sức sản xuất
của người lao động tại các điểm du lịch. Thông qua việc thoả mãn nhu cầu


11

tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một cách tích cực cho số đơng người dân đã
góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Điều đó
càng làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sử văn hoá của đất nước và các
thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng ta, góp phần
giáo dục lịng u nước và lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Ý nghĩa xã hội khác của kinh doanh khách sạn là tạo điều kiện thuận lợi

cho sự gần gũi giữa mọi người từ khắp mọi nơi, từ các quốc gia, các châu lục
trên thế giới tới Việt Nam. Các khách sạn lớn hiện đại là nơi tiến hành các
cuộc họp, các hội nghị cấp cao hoặc các hội nghị theo các chuyên đề, các đại
hội, các cuộc gặp gỡ công vụ về kinh tế, chính trị, văn hố. Đó cũng là nơi
chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bản chính trị, kinh tế quan trọng
trong nước và thế giới. Tại các khách sạn cũng thường được tổ chức nhiều
hoạt động văn hố như hồ nhạc, trưng bày nghệ thuật hoặc triển lãm v.v...
2.3.4. Phân loại khách sạn
2.3.4.1 Theo vị trí địa lý
Theo tiêu chí này phân các khách sạn thành 5 loại:
- Khách sạn thành phố (khách sạn công vụ) (City Centre Hotel)
- Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort Hotel)
- Khách sạn ven đô (Suburban Hotel)
- Khách sạn ven đường (Highway Hotel)
- Khách sạn sân bay (Airport Hotel)
2.3.4.2 Theo mức cung cấp dịch vụ
- Khách sạn sang trọng - (Luocury Hotel)
- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ - (Full Service Hotel)
- Khách sạn cung cấp số lương hạn chế dịch vụ - (LimitedrService Hotel)
- Khách sạn thứ hạng thấp (khách sạn bỉnh dân) - (Economy Hotel)
2.3.4.3 Phân loại theo mức giá bản sản phẩm lưu trú
- Khách sạn có mức giá cao nhất (Luxury Hotei)


12

- Khách sạn có mức giá cao (Up-scaie Hotei)
- Khách sạn có mức giá trung bình (Mid - price Hotel)
- Khách sạn có mức giá bình dân (Economy Hotel)
- Khách sạn có mức giá thấp nhất (Budget Hotel)

2.3.4.4 Theo quy mô của khách sạn
Dựa vào số lượng các buồng ngủ theo thiết kế của các khách sạn mà
người ta phân khách sạn ra thành các loại sau đây:
- Khách sạn quy mơ lớn.
- Khách sạn quy mơ trung bình.
- Khách sạn quy mô nhỏ.
Ở Việt Nam các khách sạn theo tiêu chí này được tạm thời phân loại
như sau:
Khách sạn quy mơ lớn: là những khách sạn có thứ hạng 5 sao, hiện nay
chúng tương ứng với số lượng buồng thiết kế là từ 200 trở lên.
Khách sạn quy mô trung bình: là những khách sạn có từ 50 buồng thiết
kế trở lên đến cận 200 buồng, còn các khách sạn quy mô nhỏ nằm ở giới hạn
dưới của bảng phân loại theo tiêu chí này.
2.3.4.5 Theo hình thức sở hữu và quản lý
Theo tiêu chí này ở Việt Nam có thể chia thành 3 loại: khách sạn tư
nhân, khách sạn nhà nước, khách sạn liên doanh nhóm khách sạn:
- Các khách sạn tư nhân
- Khách sạn nhà nước
- Khách sạn liên doanh
2.3.5 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của khách sạn
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ
chức, quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu
kinh tế - xã hội với mức chi phí thấp nhất.


13

2.3.6 Các chỉ số ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay khơng người

ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.
Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện
năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng thuận lợi của công
ty hay nói cách khác là xem xét cơng ty hoạt động có hiệu quả hay khơng?
2.3.7 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tài chính
2.3.7.1 Khái niệm doanh thu
Khái niệm về doanh thu. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và
thu nhập khác.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng, sản phẩm, dịch vụ
được khách hàng chấp nhận thanh toán.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền
đã được người mua, người đặt hàng chấp nhận cam kết thanh toán về khối
lượng dịch vụ đã cung cấp hoặc đã thực hiện.
+ Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền
thực tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh.
+ Doanh thu thuần = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ.
+ Các khoản giảm trừ: chiết khấu thương mại, giảm hàng bán, hàng bán
bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thu xuất khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp trực tiếp.
- Doanh thu hoạt động tài chính. Bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt
động liên doanh, liên kiết, góp vốn cổ phần, cho thuê tài sản, hợp đồng mua


14

bán chứng khoán ngắn và dài hạn, thu lãi tiền gửi, thu lãi tiền bán ngoại tệ,
các hoạt động đầu tư khác.

- Thu nhập khác. Là khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường
xuyên như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm
hợp đồng, thu các khoản nợ khó địi đã xử lý xóa sổ, thu tiền bảo hiểm bồi
thường….
2.3.7.2 Khái niệm chi phí
Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với
doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua vật
liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ.
Chi phí sản xuất kinh doanh đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại,
mỗi loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau. Chi phí sản xuất
kinh doanh theo công dụng được chia thành các khoản mục chi phí trong khâu
sản xuất và ngồi sản xuất.
- Chi phí sản xuất gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính
và vật liệu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ.
+ Chi phí nhân cơng trực tiếp: phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản
xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương
phải trả cho công nhân sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân
xưởng của doanh nghiệp.
- Chi phí khâu ngồi sản xuất gồm:
+ Chi phí bán hàng: phát sinh trong q trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hóa bao gồm: chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung
của doanh nghiệp: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý kinh doanh, chi
phí hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.


15


+ Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra
ngồi doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thu
nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí liên doanh,
liên kết, chi phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khốn, chi phí nghiệp
vụ tài chính khác.
+ Chi phí khác: là chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị
còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có), tiền
phạt phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, các khoản chi phí do kế tốn bị
nhằm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế tốn, các khoản chi phí khác cịn lại.
2.3.7.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệnh của các khoản doanh thu
bán hàng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng
hóa, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế
theo quy định của pháp luật.
Các bộ phận cấu thành lợi nhuận:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ: là lợi nhuận
thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệnh giữa thu và chi
về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệnh giữa thu và chi từ các hoạt động
khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.7.4 Khái niệm bảng báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài
chính là cung cấp các thơng tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và
các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đơng
những người sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế.



16

- Các bảng báo cáo tài chính gồm:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
2.3.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn
2.3.8.1. Mơi trường chính trị pháp luật
- Mơi trường chính trị ổn định là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng
các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và
ngồi nước.
- Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và
phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng
như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.3.8.2. Mơi trường văn hóa, xã hội
- Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong
tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều
hướng tích cực hoặc tiêu cực. Tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu
dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy
lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn
hố ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả
năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối
sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm
của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
2.3.8.3. Mơi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố



17

tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể,
lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và ngược lại.
2.3.8.4. Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện tự nhiên như: các loại tài ngun khống sản, vị trí địa
lý, thời tiết khí hậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản
phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng.
Tình trạng mơi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng
buộc xã hội về mơi trường, đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh,
năng suất và chất lượng sản phẩm. Một mơi trường trong sạch thống mát sẽ
trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quyết định sự phát triển của nền kinh tế
cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông,
hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc
gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng
huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp
do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.3.8.5. Môi trường khoa học, cơng nghệ kĩ thuật
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật cơng nghệ, tình hình ứng dụng
của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong

nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật


×