Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đề tài tính khả thi của xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.34 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA TÀI CHÍNH CƠNG

TIỂU LUẬN
MƠN: LUẬT HÀNH CHÍNH

Đề tài: Tính khả thi của xử phạt vi phạm hành
chính trong phịng, chống tác hại của thuốc lá
Giảng viên hướng dẫn : Viên Thế Giang
Sinh viên

: Phan Lê Hà Vy

Lớp học phần

: 21C1LAW51100701

Ngành

: Tài chính cơng

Mã sinh viên

: 31201024477

Khóa /Hệ

: K46, Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2021



download by :


ĐỀ MỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG PHỊNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
I. Khái niệm
II. Quy tắc đảm bảo tính khả thi.
III. Các yếu tố nhằm đảm bảo tính khả thi
Chương II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG PHỊNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ.
I. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện theo đúng
quy trình của pháp luật.
II. Một số quy định cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong
phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Chương III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG PHỊNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ.

I. Tình trạng hiện hành của các quy định pháp luật điều chỉnh việc
xử phạt vi phạm hành chính.
II. Thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Chương IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XỬ PHẠT CÁC HÀNH
VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHỊNG, CHỐNG TÁC HẠI
CỦA THUỐC LÁ TRỞ NÊN KHẢ THI HƠN.
KẾT LUẬN

download by :



LỜI NĨI ĐẦU
Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của mỗi người. Khi một điếu thuốc được đốt
cháy ở nhiệt độ cao mà khơng qua đầu lọc, khói thuốc thốt ra nguy hại gấp 26
lần khói thuốc mà người hút hít phải, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành
lên 25-30%, bệnh phổi lên 20-30% và đột quỵ lên 82%. Tiếp xúc với khói thuốc
lá mãn tính làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới (viêm phế quản,
viêm phổi) và viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ em, làm tăng các triệu chứng hô
hấp mãn tính như hen suyễn, hạn chế sự phát triển của phổi và tăng nguy cơ mắc
bệnh. Tỷ lệ hút thuốc của dân số Việt Nam rất cao, gần 50% là nam giới, và gây
ra nhiều hậu quả về sức khỏe cho những người hít phải khói thuốc. Hơn 30% tổng
số các ca ung thư ở người là do hút thuốc và khoảng 11% nam giới tử vong vì
chúng. Theo ước tính của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), các bệnh liên quan đến
thuốc lá cướp đi sinh mạng của hơn 40.000 người Việt Nam mỗi năm.
Trong khi việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với người hút thuốc lá khá
nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng tuy nhiên tình trạng hút thuốc lá
nơi cơng cộng vẫn cịn diễn ra ở nhiều nơi. Trước tác hại của thuốc lá, hành vi
cấm hút thuốc lá nơi cơng cộng đã được quy định trong Luật phịng, chống tác hại
của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 nhằm
thiết lập một mơi trường khơng khói thuốc và giảm tiếp xúc với khói thuốc của
cộng đồng. Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 28/9/2020 quy định mức xử phạt
đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, hầu hết các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính nói chung chưa được thực hiện triệt để. Khơng có gì lạ khi các
vi phạm về thuốc lá không bị trừng phạt ở nhiều khu vực tài phán, do lỗ hổng về
trách nhiệm pháp lý, thiếu nguồn lực và các lý do khác. Điều này có nghĩa là
những người vi phạm khơng hồn tồn bị răn đe để tái phạm cùng một vi phạm.
Việc thiếu tính răn đe đối với các hành vi vi phạm hành chính có thể có tác động
tiêu cực đến việc giảm thiểu và kiểm soát tác hại của thuốc lá. Cá nhân vi phạm


download by :


có thể tin rằng hành vi của họ được cho phép nếu họ bị cảnh cáo nhưng không bị
phạt, và họ sẽ tiếp tục bất tuân theo luật pháp trong tương lai.
Vì vậy, em xin chọn đề tài “Tính khả thi của xử phạt vi phạm hành chính trong
phịng, chống tác hại của thuốc lá” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình nhằm
nâng cao tính khả thi; đưa ra các luận cứ để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật; tăng cường kiểm soát hút thuốc lá; nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ
quan thực thi pháp luật; nâng cao nhận thức về các yêu cầu của pháp luật giữa
các tổ chức, cá nhân, đặc biệt khi kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.

download by :


NỘI DUNG
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG PHỊNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
I. Khái niệm
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tại Khoản 2 Điều 2 như sau: “Xử
phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức
xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính.”
Đặc biệt, xử lí vi phạm hành chính trong phịng, chống tác hại của thuốc lá tập
trung vào “1. Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá
kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. 2.
Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về
tác hại của thuốc lá nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá
gây ra. 3. Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc

tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. 4. Bảo đảm quyền của mọi người
được sống, làm việc trong mơi trường khơng có khói thuốc lá và được thơng tin
đầy đủ về tác hại của thuốc lá.” được quy định tại Điều 3 Luật phòng, chống tác
hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018.
II. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.
Một văn bản pháp luật có tính khả thi là văn bản có thể áp dụng vào thực tiễn nói
chung, trong đó vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại
của thuốc lá bao gồm các biện pháp thực hiện, cũng như các quy định pháp luật
phù hợp thực tế và đảm bảo quyền của mọi người được sống.
III.

Các yếu tố nhằm đảm bảo tính khả thi

1) Phù hợp với Hiến pháp.

download by :


Tất cả các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật không phân biệt ngành
không được mâu thuẫn hoặc trái với Hiến pháp.
2) Hợp pháp.
Cơ quan có thẩm quyền phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với
trình tự, quy trình của pháp luật.
3) Quy định rõ trách nhiệm.
Luật hình sự, dân sự và thuế là những ví dụ về các lĩnh vực mà luật quy định
từng điều rất rõ ràng. Khi các bên tham gia vào một quan hệ pháp luật, quyền,
trách nhiệm và nghĩa vụ của họ được quy định rõ ràng trong các luật này và để
thực hiện trực tiếp thì sẽ ln có cơng cụ để hỗ trợ.
4) Đưa ra các quy định pháp luật cụ thể.
Luật càng chi tiết thì càng có nhiều khả năng được thực thi. Một số quy định

khơng có bất kỳ quy trình thực hiện nào. Nếu có tranh chấp pháp lý hoặc xung
đột pháp luật nào xảy ra thì tịa án phải phân xử dựa trên văn bản có hiệu lực
pháp lý nhất. Kết quả là, nếu các yêu cầu pháp lý không rõ ràng, không có tiêu
chuẩn, hoặc có các quy phạm cạnh tranh, thì có thể khó thực hiện luật. Nó có thể
dẫn đến bế tắc trong việc giải quyết tranh chấp hoặc kéo dài xung đột mà khơng
có cách giải quyết rõ ràng.
5) Các chế tài là đủ mạnh để ràng buộc.
Những hình phạt răn đe và ràng buộc đối với những người vi phạm các quy định
của pháp luật là những điều quan trọng giúp luật được thực thi.
6) Phù hợp với thực tiễn.
Nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật và các điều kiện kinh tế - xã hội
hiện tại thường được sử dụng để đánh giá tính khả thi của nó. Điều đó sẽ giúp

download by :


tạo “đòn bẩy” cho tăng trưởng kinh tế nếu phản ánh chính xác, nhanh chóng
những thách thức do thực tế đặt ra và đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước. Khi
một văn bản không phù hợp với thực tế, không tuân theo các quy luật vận động
của xã hội, có những quy định thừa hoặc lạc hậu, văn bản đó có thể kìm hãm sự
phát triển kinh tế xã hội, làm suy giảm hiệu lực quản lý và thẩm quyền của nhà
nước.
7) Giai đoạn thực hiện.
Pháp luật quy định phải có bộ máy thực hiện, phối hợp thực hiện, kiểm tra giám
sát việc thực hiện, vi phạm phải xử lý, thực hiện phải có kinh phí, ngân sách phù
hợp. Mặt khác, quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan trong việc thực hiện các yêu cầu của pháp luật.
8) Chi phí và cơ sở vật chất
Để pháp luật được thực thi, cơ sở vật chất và chi phí là những yếu tố rất quan
trọng.

Chương II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG PHỊNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ.
I. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện theo đúng quy
trình của pháp luật.
Bao gồm các bước:
1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính
Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Buộc chấm dứt hành vi
vi phạm hành chính được người có thẩm quyền đang thi hành cơng vụ áp dụng
đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi
phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói,
cịi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.”

download by :


2) Lập biên bản vi phạm hành chính
Theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính: “1. Khi phát hiện vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành cơng
vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo
quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết
bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành
ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.”
3) Các vấn đề đặc thù, bao gồm xác minh tình tiết, xác định giá trị của tang vật,
giải trình (có thể có hoặc khơng)
3.1. Xác minh
Là thủ tục bắt buộc thuộc trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt. Tuy
nhiên, chỉ xác minh trong trường hợp cần thiết.
Thời điểm tiến hành xác minh: trước hoặc sau khi lập biên bản vi phạm; có thể
được thực hiện cùng với các trình tự, thủ tục xử phạt tiếp theo cho đến khi ra

quyết định xử phạt.
Về hình thức: bằng văn bản.
3.2. Xác định giá trị của tang vật.
Điều 60 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Trong trường hợp
cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung
tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải
xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.”
3.3. Giải trình

download by :


Theo Điều 61 Luật Xử lí vi phạm hành chính năm 2012: “1. Đối với hành vi vi
phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền
sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có
thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi
đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối
với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng
văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm
quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính trước khi ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ
chức khơng có u cầu giải trình trong thời hạn quy định.”
4) Ra quyết định xử phạt hành chính (có hoặc khơng lập biên bản, hồ sơ xử phạt
vi phạm hành chính)
“1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong
đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành
chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức,
mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành
chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết
định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm
của từng cá nhân, tổ chức.
4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định
quy định ngày có hiệu lực khác.”

download by :


II. Một số quy định cơ bản về xử phạt vi phạm hành chính trong phịng,
chống tác hại của thuốc lá.
1) Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018.
“Điều 31. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại
của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt
vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.”
Người có thẩm quyền quản lý vi phạm hành chính; Bộ Y Tế; Cảnh sát viên; Bộ
Công Thương; Bộ Quốc phòng; Bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các
cấp; Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đều được quy định tại
Điều 32 về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của
thuốc lá.
2) Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế.
từ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; Phạt tiền


3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng theo quy định tại Điều 25 Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hạn
chế mua bán, cung cấp thuốc lá; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000
đồng; hoặc hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điều 26.
- Đối với hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên sản
phẩm thuốc lá, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ


download by :


30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; hoặc các hình thức xử phạt bổ sung quy
định tại Điều 27.
Chương III. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH
CHÍNH TRONG PHỊNG CHỐNG TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ.
I. Tình trạng hiện hành của các quy định pháp luật điều chỉnh việc xử phạt
vi phạm hành chính
1) Về địa điểm
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 11, việc hút thuốc lá hoàn toàn bị cấm trong các cơ
sở y tế, nhưng trên thực tế tại các cơ sở y tế đã triển khai các quy định liên quan
đến việc cấm hút thuốc nhưng vẫn cịn rất nhiều người thản nhiên hút thuốc
trong khn viên bệnh viện khi bị nhắc nhở, một số người còn tìm cách di
chuyển sang khu vực khác khuất tầm nhìn để tiếp tục hút thuốc, hoặc hút trở lại
sau khi những người có chức năng nhiệm vụ rời khỏi khu vực đó.
2) Mua bán thuốc lá
Khơng có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật về các biện pháp
khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán thuốc lá lậu: “xử phạt vi phạm hành
chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành

chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính” được quy định
tại Khoản 2 Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Do đó, chỉ cá nhân,
tổ chức mới có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. “Tổ chức là cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.”.
Tuy nhiên, đối tượng bị xử lý hành chính đối với hành vi kinh doanh trái phép
thuốc lá điếu quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

download by :


khơng chỉ bao gồm cá nhân, tổ chức mà cịn bao gồm các đối tượng khác.“2. Hộ
kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật; hộ gia đình sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn
chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định tại Nghị định này
bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”
3) Thẩm quyền xử phạt vi phạm
Những người có thẩm quyền xử lí vi phạm hành chính trong phịng, chống tác hại
của thuốc lá đã được quy định tại Điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018. Trên thực tế, lực lượng có thẩm quyền xử phạt
như đã mơ tả ở trên, vẫn cịn ít để kiểm tra, xác định và xử lý triệt để tình trạng
hút thuốc lá nơi cơng cộng.
4) Khó áp dụng các ngun tắc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc
lá vào thực tiễn.
- Nhiều trở ngại cản trở việc áp dụng nguyên tắc “mọi vi phạm hành chính liên
quan đến thuốc lá phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay”.
Bước đầu tiên để đảm bảo ngăn chặn vi phạm kịp thời là đình chỉ các hành vi vi
phạm. Có thể thấy, lực lượng chủ yếu xác định hành vi vi phạm hiện chỉ giới hạn

ở các chiến sĩ cơng an và kiểm sốt viên thị trường nhưng lại khơng có thẩm
quyền thu tiền phạt vượt quá 500.000 đồng. Trong khi đó, tiền phạt đối với nhiều
tội danh liên quan đến thuốc lá có thể từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu
đồng. Nếu hành vi này được quan sát thấy, chiến sĩ công an hoặc kiểm sốt viên
thị trường có thể chỉ cần ghi lại hành vi đó trước khi chuyển lên cấp trên để ra
quyết định kỷ luật. Các khoản tiền phạt bổ sung và các bước khắc phục hậu quả,
chẳng hạn như tịch thu tang vật vi phạm và buộc thu hồi sản phẩm, sẽ khơng có
hiệu lực cho đến khi bản án xử phạt được công bố. Điều này cho thấy những

download by :


hành vi này có khả năng tồn tại lâu dài. Ở một mức độ nào đó, việc lập biên bản
của cán bộ cơng an, kiểm sốt viên thị trường có thể trở thành “lá bùa hộ mệnh”
cho người vi phạm, bởi nếu họ đưa biên bản này ra, họ sẽ không bị xử phạt nữa.
- Trong thực tế, nguyên tắc “người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng
minh vi phạm hành chính” là khó áp dụng
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 3:
“Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp
pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính.”. Các cơ quan nhà nước
khơng thể xử phạt trừ khi họ chứng minh được cá nhân hoặc tập thể có lỗi. Việc
bị bắt quả tang và có chứng cứ để khởi tố hành vi hút thuốc trong khu vực cấm là
điều tối quan trọng. Mặt khác, mọi người chỉ hút 1-2 phút là xong một điếu, hoặc
thậm chí chỉ đơn thuần châm lửa và hút 1-2 hơi trước khi bỏ hoặc ném điếu thuốc
xuống đất khi phát hiện lực lượng chức năng. Việc cơ quan chức năng chứng
minh hành vi vi phạm trong những trường hợp như vậy là vơ cùng khó khăn. Khi
điều này xảy ra, lực lượng chức năng thường có hai lựa chọn: một là tiếp tục xử
phạt và lo lắng vì có thể bị tố cáo, khởi kiện, hai là “phớt lờ” và không bị khiếu
nại, trở thành người bị kiện trong vụ án hành chính. Dễ thấy tại sao đa số sẽ chọn

hành vi thứ hai khi cơ quan có thẩm quyền thi hành án nhưng việc xác lập hành vi
vi phạm rất phức tạp và khó khăn. Các hành vi vi phạm liên quan đến thuốc lá vẫn
tồn tại bất chấp các lệnh trừng phạt của nhà nước.
- Nguyên tắc xác định thẩm quyền quy định rằng “trường hợp hành vi vi phạm
liên quan đến thuốc lá thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử
phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện” cũng còn bất cập. Trên thực tế, nếu
những vi phạm đơn giản như sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ và vận
chuyển thuốc lá, các cơ quan sẽ “chạy đua” để bắt kịp, đảm nhận vai trò là người
tiếp nhận đầu tiên và thực hiện việc xử phạt.

download by :


Ngược lại, họ né tránh, đùn đẩy nhau trong những việc phức tạp, khó, nhạy cảm
“xử phạt người chưa đủ 18 tuổi sử dụng thuốc lá”, “xử lý kỷ luật người bán
thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi”. Do có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử
phạt nên nếu một cơ quan này khơng phạt thì vẫn có cơ quan khác xử phạt, dẫn
đến hệ thống công việc bị “đẩy” lung tung. Tình trạng vi phạm pháp luật liên
quan đến thuốc lá khá đáng lo ngại do việc né tránh này.
5) Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thuốc lá chưa đầy đủ,
dẫn đến một số hạn chế trong thực tế.
Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Phòng, chống
tác hại của thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 bao gồm: “Quảng cáo,
khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình
thức.”, tuy nhiên có tới 3 nghị định khác nhau quy định hình phạt đối với hành
vi vi phạm. Việc quảng cáo thuốc lá sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm a
Khoản 1 Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
70.000.000 đồng; “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với
hành vi không thực hiện đúng quy định về trưng bày thuốc lá tại điểm bán
hàng.” theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; hành vi

“Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.” quy định tại
Điểm b Khoản 4 Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, chế tài xử phạt tiền từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Theo nghiên cứu, việc thiết kế các chế tài
như vậy là không hợp lý về mặt thủ tục lập pháp, khiến người dân khó hiểu các
quy định của pháp luật. Mặt khác, thực tế đó tạo ra rào cản trong quá trình kiểm
tra, xử lý pháp luật cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương.
Hành vi bị nghiêm cấm, theo khoản 6 Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của
thuốc lá 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018“bán, cung cấp thuốc lá cho người
chưa đủ 18 tuổi”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 185/2013/NĐ-

download by :


CP, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Mặt khác, hành vi
“tặng thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” theo quy định của Chính phủ thì
khơng có chế tài nào tương đương. Hành vi“cung cấp thuốc lá cho người chưa
đủ 18 tuổi” không thể so sánh với hành vi “bán thuốc lá cho người chưa đủ 18
tuổi” vì “bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” phải tồn tại trao đổi ngang
giá. Trong khi đó, “tặng thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” không yêu cầu
điều kiện này vì thuốc lá có thể được tặng như một món quà… Do đó, dù biết
rằng “tặng thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi” là một hành vi bất hợp pháp
nhưng chưa rõ chế tài xử lí phải như thế nào.
II. Thực trạng thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Theo báo cáo của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2016, thanh tra đã xử
phạt 6 trường hợp vi phạm liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá với
tổng số tiền 5,1 triệu đồng. Thanh tra đã xử phạt ba trường hợp tổng cộng
600.000 đồng trong năm 2017. Khơng có trường hợp nào bị phạt trong năm
2018. Chỉ có bốn trường hợp bị phạt từ đầu năm 2019 ...
Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đơng Hà, các đoàn đã kiểm tra 522 nhà

hàng, cơ sở lưu trú trong năm 2019 (Quảng Trị). Kết quả, năm 2019, lập biên
bản cảnh cáo 55 trường hợp, phạt tiền 338,5 triệu đồng về tội liên quan đến
phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ngồi ra, 67 vụ bn lậu, tàng trữ thuốc lá đã
bị cơ quan công an bắt giữ, xử lý. Đã tịch thu 56.400 bao thuốc lá lậu các loại,
phạt tiền 6,9 tỷ đồng.
Chương IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP CHO VIỆC XỬ PHẠT CÁC
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG PHỊNG, CHỐNG TÁC HẠI
CỦA THUỐC LÁ TRỞ NÊN KHẢ THI HƠN.
Trước hết, các cá nhân và tổ chức có thẩm quyền phải xem xét các hành vi vi
phạm hành chính liên quan đến thuốc lá một cách nghiêm túc và áp dụng các
biện pháp phát hiện và xử phạt. Thậm chí, việc sử dụng “xử lý nghiêm vi phạm

download by :


hành chính liên quan đến thuốc lá” làm tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm hoặc
hồn thành cơng việc cũng rất khả thi. Mục tiêu của “phạt nặng” là thu tiền phạt,
nhưng mục tiêu của “xử lý nghiêm” là để bảo vệ sức khỏe người dân và môi
trường. Hơn nữa, các đội tác chiến phải thực hiện tốt và nâng cao khả năng nhận
thức tình huống. Đặc biệt, các lực lượng chức năng phải phối hợp, tổ chức điều
tra, kiểm tra, khảo sát cơ bản các địa điểm thường xảy ra tội phạm về thuốc lá.
Sau đó, làm việc với các cơ quan liên quan để đảm bảo rằng các hành vi vi phạm
liên quan đến thuốc lá được xử lý nhanh chóng.
Thứ hai, pháp luật hiện hành về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên
quan đến thuốc lá cần được sửa đổi một cách khoa học và hợp lý để tránh quá tải
cho các đối tượng có thẩm quyền xử phạt. Trước hết, cần nâng cao thẩm quyền
xử phạt của cảnh sát, kiểm soát viên thị trường sẽ hỗ trợ hạn chế các tình huống
vi phạm không kịp thời, quá tải tại cơ quan xử phạt.
Thứ ba, hiện các biện pháp trừng phạt liên quan đến thuốc lá hiện đang nằm rải
rác trên quá nhiều văn bản luật khác nhau. Để điều chỉnh tất cả các tội liên quan

đến thuốc lá, chính phủ nên ban hành một sắc lệnh duy nhất. Tất cả những gì cần
thiết là kết hợp các quy định trải rộng khắp các nghị định khác nhau. Vì các hoạt
động này đã có trong các nghị định chuyên ngành nên các nghị định khác phải
loại bỏ tất cả các điều khoản liên quan về xử phạt hành chính đối với thuốc lá để
tránh dư thừa.
Thứ tư, để góp phần nâng cao hiệu quả xử phạt hành chính liên quan đến hành vi
hút thuốc lá, cần đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy ảnh,
camera, máy quay phim và các thiết bị khác được cán bộ thực thi pháp luật sử
dụng trong công việc; việc chứng minh hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức sẽ
trở nên thuận tiện và minh bạch hơn; các chủ thể thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ
nhanh chóng phát hiện sai phạm và xử lý nghiêm minh. Có thể hình dung việc
trang bị đồng thời hệ thống camera quan sát tự động tại các “điểm nóng” về tội

download by :


phạm thuốc lá để giúp lực lượng chức năng xác định và xử lý kỷ luật các trường
hợp vi phạm. Ngồi ra, Bộ Thơng tin và Truyền thơng phải thiết lập các biện
pháp kiểm soát để điều chỉnh việc quảng cáo sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là trên
internet, YouTube, mạng xã hội, Facebook và các nền tảng khác. Đồng thời, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông liên quan đến thuốc lá; phổ biến, giáo
dục toàn dân về Luật và các văn bản hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của
thuốc lá.
Cuối cùng, cần có thêm các biện pháp trừng phạt đối với các hành vi vi phạm
hành chính liên quan đến thuốc lá. Về nguyên tắc, hút thuốc nơi cơng cộng và hút
thuốc trong khu vực cấm có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của
những người xung quanh, đòi hỏi phải thực hiện các biện pháp cải thiện mơi
trường. Do đó, các biện pháp khắc phục có thể được sử dụng bên cạnh hình thức
xử phạt chính để tổ chức hành vi vi phạm tại công cộng như giữ trẻ, cắt tỉa cây
xanh, làm sạch công viên, cải tạo đường nước ... Để người vi phạm nhận thức

được hành vi vi phạm pháp luật của mình chứ khơng phải bắt họ làm việc. Một
loại hình lao động đơn giản và hợp lý ln có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Những lời
khuyên nhủ, nhắc nhở đơn giản, thiếu đổ mồ hôi và thiếu nỗ lực sẽ không mang
lại kết quả thuận lợi. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng cơ chế, hình thức, phương
pháp thực hiện phải khoa học, thận trọng, tránh lợi dụng người vi phạm, đồng thời
huấn luyện, giáo dục, thuyết phục người vi phạm không tái phạm trong thời gian
tới.

download by :


KẾT LUẬN
Như đã phân tích ở trên, việc xử phạt vi phạm hành chính trong phịng, chống tác
hại của thuốc lá cịn thiếu tính khả thi. Khơng có sự thống nhất giữa các văn bản
quy phạm pháp luật về các biện pháp khắc phục hậu quả; lực lượng có thẩm
quyền xử phạt cịn mỏng; khó áp dụng các ngun tắc xử phạt vi phạm hành chính
liên quan đến thuốc lá vào thực tế; các hình thức xử phạt vi phạm hành chính liên
quan đến thuốc lá chưa đầy đủ, cịn hạn chế,…
Vì vậy, cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên thì việc thi hành Luật Phịng,
chống tác hại của thuốc lá mới đạt hiệu quả, đồng thời nâng cao tính khả thi của
việc phịng, chống tác hại của thuốc lá, hạn chế số người chết do thuốc lá gây ra,
nâng cao và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khắc phục hậu quả của việc hút thuốc lá,
khắc phục tình trạng lãng phí thời gian, tiền bạc của người hút thuốc, cũng như
tiết kiệm đáng kể ngân sách Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp phòng,
chống tác hại của thuốc lá hiện nay.

download by :


Tài liệu tham khảo

1. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018
/>2. Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020
/>3. Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế />4. Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng />5. Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt
động thương mại, sản xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng />6. Một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá
/>
download by :


7. Nguy hại từ hút thuốc lá thụ động />8. Bài tuyên truyền phòng, chống tác hại của thuốc lá />9. Khó trong xử phạt vi phạm />10. Hơn 43% đàn ông trưởng thành ở nước ta rước bệnh vào người vì hút thuốc lá
/>
download by :



×