Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Biện pháp nâng cao sức khỏe cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.57 MB, 17 trang )

I. Lý do chọn biện pháp
1. Cơ sở lý luận.
Nhằm đẩy nhanh việc cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam, Chính
phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai
đoạn 2011­2030 (Đề án 641). Hội nghị Trung ương 6, khóa XII đã ban hành các
nghị quyết về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân cũng như  cơng tác dân số  trong tình hình mới, nhấn mạnh việc tập trung
nâng cao thể lực, tầm vóc cho người Việt Nam. 
Quan điểm, chủ trương trên cho thấy tầm quan trọng của dinh dưỡng, giáo
dục thể chất cho thế hệ trẻ. Bởi một dân tộc khỏe mạnh cần quan tâm tới dinh
dưỡng, giáo dục thể chất cho trẻ em từ nhỏ để tạo nguồn lực phát triển đất nước
vững mạnh. Tuy nhiên, thực tế so với các tiêu chuẩn chung của quốc tế, thể lực
và tầm vóc người Việt Nam cịn khiêm tốn, thua kém nhiều nước trong khu vực.
Tình trạng này nếu chậm khắc phục sẽ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực
vốn đứng trước u cầu ngày càng cao trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế
và cơng cuộc cơng nghiệp hóa ­ hiện đại hóa đất nước.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước nâng cao
chất lượng giống nịi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam, mỗi giáo
viên mầm non người làm cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ cần làm rõ những khó
khăn, bất cập trong giáo dục thể  chất, bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh hiện
nay và đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao thể chất cho học sinh, cũng
là phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội
nhập quốc tế.
Như chúng ta đã biết: “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người”. Đặc biệt
là đối với trẻ mầm non, vì vậy cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng. Trong đó chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể dục
thể thao là những yếu tố có vai trị quyết định, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát
triển về thể lực và trí lực của trẻ.

1



Trong những năm gần đây hoạt động chăm sóc ni dưỡng, bảo vệ sức
khỏe của trẻ trong trường Mầm non đã nhận được nhiều sự quan tâm của gia
đình, xã hội. Chăm sóc ni dưỡng trẻ là một nhiệm vụ trọng tâm và giữ vai trò
quan trọng trong trường Mầm non, nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ
phát triển hài hòa, cân đối về thể chất, trẻ khỏe mạnh, thơng minh.
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng, là niềm hy vọng của gia đình
và là tương lai của xã hội. Trẻ được chăm sóc chu đáo sẽ giúp trẻ phát triển tốt
về thể lực, cân nặng chiều cao phát triển ở mức bình thường theo khuyến nghị
của tổ chức y tế thế giới. Ngược lại nếu khơng làm tốt cơng tác chăm sóc ni
dưỡng trẻ thì tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ khơng được khắc phục, dẫn đến
trẻ chậm lớn, biếng ăn, kém thơng minh, ảnh hưởng đến sự phát triển tồn diện
của trẻ. Chính vì vậy việc tăng cường mọi nhiệm vụ để giảm tối thiểu tình trạng
trẻ suy dinh dưỡng, tăng thể lực, nâng cao sức khỏe của trẻ là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng trong trường mầm non.
2. Cơ sở thực tiễn
Ở trường tơi, cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ luôn được quan tâm trú
trọng. Chất lượng chăm sóc ni dưỡng của các lớp là một trong những tiêu chí
thi đua hàng đầu của giáo viên hàng năm. Năm học 2020 – 2021 với thực trạng
cân đo đầu vào khi mới nhận lớp, tôi thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở lớp tôi khá
cao, cao hơn so với mặt bằng chung của cả trường, thể lực của một số trẻ chưa
tốt, tầm vóc chưa cao lớn. Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức rõ sự cần
thiết phải giảm được tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo từng
quý, tăng cường sức khỏe cho trẻ để góp phần giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh. Băn
khoăn trăn trở muốn tìm ra những giải pháp để nâng cao sức khỏe cho trẻ .
Chính vì vậy tôi đã áp dụng “Biện pháp nâng cao sức khỏe cho trẻ 3-4 tuổi”
nhằm khắc phục tình trạng trên.
a. Thuận lợi:
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được khang trang, đồ dùng phụ
vụ công tác ăn bán trú cho trẻ được trang bị đầy đủ, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh.

Lớp có đầy đủ các loại sổ theo dõi cân nặng, chiều cao, biểu đổ tăng
trưởng để tiện cho việc theo dõi sức khỏe trẻ
2


Hằng năm giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn hè về cơng tác chăm
sóc ni dưỡng trẻ.
Ban giám hiệu ln sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác chăm
sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ.
Lớp đã đủ 2 cơ/ lớp. Giáo viên trẻ, nhiệt tình, u nghề, mến trẻ. Có trình
độ đào tạo trên chuẩn và đã là giáo viên giỏi nhiều năm.
Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
b. Khó khăn:
Kinh tế của một số hộ gia đình cịn khó khăn. Kiến thức khoa học về dinh
dưỡng cũng như nuôi dạy con theo khoa học của một số phụ huynh chưa cao.
100% trẻ trong lớp chưa qua nhóm trẻ 24-36 tháng nên việc đưa trẻ vào
nề nếp sinh hoạt cịn gặp nhiều khó khăn.
Một số trẻ sợ ăn, chưa biết ăn đa dạng các loại thực phẩm.
Một số bậc phụ huynh cũng chưa thật sự quan tâm đến con, sự phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực.
Số trẻ suy dịnh dưỡng đầu vào của lớp đang cao hơn so với mặt bằng
chung của nhà trường.
c. Thực trạng của vấn đề
Trước khi áp dụng giải pháp tôi đã tiến hành tổng hợp kết quả cân đo và
khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.lần 1. Kết quả như sau:
STT

Nội dung

Số trẻ


Phần trăm

1

Số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân

3/30

10

2

Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp
còi

3/30

10

3

Số trẻ bị bệnh về hô hấp ( Viêm
mũi, viêm họng)

10/30

33,3

Trước kết quả tổng hợp như trên, tôi thấy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở lớp

tôi cao hơn so với mặt bằng chung của trường. Số trẻ bị mắc các bệnh về đường
hô hấp cao.
d. Mục đích ý nghĩa của biện pháp
3


Áp dụng biện pháp nhằm mục đích khắc phục được tình trạng trẻ suy dinh
dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi cho số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp
cịi đầu vào của nhóm lớp. Giúp trẻ nâng cao sức khỏe không mắc bệnh nhất là
các bệnh về đường hô hấp.
II. Nội dung
1. Giải pháp 1: Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nhận thức
về công tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
Hàng năm trước khi bước vào năm học mới, năm nào cũng vậy giáo viên
chúng tôi đều được bồi dưỡng chuyên môn về công tác chăm sóc ni dưỡng
trẻ. Bản thân tơi phối hợp với đồng nghiệp cùng lớp ln tìm tịi nâng cao kiến
thức về dinh dưỡng, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc ni dưỡng trẻ, tổ chức giờ
ăn, giờ ngủ hợp lý đúng hướng dẫn của Sở giáo dục. Nghiên cứu kỹ về cách
chấm biểu đồ cho trẻ, cách đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Nghiên cứu quy
trình tổ chức bữa ăn cho trẻ để nắm chắc cách tổ chức bữa ăn cho trẻ tốt nhất.
Nói chung sau khi nghiên cứu kỹ các bài giảng trong chuyên đề hè, cùng
sự chia sẻ của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp bản thân tôi đã có một lượng
kiến thức cơ bản về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ. Bản thân tơi đã rất tự tin
thực hiện nhiệm vụ và áp dụng các giải pháp để giúp nâng cao sức khỏe, giảm tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng và phòng một số bệnh lý cơ bản.

(Sinh hoạt chuyên môn cấp trường lần 1)

4



(Sinh hoạt chun mơn cấp trường lần 2)
Ngồi việc tham gia bồi dưỡng chuyên môn do nhà trường tổ chức, bản
thân tơi cũng tích cực tham gia dự giờ hội giảng của các đồng nghiệp, dự sinh
hoạt chuyên môn cấp trường, cấp cụm, cấp huyện nhất là những giờ hội giảng
hay sinh hoạt chun mơn về cơng tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như tổ chức giờ
ăn, giờ vệ sinh, hội thảo về nuôi dưỡng ....

( Sinh hoạt chuyên môn về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng cấp huyện lần 1)
5


2. Giải pháp 2. Tổ chức và quản lý tốt bữa ăn cho trẻ
Tổ chức và quản lý tốt bữa ăn là nhiệm vụ rất quan trọng của giáo viên
trong việc chăm sóc trẻ. Là giáo viên chủ nhiệm tơi đã tổ chức cho trẻ ăn đảm
bảo đúng qui trình để góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ trong lớp mình phụ
trách. (trước khi cho trẻ ăn, trong khi ăn, sau khi ăn)

( Kê bàn ghế chuẩn bị giờ ăn cho trẻ )

( Trẻ rửa tay trước khi ăn )
6


( Trẻ lau mặt trước khi ăn)

( Cô giúp trẻ chia cơm và thức ăn )

( Trẻ lau miệng sau khi ăn )
7



( Ảnh trẻ uống nước sau khi ăn )
Bản thân tôi cùng đồng nghiệp đảm bảo sự công bằng trong tổ chức ăn
cho trẻ: Chia suất ăn đảm bảo đồng đều và động viên trẻ ăn hết suất…; chủ động
trong việc đề xuất kiến nghị với nhà trường về những món ăn trẻ u thích, trẻ
khơng thích, những trẻ có nhu cầu đặc biệt cần bổ sung thức ăn khác; chủ động
trong việc lựa chọn hình thức tổ chức ăn cho trẻ. Tuyệt đối chúng tôi không ăn
ăn cùng trẻ và ăn cùng thức ăn của trẻ.
Với những trẻ suy dinh dưỡng chúng tôi cho ngồi một bàn riêng để cơ
giáo tiện chăm sóc. Trẻ 3-4 cịn nhỏ những trẻ suy dinh dưỡng là những trẻ hay
lười ăn tôi đã động viên khuyến khích và xúc cho trẻ ăn để trẻ ăn hết xuất.

( Cô động viên và xúc cho trẻ ăn )
8


3.Giải pháp 3. Tổ chức chế độ tập luyện cho trẻ phù hợp.
Để giúp trẻ nâng cao sức khỏe, ngoài việc chăm sóc tốt về chế độ dinh
dưỡng. Tơi đã tổ chức cho trẻ tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe
cho trẻ.
*Thể dục sáng
Sau khi đón trẻ, tôi thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày của
trẻ, tôi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng thường xuyên với các động tác hô hấp,
tay vai, lườn bụng, chân theo kế hoạch từng chủ đề. Ngày nào trẻ cũng được tập
thể dục sáng như vậy, trẻ sẽ được hít thở bầu khơng khí trong lành, được vận
động tay chân ....khiến tâm trạng của trẻ thoải mái hơn, bước vào các hoạt động
một cách vui vẻ, phấn chấn.

(Trẻ tập thể dục sáng )

*Giờ thể dục
Hoạt động giáo dục thể chất trong giờ phát triển vận động, là cơ hội tốt
nhất để tôi rèn luyện sức khỏe cho trẻ. Trong các hoạt động này, tôi dạy trẻ các
vận động cơ bản nhằm phát triển một số kỹ năng vận động như đi, bò, trườn,

9


trèo, bật, ném... phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền khéo cho trẻ. Giúp trẻ có
một thể lực tốt, có kỹ năng vận động nâng cao sức khỏe.

( Trẻ tập vận động đi trong đường hẹp đầu đội túi cát )

( Trẻ chạy nhanh 15m )
10


*Trị chơi vận động
Ngồi việc dạy trẻ các vận động cơ bản để phát triển thể lực. Tơi cịn tổ
chức một số trò chơi vận động để giúp trẻ rèn thể lực

( Trẻ chơi trò chơi kéo co, mèo đuổi chuột )
4. Giải pháp 4.Động viên khuyến khích trẻ uống đủ nước trong ngày.
Nước có vai trị vơ cùng quan trọng đối với cơ thể con người vì trong cơ
thể mỗi người nước chiếm khoảng 80%. Nước tham gia vào tất cả các hoạt động
của cơ thể, nó tham vào quá trình vận chuyển máu, tham gia vào việc giữ thân
nhiệt, tiêu hóa thức ăn ....và nhiều hoạt động khác nữa.
Theo khuyến nghị trong thông tư 28/TT/BGD ban hành về chương trình
giáo dục mầm non. Trẻ mẫu giáo 1 ngày nên uống đủ từ 1,6 đến 2 lít nước/ ngày
( Bao gồm cả nước trong thức ăn. Nắm được lượng nước theo khuyến nghị cho

trẻ tôi đã cho trẻ uống nước đầy đủ và chia làm nhiều lần trong ngày để tạo thói
quen uống nước ở trẻ. Ở lớp tơi đã chuẩn bị bình ủ nước ấm cho mùa đơng để
đảm bảo trẻ được uống nước đầy đủ mỗi ngày, trước bữa ăn tôi sẽ nhắc nhở
những trẻ uống nước chỉ lấy vừa phải tránh gây hiện tượng no giả và trẻ không
chịu ăn.
Khi trẻ uống đủ lượng nước theo khuyến khi mọi hoạt động của cơ thể sẽ
thuận lợi hơn, hoạt động tốt hơn. Sức đề kháng cũng được nâng lên rõ rệt.
11


( Trẻ uống nước )
5. Giải pháp 5: Tổ chức và quản lý tốt giấc ngủ cho trẻ
Giấc ngủ có vai trị vơ cùng quan trọng với sức khỏe trẻ, trẻ có một giấc ngủ
ngon, đủ giấc sẽ góp phần rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe. Ở lớp tôi cùng
đồng nghiệp cho trẻ ngủ trưa và thức dậy đúng giờ để tạo thành thói quen cho trẻ,
nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Chúng tôi chuẩn bị phịng ngủ sạch sẽ,
thống mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Trước giờ ngủ tôi cho trẻ tự đi lấy
gối đề tạo thói quen tự phục vụ.Trong khi trẻ ngủ: đối với những trẻ ít ngủ khó ngủ
tơi sẽ gần gũi vỗ về trẻ để trẻ dễ ngủ hơn và sát sao theo dõi kịp thời để có thể xử lý
những tình huống có thể xảy ra.
Với cách làm như trên trẻ lớp tôi đã ngủ rất ngon giấc, sau một thời gian đến
trường được các cơ chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, sức khỏe của trẻ đã tăng hơn
rất nhiều.

( Giờ ngủ trưa của trẻ)
12


6. Giải pháp 6: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với
phụ huynh để chăm sóc trẻ

*Cơng tác Tun truyền
Tại lớp tơi đã trang trí góc tun truyền với tháp dinh dưỡng, những điều
phụ huynh cần biết, để phụ huynh khi đưa đón con có thể đọc được.

( Bảng tuyên truyền của lớp )
Hàng ngày tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh giờ đón và trả trẻ về
tình hình của trẻ, thói quen ăn uống sinh hoạt của trẻ để có hướng áp dụng
với từng trẻ. Nhắc nhở phụ huynh không mang bánh kẹo đến lớp, cho con ăn
ngủ đúng giờ. Hướng dẫn các phụ huynh nhận biết các mốc phát triển bình
thường của trẻ để phát hiện sớm những phát triển khơng bình thường từ đó có
biện pháp can thiệp sớm.
13


( Trao đổi phụ huynh về mốc phát triển bình thường của trẻ )
*Công tác phối hợp
Nâng cao sức khỏe cho trẻ là rất vất vả bởi lẽ trẻ suy dinh dưỡng do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong 1 tháng hai tháng trẻ không thể khắc phục
ngay được. Việc tác động bằng con đường ăn uống ở trường đạt kết quả chưa
cao bởi lẽ chế độ ăn uống ở trường đã đáp ứng được nhu cầu năng lượng tối
thiểu theo khuyến nghị trong thông tư. Xong trong những năm gần đây giá thực
phẩm tăng cao do ảnh hưởng của dịch tả lơn châu phi nên ảnh hưởng trực tiếp
đến khẩu phần ăn của trẻ. Mà đời sống của nhân dân vùng nơng thơn chưa cao
mức đóng góp tiền ăn chop trẻ mới chỉ dừng lại ở mức 15.000/ trẻ/ ngày bao
gồm cả tiền chất đốt và dầu rửa bát. Vậy nên nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến
khẩu phần ăn của trẻ.
Chính vì vậy để góp phần nâng cao sức khỏe cho trẻ tôi đã phối hợp chặt
chẽ với phụ huynh. Động viên phụ huynh tìm hiều một số hãng sữa giúp trẻ tăng
cân, tăng chiều cao mua về động viên trẻ uống. Khuyến khích gia đình quan tâm
14



và có chế độ ăn đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng. Với giải pháp này tôi thấy
mang lại hiệu quả khá cao.

( Trao đổi với phụ huynh tìm hiều một số hãng sữa giúp trẻ tăng cân )
III. Kết quả thực hiện
1.Khả năng áp dụng của biện pháp
Khi áp dụng biện pháp tơi thấy hiệu kết quả có tích cực. Từ việc trẻ còn sợ
ăn cơm, ăn theo ý thích của bản thân và chưa có thói quen, nề nếp trong ăn
uống, vệ sinh. Đến nay, các con rất vui vẻ hào hứng khi ăn cơm, trong khi ăn thì
rất ngon miệng và ăn hết suất của mình.Trẻ có ý thức tốt tự giác trong ăn uống,
vệ sinh. Sức khỏe của trẻ được cải thiện. Bản thân tôi nhận thấy biện pháp có
triển vọng tốt và có thể nhân rộng trên phạm vi tồn huyện.
2. Hiệu quả lợi ích thu được do áp dụng biện pháp
Qua thời gian triển khai biện pháp trên ở lớp tơi, tơi thấy có sự chuyển
biến, chất lượng chăm sóc ni dưỡng được nâng lên rõ rệt, trẻ suy dinh dưỡng
15


cũng được cải thiện về cân nặng, chiều cao, sức khỏe trẻ đã tốt hơn nhiều so đầu
năm, số trẻ nhiễm bệnh cũng giảm hẳn. Kết quả cụ thể như sau:
Đầu năm
Phần
Số trẻ
trăm

Cuối năm
Phần
Số trẻ

trăm

STT

Nội dung

Giảm

1

Số trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân

3/30

10

0

0

Giảm
10%

2

Số trẻ suy dinh dưỡng thể
thấp còi

3/30


10

0

0

Giảm
10%

3

Số trẻ bị bệnh về hơ hấp
( Viêm mũi, viêm họng)

10/30

33,3

1

3,3

Giảm
30%

Nhìn vào bảng kết quả trên, sau khi áp dụng các giải pháp tơi đã khắc
phục được 3/3 = 100% tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi.
Nâng cao sức khỏe cho trẻ và số trẻ nhiễm bệnh về đường hơ hấp giảm 30%. Đó
là kết quả rất đáng mừng mà chưa năm nào lớp tôi đạt được.
IV. Kết luận

1. Kết luận chung:
Nâng cao sức khỏe cho trẻ là giúp trẻ ln có thể lực khỏe mạnh, giúp trẻ
phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, vì vậy nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho
trẻ mầm non khơng chỉ là nhiệm vụ của gia đình, của nhà trường mà là trách
nhiệm chung của tồn xã hội. Vì thế bản thân tơi ln tìm hiểu sách báo, thơng
tin trên mạng internet và kinh nghiệm từ đồng nghiệp để đưa ra những giải pháp
hợp lý áp dụng cho lớp của mình.
2. Bài học kinh nghiệm
Bản thân phải kiên trì, nhiệt tình chăm sóc trẻ, khơng ngại vất vả, u
thương trẻ như con của mình.
Phải có kỹ năng tun truyền với phụ huynh thật tốt. Làm tốt công tác
phối kết hợp với phụ huynh trong cơng tác chăm sóc trẻ.
Trên đây là biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc nâng cao sức khỏe cho
trẻ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể
16


nhẹ cân, thấp còi, giảm số trẻ mắc bệnh. Do năng lực bản thân cịn hạn chế
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự quan tâm của các
quý lãnh đạo để giải pháp của tôi được ghi nhận
Hoàng An, tháng 10 năm 2021
Người làm giải pháp

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Ngô Như Quỳnh

17




×