Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Biện pháp dạy kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid 19 cho trẻ lớp mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.45 MB, 17 trang )

1
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 là bệnh truyền nhiễm dễ lây
qua đường hô hấp và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Ở nước ta, từ khi dịch bệnh
Covid-19 xuất hiện đã khiến cho biết bao gia đình mất đi người thân, nền kinh tế
của đất nước thì gặp nhiều khó khăn.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, mỗi người dân đều
phải có ý thức, trách nhiệm và có các kỹ năng để phòng chống dịch bệnh. Đây là
điều hết sức cần thiết và phải được đặt lên hàng đầu nhất là trong cơng tác chăm
sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non. Bởi trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất
trong các cấp học, trẻ chưa được tiêm phòng Covid-19, chưa tự biết cách phòng
chống dịch bệnh và chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của đại dịch.
Trên thực tế, trẻ 5-6 tuổi lớp tôi phụ trách các con đến lớp chưa tự giác
sát khuẩn tay, bỏ khẩu trang vào thùng rác, xúc họng bằng nước muối loãng;
chưa chủ động rửa tay, lau mặt khi bị bẩn; một số trẻ đeo khẩu trang còn chưa
đúng cách, chưa có kỹ năng rửa tay đúng cách bằng xà phịng theo quy trình 6
bước. Một số phụ huynh đưa con tới trường cịn qn đeo khẩu trang cho mình
và cho trẻ….
Xuất phát từ thực trạng đó, tơi đã lựa chọn “Biện pháp dạy kỹ năng phòng
chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A4 trường Mầm non
Thị trấn Thắng” nhằm tìm ra những biện pháp phù hợp nhất để giúp trẻ có các
kỹ năng phịng chống dịch bệnh Covid-19 và hạn chế mức thấp nhất về sự lây
lan dịch bệnh trong lớp học.
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác tổ chức nội dung/nhiệm vụ mà giáo viên lựa
chọn để giải quyết vấn đề
1.1. Ưu điểm:
Nhà trường có nhân viên y tế, có phịng y tế riêng, có đầy đủ các bảng
biểu tuyên truyền cũng như hướng dẫn tới các bậc phụ huynh và trẻ cách phòng



2
chống dịch bệnh Covid-19. Có hệ thống nước sạch, nước sát khuẩn, khẩu trang,
máy đo thân nhiệt và các dụng cụ phục vụ cho cơng tác phịng chống dịch.
Lớp học có đầy đủ bảng tuyên truyền, hướng dẫn các bậc phụ huynh và
trẻ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Hệ thống vòi nước và bồn
rửa tay được lắp đặt đặt đủ và dễ sử dụng.
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ nhiệt tình, có trách nhiệm với nhiệm vụ
được giao yêu thương tôn trong trẻ luôn dạy trẻ các kỹ năng phịng chống dịch
bệnh Covid-19.
Trẻ lớp tơi ngoan, có nề nếp. 100% trẻ đã học qua lớp 3 tuổi và 4 tuổi nên
nhận thức của trẻ tương đối đều.
Phụ huynh đa số là cán bộ công chức lên am hiếu về dịch bệnh và biết
cách phòng tránh dịch bệnh.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1. Giáo viên.
Giáo viên chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng
phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ, dạy một số kỹ năng phòng chống dịch
bệnh còn qua loa chưa thường xuyên.
1.2.2. Trẻ em.
Trẻ mầm non hiếu động chóng nhớ mau quên nên nhiều khi chưa chủ
động được, chưa ý thức được trong các công việc. Một số trẻ chưa chủ động
cũng như chưa có kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19, chưa hiểu biết về
mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.
1.2.3. Phụ huynh.
Việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, lý thuyết nên một số phụ
huynh chưa thực sự phối hợp cùng giáo viên trong công tác phòng chống dịch
bệnh Covid-19 cho trẻ.


3

*Bảng khảo sát trước khi áp dụng biện pháp:
STT

Nội dung khảo sát

Tổng
Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
số
đạt
(%) chưa đạt (%)
trẻ

Trẻ chủ động, tự giác trong
1

2
3

4

việc phòng chống dịch bệnh

33

12

37

21


63

33

15

46

18

54

33

20

60

13

40

33

17

52

16


48

covid-19.
Trẻ rửa tay đứng cách bằng
xà phịng theo quy trình 6
bước và nước sát khuẩn.
Trẻ đeo khẩu trang đúng
cách.
Trẻ hiểu biết về mức độ
nguy hiểm của dịch bệnh
Covid-19.
2. Biện pháp.
2.1. Biện pháp 1: Lồng ghép nội dung dạy kỹ năng phòng chống dịch

bệnh Covid-19 cho trẻ vào một số hoạt động trong ngày.
2.1.1. Nội dung biện pháp
Việc dạy kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ là rất quan
trọng. Mà đối với trẻ mầm non trẻ phải được luyện tập hàng ngày để chở thành
thói quen sau đó thành kỹ năng, nên việc lồng ghép nội dung dạy kỹ năng phòng
chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ phải được luyện tập thường xuyên thông qua
một số hoạt động trong ngày là cần thiết, do vậy tôi đã lồng ghép trong đón/trả
trẻ, thể dục sáng, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngồi trời và giờ ăn
qua đó giúp trẻ có kỹ năng phịng trống dịch bệnh.
2.1.2. Cách thức, q trình áp dụng biện pháp
+ Giờ đón/trả trẻ:
Trước khi đón trẻ vào lớp, tôi thực hiện nghiêm thao tác cho trẻ bỏ khẩu
trang vào thùng rác, sát khuẩn tay và quan tâm sát sao tới việc trẻ lấy đúng cốc


4

uống nước của mình để xúc miệng bằng nước muối lỗng. Qua đó, hình thành
cho trẻ một số thói quen tốt trong cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19.

Hình ảnh giờ đón/trả trẻ
Đồng thời, trong giờ đón trả trẻ tơi cũng kể cho trẻ nghe các câu chuyện
sáng tạo về dịch bệnh Covid-19 qua đó giáo dục trẻ có ý thức trong việc phòng
chống dịch bệnh; trò chuyện với trẻ về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh và biết
cách phịng tránh như đeo khẩu trang, khơng tụ tập đơng người, rửa tay thường
xuyên bằng nước sát khuẩn, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để đảm bảo sức
khỏe và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.
(Video trò chuyện cùng trẻ về dịch bệnh)
+ Giờ thể dục sáng:
Tôi tổ chức cho trẻ tập thể dục hằng ngày vào mỗi buổi sáng ở sân trường
nhưng không tập trung đông các lớp. Tình hình dịch diễn biến phức tạp, tơi cho
trẻ tập thể dục trong lớp để tránh tiếp xúc với trẻ lớp khác giúp trẻ nâng cao sức
khỏe và để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái, tỉnh táo sẵn sàng
tham gia vào tất cả các hoạt động trong ngày.
Đồng thời, trong giờ thể dục sáng tôi cũng lồng ghép các bài hát tuyên
truyền giáo dục trẻ cách phòng chống dịch bệnh Covid-19 như bài: “Dân vũ rửa
tay”, “Việt Nam ơi đánh bay Corona”


5
Qua giờ thể dục sáng tôi giáo dục cho trẻ biết muốn có sức khỏe tốt để
phịng chống dịch bệnh thì các con phải thường xuyên tập thể dục thể thao.

Hình ảnh giờ thể dục sáng
+ Hoạt động học:
Tơi lồng ghép tích hợp các nội dung tuyên truyền giáo dục trẻ phịng
chống dịch bệnh Covid-19 thơng qua các giờ học như:

- Giờ học khám phá “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” tôi lồng ghép
giáo dục trẻ để có cơ thể khỏe mạnh phịng tránh được dịch bệnh thì hằng ngày
các con phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm và ăn hết xuất ăn của mình.
- Trong giờ học phát triển vận động tôi lồng ghép giáo dục trẻ tập thể dục
thường xuyên để cơ thể luôn khỏe mạnh và phát triển cân đối.


6

Hình ảnh giờ học của trẻ
+ Hoạt động ngồi trời:
Hoạt động ngồi trời giúp trẻ tăng cường thể lực phịng tránh được bệnh
tật. Vì vậy, hằng ngày tơi phối hợp với giáo viên cùng lớp tổ chức đúng và đầy
đủ hoạt động ngoài trời cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được hít thở bầu khơng khí
trong lành, được chơi các trị chơi, đồ chơi ngồi trời giúp trẻ có một sức khỏe
tốt. Đồng thời, thơng qua hoạt động ngồi trời tơi cũng lồng ghép giáo dục trẻ
phịng tránh sự lây lan của dịch bệnh bằng cách rèn cho trẻ thói quen khơng
khạc nhổ bừa bãi, khi chơi khơng đưa tay lên miệng, dụi mắt hay ngoáy mũi và
biết tự giác rửa tay sạch sẽ khi bị bẩn hay khi kết thúc hoạt động để đảm bảo sức
khỏe.Tuy nhiên, để làm tốt cơng tác phịng chống dịch giáo viên chúng tôi cũng
phân chia khung thời gian và khu vực chơi cho từng nhóm lớp để tránh tụ tập
đơng người dễ lây lan dịch bệnh.

Hình ảnh giờ hoạt động ngồi trời


7
+ Hoạt động góc:
Góc nghệ thuật tơi cho trẻ nặn bánh xà phòng, vẽ tranh tuyên truyền
phòng chống dịch; vẽ và tô màu chiếc khẩu trang, làm mũ chắn giọt bắn…Qua

đó, tơi trị chuyện tun truyền giáo dục rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng tránh
dịch bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang đúng cách, không tụ tập đông người,
thường xun rửa tay bằng xà phịng…

Hình ảnh trẻ chơi ở góc nghệ thuật
Góc phân vai tơi cho trẻ tập làm một số cơng việc của bác sỹ trong cơng
tác phịng chống dịch như: Đo thân nhiệt, tuyên truyền người nhà và bệnh nhân
thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “5K”…Từ đó, tơi rèn cho trẻ ý thức tự giác
trong việc phịng chống dịch bệnh.

Hình ảnh trẻ chơi ở góc phân vai


8
Góc rèn kỹ năng tơi rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng chống dịch bệnh
như đeo khẩu trang đúng cách, sát khuẩn tay.

Hình ảnh trẻ chơi ở góc rèn kỹ năng
+ Giờ ăn:
Trước khi vào giờ ăn, tôi cùng trẻ kê bàn ăn đảm bảo khoảng cách; cho
từng tổ xếp hàng đi vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng theo quy trình 6 bước. Tơi
quan tâm sát sao tới việc trẻ thực hiện rửa tay đã đúng cách chưa và đảm bảo tay
trẻ đã rửa sạch xà phòng trước khi ăn. Trong khi ăn, tôi luôn nhắc nhở trẻ khơng
nói chuyện riêng, ăn cẩn thận khơng làm rơi vãi cơm, khi hắt hơi biết lấy tay che
miệng và thông qua giờ ăn tôi cũng thường xuyên lồng ghép giáo dục trẻ để có
một sức khỏe tốt phịng tránh được bệnh tật đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 thì
các con phải ăn đủ chất và ăn hết xuất ăn của mình. Sau khi ăn, trẻ đi rửa lại tay
và tự lấy khăn của mình để lau miệng. Qua hoạt động này, tôi vừa rèn kỹ năng
rửa tay, lau mặt cho trẻ vừa hình thành cho trẻ được một số thói quen, kỹ năng
tốt trong giờ ăn để đảm bảo đảm bảo sức khỏe phòng tránh dịch bệnh.



9

Hình ảnh giờ ăn
2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp
Thơng qua biện pháp trẻ lớp tơi đã có hiểu biết về tác hại của dịch bệnh
Covid-19, có ý thức tự giác và có một số kỹ năng tốt trong hoạt động phòng
chống dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo sức khỏe.
(Video trẻ tự giác bỏ khẩu trang vào thùng rác, sát khuẩn tay và lấy nước muối
xúc họng trước khi vào lớp)
2.2. Biện pháp 2: Dạy kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ
thông qua hoạt động rèn kỹ năng sống trong hoạt động chiều.
2.1.1. Nội dung biện pháp
Để trẻ có năng phịng chống dịch bệnh Covid-19 tơi đã tổ chức các hoạt
động: Hoạt động rèn kỹ năng sống và hoạt động vệ sinh qua hoạt động này trẻ sẽ


10
được thực hành trải nghiệm được trao đổi giao lưu với các bạn nhiều hơn lên
hiệu quả rèn kỹ năng sẽ tốt hơn.
2.1.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
Hoạt động rèn kỹ năng sống: Dạy trẻ “Đeo khẩu trang đúng cách”. Tôi kể
một câu chuyện sáng tạo về dịch bệnh Covid-19 qua đó giáo dục trẻ cần đeo
khẩu trang đúng cách mỗi khi ra ngoài để đảm bảo sức khỏe. Sau đó, tơi cho trẻ
xem video hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách và trò chuyện cùng trẻ như:
Trước khi đeo khẩu trang chúng ta cần làm gì? Cầm dây khẩu trang như thế nào?
Chỉnh khẩu trang như thế nào cho đúng cách? Cần đeo khẩu trang ở đâu? Cách
bỏ khẩu trang như thế nào? Sau đó, tơi đeo khẩu trang mẫu cho trẻ quan sát.
Tiếp theo, tôi phát cho mỗi trẻ 1 chiếc khẩu trang để hướng dẫn trẻ làm từng

bước một. Trong khi trẻ thực hiện tôi vừa hướng dẫn vừa quan sát giúp đỡ và
sửa sai cho trẻ. Cuối cùng để tôi củng cố kỹ năng đeo khẩu trang cho trẻ bằng
trò chơi “Chọn hành động đúng sai”.

Hình ảnh giờ rèn kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách
Hoạt động vệ sinh: Tôi hướng dẫn trẻ các kỹ năng rửa mặt; rửa tay đúng
cách bằng xà phịng theo quy trình 6 bước và nước sát khuẩn.


11
- Với hoạt động dạy trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách bằng xà phịng theo
quy trình 6 bước. Tơi cho trẻ xem video hướng dẫn trẻ rửa tay kết hợp giáo dục
trẻ luôn giữ đôi tay luôn sạch sẽ để phịng tránh bệnh tật. Sau đó, tơi làm mẫu
cho trẻ xem 2 lần. Lần một tôi thực hiện từ đầu đến cuối, lần 2 tôi vừa thực hiện
vừa hướng dẫn từng bước một. Tiếp theo, tôi cho lần lượt 2 trẻ một lên thực hiện
rửa tay. Trong quá trình trẻ thực hiện tơi và các trẻ cịn lại cùng theo dõi sửa sai
giúp bạn mình. Cuối cùng, để củng cố nội dung này tôi và trẻ sẽ cùng nhắc lại
casc bước vừa thực hiện.

Hình ảnh giờ dạy trẻ rửa tay
- Với hoạt động vệ sinh dạy trẻ lau mặt tôi gây hứng thú bằng cách cho trẻ
hát bài hát “Rửa mặt như mèo” rồi trò chuyện cùng trẻ kết hợp giáo dục trẻ luôn
giữ khuôn mặt sạch sẽ để tránh bệnh tật. Sau đó, tơi thực hiện rửa mặt cho trẻ


12
quan sát 2 lần. Lần 1 tôi làm từ đầu tới cuối. Lần 2 tôi vừa thực hiện vừa hướng
dẫn trẻ từng bước 1. Tiếp theo, tôi sẽ mời từng tổ lên nhận khăn có kí hiệu của
mình thực hiện lau mặt theo hướn dẫn của cô. Trong khi trẻ thực hiện cơ và các
trẻ cịn lại vừa quan sát vừa góp ý giúp bạn khi cần thiết. Cuối cùng tôi và trẻ

cùng nhắc lại các bước lau mặt để trẻ khắc sâu nội dung vừa được học.
(Video hoạt động vệ sinh dạy trẻ rửa mặt)
2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp
Thông qua biện pháp trẻ lớp tôi nắm chắc được các kỹ năng: Đeo khẩu
trang đúng cách; rửa mặt; rửa tay đúng cách bằng xà phịng theo quy trình 6
bước và nước sát khuẩn và các kỹ năng khác lên kỹ năng phịng chống dịch của
trẻ lớp tơi tiến bộ rất nhanh.
2.3. Biện pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh trong việc dạy kỹ năng
phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ.
2.3.1. Nội dung biện pháp
Phối hợp với phụ huynh trong việc dạy kỹ năng phòng chống dịch bệnh
Covid-19 cho trẻ thơng qua: Họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, zalo của nhóm lớp
và bảng tuyên truyền của lớp.
2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
Ngay từ cuộc họp phụ huynh đầu năm học, tôi phối hợp với giáo viên
cùng lớp đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 để
thống nhất với phụ huynh. Chúng tôi trao đổi và đưa ra các phương án cũng như
các quy định chung của nhà trường để phụ huynh nắm bắt được như:
- Cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng để
phòng chống dịch bệnh
- Vệ sinh nhà cửa, đồ dùng đồ chơi và những vật dụng cá nhân cá nhân của
trẻ bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
- Khi đến trường phải tuân thủ các quy định của nhà trường về cơng tác phịng
chống dịch như: Đeo khẩu trang cho mình và cho trẻ khi đưa trẻ đến trường và
khi đưa trẻ về, nếu trẻ có biểu hiện ho sốt thì tạm thời cho trẻ nghỉ học…


13

Hình ảnh họp phụ huynh đầu năm học

Qua giờ đón trả trẻ tôi tuyên truyền tới các bậc phụ huynh bằng hình thức
trị chuyện gợi ý phụ huynh ơn lại các kỹ năng mà con đã được học trên lớp. Ví
dụ: Tại lớp cơ dạy trẻ kỹ năng rửa tay bằng xà phịng theo quy trình 6 bước thì
về nhà cha mẹ sẽ trò chuyện với trẻ nhiều hơn về vấn đề đó như “Hãy kể cho mẹ
nghe ở lớp con rửa tay và những lúc nào?” “Vì sao con phải rửa tay?” “Con rửa
tay theo mấy bước?” “Con hãy rửa cho mẹ xem nào”… và vận động phụ huynh
ủng hộ khẩu trang và nước sát khuẩn, xà phòng để phục vụ cho hoạt động dạy và
rèn các kỹ năng phịng chống dịch bệnh cho các con.

Hình ảnh tun truyền với phụ huynh


14
Thơng qua zalo phụ huynh sẽ gửi lại những hình ảnh, những video ôn bài
của các con cho cô giáo và trao đổi những vấn đề chư rõ về kỹ năng cần ơn cho trẻ.

Hình ảnh phụ huynh gửi qua zalo lớp


15
Ngồi ra, tơi cịn tun truyền qua góc tun truyền ở cửa lớp; dán, trang
trí các hình ảnh tun truyền để phụ huynh đọc và hiểu được sự nguy hiểm của
dịch bệnh cũng như nhắc nhở phụ huynh thực hiện nghiêm túc.

Hình ảnh góc tun truyền của lớp
2.3.3. Kết quả áp dụng biện pháp
Thông qua biện pháp phụ huynh lớp tơi rất nhiệt tình phối hợp cùng các
cơ trong việc dạy trẻ các kỹ năng phòng chống dịch.
(Video phụ huynh ủng hộ khẩu trang, nước sát khuẩn…)
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP

1. Minh chứng tổ chức thực hiện biện pháp
STT
1
2
3
4

Tên văn bản, tài liệu tham khảo
Kế hoạch số 18 về cơng tác phịng chống dịch bệnh
Covid-19 của nhà trường
Kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục
trẻ 5-6 tuổi của nhà trường năm học 2020-2021
Hướng dẫn tổ chức và thực hiện chương trình giáo
dục MN cho trẻ 5-6 tuổi.
Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn
cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đảm bảo

chất lượng giáo dục mầm non năm học 2019-2020.
2. Kết quả đạt được khi áp dụng biện pháp

Ngày
tháng ban
hành
5/10/2020
Tháng
9/2020

Ghi
chú



16
* Đối với học sinh:
Trẻ lớp tơi đã có hiểu biết, có ý thức tự giác và có kỹ năng cơ bản trong
cơng tác phịng chống dịch bệnh Covid-19. Trẻ lớp tơi có sức khỏe tốt tham gia
vào vào các hoạt động trong ngày, trẻ lớp tơi được an tồn trong mùa dịch.
Bảng khảo sát sau khi áp dụng biện pháp

Nội dung khảo sát

Trước khi Sau khi áp
Tổng áp dụng
dụng biện Tăng(+)
số
Giảm(-)
biện pháp pháp
trẻ
(%)
Đạt Tỷ lệ Đạt Tỷ lệ
(%)
(%)

Trẻ chủ động, tự giác trong việc
phòng chống dịch bệnh Covid-19.

12

37

25


76

+39

Trẻ rửa tay đứng cách bằng xà
phịng theo quy trình 6 bước và 33

+45

nước sát khuẩn.

15

46

30

Trẻ đeo khẩu trang đúng cách

20

60

32

Trẻ hiểu biết về mức độ nguy hiểm
của dịch bệnh

17


52

33

91
97

+37

100

+48

* Đối với giáo viên:
Bản thân tôi hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc giáo dục nâng cao
kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ. Từ đó, tổ chức đầy đủ, linh
hoạt hơn trong các hoạt động rèn và dạy kỹ năng phịng chống dịch bệnh cho trẻ
ở nhóm lớp mình phụ trách với sự phối hợp của Ban giám hiệu nhà trường và
các bậc phụ huynh học sinh.
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của việc phịng chống dịch bệnh
từ đó phối hợp chặt chẽ cùng với giáo viên và nhà trường trong trong việc giáo
dục kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho trẻ.
PHẦN D. CAM KẾT


17
Tôi cam kết biện pháp củ tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền;
không sử dụng biện pháp đã được đề xuất để xét duyệt thành tích khen thưởng

cá nhân trước đó, biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về kết quả, sự
tiến bộ của trẻ em là trung thực.Biện pháp của tôi đã được tổ chun mơn và ban
giám hiệu đánh giá cao.
Hiệp Hịa, ngày 20 tháng 02 năm 2022
GIÁO VIÊN

Trần Thị Thu
PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Đánh giá, nhận xét của tổ chun mơn
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
TỔ TRƯỞNG CHUN MƠN

Nguyễn Thị Hiểu
2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng.
……………………………………………………………………………………
….............................................................................................................................
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Mai



×