1
SỞ GD&ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 NGHĨA HÀNH
TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD
-----------o0o-----------
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MƠN ĐỊA LÍ
SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUIZIZZ HỖ TRỢ DẠY HỌC
TRONG MƠN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT
SỐ 2 NGHĨA HÀNH
Họ và tên: Đặng Thị Tiếc
Giảng dạy mơn: Địa lí
Tổ: Sử - Địa - GDCD
Năm học: 2021-2022
2
4jhm
+666666666666666666666666666666666666666666666666666
6666666666666666666666666666666666
3
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG.....................................................................................2
1. Thời gian thực hiện.................................................................................2
2. Đánh giá thực trạng................................................................................2
3. Mục tiêu của biện pháp..........................................................................2
4. Trình bày biện pháp................................................................................2
4.1. Khái quát phần mềm quizizz.................................................................2
4.1.1. Khái niệm.......................................................................................2
4.1.2. Các bước thiết kế trò chơi bằng trang web Quizizz......................3
4.2. Sử dụng phần mềm Quizizz trong các hoạt động dạy học Địa lí........7
4.2.1. Sử dụng Quizizz trong các hoạt động khởi động..........................7
4.2.2. Sử dụng Quizizz trong hoạt động luyện tập................................10
4.2.3. Sử dụng Quizizz trong các tiết ôn tập..........................................13
5. Kết quả thực hiện biện pháp................................................................13
PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................16
1. Ý nghĩa của biện pháp..........................................................................16
2. Kiến nghị, đề xuất..................................................................................16
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Địa lí là một mơn học vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh
tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học
sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học Địa lí, các ngành nghề có
liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống. Trong
dạy học bộ mơn Địa lí, do hạn chế về thời lượng tiết học nên học sinh ít được
luyện tập, vận dụng kiến thức đã học ngay trên lớp. Đồng thời giáo viên
thường sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, phần lớn các bài tập
luyện tập, rèn kĩ năng cho học sinh được giáo viên cung cấp ở dạng văn bản,
trên giấy và chấm thủ cơng như hiện nay thì sẽ tốn nhiều công sức và thời
gian, việc chữa, trả bài cho học sinh gặp nhiều khó khăn, khơng kịp thời.
Những tình trạng đó khiến học sinh thường khơng thấy hứng thú với môn học,
“học trước, quên sau” và “sợ” học mơn Địa lí.Chính vì vậy trong dạy học Địa
lí để các giờ học được hiệu quả phụ thuộc nhiều yếu tố từ việc thiết kế tổ chức
các hoạt động dạy học của giáo viên; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; Trong
đó việc sử dụng cơng nghệ thơng tin để giúp tổ chức các giờ học được trực
quan, sinh động, tạo hứng thú cho học sinh góp phần không nhỏ.
Quzizz là một trong số những ứng dụng công nghệ trong dạy học mang
lại hiệu quả tăng thêm hứng thú cho các giờ học không chỉ riêng với môn Địa
lí đồng thời là cơng cụ hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học chấm, chữa
bài kiểm tra, đánh giá, các bài luyện tập, ôn tập và theo dõi kết quả học tập
của học sinh so với mục tiêu giáo dục để từ đó có những điều chỉnh trong kế
hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
Từ những lí do trên cho nên trong năm học này bản thân tôi đã mạnh
dạn thực hiện biện pháp “Sử dụng ứng dụng Quizizz hỗ trợ dạy học trong
môn Địa lí cho học sinh trường THPT số 2 Nghĩa Hành”, nhất là trong thời
gian dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch covid 19.
2
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thời gian thực hiện
Từ năm 2021 đến tháng 01/2022.
2. Đánh giá thực trạng
Hiện nay đa số giáo viên trong nhà trường không chuyên tin học nên
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chỉ dừng lại ở khâu soạn bài
giảng hoặc bài kiểm tra bằng các phần mềm soạn thảo văn bản mà chưa biết
khai thác các tiện ích khác trong các phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy hay
kiểm tra đánh giá.
Để khắc phục những tồn tại trên tơi tìm hiểu, khai thác phần mềm, ứng
dụng Quizizz để hỗ trợ trong dạy học đồng thời giúp học sinh phương tiện tự
học, tự ôn tập và nâng cao năng lực tự đánh giá kết quả học tập của mình.
3. Mục tiêu của biện pháp
- Nghiên cứu, tìm hiểu và khái quát về phần mềm Quizizz và cách thiết lập tài
khoản, biên soạn bài tập trên Quizizz.
- Sử dụng phần mềm Quizizz trong các hoạt động dạy học Địa lí: khởi động,
luyện tập, kiểm tra thường xun và các tiết ơn tập.
4. Trình bày biện pháp
4.1. Khái quát phần mềm quizizz
4.1.1. Khái niệm
Quizizz là một phương pháp giảng dạy và học tập dựa trên công nghệ,
có thể được sử dụng trong các trường học và các tổ chức giáo dục khác.
Quizizz là một phần mềm sáng tạo có thể được sử dụng trong lớp, làm việc
nhóm, đánh giá trước bài kiểm tra, bài kiểm tra, bài kiểm tra đơn vị và bài
kiểm tra ngẫu hứng và nó cho phép nhiều người chơi và giáo viên trực tuyến
cùng một lúc.
Học sinh có thể sử dụng Quizizz trên bất kỳ thiết bị điện tử nào có trình
duyệt, như, máy tính xách tay, iPad và điện thoại thơng minh. Quizizz có thể
được sử dụng như một máy 'kiểm tra' cho thấy cách học sinh biết về kiến thức
3
và giáo viên có thể sử dụng Quizizz để giao cho học sinh một số bài tập về
nhà.
Quizizz được thành lập bởi Antik Gupta và Deepak Joy Cheenath vào
năm 2015, và nó bắt đầu được sử dụng trong một trường học ở Bengaluru,
Ấn Độ. Quizizz là một công cụ web 2.0 , nó đã xây dựng một giai đoạn học
tập cho cả sư phạm, người học và phụ huynh để giúp giáo viên và phụ huynh
kiểm tra bài tập về nhà và bài kiểm tra của trẻ em và đưa các nhiệm vụ đó vào
một trị chơi tự học.
4.1.2. Các bước thiết kế trò chơi bằng trang web Quizizz
4
*) Cách thiết kế dành cho giáo viên
Bước 1: truy cập địa chỉ quizizz.com để
Bước 2: đăng kí bằng tài
đăng kí tài khoản miễn phí, nhấn chọn Sign khoản Google (gmail) hoặc tài
up
khoản Microsoft, lựa chọn
khai báo thông tin và tiếp tục.
Bước 3: Đăng nhập, chọn Log in và bắt đầu Bước 4: chọn Quiz – biên
tạo bài tập, chọn Create
soạn bài tập, Lesson – biên
soạn bài giảng
Bước 5: nhập tên bài tập, chọn lĩnh vực và
Bước 6: chọ dạng bài tập phù hợp
nhấn Next
với mục
đích ơn tập, kiểm tra:
Multiple Choice-nhiều lựa chọn;
Checkbox-chọn nhiều đáp án Fill in
the blank-điền từ; Poll - khảo sát;
Open ended – câu hỏi
mở; Slide – dành cho bài học
5
Bước 7: soạn câu hỏi, đáp án, kèm âm thanh, hình ảnh (nếu có), thiết lập thời
gian trả lời câu hỏi, nhấn SAVE
Bước 8: thêm câu hỏi, chọn New question và
Bước 9: chọn Publish ở góc
tiếp tục soạn thảo như bước 8 hoặc chọn
phải trên của giao diện màn
Teleport questions để tìm kiếm từ ngân hàng
hình đang soạn thảo để hồn
có sẵn trên Quizizz
thành việc biên soạn bài tập
Bước 10: chọn vào My library, chọn bài tập đã biên soạn, chọn tính năng
Live Game (Start live game) để học sinh chơi trực tiếp và hoặc giao bài
tập về nhà (Asign homework) -copy link gửi cho học sinh. Học sinh nhập
mã code hoặc truy cập link để làm bài tập.
6
Thống kê thứ hạng và kết quả bài làm của học sinh trên Quizizz
(Giáo viên có thể chọn download để tải kết quả thống kê về lưu trữ trên
máy tính)
7
4.2. Sử dụng phần mềm Quizizz trong các hoạt động dạy học Địa lí
Biện pháp này được tác giả sử dụng trong q trình dạy học Địa lí trong
hoạt động khởi động bởi vai trò quan trọng của hoạt động khởi động là giúp
học sinh tập trung chú ý, huy động kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh về
các nội dung liên quan đến bài học mới, kích thích tính tị mị, hứng thú, lơi
cuốn học sinh.
Biện pháp đồng thời được sử dụng để học sinh luyện tập, củng cố kiến
thức sau mỗi chủ đề bài học, các tiết ôn tập và sử dụng trong kiểm tra đánh
giá thường xuyên. Do thời lượng của mỗi tiết học có hạn, thường sau khi học
xong các bài học, chủ đề ở trên lớp thì khơng cịn nhiều thời gian để học sinh
có thể luyện tập và giáo viên có thể theo dõi được mức độ nhận thức của các
em; Số lần kiểm tra thường xun khơng cịn giới hạn, giáo viên có thể sử
dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá trong đó có hình thức kiểm tra trực
tuyến tại lớp có sự giám sát của giáo viên để theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của
học sinh qua các chủ đề, bài học và giáo viên có những điều chỉnh trong kế
hoạch giảng dạy cho phù hợp.
Bên cạnh những tiết học truyền thống trên lớp, học sinh sẽ được thay đổi
khơng khí học tập, bớt nhàm chán khi được làm việc hợp tác theo nhóm,
được thử sức với các dạng bài tập khác nhau và nhất là được “tranh hạng” với
các nhóm bạn. Điều đó góp phần tăng thêm hứng thú học tập cho các em học
sinh giúp các em học tập hiệu quả hơn trong các giờ học Địa lí.
4.2.1. Sử dụng Quizizz trong các hoạt động khởi động
Ví dụ minh họa: Hoạt động khởi động khi dạy bài : “Đất nước nhiều đồi
núi” – Địa lí 12.
1. Mục tiêu
- Liệt kê nhanh một số địa danh núi nổi tiếng Việt Nam
- Gọi tên được một số dạng địa hình
- Phát biểu nhanh một số đặc điểm chung của địa hình nước ta
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tài nguyên vùng núi
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trò chơi
8
3. Hình thức: cá nhân/nhóm nhỏ
4. Phương tiện: Một số hình ảnh về các dạng địa hình nước ta như: dãy núi,
dịng sơng, hang động…HS ghi trên phiếu học tập
5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động khởi động khi khơng sử dụng phần mềm Quizizz
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Trò chơi - Trả lời nhanh
Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi
- GV sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình
- HS ghi nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ô
trống tương ứng ở PHT
- Thời gian hoàn thành 10s
Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu lần lượt các tấm hình
tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh:
1. Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa?
2. Dãy núi nào dài nhất nước ta?
3. Cơng trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần?
4. Tên loại cơng trình xun qua núi?
5. Hiện tượng thường xảy ra miền núi do mưa lớn, không giữ được đất
ở vùng dốc?
6. Tên đỉnh núi cao nhất nước?
7. Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình?
8. Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn?
9
9. Tên hình thức canh tác ở miền núi phía Bắc, là danh thắng cấp quốc
gia?
10. Dạng địa hình thấp, bồi tụ bởi phù sa.
Bước 4. Đánh giá: GV công bố đáp án, HS chấm chéo kết quả và báo
cáo HS chốt nhanh và thông tin liên quan HS nào đúng trọn vẹn các đáp
án, lấy điểm .
ĐÀ LẠT
TRƯỜNG
SƠN
HẦM
SẠT LỞ
ĐÊ
FANSIPAN
SƠN ĐOÒNG
MỘC
CHÂU
RUỘNG BẬC
THANG
ĐỒNG
BẰNG
10
Hoạt động khởi động khi sử dụng phần mềm Quizizz
Bước 1: GV thiết kế bộ câu hỏi trên Quizizz
Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi
- GV sẽ chiếu mã code để HS tham gia trò chơi trực tuyến
- HS vào Quizizz.com, nhập mã code và quan sát các hình ảnh,
thông tin gợi ý để nhập đáp án trả lời
- Thời gian hoàn thành 10s
Bước 3: GV theo dõi quá trình HS làm bài trên Quizizz
Bước 4: Đánh giá: GV danh sách HS theo thứ hạng và số điểm đạt
được theo thống kê trên trang Quizizz, nhận xét và dẫn dắt vào bài.
4.2.2. Sử dụng Quizizz trong hoạt động luyện tập
Ví dụ minh họa: Hoạt động luyện tập sau khi học xong bài “Thiên nhiên
phân hoá đa dạng”.
1. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại và khắc sâu các kiến thức rèn
luyện các kĩ năng đã được tìm hiểu trong bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
11
- Tổ chức trị chơi.
3. Tiến trình hoạt động
* Hoạt động luyện tập khi không sử dụng phần mềm Quizizz
- Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ trả lời
các câu hỏi trắc nghiệm mà GV đã chuẩn bị sẵn trong vịng 3 phút.
Nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất và thời gian nhanh nhất là đội
chiến thắng.
- Bước 2: Các đội tham gia trò chơi. GV tổng kết và trao phần
thưởng cho đội chiến thắng.
CÂU HỎI
1.Số tháng có nhiệt độ dưới 200C ở phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. khơng có.
B. 2 đến 3 tháng.
C. 1 đến 2 tháng.
D. 3 đến 4 tháng.
2. Giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là
A. nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. B. phía nam dãy Bạch Mã.
C. giữa sơng Hồng và sơng Cả.
D. từ hữu ngạn S.Hồng đến dãy Bạch Mã.
3. Chế độ khí hậu của Tây Ngun và Đơng Trường Sơn có sự phân hóa như
thế nào?
A. Đối lập nhau về mùa mưa và mùa khơ.
B. Nóng quanh năm do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
C. Chia ra mùa đơng và mùa hạ rõ rệt.
D. Không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc.
4. Đặc điểm nào sau đây khơng đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam
nước ta?
A. Khơng có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C. B. Có hai mùa mưa và khơ rõ rệt.
C. Về mùa khơ có mưa phùn.
D. Quanh năm nóng.
5. Miền khí hậu phía Bắc khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Có một mùa khơ kéo dài, sâu sắc.
B. Khí hậu diễn biến thất thường.
C. Có một mùa đơng lạnh
D. Có phạm vi từ 160B trở ra Bắc.
6. Theo chiều từ tây sang đông, thiên nhiên nước ta chia thành các bộ phận
theo thứ tự nào dưới đây?
A. Vùng đồng bằng; đồi núi; biển, thềm lục địa.
B. Vùng đồi núi; đồng bằng; biển, thềm lục địa.
C. Vùng đồng bằng; biển, thềm lục địa; đồi núi.
D. Vùng biển, thềm lục địa; đồng bằng; đồi núi.
12
7. Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì
A. Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
B. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn.
C. Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.
D. Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn.
8. Ranh giới tự nhiên giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam
nước ta là
A. dãy núi Hồng Liên Sơn.
B. thung lũng sơng Cả.
C. thung lũng sơng Hồng.
D. dãy núi Bạch Mã.
9. Ngun nhân chính làm phân hóa thiên nhiên nước ta theo Bắc – Nam là do
sự phân hóa của
A. đất đai.
B. địa hình.
C. khí hậu.
D. sinh vật.
10. Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng
cho vùng khí hậu?
A. Ơn đới hải dương.
B. Cận xích đạo gió mùa.
C. Cận nhiệt đới hải dương.
D.Nhiệt đới gió mùa có mùa đơng lạnh.
11.Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho
vùng khí hậu nào?
A. Cận xích đạo gió mùa.
B. Ơn đới hải dương.
C. Cận nhiệt đới hải dương.
D. Nhiệt đới gió mùa có mùa đơng
lạnh.
12. Tác động của gió mùa Đơng Bắc mạnh nhất ở vùng nào dưới đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Tây Bắc.
C. Đông Bắc.
D. Đồng bằng Bắc Bộ.
13. Mùa mưa ở vùng duyên hải miền Trung nước ta
A. trùng thời gian với mùa mưa ở Tây Nguyên.
B. bị lệch pha so với miền Bắc và miền Nam.
C. kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10.
D. kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4.
14. Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều nào?
A. Bắc - Nam, Đông Tây và theo độ cao.
B. Bắc - Nam, Đông - Tây và Tây Bắc - Đông Nam.
C. Bắc - Nam, Đơng - Tây và vịng cung.
D. Bắc - Nam, vòng cung và theo độ cao.
15.Hệ sinh thái tiêu biểu của đai Nhiệt đới gió mùa là
A. rừng thưa nhiệt đới khô.
B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng cận nhiệt đới lá kim.
D. rừng cận nhiệt đới lá rộng.
* Hoạt động luyện tập khi sử dụng phần mềm Quizizz
13
- Bước 1: GV biên soạn câu hỏi trên Quizizz, chọn chế độ Live Game, ghi
mã code.
- Bước 2: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, các nhóm truy cập vào
quizizz.com, nhập mã code để chơi trị chơi. Nhóm nào dẫn đầu với điểm số
cao nhất sẽ giành chiến thắng.
- Bước 3: Các đội tham gia trò chơi. GV tổng kết và trao phần thưởng cho
đội chiến thắng.
4.2.3. Sử dụng Quizizz trong các tiết ơn tập
ƠN TẬP ĐỊA LÍ 12 (cuối kì 1)
- Bước 1: HS mở trình duyệt, truy cập vào quizizz.com, nhập họ tên, nhập mã
code và làm bài tập.
- Bước 2: HS làm bài tập ôn tập trên quizizz trong thời gian quy định.
- Bước 3: GV theo dõi kết quả bài làm của HS trên quizizz, đánh giá và nhận
xét về kết quả, tinh thần, thái độ tham gia học tập của HS
5. Kết quả thực hiện biện pháp
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về ứng dụng Quizizz và cách thức để thực
hiện vào bộ môn địa lí bản thân tơi đã lên kế hoạch lựa chọn nội dung các bài
học trong chương trình địa lí và tìm hiểu, điều tra khả năng áp dụng cho học
sinh các lớp sẽ sử dụng.
14
Biện pháp được sử dụng lần đầu ở học kì 1 năm học 2021 - 2022 vào
thời điểm học sinh phải tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid – 19. Ban đầu khi
mới làm quen với hình thức học tập trực tuyến, cả giáo viên và học sinh đều
bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn trong q trình dạy và học. Nhưng nhờ việc sử
dụng phối hợp các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến nên việc ôn tập trực
tuyến đối với giáo viên và học sinh nhà trường trở nên thuận lợi hơn trong
quá trình dạy học. Học sinh được làm quen với Quizizz trong các giờ ôn tập
trực tuyến, giáo viên cũng dễ dàng theo dõi kết quả q trình làm bài tập của
học sinh thơng qua phần thống kê trên Quizizz. Trong học kỳ I năm học
2021-2022 tôi đã sử dụng ứng dụng Quizizz để hỗ trợ giảng dạy, ôn tập và
kiểm tra, đánh giá cho các lớp tôi trực tiếp giảng dạy.
Kết quả sau khi áp dụng học sinh các lớp đều tham gia khá đầy đủ và
hào hứng, chất lượng các bài làm kiểm tra và ôn tập khá cao.
Bảng 1: Thái độ của học sinh khi tham gia học tập mơn Địa lí qua phần
mềm Quizizz ở trường THPT số 2 Nghĩa Hành năm học 2021-2022
Thái độ
Số lượng HS
Tỉ lệ (%)
Rất thích, hào hứng
226
88,9
Thích
21
8,3
Bình thường
7
2,8
Khơng thích
0
0
Khơng quan tâm
0
0
254
100,0
Tổng
(Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra)
Về tác động của ứng dụng này đối với học sinh
Tác giả đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá tồn diện hơn về
tác động của các trị chơi học tập trên Quizizz đến việc học tập bộ
mơn Địa lí. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
15
Bảng 2: Tác động của việc sử dụng phần mềm Quizizz trong dạy học mơn
Địa lí ở trường THPT số 2 Nghĩa Hành năm học 2021-2022.
Hồn tồn
Tác động
Thích học tập bộ
môn hơn
Hiểu bài hơn
Hào hứng tham gia
học tập
đồng ý
Đồng ý
Không đồng ý
Hồn tồn
khơng đồng
ý
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
224
88,2
30
11,8
0
0
0
0
205
80,7
30
11,8
19
7,5
0
0
254
100
0
0
0
0
0
0
(Nguồn: Xử lí từ kết quả điều tra)
Qua bảng trên, có thể nhận thấy, ứng dụng Quizizz được sử dụng trong
dạy học Địa lí có tác động rất tích cực đến các em học sinh.
Có 100% học sinh cho rằng, học tập qua trò chơi trên Quizizz giúp cho
các em hào hứng tham gia việc học tập. Học sinh đều bày tỏ ý kiến đồng ý
thích học tập bộ mơn hơn. Trong khi đó, có 11,8% học sinh đồng ý và có tới
88,2 % học sinh hoàn toàn đồng ý với việc hiểu bài hơn khi được học tập qua
phần mềm Quizizz. Có nhiều học sinh chia sẻ, khi được luyện tập kiến thức
ôn lại bài cũ, học sinh trả lời đúng càng nhanh, điểm số xếp hạng trên bảng
thứ tự càng cao, càng kích thích các em “đua tranh” lên hạng cao nhất. Khi
tham gia học tập trên Quizizz, các em trực tiếp được “thi đấu” cùng các bạn
của mình nên càng có động lực để cố gắng vượt lên. Đây chính là một trong
những yếu tố khiến cho các em hào hứng tham gia các bài tập trên Quizizz và
càng làm nhiều lần thì càng nhớ bài lâu hơn. Điều đó giúp các em cải thiện
được kết quả học tập sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá.
16
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của biện pháp
Trong xu thế phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì trang web
quizizz cùng một số trang web khác là mặt hổ trợ tích cực cho giáo viên
thay đổi bài giảng theo hướng tăng hứng thú cho người học.
Tuy thực hiện thời gian ngắn, nhưng qua thực tiễn thực hiện tơi nhận
thấy biện pháp hồn tồn có tính thiết thực và khả thi. Sử dụng ứng dụng
Quizizz hỗ trợ trong dạy học, kiểm tra, đánh giá sẽ giúp đa dạng hơn các
hình thức dạy học; rèn luyện kĩ năng cơng nghệ thông tin, học sinh được
học chủ động hơn, mọi lúc mọi nơi, ít tốn chi phí phơtơ, in sao đề thi; giáo
viên đánh giá học sinh 1 cách thường xuyên, dành được nhiều thời gian
trên lớp để tổ chức các hoạt động khác. Với học sinh việc kiểm tra, đánh
giá trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, các em hào hứng khi được tham gia các bài
kiểm tra (giống như một trị chơi) đồng thời góp phần phát triển năng lực
của học sinh, sự chủ động, sáng tạo. Tuy nhiên sử dụng ứng dụng Quizizz
cũng không hề đơn giản việc biên soạn, thực hiện tổ chức đòi hỏi nhiều
thời gian, công sức. Việc sử dụng phải phù hợp với nội dung học tập, với
đặc điểm đối tượng học sinh, mục tiêu của dạy học.
2. Kiến nghị, đề xuất
- Đối với sở GD&ĐT: Cần quan tâm, sát sao; trang bị đầy đủ các phương
tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, mở các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm
và các ứng dụng dạy học.
- Với giáo viên: Chuẩn bị biên soạn, các phương tiện đồ dùng cần
thiết, tích cực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học.
- Với học sinh: các em cần chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho việc học trực
tuyến, chuẩn bị bài chu đáo..
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Giáo viên thực hiện
Đặng Thị Tiếc
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược (1998), Lí luận dạy học địa lí, NXB ĐHQG Hà Nội .
2. Nguyễn Trọng Phúc , Kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Lê Nguyên Long (1999). Thử đi tìm phương pháp dạy học hiệu quả,
Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Trang wed
- />