Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tiểu luận ma túy (GDQP 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.4 KB, 13 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG


TIỂU LUẬN
Chủ đề:
TÁC HẠI CỦA MA TÚY VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC
SINH TRONG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Họ và tên học sinh
Lớp
Môn học
Giáo viên bộ môn
Năm học

:
:
:
:
:

Đinh Lê Hồng Khang
10C4
Giáo Dục Quốc Phịng
Mai Thanh Phi
2021-2022


MỤC LỤC
Phần I: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MA TÚY..................................................1
I.1. Khái niệm về ma túy.................................................................................... 1
I.2. Phân loại ma túy.......................................................................................... 1
I.3. Một số loại ma túy thường gặp và phổ biến ở Việt Nam...............................2


Phần II: NHỮNG TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA MA TÚY..............................4
II.1. Tác hại đối với sức khỏe con người............................................................. 4
II.2. Tác hại đối với Kinh tế - Quốc phòng - An ninh.......................................... 4
II.3. Tác hại đối với xã hội................................................................................... 5
II.4. Tác hại đối với gia đình............................................................................... 5
Phần III: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TÚY………………….5
III.1.

Nguyên nhân khách quan........................................................................ 5

III.2. Nguyên nhân chủ quan.............................................................................6
Phần IV: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY…………….6
IV.1. Dấu hiệu của người nghiện ma túy……………………………………………..6
IV.2. Dấu hiệu của học sinh sử dụng và nghiện ma túy…………………………….7
Phần V: TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG VIỆC PHÒNG,
CHỐNG MA TÚY................................................................................................ 7
Phần VI: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY................................7
Phần VII : LỜI KẾT……………………………………………………………..8


Phần I: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ MA TÚY
I.1.

Khái niệm về ma túy.
Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự
nhiên; bán tổng hợp hay tổng hợp có tác dụng lên hệ thần kinh
trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy
dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu
khơng sẽ rất khó chịu.
Cũng theo tổ chức y tế thế giới: Ma túy theo nghĩa rộng nhất là “Mọi thực thể hoá

học hoặc là những thực thể hỗn hợp khác với tất cả những cái được địi hỏi, để duy
trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi chức năng
sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.
Theo Luật Phòng, chống ma tuý số 73/2021/QH14 của Việt Nam được Quốc hội
thơng qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, ‘Chất ma tuý là các chất
gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính
phủ ban hành’
Theo cách hiểu thơng thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: trong
xã hội, ma túy thường được hiểu đó là heroin, cocain. Một người bị
nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu là nghiện heroin hay ngược lại
mà khơng có sự phân biệt về chất gây nghiện mà người đó sử dụng.
Tuy nhiên ở Việt Nam khơng có một sự nhất qn chung trong việc
sử dụng danh xưng này cho các chất thuộc loại này. "Ma túy" được
sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ mang màu sắc tiêu cực để chỉ
từ những chất có khả năng gây nghiện và tàn phá cơ thể người
dùng cao cho đến những chất có thể dùng trong y tế với liều lượng
nhỏ (như cần sa, chất được sử dụng rộng rãi ở Hà Lan, một phần
Hoa Kỳ) khiến dư luận tại Việt Nam thiếu khách quan và khoa học
khi nói đến vấn đề sử dụng các chất này (người dân thường chỉ
quan tâm đến tác hại trong khi cơng dụng dược liệu ít được để ý).
Ma túy làm thay đổi trạng thái, ý thức, trí tuệ và tâm trạng của
người sử dụng khiến cho họ có cảm giác giảm đau, dễ chịu, lâng
lâng và không tự chủ được hành vi của bản thân, ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người sử dụng.
Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc sử
dụng là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử
dụng. Thông thường, số lớn chất ma túy tổng hợp (nhân tạo) có khả
năng gây nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người
dùng hơn chất tinh khiết tự nhiên.


I.2.

Phân loại ma túy
Dựa theo nguồn gốc sản sinh thì các chất ma túy gồm có:


Ma túy tự nhiên
Ví dụ: thuốc phiện.
Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của
một số loài thực vật như: thuốc phiện, Cocain...
1

Nguồn gốc:
Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc,...), có trồng ở
12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Từ lá cây coca, chế ra chất cathinone, có nhiều ở Nam Mỹ
Ma túy tổng hợp
Những loại ma túy tổng hợp với ví dụ điển hình là Heroin. Chúng
thường là những hóa chất khá độc hại nằm trong nhóm ketamin
hay amphetamin,…
Nguồn gốc :Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuộc
nhóm amphetamin, ketamin,methamphetamin...
Độc lực :So với thuốc phiện tự nhiên, các chất ma túy tổng hợp có
tính độc hại hơn gấp 500 lần. Chúng có những tác động xấu đến
tâm sinh lý của người sử dụng.
Các dạng : ectasy, ma túy đá (hay là crystal meth), Morphine.
I.3.

Một số loại ma túy thường gặp và phổ biến ở Việt Nam
1. Cần sa: là loại ma túy

được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa.
Loại ma túy này còn được biết đến với
những tên khác như "cỏ", bồ đà, tài mà…
Cần sa nhìn giống như lá chè khơ và có thể
còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Cần sa có
thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu.
Cần sa thường được lăn bằng tay thành
thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Một số người còn
trộn cần sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh quy để ăn. Cần sa
cũng có thể được trộn lẫn để hút cùng thuốc lá.
Trong cần sa có chất THC là yếu tố làm cho người sử dụng "phê".
Khi hút cần sa, THC nhanh chóng qua phổi vào máu. Sau đó nó sẽ


theo đường máu đi lên não, làm biến đổi tâm trạng của người sử
dụng, khiến họ có cảm giác khác biệt. Người sử dụng cần sa trong
một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc cần sa và sẽ ln tìm
cần sa để sử dụng.
2.Thuốc phiện: Cây thuốc phiện (cây
anh túc) là loại cây thân cỏ, thân thẳng
đứng, cao từ 1- 1,5m, mọc ở nơi khí hậu
mát, thích hợp với đất sét vôi. Nhựa từ quả
gọi là thuốc phiện sống. Nhựa thuốc phiện
thường dùng để hút. Lúc đầu hút vào thấy
có sự khối lạc, tạo cảm giác hưng phấn,
làm giảm đau nhức, mệt mỏi. Nhưng càng
2
hút thì càng ngày càng phải tăng liều mới đạt được cảm giác như lần trước. Dần dần
người hút bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí và cả cảm giác khơng cịn.
Nguy hiểm hơn là khi khơng có thuốc, người sử dụng ma tuý phải nạo xái trong ống

thuốc ra để hút, hút xái độc hơn vì nó có khoảng 80 - 90% chất morphin.
3.Heroin : Đây là loại ma túy phổ
biến nhất hiện nay. Là chất được
tổng hợp từ moócphin có trong
nhựa thuốc phiện. Heroin thường
được sử dụng theo đường tiêm
chích, hút hoặc hít. Chất này
chạy tới não chỉ trong vòng chưa
đến 10 giây nếu tiêm, 10 hoặc
15 phút nếu hút hít. Trong giai đoạn đầu sử dụng các đối tượng
thường hút hoặc hít heroin nhưng sau đó chuyển sang đường tiêm
chích khi độ dung nạp tăng và khơng đủ tiền mua thuốc hít nữa.
Heroin có tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin, nhưng độc hại
hơn nhiều. Heroin có khả năng gây nghiện rất nhanh, người nghiện
bị suy sụp nhanh chóng về thể xác lẫn tinh thần. Chỉ cần một liều
khoảng 0,06g có thể gây chết người ngay sau khi tiêm (sốc thuốc).


4.Ma túy đá: Methamphetamine là loại ma
tuý tổng hợp mới. Dân chơi hay gọi là "hàng
đá", "chấm đá", "pha lê", trơng giống đá, gần
giống mỳ chính, hoặc hạt muối hoặc có dạng
cục, bột, viên nén màu vàng, nâu, giá thành
rất cao.
Đây là loại ma tuý nguyên chất, không pha
trộn như các loại ma tuý khác. Người nghiện khi sử dụng (nuốt, hút,
hít, uống hoặc tiêm chích) ma tuý này sẽ có tác dụng trực tiếp vào
bộ não, gây kích thích thần kinh trung ương và ảo giác có thể kéo
dài 3 ngày sau khi dùng.
5.Thuốc lắc: Thuốc lắc (hay

còn gọi là Ecstasy), một loại
ma tuý tổng hợp; là chất thuộc
nhóm kích thích thần kinh độc
hại, khi đưa vào cơ thể con
người nó kích thích khiến
người đó muốn nhảy múa,
"lắc" điên cuồng (thường có
âm nhạc cực mạnh, ánh sáng hỗ trợ). Thuốc được sản xuất dưới
dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu.
3

Phần II: NHỮNG TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA MA TÚY
II.1. Tác hại đối với sức khỏe con người
Đối với hệ hơ hấp: Các chất ma
túy kích thích hơ hấp làm tăng
tần số thở gây ức chế hô hấp,
nhất là khi dùng quá liều.
Nhiều trường hợp ngưng thở
nếu không cấp cứu kịp thời sẽ
dẫn đến tử vong, đôi khi ngưng
thở rất đột ngột.
Ngoài ra, sau khi dùng ma túy
(nhất là cocaine) có thể gây
phù phổi cấp, tràn khí màng
phổi, tràn khí trung thất, xuất
huyết phế nang, viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn
hen phế quản...


Đối với hệ tim mạch: Các chất ma túy sẽ kích thích làm tăng nhịp

tim, ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành có thể tạo
nên cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim.
Chúng cũng là nguyên nhân của các rối loạn nhịp đe dọa tính mạng
người dùng ma túy. Ngồi ra còn gây nên tình trạng co mạch làm
tăng huyết áp.
Đối với hệ thần kinh: Ngồi tác dụng kích thích thần kinh giai đoạn
đầu gây hưng phấn, sảng khoái, lệ thuộc thuốc…, cũng có thể gây
các tai biến như: co giật, xuất huyết dưới nhện, đột quỵ...
Đối với hệ sinh dục: Ở người nghiện ma túy, khả năng tình dục bị
suy giảm một cách rõ rệt, và hậu quả này vẫn tồn tại sau khi ngưng
dùng thuốc một thời gian khá lâu. Ở những nam giới dùng ma túy
trong thời gian dài sẽ bị chứng vú to (gynecomastia) và bất lực. Còn
ở phụ nữ sẽ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rong kinh, tăng tiết sữa
bất thường và vơ sinh.
Ngồi ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như:
hoại tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị.. Sử dụng ma túy còn có khả
năng nhiễm HIV/AIDS và khả năng tử vong cao (từ các bệnh cơ hội).
II.2. Tác hại đối với nền Kinh tế & Quốc phòng – An ninh
Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Với trên 100.000
người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin:
100.000đồng/liều, có loại 30.000 đồng đến 70.000 đồng/liều, có người nghiện phải
dùng 3 lần 1 ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2.000 tỷ đồng.
Năm 2002, tồn thế giới có 200 triệu người nghiện ma tuý, tăng 10 triệu so với năm
2001.
Ở Việt Nam trong bảy năm qua (1993 - 2000) tổng số người được cai nghiện là
166.203 lượt. Năm 2002 có 142.002 người nghiện được lập danh sách có hồ sơ kiểm
4
soát, tăng 28.098 người so với năm 2001. Với tình trạng như vậy, số người nghiện
ma t tồn thế giới hàng năm đã đốt hàng chục tỷ USD


II.3. Tác hại đối với xã hội
Với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ đồng cho việc xóa bỏ cây
thuốc phiện, cho cơng tác cai nghiện ma t, cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma
t. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng
và chất lượng; làm cho thu nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phịng và chăm sóc
y tế lại tăng; ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài, khách du dịch; Ma
tuý là nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh hưởng
đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người, khủng bố...); là
nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội khác (mại dâm, cờ bạc...).

II.4. Tác hại đối với gia đình nạn nhân


Bên cạnh đó, sức khoẻ các thành viên khác trong gia đình giảm sút ( lo lắng, mặc
cảm, ăn khơng ngon, ngủ khơng n... vì trong gia đình có người nghiện) . Gây tổn
thất về tình cảm (thất vọng, buồn khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hơn, con
cái khơng ai chăm sóc...) và kinh tế ,ảnh hưởng đến danh dự của gia đình và vơ tình
tạo rào cản vơ hình ngăn cách gia đình với xã hội.

Phần III: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHIỆN MA TÚY
III.1. Nguyên nhân khách quan
Giới trẻ có lối sống thực dụng, bng thả... một số học sinh không làm chủ được bản
thân đã sa vào tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
Sự tác động của lối sống thực dụng, văn hoá phẩm độc hại dẫn đến một số em có lối
sống chơi bời trác táng tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lý học sinh, sinh viên ở
một số địa phương chưa thực sự có hiệu quả,chặt chẽ.
Công tác quản lý địa bàn dân cư ở một số địa phương chưa tốt, nên ở một số khu vực
xung quanh các trường học hoặc tại nơi các em cư trú, sinh sống còn nhiều tụ điểm
cờ bạc, mại dâm, ma tuý từng ngày từng giờ tác động đến suy nghĩ và hành động của

lứa tuổi trẻ, trong đó có các em học sinh.
Do một bộ phận các bậc cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập, sinh hoạt của con,
em. Cha, Mẹ và những người lớn tuổi do mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc do nng
chiều con cái q mức hoặc trong gia đình có người lớn tuổi cũng mắc nghiện hoặc
có hành vi bn bán ma tuý....
Tiếp xúc sớm với mạng xã hội , chưa biết chắt lọc thông tin đúng sai , chưa có nhận
thức đầy đủ dẫn đến bị các đối tượng , hội nhóm xấu rủ rê dẫn lối.
5
III.2. Nguyên nhân chủ quan
Do thiếu hiểu biết về tác hại của ma tuý, nên nhiều em học sinh bị những đối tượng
xấu kích động, lơi kéo sử dụng ma t, tham gia vận chuyển, mua bán ma tuý.
Do muốn thoả mãn tính tị mị của tuổi trẻ, thích thể hiện mình, nhiều em đã chủ
động đến với ma tuý.
Do tâm lý đua địi, hưởng thụ; nhiều em học sinh có lối sống buông thả, dễ bị lôi
kéo, sa ngã. với những học sinh này khơng chỉ sử dụng ma t mà cịn tham gia vận
chuyển, mua bán ma tuý nhằm mục đích kiếm tiền để thoả mãn thú vui hưởng lạc.
Một số trường hợp do hồn cảnh gia đình bất lợi như: Bố, mẹ bỏ nhau; gia đình bất
hồ, mồ cơi cha mẹ hoặc hồn cảnh gia đình khó khăn... Do buồn chán cô đơn,
không làm chủ được bản thân các em đã chủ động tìm đến với ma tuý.

Phần IV: DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
IV.1. Dấu hiệu của người nghiện ma túy


Sau đây là vài những dấu hiệu thường gặp ở các người nghiện ma túy:
1.

Hay tụ tập, đi lại với những người khơng có cơng ăn việc làm,
khơng lao động, không học hành, hay chơi thân với người
nghiện ma túy.


2.

Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó
dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để "đi".

3.

Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả
người thân trong gia đình).

4.

Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn,bất an, đơi khi nói nhiều,
nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt.

5.

Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không
chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn,
trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ
gật.

6.

Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý
do chính đáng, thường xun xin tiền người thân, hay bán đồ
đạc cá nhân hoặc của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt hay
có các hành vi tiêu cực khác.


7.

Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy
bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm,
ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hêrơin.

8.

Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt
trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ.

9.

Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn
biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt;
mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, mồ hôi có mùi
khai, sụt cân, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.

10.

Những người nghiện thường mất hết niềm tin vào cuộc sống,
thiếu ý chí quyết tâm, tỏ ra lập dị và khó hiểu, bị suy giảm
trong mọi chức năng (trí nhớ, tư duy), mất phương hướng.

11.

Giờ giấc sinh hoạt thay đổi thất thường: ngủ nhiều vào ban
ngày nhưng đêm lại thường ít ngủ, thức khuya, dậy muộn…

6

IV.2. Dấu hiệu của học sinh sử dụng và nghiện ma túy
1. Trong cặp sách hoặc túi quần áo thường có dụng cụ dùng sử dụng chất ma túy
như: bật lửa, kẹo cao su, giấy bạc.
2. Hay xin ra ngoài đi vệ sinh trong thời gian học tập


3.Thường hay xin tiền bố mẹ nói là đóng tiền học, quỹ lớp
4.Lực học giảm sút
5.Hay bị tốt mồ hơi, ngáp vặt, ngủ gà ngủ gật, tính tình cáu gắt, da xanh tái, ớn lạnh
nổi da gà, buồn nôn, mất ngủ, trầm cảm…
6.Ngại tiếp xúc với người thân, bạn tốt, có ý xa lánh mọi người; cố tránh các hoạt
động vui chơi lành mạnh.
7.Đến trường không đầy đủ, hay xuất hiện với các đối tượng đáng nghi, tâm lí âu lo
sợ hãi, không ổn định.

Phần V: TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN TRONG VIỆC
PHỊNG, CHỐNG MA TÚY
Khơng sử dụng ma t dưới bất kỳ hình thức nào.
Khơng tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma tuý.
Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình khơng sử
dụng ma t.
Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng
ma t hoặc nghi vấn bn bán ma tuý phải báo cho
thầy, cô giáo.
Nâng cao cảnh giác tránh bị rủ rê, lơi kéo.
Tích cực tham gia phong trào phịng, chống ma t do nhà trường, Đồn thanh niên,
Hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể phát động.
Hưởng ứng và tham gia phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú.
Ký cam kết không vi phạm tệ nạn ma tuý.


Phần VI: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy
định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên
trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy.
Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần
để chữa bệnh.
Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và của người khác.
7


Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở
cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai
nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống trường
hợp tái nghiện.
Phát hiện, cung cấp nhanh chống các thông tin về tệ nạn
ma túy cho cơ quan Cơng an hoặc cơ quan khác có thẩm
quyền.
Phát hiện và báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia
triệt phá các loại cây có chứa chất ma túy do chính quyền
địa phương tổ chức.

Phần VII: LỜI KẾT
Qua một số vấn đề đưa ra ở trên cho chúng ta thấy rõ thực trạng của
vấn nạn ma túy hiện nay, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn, cụ
thể hơn để nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong vấn đề
phòng chống ma túy.Ra sức tuyên truyền về tệ nạn ma túy đối với
thế hệ trẻ. Ngăn chặn kịp thời các hành vi sử dụng, vận chuyển, tàng
trữ, buôn bán trái phép chất cấm này. Góp phần xây dựng một xã hội
an tồn, lành mạnh - một Việt Nam phát triển thịnh vượng.


“Phòng chống ma túy là trách nhiệm của gia
đình và xã hội”


8




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×