Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc trong trường mầm non (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 14 trang )

1
PHỊNG GDĐT HIỆP HỊA
TRƯỜNG MẦM NON NGỌC SƠN

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngọc Sơn, ngày tháng năm 2022

THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1.Tên biện pháp: “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tích cực tham
gia hoạt động góc trong trường mầm non” .
2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 10
năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
3.Các thơng tin bảo mật: Khơng có.
4. Mơ tả biện pháp cũ thường làm:
Trong thực tế ở lớp tôi, về cơ bản tôi cũng đã biết cách tổ chức hoạt
động góc cho trẻ. Tuy nhiên, trong khi tổ chức tơi nhận thấy cịn nhiều điểm
hạn chế. Bản thân tơi cũng đã biết cách xây dựng kế hoạch cho trẻ hoạt động
góc qua các chủ đề, chủ điểm nhưng chưa thực sự sáng tạo, chưa cập nhật được
những điểm mới.
Việc tạo mơi trường hoạt động góc chưa được chú trọng nhiều, vẫn cịn
mang hình thức trang trí là chính, các góc sắp xếp chưa linh hoạt, đồ dùng đồ
chơi sáng tạo chưa có nhiều.
Kỹ năng nhập vai của trẻ cịn chưa thuần thục, chưa thể hiện hết vai chơi
của mình. Trẻ đã biết liên kết các góc chơi nhưng chưa thực sự chặt chẽ. Phụ
huynh học sinh ở lớp tôi cũng đã ủng hộ, song chưa quan tâm nhiều đến hoạt
động của cô và trẻ, chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động vui
chơi nói chung và tầm quan trọng của hoạt động góc nói riêng đến sự phát triển
của trẻ.
Do vậy, trẻ lớp tơi tham gia hoạt góc cịn chưa tích cực, chưa có nhiều


sáng tạo, hứng thú tham gia chơi, chưa mạnh dạn giao tiếp khi chơi, vì vậy chưa
kích thích được tư duy, sáng tạo của trẻ. Vậy nên, tơi thấy việc hướng dẫn trẻ
tích cực tham gia hoạt động góc là vơ cùng cần thiết.


2
5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp:
Trẻ ở lứa tuổi mầm non trẻ được giáo dục theo hình thức: “ Học mà chơi,
chơi mà học” mà quá trình chơi của trẻ được thể hiện rõ nhất trong hoạt động
góc. Chính vì vậy tổ chức hoạt động góc cho trẻ vơ cùng quan trọng nó góp
phần phát triển tồn diện cho trẻ về mặt Đức - Trí - Thể - Mĩ. Khi tham gia hoạt
động góc trẻ được đóng vai người lớn, được bắt chước những công việc của
người lớn. Từ đó giúp trẻ tích lũy được những kinh nghiệm, kĩ năng và kiến thức
làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ, thể hiện cuộc sống thực xung quanh trẻ.
Trong lứa tuổi này đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi, trẻ ln tị mị, thích khám phá,
trải nghiệm các sự vật xung quanh mình và thể hiện chúng. Nhưng theo tơi quan
sát được thì khi tham gia hoạt động góc trẻ cịn lúng túng chưa có sự hợp tác, kĩ
năng chơi và sự giao tiếp trong khi chơi còn hạn chế trẻ chưa thực sự hứng thú
tham gia chơi nên kết quả chơi chưa cao. Vì nhận thức được vị trí và tầm quan
trọng của hoạt động góc đối với trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi. Nên tôi đã
mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
tích cực tham gia hoạt động góc trong trường mầm non” .
6. Mục đích của biện pháp:
Trẻ có kỹ năng nhập vai, giao tiếp khi chơi và tạo sự liên kết giữa các
góc chơi.
Trẻ có cơ hội được tìm tịi, khám phá, phát huy đầy đủ tính tích cực của trẻ.
Qua đó khơng những giúp trẻ tiếp thu được những tri thức mới một cách
phong phú mà còn tiếp thu được những kiến thức kinh nghiệm sống trong quá
trình hoạt động.
7. Nội dung:

7.1 Thực trạng:
Qua quan sát thực tế của lớp mình phụ trách, tơi thấy một số thuận lợi và
khó khăn như sau:
* Thuận lợi:
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ cho hoạt động của cô và trẻ.
Bản thân tơi đã có nhiều năm dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi và rất có tâm
huyết với nghề, ln tìm tịi những phương pháp để giảng dạy tốt hơn.
Đa số phụ huynh nhiệt tình cũng như nhận thức về việc học tập của con


3
mình, sẵn sàng hỗ trợ cũng như ủng hộ phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi.
Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên đều kiện phát triển tâm lý
tương đối đồng đều thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động góc của giáo viên.
* Khó khăn:
Sĩ số của lớp rất đơng nên khó khăn trong việc tổ chức hoạt động góc.
Khả năng tiếp thu, tập trung của trẻ còn rất hạn chế, nhận thức chưa được
đồng đều, đồng thời tính tự nguyện chưa cao. Kỹ năng hoạt động của trẻ ở góc
chưa có cịn thụ động, mang tính chất trơng chờ vào cơ giáo, ít giao lưu khi chơi.
Một số trẻ không hứng thú, lại có một số trẻ chưa biết sử dụng các loại đồ
dùng đồ chơi đúng mục đích, trẻ cịn nhiều lúng túng với một số nguyên vật liệu
cô chuẩn bị, điều đó dẫn đến giờ hoạt động chơi chưa đạt hiệu quả cao.
Giáo viên chưa có sự đầu tư sưu tầm các nguyên vật liệu mở. Do đó, đồ
dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho trẻ hoạt động ở các góc chơi chưa được
đầy đủ thiếu phong phú đa dạng.
* Điều tra ban đầu.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành điều tra ban đầu trên
tổng số là 41 trẻ .
Kết quả được thể hiện qua bảng sau:
TT


Nội dung

Khảo sát đầu năm
Đạt

Chưa đạt

1

Hứng thú tích cực tham
gia hoạt động góc.

23/41 = 56%

18/41 = 44%

2

Kỹ năng nhập vai chơi của trẻ.

21/41= 51,2%

20/41= 48,8%

3

Giao tiếp khi chơi.

19/41= 46,3%


22/41= 53,7%

4

Sự liên kết giữa các góc chơi.

17/41=41,5%

24/41= 58,5%

Căn cứ vào bảng khảo sát trên tôi nhận thấy tỉ lệ trẻ đạt ở các nội dung
cịn thấp, nên tơi đã áp dụng biện pháp giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động góc
để nâng cao chất lượng hoạt động góc giúp trẻ phát triển toàn diện.
7.2 Thuyết minh biện pháp mới hoặc cải tiến
* Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động góc.
Ngay từ đầu năm học, tơi căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, kế hoạch


4
của tổ chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoạt động góc phù hợp với nhóm lớp
của mình theo 11 chủ đề năm học. Khi xây dựng kế hoạch tôi luôn đảm bảo để
từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển và chú trọng đến các mục tiêu và kết
quả với hoạt động góc. Dựa vào kế hoạch của cấp trên và tình hình thực tế tơi
xây dựng bảng kế hoạch như sau:
Chủ đề

Trường mầm non

Bản thân


Gia đình

Nghề nghiệp

Nội dung chơi
- Góc phân vai: Trị chơi, cơ giáo, bác sỹ, gia đình...
- Góc xây dựng: Xây dựng trường mầm non của bé, lớp học
của bé...
- Góc khám phá: Khám phá 1 số đồ dùng, đồ chơi trong
trường lớp mẫu giáo...
- Góc học tập: Xem tranh làm sách về trường mầm non, xếp
chữ, tô chữ cái o, ô, ơ...
- Góc nghệ thuật: Tơ vẽ, xé dán, nặn về trường lớp mầm
non. (Tô trường mầm non, vẽ cô giáo, xé dán hàng rào, nặn
đồ chơi tặng bạn).
- Góc phân vai: Trị chơi bán hàng, bác sỹ, nấu ăn...
- Góc xây dựng: Xây dựng khu vui chơi của bé...
- Góc khám phá: Sự lớn lên của bé, trải nghiệm với các giác
quan...
- Góc học tập: Xem tranh làm sách về bạn trai bạn gái...
- Góc nghệ thuật: Tơ vẽ, xé dán, nặn về các giác quan.( Vẽ
chân dung, cắt dán hình trịn)
- Góc phân vai: Trị chơi bán hàng, bác sỹ, gia đình...
- Góc xây dựng: Xây dựng ngơi nhà, khu tập thể của bé...
- Góc khám phá: Chơi lơ tơ, xếp theo thứ tự người thân
trong gia đình…
- Góc học tập: Xem tranh làm sách, làm abum về gia đình...
- Góc nghệ thuật: Tơ vẽ, xé dán, nặn về gia đình...
- Góc phân vai: Trị chơi cơ giáo bác sỹ, hiệu làm tóc...

- Góc xây dựng: Xây dựng trang trại, nơng trại, xây dựng
doanh trại bộ đội...
- Góc khám phá: Trồng cây, chăm sóc cây, khám phá sản
phẩm của nghề sản xuất, dịch vụ...
- Góc học tập: Xem tranh làm sách về nghề sản xuất dịch
vụ...
- Góc nghệ thuật: Tơ vẽ, xé dán, nặn về nghề sản xuất,dịch


5
vụ...
Động vật
- Góc phân vai: Trị chơi Bác sỹ thú y, bán hàng, nấu ăn...
- Góc xây dựng: xây dựng trang trại chăn ni...
- Góc khám phá: Chăm sóc con vật, khám phá vòng đời của
gà, vịt, vòng đời của bướm...
- Góc học tập: Xem tranh làm album con vật ni trong gia
đình...
- Góc nghệ thuật: Tơ, vẽ, nặn các con vật ni trong gia
đình...
Tết – Mùa xn. - Góc phân vai: gia đình ngày tết, chợ tết, đi hội chợ mùa
xuân...
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa mùa xuân....
- Góc khám phá: Chăm sóc cây, phân loại hoa, món ăn ngày
tết...
- Góc học tập: Xem tranh, làm sách về các loại hoa ngày
tết...
- Góc nghệ thuật: Tơ, vẽ, cắt dán tranh ngày tết...
Thực vật
- Góc phân vai: bán hàng giải khát, hoa quả, hàng ăn,

xưởng làm bánh...
- Góc xây dựng: xây dựng công viên cây xanh, vườn cây
của bé...
- Góc khám phá: Chăm sóc cây, phân loại cậy xanh, hoa
quả, sự lớn lên của cây...
- Góc học tập: Xem tranh, làm sách về các loại cây xanh...
- Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, cắt dán, xé dán cây xanh...
Phương tiện và
- Góc phân vai: bán hàng, bán vé tàu, đi du lịch, cảnh sát
luật lệ giao thông. giao thông...
- Góc xây dựng: Xây dựng bến xe, xây dựng ga ra ơ tơ...
- Góc khám phá: Phân loại PTGT...
- Góc học tập: Xem tranh, làm sách về PTGT...
- Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, cắt dán, xé dán PTGT...
Nước – Hiện
- Góc phân vai: Cửa hàng giải khát, cửa hàng ăn uống, cửa
tượng tự nhiên.
háng bán đồ chơi với nước...
- Góc xây dựng: Xây dựng bể bơi...
- Góc khám phá: Làm thử nghiệm đơn giản với nước để quan
sát, so sánh, dự đốn... vật chìm vật nổi. Nước đổi màu, dịng chảy,
sự tuần hồn của nước...
- Góc học tập: Cho trẻ xem tranh ảnh về một số hiện tượng tự


6
nhiên, nối số, tơ chữ...
- Góc nghệ thuật: Vẽ nặn, xé dán, tô màu tranh ảnh về một
số hiện tượng tự nhiên,..
Quê hương, đất - Góc phân vai: Bán hàng lưu niệm, bác sĩ, mẹ con...

nước, Bác Hồ
- Góc xây dựng: xây dựng Lăng Bác...
- Góc khám phá: Thí nghiệm với nước...
- Góc học tập: Xem tranh, làm sách về q hương, Bác
Hồ... - Góc nghệ thuật: Tơ, vẽ về Bác Hồ...
Tiểu học
- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ dùng HS lớp 1. Gia đình...
- Góc xây dựng: Xây dựng trường tiểu học...
- Góc khám phá: Chơi với lơ tơ, cơi với cát, nước, sỏi...
- Góc học tập: Xem tranh, làm sách về đồ dùng HS lớp 1...
- Góc nghệ thuật: Tô, vẽ, nặn, xé , dán đồ dùng HS lớp 1...
* Hiệu quả giải pháp: Qua giải pháp này giúp tơi có được kế hoạch của
từng chủ đề, chủ điểm xuyên suốt năm học, từ đó thuận tiện cho việc tổ chức
hoạt động góc phù hợp với trẻ lớp tơi, căn cứ vào bản kế hoạch đó tơi chủ động
trong việc chuẩn bị đồ dùng , dụng cụ, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. Từ đó
giúp trẻ hoạt động tích cực ở các góc đạt mục tiêu đề ra.
*Giải pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động góc.
- Mơi trường vật chất:
Ngay từ đầu năm học tơi đã căn cứ vào khoảng không gian của lớp để bố
trí, sắp xếp các góc cho phù hợp, thuận tiện, đa dạng, phong phú. Bố trí góc ồn
ào xa góc yên tĩnh. Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau, góc học tập
được bố trí ở nơi n tĩnh, góc khám phá, góc vận động được bố trí ở ngoài
hành lang giúp trẻ hoạt động được thuận tiện , các góc có khoảng rộng để trẻ
hoạt động. Tạo ranh giới giữa các góc chơi bằng kệ, giá góc di động và bố trí
các lối đi để trẻ thuận tiện di chuyển.


7

Song song với việc tạo không gian chơi, tôi cũng chú trọng trang trí các

góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Tên góc tơi lựa chọn tên góc dễ hiểu.
Hình ảnh trang trí góc tơi lựa chọn những hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh, đảm
bảo tính thẩm mỹ. Tơi chia góc thành 2 phân khu đó là phân khu để giá góc và
phân khu bố trí bảng hoạt động của trẻ. Phân khu để giá góc: Tơi kê giá góc ngay
phía dưới tranh trang trí góc để đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt
động của trẻ. Phân khu bố trí bảng hoạt động của trẻ: Là mảng tường mở, có độ
cao tương đương với phân khu giá, kệ góc; tơi thiết kế các bảng để trẻ nhìn vào đó
biết hoạt động chơi và cách chơi theo nội dung các chủ đề.


8

Để trẻ hoạt động góc đạt kết quả cao thì việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi,
nguyên vật liệu là vơ cùng quan trọng. Ngồi những đồ dùng đồ chơi được cấp
phát, đồ dùng đồ chơi tự làm, tơi cịn chuẩn bị đồ dùng đồ chơi mở, tận dụng các
nguyên vật liệu từ thiên nhiên như: Cùi ngô, hạt gấc, hạt na, hạt bí, các loại đỗ,
rơm nếp, lá cây, củ quả khô, len, xốp vụn, vỏ lạc, …Đồ dùng đồ chơi được sắp
xếp hợp lý, thuận tiện cho trẻ chơi và dễ lấy, dễ cất, đảm bảo an toàn và thẩm mĩ.
Hàng tuần tôi thường vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ vào chiều thứ 5 để ngăn
chặn các nguồn bệnh lây tới trẻ.


9

- Môi trường xã hội: Tạo tâm thế cho trẻ vui vẻ, thoải mái khi tham giao
hoạt động góc.
*Hiệu qủa của giải pháp: Mơi trường rộng, thống đãng, trang trí đẹp
cuốn hút trẻ đến với hoạt động góc. Với đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, nhiều nguyên
vật liệu mở, nguyên vật liệu từ thiên nhiên giúp trẻ say sưa, hứng thú, sáng tạo.
Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ.

*Giải pháp 3: Cho trẻ hoạt động ở các góc.
Để thực hiện thành cơng tơi đã hướng dẫn trẻ hoạt động ở các góc chơi cụ
thể như sau:
Góc phân vai: Ở góc phân vai trẻ đang học làm người lớn, nhân cách đang
phát triển, trẻ được trải nghiệm qua các vai bác sĩ, người bán hàng, gia đình ...
Trẻ cùng hợp tác chia sẻ với nhau làm việc, góc phân vai giúp trẻ hình thành khả
năng giao tiếp, biết diễn đạt và nêu ý kiến của mình. Ở độ tuổi mẫu giáo lớn trẻ
tự phân vai chơi trong nhóm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Trong q
trình chơi tơi ln chú ý, quan sát tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ vai chơi, nhóm


10
chơi với nhau tránh cảm giác nhàm chán và bỏ chơi giữa chừng.(Video)
Góc chơi khám phá trải nghiệm: Ở góc này trẻ được khám phá các hiện
tượng khoa học, các nguyên vật liệu trong thiên nhiên. Trẻ được Trẻ được đan
áo, xâu dây giầy, làm búp bê từ lõi ngô, tết tóc, làm trâu, làm mèo bằng lá cây,
làm các con vật bằng củ quả, làm vòng tay, vòng cổ bằng lá chuối, lá sắn…
Ngồi ra trẻ cịn được khám phá vịng đời của gà, vịt...(Video)
Góc học tập: VD: Chủ đề gia đình: Trẻ được tơ màu bức tranh gia đình,
tơ, nối chữ cái u, ư, gắn số tương ứng, tạo ra chữ cái và số. Tôi và trẻ cùng sưu
tập, cắt dán tranh ảnh về gia đình đóng thành quyển sách rồi đặt tên cho cuốn
sách hoặc xem tranh kể chuyện..(Video)
Góc chơi vận động: Trẻ được tham gia vào các trò chơi vận động như: Bật
liên tục vào các ô, bật tách khép chân, bò chui qua cổng, hay chơi

với

bóng,bowling… Ngồi ra trẻ cịn được tham gia vào các trò chơi dân gian như
ném vòng cổ chai, cắp cua bỏ giỏ…Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi để trẻ
có kỹ năng thành thạo và hứng thú.(Video).

Góc nghệ thuật: Ở góc này giúp trẻ khả năng cảm nhận cũng như thể hiện
cái đẹp, tình yêu với nghệ thuật qua tô màu, vẽ, xé dán tranh, nặn….

Trẻ sáng tạo với các nguyên vật liệu thiên nhiên ở góc nghệ thuật


11
Góc xây dựng: Đây là góc chơi thể hiện sự hợp tác cao giữa các thành
viên trong góc chơi. Tơi luôn quan sát và hướng cho trẻ sử dụng những đồ dùng
đồ chơi phù hợp từ đó tạo hứng thú cho trẻ vào góc chơi sau đó cơ hỏi trẻ “ Góc
xây dựng có những đồ chơi gì? Hơm nay con muốn chơi trị chơi gì? Chơi như
thế nào? Bác định xây cơng trình gì? Bác xây như thế nào?..Cứ như vậy tôi khơi
gợi ý tưởng của trẻ để trẻ hứng thú tham gia vào chơi. Trong quá trình chơi để
tạo mối liên kết giữa các góc chơi, tơi thường tạo tình huống cho trẻ. VD: Bác
Vy ơi! tơi thấy khu vườn nhà bác trồng rất nhiều hoa đẹp rồi, nhưng theo tơi bác
trồng thêm cây dào ở góc vườn để đón tết nữa thì sẽ càng đẹp hơn. Tơi thấy của
hàng nhà bác Lan bán rất nhiều cây đào mà giá cả lại hợp lý nữa đấy! Bác qua
đó mua nhé! (Video). Khi trẻ đã chơi thành thạo ở các vai chơi thì trẻ đã tự tạo
ra sự liên kết giữa các góc chơi. (Video).
Hiệu quả của giải pháp: Khi cho trẻ trực tiếp tham gia hoạt động ở các
góc chơi giúp tơi đánh giá được mong muốn, sở thích, nhu cầu, khả năng, kĩ năng
chơi của trẻ khi tham gia chơi từ đó tơi điều chỉnh nội dung chơi ở các góc cho
phù hợp.
*Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giúp trẻ
hoạt động tích cực ở các góc.
Để nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực của phụ huynh thì ngay buổi
họp phụ huynh đầu năm tôi đã tuyên truyền tới phụ huynh về kế hoạch chăm sóc
giáo dục trẻ của nhà trường cũng như của lớp mình và nêu rõ trách nhiệm, vai
trò của phụ huynh trong việc phối kết hợp với giáo viên giúp trẻ hoạt động tích
cực trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động góc. Ngồi ra vào mỗi giờ đón trẻ

trẻ tơi thường xun gặp gỡ trao đổi và tuyên truyền tới phụ huynh về tình hình
sức khỏe, năng lực hoạt, các kỹ năng của từng trẻ trong lớp, hướng dẫn phụ
huynh các nội dung của các bài học trên lớp, các nội dung chơi ở các góc theo
từng chủ đề để phụ huynh cùng rèn kỹ năng học, chơi ở nhà. Từ đó kỹ năng chơi
của trẻ được rèn luyện thường xuyên, trẻ có kỹ năng chơi tốt . (Video trẻ chơi
với búp bê ở nhà).
Ngoài việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng chơi cho
trẻ thì tơi cũng tun truyền phối kết hợp với phụ huynh trong việc ủng hộ


12
nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho các góc. Để phục vụ cho
mỗi chủ điểm mới tơi thường khuyến khích phụ huynh mang đến lớp một số đồ
dùng đã qua sử dụng như: Vỏ sữa chua, lon sữa bột, vỏ chai nước ngọt, ... đã
được rửa sạch sẽ mới đưa vào sử dụng. Từ những ngun vật liệu đã qua sử
dụng đó tơi đã tạo ra rất nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ ở các góc chơi của trẻ
cũng như các hoạt động khác ở lớp.

Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu phế thải như: Vỏ chai, lọ,..
Hiệu quả của giải pháp: Thông qua giải pháp này đa số phụ huynh đã
nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động góc với sự phát triển tồn diện
của trẻ, tích cực phối hợp với giáo viên rèn kỹ năng chơi cho trẻ khi ở nhà. Hơn
thế nữa, phụ huynh cịn rất tích cực ủng hộ nguyên vật liệu từ phế liệu để tôi
làm đồ dùng, đồ chơi, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa giữa giáo viên và phụ huynh
ngày càng gần gũi hơn. Hơn nữa chi phí dùng cho việc mua đồ dùng, đò chơi
được giảm đi đáng kể.
7.3 Kết quả của biện pháp
* Đối với trẻ:
Vào cuối năm học tôi đã khảo sát trẻ và thu được kết quả như sau:



13
Khảo sát cuối
năm

Khảo sát đầu năm
TT

Trẻ đạt

Tỉ lệ %

Trẻ đạt

Tỉ lệ %

Tỉ lệ
tăng
%

Nội dung

1

Hứng thú tích cực tham
gia hoạt động góc.

23/41

56%


39

95,1%

+39,1

2

Kỹ năng nhập vai chơi
của trẻ.

21/41

51,2%

38

92,7%

+41,5

3

Giao tiếp khi chơi.

19/41

46,3%


38

92,7%

+46,4

4

Sự liên kết giữa các gó
c chơi.

17/41

41,5%

37

90,2%

+48,7

Qua một thời gian áp dụng biện pháp tơi nhận thấy trẻ lớp tơi rất tích cực
tham gia vào hoạt động góc, đồng thời trẻ nhanh nhẹn, tự tin, phát triển toàn
diện hơn. Trẻ chủ động hơn, tự nguyện tham gia vào các trị chơi, có kỹ năng
chơi thành thạo hơn. Trẻ hứng thú tích cực, say mê hơn rất nhiều thể hiện sự linh
hoạt, sáng tạo, sự liên kết giữa các góc chơi.
7.4. Phạm vi áp dụng biện pháp:
Áp dụng hiệu quả ở lớp tôi. Có thể áp dụng tại các lớp 5 - 6 tuổi trường
Mầm non Ngọc Sơn và các lớp mẫu giáo lớn khác trên địa bàn huyện trong việc
hướng dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động góc.

7.5. Lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp.
*Lợi ích kinh tế:
Để thực hiện tốt việc hướng dẫn trẻ tích cực tham gia hoạt động góc thì
vấn đề đồ dùng, đồ chơi vơ cùng quan trọng. Địi hỏi cần có sự đầu tư về nguồn
kinh phí, đặc biệt là khi sử dụng đồ dùng đồ chơi thật, vì vậy mà bản thân tơi,
hay nhà trường cũng không thể đáp ứng được thường xuyên và đầy đủ. Vì vậy,
việc phối hợp cùng phụ huynh là một yếu tố vô cùng cần thiết. Phụ huynh đã
giúp tơi trong việc tận dụng các đồ dùng, đị chơi thật mang đến ủng hộ lớp theo
từng chủ đề, chủ điểm. Ứơc tính cả năm học gía trị khoảng gần 3 triệu đồng do
phụ huynh hỗ trợ tự nguyện bằng cách ủng hộ cho lớp.


14
*Lợi ích về xã hội:
Tơi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức hoạt động góc giúp trẻ
hoạt động góc một cách tích cực, thể hiện vai chơi, giao tiếp trong khi chơi và
tạo sự liên kết giữa các góc chơi một cách tốt nhất.
Phụ huynh có sự thay đổi trong nhận thức cũng như nhìn nhận về hoạt
động học, hoạt động chơi của các con.
Đã nhận thức được kết quả của việc phối hợp giữa phụ huynh và giáo
viên đặc biệt trong tìm kiếm nguyên vật liệu mở.
Trên đây là biện pháp của cá nhân tôi giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
tích cực tham gia hoạt động góc trong trường mầm non. Trong q trình
thực hiện biện pháp sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót và tơi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Ban giám khảo để bản
thuyết trình của tơi được hoàn thiện hơn và cũng là để cá nhân tơi có thêm
kinh nghiệm trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ tốt hơn./.
* Cam kết: Tôi cam đoan biện pháp trên đây là do bản thân tự nghiên cứu
tìm tịi và đúc kết kinh nghiệm trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường
mầm non Ngọc Sơn. Tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Ngọc Sơn, Ngày tháng 2 năm 2022
Người viết:

Hồ Thị Hường



×