Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm việc nhóm có hiệu quả thông qua hoạt động góc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 15 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày tháng năm 2021
THUYẾT MINH MÔ TẢ BIỆN PHÁP
VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
1.Tên biện pháp: “Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm việc nhóm
có hiệu quả thơng qua hoạt động góc”.
2. Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021
3. Các thơng tin bảo mật: Khơng có
4. Mơ tả giải pháp cũ thường làm
Trong những năm học vừa qua, bản thân tôi cùng các đồng nghiệp cũng
bước đầu quan tâm, thực hiện một số biện pháp giúp trẻ hoạt động nhóm tích
cực thơng qua hoạt động góc cụ thể như sau:
- Tạo môi trường vật chất giúp trẻ thể hiện một cách sáng tạo ý tưởng của mình.
- Xây dựng góc chơi, trị chơi ở các góc phù hợp với độ tuổi, phù hợp với
chủ đề thuận lợi cho việc liên kết góc chơi.
- Quan sát q trình hoạt động của trẻ. Từ đó, đưa ra gợi ý giúp trẻ suy
nghĩ và quyết định làm gì.
- Xây dựng quy tắc chơi trong góc giúp trẻ chấp nhận sự phân cơng của
bạn để hồn thành nhiệm vụ nhóm chơi giao.
Tuy nhiên mức quan tâm chưa nhiều, vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả
chưa cao. Nổi bật là giáo viên chưa làm tốt việc hướng dẫn trẻ hợp tác chặt chẽ
với nhau, phối hợp cùng nhau để giải quyết những vấn đề xảy ra trong q trình
hoạt động nhóm khi tham gia hoạt động góc. Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ chỉ
đạt mức trung bình tới khá. Các kỹ năng làm việc nhóm thể hiện khơng đồng đều.
Trẻ đã có kỹ năng thỏa thuận và chấp nhận sự phân công. Kỹ năng lắng nghe, trao


2


đổi phân cơng, kỹ năng diễn đạt cịn hạn chế. Vậy nên, tơi nhận thấy việc giúp trẻ
làm việc nhóm có hiệu quả thơng qua hoạt động góc là vơ cùng cần thiết.
5. Sự cần thiết phải áp dụng biện pháp
Trẻ ở trong giai đoạn từ 5 - 6 tuổi là thời kỳ vô cùng quan trọng với sự
phát triển mạnh mẽ cả về thể chất cũng như tâm sinh lý. Trẻ chuẩn bị bước chân
vào lớp một với một mơi trường hồn tồn khác so với những gì vốn dĩ đã rất
quen thuộc ở mầm non. Sự bỡ ngỡ đôi khi là không bắt kịp với phong cách học
tập ở trường Tiểu học là khơng thể tránh khỏi. Vì vậy, việc rèn cho trẻ các kỹ
năng về hoạt động nhóm học tập và vui chơi theo các nhóm là điều vơ cùng cần
thiết giúp cho trẻ có thể quen dần với thói quen làm việc tập thể có quy định và
luật lệ rõ ràng.
Không những thế các hoạt động theo từng nhóm nhỏ sẽ phần nào bổ trợ
cho sự phát triển của các kỹ năng xã hội khác ví như khả năng tổ chức tốt lãnh
đạo tốt, khả năng giao tiếp linh hoạt, tăng sự tự tin và giúp trẻ có thêm sự gắn
kết có được những tình bạn lâu bền trong cuộc sống…Làm việc theo nhóm cũng
kéo theo tính thi đua và cạnh tranh giữa các nhóm với nhau vừa giúp trẻ rèn khả
năng phối kết hợp giữa các thành viên vừa đòi hỏi sự nỗ lực để đạt được kết quả
tốt nhất. Và hơn hết việc hoạt động với một tập thể sẽ giúp trẻ có thể thực hiện
được những việc mà một cá nhân không thể hồn thành được. Đó cũng chính là
khái niệm dễ hiểu nhất về tình đồn kết giúp trẻ có thể tiến bộ hơn, hịa đồng
hơn với bạn bè.
Hoạt động nhóm là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của
trẻ. Tuy nhiên không chỉ trong các tiết dạy chính thức chúng ta mới cần cho trẻ
hoạt động theo nhóm. Thực tế cho thấy để đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức đến
với trẻ thì thời gian để trẻ tự hoạt động theo nhóm là khơng nhiều. Trong khi các
tiết học phụ như hoạt động ngoài trời hoạt động chiều hay hoạt động góc lại
khơng mấy được quan tâm. Và đặc biệt là giờ hoạt động góc của trẻ, các tiết học
này thường không được quan tâm, tổ chức một cách hình thức và khơng mang
tính chất rèn luyện hay giáo dục trẻ. Tuy nhiên đây lại chính là mơi trường lý
tưởng để trẻ Mầm non có thể thỏa sức sáng tạo và hoạt động theo các nhóm nhỏ

một cách rõ ràng và tích cực nhất


3
Vậy làm thế nào để giúp trẻ làm việc nhóm hiệu quả, đặc biệt là trong
hoạt động vui chơi? Bản thân tơi đã mạnh dạn tìm tịi, học hỏi đưa ra “Biện
pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm việc nhóm có hiệu quả thơng qua hoạt
động góc”. Với mong muốn là thơng qua hoạt động góc làm thế nào để trẻ ở lớp
tơi làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả, định hướng phát triển cho sau này.
6. Mục đích của biện pháp
Tìm ra biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm việc nhóm có hiệu quả
thơng qua hoạt động góc nhằm:
- Giúp trẻ được chơi theo nhóm, khi chơi hình thành và phát triển một số
kỹ năng làm việc nhóm như: kỹ năng tơn trọng ý kiến của bạn, kỹ năng
phân chia công việc, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng phối hợp với bạn,
kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm…
- Thơng qua hoạt động góc giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng làm
việc theo nhóm cho trẻ. Hoạt động chơi phong phú giúp trẻ phát triển kỹ năng
làm việc nhóm tốt hơn.
- Tạo được nhóm chơi, trẻ chủ động chơi và phân chia cơng việc theo
nhóm khơng phụ thuộc vào giáo viên.
7. Nội dung
7.1. Thực trạng
* Thuận lợi
Trường mầm non Ngọc Sơn là ngôi trường mới được đầu tư xây dựng
theo chuẩn với cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp theo hướng xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ chơi và tự do hoạt động dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Trẻ lớp tơi phụ trách có cùng độ tuổi, thích được chơi và chơi cùng với

bạn, chơi nhóm cùng nhau.
Đa phần trẻ khỏe mạnh, mức độ nhận thức đồng đều, trẻ nhanh nhẹn trong
các hoạt động.
* Khó khăn


4
Khả năng làm việc nhóm của trẻ cịn hạn chế. Trẻ thụ động, chưa biết giải
quyết vấn đề khi được tham gia vào nhóm.
Trẻ cịn chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong các hoạt động. Một số trẻ ích
kỷ, chưa quan tâm tới lợi ích của tập thể, chưa hào hứng tham gia vào hoạt động
nhóm, hoạt động tập thể.
Giáo viên chưa tạo được nhiều cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động nhóm,
việc tổ chức các hoạt động cịn gị bó, áp đặt, chưa linh hoạt, xây dựng một cách
chưa khoa học. Một số hoạt động cịn mang tính chất tình huống, nhất thời, chưa
có hệ thống.
Đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư nhưng chưa thực sự đa dạng, phong
phú, đẹp mắt.
Giáo viên chưa chủ động phối hợp với phụ huynh rèn kỹ năng làm việc
nhóm cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ một số tiêu chí trẻ hứng
thú, tích cực, mạnh dạn, tự tin khi tham gia nhóm trong hoạt động góc, kỹ năng
phối hợp, hợp tác giúp đỡ bạn, kỹ năng lắng nghe và có trách nhiệm với cơng
việc, kỹ năng điều hành nhóm, diễn đạt ý tưởng của nhóm của lớp để nắm bắt
được tình hình thực tế lớp mình. Cụ thể qua khảo sát đầu năm kết quả như sau:
Bảng khảo sát đầu năm học 2020 - 2021
STT

Nội dung khảo sát


Tổng
số trẻ

Số
trẻ
đạt

Tỉ lệ

Số trẻ
chưa
đạt

Tỉ lệ

Trẻ hứng thú, tích cực khi tham
1

gia làm việc nhóm trong hoạt

23

49%

24

51%

2


động góc
Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến
Trẻ có kỹ năng lắng nghe, tôn

17

36,2%

30

63,8%

3

trọng ý kiến của bạn và hợp tác

21

44,7%

26

55,3%

4

với bạn
Trẻ có kỹ năng phân chia cơng

14


29,7%

33

70,3%

việc

47


5
5

Trẻ có khả năng diễn đạt ý
tưởng của cả nhóm

9

19,1%

38

80,9%

Căn cứ vào kết quả trên tôi nhận thấy hứng thú, tích cực, mạnh dạn tự tin khi
tham gia nhóm trong hoạt động góc số lượng cịn thấp. Trẻ có kỹ năng phối
hợp, hợp tác với bạn, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng phân chia công việc, kỹ
năng lắng nghe, tơn trọng ý kiến của bạn cịn rất hạn chế. Từ những điểm hạn

chế trên, bản thân tôi đã quyết định lựa chọn và áp dụng biện pháp giúp trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi làm việc nhóm có hiệu quả thơng qua hoạt động góc để trẻ hoạt
động, học tập một cách tích cực và hiệu quả nhất.
7.2. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến
7.2.1 Giải pháp 1: Tạo mơi trường góc và phân bố các góc phù hợp
với việc cho trẻ làm việc nhóm.
Mơi trường thân thiện và cởi mở giữa giáo viên và học sinh là khâu then
chốt để phát triển các kỹ năng làm việc nhóm ở trẻ mẫu giáo. Đây là một trong
những biện pháp tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong q trình giúp
trẻ phát triển kỹ năng làm việc nhóm.
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hay khơng thì yếu tố mơi trường
hoạt động cho trẻ là rất quan trọng, trẻ thường thích các đồ vật hình ảnh mới lạ
mầu sắc nổi bật. Vì thế mơi trường cho trẻ tham gia vào hoạt động cần được
trang trí đẹp, hấp dẫn trẻ và thường xuyên được thay đổi phù hợp với làm việc
nhóm cho trẻ tạo cho trẻ cảm giác mới mẻ hứng thú.
Tơi đã bố trí các góc chơi hợp lý, khoa học để trẻ dễ dàng làm việc nhóm
trong các góc. Bố trí góc ồn ào xa góc yên tĩnh, các góc có khoảng rộng phù hợp
để trẻ hoạt động, khoảng cách giữa các góc hợp lý để bảo đảm an toàn cho trẻ
mỗi khi hoạt động ở các góc. Tơi trang trí các góc theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm: Tên góc tơi lựa chọn tên góc dễ hiểu. Hình ảnh trang trí góc là những hình
ảnh sinh động, ngộ nghĩnh, đẹp mắt. Tơi chia góc thành 2 khu đó là khu để giá
góc và mảng tường mở cho trẻ hoạt động. Khu để giá góc: Tơi kê giá góc ngay
phía dưới tranh trang trí góc để đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt


6
động của trẻ. Mảng tường mở cho trẻ hoạt động thì tùy vào đặc trưng của từng
góc mà tơi thiết kế mảng tường mở phù hợp cho trẻ hoạt động.
Để phục vụ cho trẻ làm việc nhóm có hiệu quả tại các góc thì việc chuẩn
bị đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng, dễ cất, dễ lấy là việc quan trọng khơng

kém. Tơi đã chuẩn bị ở các góc chơi, đồ dùng giáo cụ, nguyên vật liệu mở đảm
bảo cho mọi trẻ hoạt động, trải nghiệm trong khi chơi khuyến khích tất cả các
nhóm trẻ cùng hoạt động. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi làm dồi dào cho nguồn
đồ dùng đồ chơi tự làm của lớp.
Ví dụ: Ở chủ đề “Gia đình”
- Góc xây dựng: Tơi tạo mảng tường mở như một bản thiết kế cơng trình
xây dựng ngơi nhà của bé. Trong q trình làm tơi cùng trẻ thảo luận và đưa ra
bản thiết kế hợp lý. Đồ dùng đồ chơi tôi chuẩn bị rất nhiều gạch xây dựng, hàng
rào, ngôi nhà, cây xanh, hoa…để trẻ cùng nhau xây nên cơng trình ngơi nhà của
bé thật đẹp.

- Góc phân vai: Mảng tường mở tơi tạo siêu thị của bé với rất nhiều thực
phẩm đẹp mắt, hấp dẫn treo trên mành sắt. Trên giá góc tơi chuẩn bị rất nhiều


7
rau, củ, quả, bộ đồ chơi nấu ăn, làn đi chợ, bộ đồ chơi bác sĩ, trang phục bác sĩ,
…để trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình.

Ở góc khám phá chủ đề “Thực vật”: Tôi chuẩn bị rất nhiều nguyên vật
liệu từ thiên nhiên như: lá cây, cùi ngô, hoa, các loại hạt…Trên mảng tường mở
tôi chuẩn bị bảng gắn dính q trình phát triển của cây từ hạt, các loại quả,…Với
những đồ dùng đồ chơi bắt mắt này kích thích trẻ cùng nhau tạo ra những sản
phẩm đẹp.

Bên cạnh đó việc tạo nên khơng khí vui vẻ cở mở hịa đồng là rất cần
thiết. Tơi tạo mơi trường lớp học thân thiện an toàn về mặt tâm lý đối với trẻ để
trẻ cảm thấy an toàn, gần gũi, vui vẻ và hứng khởi, ln thích đi học. Khi giao



8
tiếp với trẻ tơi có thái độ ân cần, niềm nở, gần gũi tạo cho trẻ cảm giác được
quan tâm, chăm sóc, yêu thương và hơn hết trẻ cảm nhận được cảm giác an tồn.
Tơi ln tìm tịi sáng tạo các bài thơ, bài hát, trò chơi mới để gây hứng thú cho
trẻ trước khi vào hoạt động.
=> Môi trường hoạt động góc đẹp, cuốn hút, thoải mái, vui vẻ giúp trẻ chủ
động, tích cực tham gia chơi tại các góc. Tại đây trẻ được thể hiện vai chơi mà
mình thích, cùng nhau tham gia hoạt động nhóm tạo nên những sản phẩm đẹp,
ngộ nghĩnh. Từ đó, kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được rèn luyện một cách
thường xuyên, có hiệu quả.
7.2.2. Giải pháp 2: Rèn cho trẻ một số kỹ năng làm việc nhóm thơng
qua hoạt động góc
* Kỹ năng phát biểu ý kiến: Tôi luôn quan tâm đến những trẻ nhút nhát,
động viên trẻ nói, nếu trẻ khơng nói tơi sẽ gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng
nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn phát biểu, nêu lên ý kiến của mình khi
làm việc nhóm. Tơi cũng thường xun nói cho trẻ hiểu lợi ích khi mình đưa ra
ý kiến, nhận xét trong nhóm mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm chơi của
mình. Ở mỗi buổi chơi, trong phần thỏa thuận chơi tơi ln khuyến khích trẻ
phát biểu ý kiến về nội dung chơi, ý tưởng thể hiện trò chơi trong các góc. Trẻ
được phát biểu ý kiến của mình trước cả lớp thường xuyên giúp trẻ rèn luyện và
phát triển kỹ năng phát biểu ý kiến tốt hơn. Từ đó, nâng cao hiệu quả khi trẻ làm
việc nhóm trong hoạt động góc.
=> Qua kỹ năng này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến, ý tưởng của
mình trước các bạn.


9

Video phát biểu ý kiến
* Kỹ năng lắng nghe, tôn trọng ý kiến của bạn và hợp tác với bạn: Tôi

thường xuyên nhắc nhở trẻ phải để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến
riêng của mình cho cả nhóm nghe, nếu ý kiến đó khơng hợp thì chỉ có cả nhóm
mới có quyền khơng chấp nhận thực hiện theo, chứ khơng cá nhân ai có quyền
tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình khi chưa được nhóm thống nhất. Tơi dạy cho trẻ
thật sự hiểu rằng “mình làm việc nhóm là mình vẫn có suy nghĩ riêng cách làm
riêng, nhưng những suy nghĩ riêng của mình sẽ chia sẻ nói cho cả nhóm biết, để
các bạn trong nhóm cùng nhau xem xét, suy nghĩ và cách làm đó có đúng khơng,
và các bạn trong nhóm sẽ quyết định làm theo cách đó hay chọn một cách khác
tốt hơn của bạn mình; chứ khơng phải mình trong nhóm mà tự ý làm theo cách
riêng của mình khơng được sự đồng ý của các bạn trong nhóm, nếu mình làm
như vậy thì giống như mình đang làm việc một mình chứ khơng cịn là làm việc
nhóm nữa.
=> Trẻ đã biết đưa ra ý kiến riêng của mình và biết tôn trọng ý kiến của
bạn rồi hợp tác cùng bạn để khi hoạt động nhóm đạt kết quả tốt.
Ví dụ: Ở góc nghệ thuật chủ đề “Thực vật” trẻ được tô, vẽ, cắt dán, nặn về
các loại hoa. Ở nhóm trẻ chơi tơ màu bức tranh các loại hoa, tất cả trẻ sẽ đưa ra
ý kiến tranh luận về màu sắc dùng để tơ bức tranh. Sau đó, một trẻ sẽ tổng hợp
lại ý kiến và thống nhất đưa ra những màu sắc phù hợp. Tiếp đó, tất cả các thành
viên trong nhóm sẽ phối hợp, hợp tác với nhau tô bức tranh đúng với các màu
sắc đã thống nhất.


10

Video trẻ cùng đưa ra ý kiến và tôn trọng ý kiến của nhau
và cùng hợp tác hoàn thành nhiệm vụ tô màu bức tranh.
* Kỹ năng phân chia công việc: Ở mỗi nhóm cần có người đứng đầu tập
hợp ý kiến chung của cả nhóm gọi là nhóm trưởng. Nhóm trưởng khơng phải là
người làm việc nhiều nhất mà là người phân chia cơng việc, giải quyết khi có
mâu thuẫn xảy ra. Tôi luôn dạy trẻ cách phân công cụ thể cho từng bạn, có thể

theo năng lực đã nhận thấy được, trẻ khơng có quyền giành việc của bạn. Tơi
giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào
cũng phải được giao một cơng việc cụ thể để giúp nhóm hồn thành nhiệm vụ.
Hơn nữa, tơi giáo dục trẻ phải có tinh thần kỷ luật khi tham gia trong nhóm,
phần cơng việc được giao thì khơng được tranh giành trao đổi với bạn, trừ khi
làm khơng được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình.
=> Giúp cho trẻ có khả năng làm nhóm trưởng và biết phân chia cơng việc
cho từng thành viên trong nhóm một cách thuần thục.
* Góc xây dựng: xây ngơi nhà của bé. Nhóm trẻ chơi ở góc xây dựng sẽ
phân cơng nhiệm vụ cho nhau một trẻ sẽ là nhóm trưởng (chủ cơng trình) sẽ là
người phân cơng cho từng thành viên trong nhóm. Các thành viên cịn lại sẽ
được chủ cơng trình phân chia cơng việc cho đó là 2 bác lái xe chở nguyên vật
liệu, các bạn còn lại là các thợ xây xây nên cơng trình theo ý tưởng đã được sự
thống nhất của cả nhóm. Trong q trình chơi trẻ hợp tác với nhau để tạo ra kết
quả tốt nhất.


11

Video chủ cơng trình phân chia cơng việc cho các thành viên trong nhóm
* Kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm: Những lần hoạt động nhóm đầu
tiên của trẻ tôi luôn luôn phải can thiệp giúp đỡ trẻ, gợi ý cho trẻ cách thống
nhất ý kiến của các bạn, đưa ra ý kiến cuối cùng mà cả nhóm sẽ đồng tình.
Trong một nhóm khơng khó để thấy được sẽ có một trẻ ln trội hơn, mạnh dạn
hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm đó chính là nhóm
trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối
cùng cho nhóm mình, nhóm trưởng này sẽ được cơ chú ý đến và hướng dẫn cách
tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng và quan trọng nhất là phải mạnh dạn lên
thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhiều trẻ có thể phân chia
cơng việc cho các bạn thật tốt, biết tìm ra kết quả đúng nhưng lên trước lớp trình

bày thì rất rụt rè, và vấn đề này lại cần phải có thời gian cho trẻ quen dần, tơi
ln phải động viên khuyết khích trẻ rất nhiều.
=> Qua đây trẻ đã không rụt tè rụt rè, nhút nhát nữa mà rất tự tin, mạnh dạn
nói to rõ ràng, vui vẻ khi được thay mặt nhóm trình bày ý tưởng trước cả lớp.
Ví dụ: Thực tế lớp tơi có bé Đăng khi hoạt động nhóm rất năng nổ, nhanh
nhẹn, nhưng đến phần trình bày trước lớp thì thì rụt rè, khơng tự tin. Qua nhiều
lần được sự hướng dẫn khuyến khích của tơi cùng sự cổ vũ của bạn thì giờ bé
Đăng rất tự tin, khi lên trình bày trước lớp thì mạnh dạn nói to rõ ràng và bé rất
vui khi được nói lên ý tưởng của nhóm trước lớp.


12

Video trẻ giới thiệu về cơng trình xây dựng trước các bạn.
7.2.3. Giải pháp 3: Khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động nhóm
Trong tất cả các trẻ trong lớp, sẽ có trẻ mạnh dạn, cũng có trẻ nhút nhát,
khép mình nhưng tất cả đều cần có sự khuyến khích. Nắm bắt được đặc điểm
tâm lý của từng trẻ, tôi sẽ đưa ra được phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả.
Trong q trình trẻ làm việc nhóm trong hoạt động góc, tơi thường xun
đến từng góc để quan sát nắm bắt được hứng thú, kỹ năng làm việc nhóm của
trẻ. Từ đó, tơi kịp thời động viên, khích lệ trẻ để trẻ tích cực và sáng tạo trong
hoạt động để đạt hiệu quả.
Hướng dẫn trẻ vỗ tay sau khi bạn mình đưa ra ý kiến cũng là hình thức tơi
dùng để động viên, khuyến khích trẻ. Điều đó cổ vũ tinh thần rất tốt cho trẻ,
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn cũng như phát huy hết khả năng của mình.
=> Việc động viên và khuyến khích trẻ kịp thời giúp trẻ mạnh dạn, tự tin
thể hiện mình trong hoạt động nhóm cũng như hoạt động tập thể. Từ đó giúp trẻ
làm việc nhóm trong các góc có hiệu quả.



13

Video cơ khuyến khích động viên trẻ, trẻ vỗ tay chúc mừng
7.3. Kết quả
Sau khi áp dụng biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm việc nhóm có hiệu quả
thơng qua hoạt động góc thì đã đạt được kết quả đáng mừng thể hiện ở bảng sau:
* Đối với trẻ:
Sau khi nghiên cứu và thực hiện biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm
việc nhóm có hiệu quả thơng qua hoạt động góc, tơi đã thu được kết quả thể hiện
trong bảng so sánh sau.
Bảng kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng biện pháp
trên 47 học sinh của lớp như sau:

STT

1

Nội dung khảo sát

Trẻ hứng thú, tích cực khi
tham gia làm việc nhóm trong
hoạt động góc

Trước khi áp Sau khi áp dụng
dụng biện pháp
biện pháp
Tỉ lệ
(Số trẻ đạt)
(Số trẻ đạt)
tăng

Đạt

Tỉ lệ

Đạt

23/47

49%

46/47

Tỉ lệ
97,8% 48,8%


14
2
3

Trẻ có kỹ năng phát biểu ý
kiến
Trẻ có kỹ năng lắng nghe, tôn
trọng ý kiến của bạn và hợp
tác với bạn

17/47

36,2%


42/47

89,3% 53,1%

21/47

44,7%

43/47

91,4% 46,7%

4

Trẻ có kỹ năng phân chia cơng
việc

14/47

29,7%

40/47

85,1% 55,4%

5

Trẻ có khả năng diễn đạt ý
tưởng của cả nhóm


9/47

19,1%

38/47

81% 61,9%

Nhìn vào bảng tổng hợp trên kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp
tăng lên rõ rệt. Cũng từ đây trẻ biết tự do khám phá, sáng tạo và biết quan tâm,
chia sẻ, hợp tác với bạn bè. Trẻ mạnh dạn, nhạy bén hơn chủ động trong mọi
hoạt động. Phát huy được tính tích cực. Hoạt động nhóm sẽ giúp trẻ hồn thành
cơng việc thuận lợi và dễ dàng hơn, tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng
với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Làm việc nhóm rèn luyện cho trẻ khả năng tổ
chức tốt, lãnh đạo tốt có được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên trong nhóm.
7.4. Thuyết minh về phạm vi áp dụng biện pháp
Áp dụng thành công cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A5 Trường Mầm Non
Ngọc Sơn. Có thể áp dụng cho trẻ các lứa tuổi khác trong nhà trường và có thể
áp dụng với tất cả các trường Mầm non trong huyện, tỉnh khác.
* Sản phẩm được tạo ra từ biện pháp: Khơng có
7.5. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của biện pháp.
* Đối với giáo viên:
Việc giúp trẻ 5-6 tuổi làm việc nhóm có hiệu quả thơng qua hoạt động góc
giúp cho giáo viên:
- Nâng cao kỹ năng quản lý nhóm lớp, kỹ năng sư phạm cho giáo viên.
- Giảm tải bớt công việc giúp giáo viên có nhiều thời gian để bao quát
đánh giá trẻ tốt hơn.
* Đối với trẻ:



15
- Trẻ hứng thú, tích cực khi tham gia làm việc nhóm trong hoạt động góc.
Từ đó trẻ có rất nhiều trong khi làm việc nhóm tốt như: kỹ năng phối hợp, hợp
tác với bạn, trẻ có kỹ năng lắng nghe, tơn trọng ý kiến của bạn. Giúp trẻ hình
thành bản thân mình, có trách nhiệm với cơng việc khi được giao, khi được phân
công trong các hoạt động.
* Cam kết: Tôi cam đoan những giải pháp trên đây là do bản
thân tự nghiên cứu tìm tịi và đúc kết kinh nghiệm trong q trình
chăm sóc, giáo dục trẻ khơng sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
CƠ QUAN ĐƠN VỊ

Ngọc Sơn, Ngày tháng năm 2021
Người viết

Phạm Thị Quyên



×