Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.72 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN
MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

GVHD: Thầy Lê Ngọc Duy

Họ và tên

: Lê Thị Ngọc

Mã sinh viên

: 21050959

Lớp

: KTQT CLC4

Mã lớp

: 211_ THL105 12

download by :


Lời mở đầu
Thời gian và thực tiễn đã chứng minh rằng ,một quốc gia sẽ chẳng thể tồn tại
và phát triển nếu thiếu đi pháp luật và ngược lại luật pháp cũng khơng thể phát huy
được hiệu lực của mình nếu khơng có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Ngày nay ,
pháp luật khơng chỉ được nhìn nhận là của “ riêng ” nhà nước , công cụ để nhà nước


tổ chức và quản lí xã hội , ngược lại , pháp luật đã trở thành “ tài sản ” chung của
toàn xã hội, một loại quy tắc ứng xử đặc biệt quan trọng trong đời sống chung , yếu
tố thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa cơng cuộc đổi mới tồn diện mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội đã đặt ra cho nhà nước ta nhiều vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết
, trong đó then chốt là xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam . Quan điểm xây

dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được đề ra như một
nhiệm vụ chiến lược với phương châm “ Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật.
Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến
pháp và pháp luật ”. Thực hiện phương châm này, trong những năm đổi mới vừa
qua, các cơ quan nhà nước đã từng bước đổi mới tổ chức, hoạt động và hệ thống
pháp luật dần dần được hồn thiện phục vụ cho cơng cuộc đổi mới cũng như xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế , chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi mới cũng như xây dựng nhà nước
pháp quyền , nhiều quy định của pháp luật vẫn chưa phát huy được hiệu lực trong
thực tế. Tình hình vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp , tinh vi và tính
chất nguy hiểm hơn, làm giảm vai trị, vị trí và hiệu quả của pháp luật trong thực
tiễn. Nhà nước nào cũng muốn pháp luật do mình ban hành phải được tơn trọng và
thực hiện nghiêm chỉnh, vì vậy nhà nước nào cũng đấu tranh chống vi phạm pháp
luật.

download by :


Nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra những
biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Do
đó , em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Khái niệm, các dấu hiệu cơ bản của vi phạm
pháp luật và các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp

luật”. Mặc dù đã có sự tham khảo từ các nguồn tài liệu khác nhau để có thể hồn
thành bài tiểu luận này, nhưng do sự nhận thức còn chưa đầy đủ nên cịn nhiều thiếu
sót . Vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý, đánh giá của thầy.
Em xin chân thành cảm ơn thầy !

download by :


MỤC LỤC
I.

DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT, KHÁI NIỆM CỦA VI

PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP
LUẬT…………………............................................................................................. 3

1.Khái niệm vi phạm pháp luật...................................................................................................... 3
2. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật................................................................................ 3
3. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.................................................................... ..6
II. CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT................................................................................. 11
1. Khái niệm………………………………………………………………………11
a.Vi phạm hình sự............................................................................................................................. 11
b. Vi phạm hành chính..................................................................................................................... 11
c. Vi phạm dân sự............................................................................................................................. 11
d. Vi phạm kỉ luật nhà nước.......................................................................................................... 11
2. Tính chất và đặc điểm của các loại vi phạm pháp luật…………………………..12

2.1. Vi phạm hình sự........................................................................................................................ 12
2.2. Vi phạm hành chính......................................................................................................... 13
2.3. Vi phạm dân sự ………………………………………………………………14

2.4. Vi phạm kỉ luật nhà nước ……………………………………………………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………16

download by :


I.

DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT, KHÁI NIỆM
CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VI
PHẠM PHÁP LUẬT.

1. Khái niệm vi phạm pháp luật.
-

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi của chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý ( có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý), đã xâm hại tới
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

2. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật.

Từ định nghĩa về vi phạm pháp luật ta có thể thấy được những dấu hiệu cơ
bản của vi phạm pháp luật như sau:
Thứ nhất : vi phạm pháp luật luôn luôn là hành vi xác định của con
người, thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Hành vi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi do con người thực
hiện bằng hành động( như vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông) hoặc không
hành động(như trốn nộp thuế). Hành vi đó phải được bộc lộ ra bên ngồi thế giới
khách quan dưới hình thức hành động mà con người có thể tri giác được . Do đó
mọi suy nghĩ , tưởng tượng dù có nguy hiểm những chưa được thực hiện thì

khơng bị coi là vi phạm pháp luật.
Việc coi hành vi của con người là dấu hiệu đầu tiên của vi phạm pháp luật
xuất phát từ nguyên lý: pháp luật chỉ điều chỉnh hành vi của con người chứ
không điều chỉnh ý nghĩ, trạng thái tâm lý của con người khi họ chưa thể hiện
hành vi cụ thể.
Thứ hai : vi phạm pháp luật là hành vi trái với quy định của pháp luật,
xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

download by :


Hành vi trái với quy định của pháp luật được hiểu là hành vi làm không
đúng với điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều
pháp luật bắt buộc phải làm,làm điều pháp luật cấm. Do đó những hành vi đe
dọa gây thiệt hại cho xã hội nhưng chưa quy định trong pháp luật thì khơng
bị coi là vi phạm pháp luật.
Thứ ba : vi phạm pháp luật là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể hay
nói cách khác là chủ thể phải có lỗi.
Mọi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật nhưng không
phải tất cả các hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật, mà chỉ hành vi
trái pháp luật nào được chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vơ ý thì mới được
coi là vi phạm pháp luật. Chủ thể có lỗi được hiểu là khi chủ thể đó thực hiện
hành vi , họ nhận thức được hành vi của mình , họ có đủ điều kiện( về mặt khách
quan hoặc chủ quan ) để lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật
nhưng người đó lại lựa chọn cách xử sự không đúng , không đầy đủ , không phù
hợp , không thực hiện yêu cầu mà pháp luật buộc phải thực hiện hoặc thực hiện
hành vi mà pháp luật cấm thực hiện.
Thứ tư : vi phạm pháp luật là hành vi do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện.
Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của chủ thể tự gánh chịu những hậu

quả pháp luật bởi hành vi mà mình thực hiện .Chủ thể hành vi trái pháp luật
có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Nếu là tổ chức thì ln có năng lực trách
nhiệm pháp lý. Đối với cá nhân thì họ phải có đủ năng lực hành vi khi họ có
đủ điều kiện nhất định như : đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi
phạm pháp luật do mình thực hiện theo luật định , có sự phát triển bình
thường về thể chất và tinh thần, đến mức có khả năng nhận thức được hậu
quả trong hành vi của mình và điều khiển được hành vi ấy. Người mắc bệnh

download by :


tâm thần nhưng đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định hoặc trẻ em
chưa đến tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo luật định nhưng có sự phát triển
bình thường về thể chất và tinh thần mà có hành vi trái pháp luật thì họ
khơng được coi là những người có năng lực trách nhiệm pháp lý pháp lí thực
hiện.
3. Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật.

Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù cho
một loại vi phạm pháp luật cụ thể, được nhà nước quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Vi phạm pháp luật gồm bốn yếu tố cấu thành: mặt khách quan; mặt chủ quan;
chủ thể và khách thể
3.1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi
phạm pháp luật mà con người có thể nhận thức được bằng trực quan.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật bao gồm: hành vi trái pháp luật, sự
thiệt hại cho xã hội, quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt
hại cho xã hội.
Hành vi trái pháp luật: thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động,

trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội. Những biểu
hiện của hành vi trái pháp luật như:
-

Chủ thể làm việc mà pháp luật cấm. VD: buôn bán hàng lậu, hàng giả trên thị
trường.

-

Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.

-

Chủ thể không thực hiện các nghĩa vụ mà Nhà nước quy định. VD: không đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Sự thiệt hại của xã hội: là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần..
mà xã hội phải gánh chịu hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại đấy nếu hành

download by :


vi trái pháp luật không được ngăn cản kịp thời. Thiệt hại cho xã hội được thể
hiện dưới các hình thức:
-

Thiệt hại về thể chất: sức khỏe, tính mạng của con người.

-

Thiệt hại về tinh thần: danh dự, nhân phẩm , quyền tự do của con người.


-

Thiệt hại về vật chất: tài sản bị tổn thất , hư hại.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội:
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân, còn sự thiệt hại của xã hội là hậu
quả.Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự
thiệt hại cho xã hội là để xem hành vi trái pháp luật có là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến thiệt hại của xã hội hay không và sự thiệt hại của xã hội có phải
là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật khơng, vì trong thực tế có nhiều
trường hợp hành vi trái pháp luật không trực tiếp gây ra thiệt hại cho xã hội
mà là do nguyên nhân khác.
Các yếu tố khác thuộc mặt khách quan của vi phạm pháp luật như: công cụ,
thời gian, địa điểm thực hiện hành vi…

Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật thì hành vi trái pháp
luật ln là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp
luật, cịn các yếu tố khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường
hợp vi phạm. Có trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân
quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải
xác định, có trường hợp địa điểm, thời gian vi phạm… cũng là yếu tố bắt buộc
phải xác định.
Ví dụ: Luật Giao thơng đường bộ nghiêm cấm hành vi bấm còi, rú ga liên tục
trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ. Nếu như anh A thực hiện hành vi trên trong
khoảng thời gian được quy định trong luật thì anh A vi phạm pháp luật => Thời
gian vi phạm là yếu tố bắt buộc trong trường hợp này.

download by :



3.2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể
vi phạm pháp luật. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm các yếu
tố: lỗi , động cơ, mục đích.
Lỗi:
Là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện và hậu quả nguy hiểm hoặc
nguy cơ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà mình gây ra, thể hiện dưới
hai hình thức là cố ý hoặc vô ý.
-

Lỗi cố ý trực tiếp: Người vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn
cho hậu quả đó xảy ra. Ví dụ: A dùng dao đâm B liên tục đến khi B chết.

-

Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó, tuy khơng mong
muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Ví dụ: Chị A biết mình là
người từng tiếp xúc với F0, tuy nhiên chị A không tự cách ly theo dõi mà vẫn
tiếp xúc bình thường với mọi người khiếnnhiều người từng tiếp xúc với chị
mắc covid-19.

-

Lỗi vơ ý vì q tự tin: Chủ thể vi phạm pháp luật thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó
sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên đã thực hiện hành vi trái
pháp luật và gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Ví dụ: Anh A do quá tự tin

vào khả năng lái xe của mình mà đã lạng lách, đánh võng trên đường và
đụng phải chị B khiến chị B ngã và bị thương.

-

Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm pháp luật đã gây ra hậu quả nguy hại
cho xã hội nhưng do cẩu thả nên khơng thấy trước hành vi của mình có thể
gây ra hậu quả đó, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả ấy.Ví

download by :


dụ: Chị C là nhân viên thiết kế đồ hoạ của một công ty, trong lúc thiết kế
poster cho một chương trình giải trí, chị đã sử dụng hình ảnh trên internet mà
khơng tìm hiểu và mua bản quyền từ tác giả khiến công ty của chị bị kiện về
việc vi phạm bản quyền và thiệt hại một khoản tiền bồi thường.
-

Người thực hiện hành vi trái pháp luật chỉ bị xem là có lỗi khi hành vi mà
chủ thể đã thực hiện là kết quả của sự lựa chọn, quyết định của họ, trong khi
người đó có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn một cách xử
sự khác phù hợp với pháp luật. Ví dụ: Chị E phát hiện có người đang đuối
nước. Do khơng biết bơi, chị E chỉ có thể hơ hào gọi mọi người xung quanh
tới giúp nhưng khơng có ai nghe thấy. Sau khi chị tìm được người tới giúp
thì người đó đã tử vong. Trong trường hợp này, chị E khơng có lỗi đối với
cái chết của người đó.
Lỗi là yếu tố bắt buộc của mọi vi phạm pháp luật.
Động cơ vi phạm pháp luật:

- Là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Động cơ chỉ có đối với các hành vi vi phạm với lỗi cố ý.

- Động cơ không phải là yếu tố bắt buộc phải xác định trong mặt chủ quan của
vi phạm pháp luật.
Mục đích vi phạm pháp luật:
-

Là kết quả trong ý thức chủ quan mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra phải
đạt được khi thực hiện vi phạm pháp luật.

-

Chỉ được thực hiện trong hành vi vi phạm pháp luật có lỗi cố ý trực tiếp.
Trong một số hành vi vi phạm pháp luật, mục đích trở thành dấu hiệu bắt
buộc được quy định trong cấu thành vi phạm pháp luật.

-

Mục đích và kết quả không phải lúc nào cũng trùng nhau.

3.3. Khách thể của vi phạm pháp luật.

download by :


Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới như chủ quyền quốc gia, chế độ
hơn nhân và gia đình…
VD: khách thể của tội cướp tài sản trực tiếp xâm hại tới 2 quan hệ xã hội:
quan hệ nhân thân là quan hệ về tính mạng, sức khỏa của con người, quyền
được bảo vệ về tính mạng sức khỏe bởi nhà nước; quan hệ tài sản là quan hệ
về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được nhà nước

bảo vệ.
Tính chất của khách thể vi phạm pháp luật cũng là một yếu tố để đánh giá
mức độ nguy hiểm trong hành vi trái pháp luật. Chẳng hạn hành vi bán hàng
cấm nguy hiểm hơn hành vi bán hàng trên vỉa hè.
3.4. Chủ thể vi phạm pháp luật.
Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp
lý thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Đối với chủ thể là cá nhân: Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
phải có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật. Trong đó:
-

Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng của các nhân tự nhận thức được
hành vi của mình, nhận thức được tính chất nguy hiểm và thiệt hại cho xã hội
do hành vi của mình gây ra, nhận thức được trách nhiệm pháp lý của mình với
hành vi đó. Năng lực hành vi của cá nhân trong các quan hệ pháp luật khác
nhau là khác nhau.

-

Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng của chủ thể được có các quyền và
nghĩa vụ theo luật định. Năng lực pháp luật của cá nhân trong các quan hệ
pháp luật khác nhau là khác nhau.

-

VD: theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người từ 14 tuổi trở lên nhưng
chưa đủ 16 tuổi thì chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng

download by :



do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Người từ 16 tuổi trở lên chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Đối với chủ thể là tổ chức: Tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật phải có tư cách pháp nhân (là tổ chức do nhà nước thành lập hoặc được
nhà nước thừa nhận thành lập hoặc được nhà nước cho phép thành lập). Năng
lực pháp luật của pháp nhân do nhà nước quy định. Năng lực pháp luật của
pháp nhân trong từng quan hệ pháp luật khác nhau là khác nhau.
Ngoài những yếu tố trên khi truy cứu trách nhiệm pháp lý của chủ thể
vi phạm pháp luật còn phải xác định các yếu tố khác như thời gian, điều kiện,

hoàn cảnh..
Chủ thể vi phạm pháp luật sẽ được xác định tương ứng với từng quan
pháp luật và loại vi phạm pháp luật khác nhau. Việc xác định hành vi vi phạm
pháp luật và trách nhiệm pháp lí cũng khác nhau giữa chủ thể là cá
nhân và chủ thể là tổ chức.
I.

CÁC LOẠI VI PHẠM PHÁP LUẬT

1. Khái niệm.
a) Vi phạm hình sự( được gọi là tội phạm).
-

Vi phạm hình sự ( tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý hoặc vơ ý, xâm phạm đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân,

xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo
quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. (Điều 8 Bộ luật hình sự 2015).

download by :


b) Vi phạm hành chính
-

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm
hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý
nhà nước mà khơng phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt hành chính. ( Khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012).

c) Vi phạm dân sự.
-

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi , do chủ thể có năng lực trách
nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân có
liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản.

d) Vi phạm kỷ luật.
-

Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi , do chủ thể có năng lực trách
nhiệm kỷ luật trái với những quy định pháp luật xác lập trật tự trong cơ quan,
tổ chức của nhà nước.Chủ thể vi phạm là cá nhân , tập thể có quan hệ phụ
thuộc với cơ quan, tổ chức đó của nhà nước.


2. Tính chất và đặc điểm của các loại vi phạm pháp luật.
2.1.

Vi phạm hình sự.
Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự ( sửa đổi , bổ sung 2017), Luật tố tụng hình
sự 2015.
Các dấu hiệu cấu thành:
Mặt khách quan:

- Hành vi khách quan: Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan, dấu hiệu
hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm.
Chỉ có hành vi nguy hiểm cho xã hội mới gây thiệt hại cho các quan hệ xã
hội được Luật Hình sự bảo vệ.
- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Hành vi đó phải gây “nguy hiểm
đáng kể” cho xã hội theo Bộ luật hình sự.

download by :


-

Hậu quả của hành vi: là thiệt hại do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra cho
quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, có ý nghĩa quan trọng để xác định
tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Hậu quả tác hại càng lớn thì mức
độ nguy hiểm của tội phạm càng cao. Gồm thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh
thần.
Mặt chủ quan: Tội phạm có bốn hình thức lỗi, đó là lối cố ý trực tiếp và cố ý
gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và cố ý do cẩu thả. Do tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của từng trường hợp lỗi là khác nhau, với lại tội phạm là
loại vi phạm pháp luật nặng nhất nên quy đinh bốn hình thức lỗi giúp giải

quyết chính xác các vụ án hình sự.
Khách thể của vi phạm hình sự là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ,
bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.Theo Bộ luật
Hình sự 2015 thì khách thể của tội phạm gồm: độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp
pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của
cơng dân, những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Chủ thể:
- Theo Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp
nhân thương mại.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Chỉ có thể do Tịa án xét xử.
Các hình thức xử phạt:
-

Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo khơng giam giữa, trục xuất, tù có
thời hạn, tù chung thân, tử hình.

-

Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; cấm cư trú;
quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản.

download by :


Chế tài xử lý vi phạm là chế tài hình sự: là bộ phận hợp thành của quy phạm
pháp luật hình sự, xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng
đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp

luật hình sự đó.
Khi vi phạm hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm
pháp lý nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với các chủ thể đã thực hiện
hành vi phạm tội.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự 2015 có quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội
cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 143,150, 151, 170, 171,

2.2.

Vi phạm hành chính

Căn cứ pháp lý: Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật tố tụng hành chính
2015.
Các dấu hiệu cấu thành:
Mặt khách quan:
-

Hành vi khách quan: Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới
dạng hành động hoặc không hành động. Nếu khơng có hành vi trái pháp luật
hành chính của chủ thể thì khơng thể có cấu thành vi phạm hành chính.

-


Mức độ nguy hiểm cho xã hội: Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm
cho xã hội thấp hơn tội phạm.

download by :


-

Hậu quả: Hành vi trái pháp luật hành chính ở những mức độ khác nhau đều
có tính nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ra hoặc chứa đựng nguy cơ gây
ra những thiệt hại về vật chất, tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội.
Mặt chủ quan: Vi phạm hành chính có hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô
ý. Các trường hợp vi phạm mà lỗi cố ý trực tiếp hay gián tiếp hoặc vơ ý vì
q tự tin hay do cẩu thả đều xử lý như nhau.
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật
hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây ra thiệt hại
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại.
Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
hành chính.
Cơ quan có thẩm quyền xử lý: Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ
được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là
các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.Việc xử phạt vi phạm hành chính
của Tịa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.
Các hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, trục
xuất, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Chế tài xử lý vi phạm là chế tài hành chính: là bộ phận của quy phạm pháp
luật hành chính xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.


-

Khi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm của một cơ
quan , tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện một vi phạm hành chính, phải gánh
chịu một biện pháp cưỡng chế hành chính tùy theo mức độ vi phạm của họ.

download by :


-

Độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính: Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều
5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tuổi chịu trách nhiệm
hành chính là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành
chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử
phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

I.1.

Vi phạm dân sự

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Chủ thể: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” tham gia
vào các quan hệ đó. Phạm vi “người” tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự
bao gồm: cá nhân, (công dân Việt Nam, người nước ngồi, người khơng quốc
tịch), pháp nhân.
Khách thể: Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự được chia thành 5 nhóm
sau:
-


Tài sản: bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá được bằng tiền và các
quyền tài sản - nhóm khách thể của quan hệ pháp luật về sở hữu.

-

Hành vi (bao gồm cả hành vi hành động và hành vi không hành động). Đây
là nhóm khách thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.

-

Các kết quả của hoạt động tỉnh thần, sáng tạo là nhóm khách thể của quyền
sở hữu trí tuệ.

-

Các giá trị nhân thân là nhóm khách thể của quyền nhân thân được pháp

-

luật dân sự bảo vệ.

-

Quyền sử dụng đất, là nhóm khách thể có tính chất đặc thù trong các quan hệ
pháp luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất.
Các hình thức xử phạt:
Liên quan đến tài sản:

- Buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại. Khơi phục lại tình trạng ban đầu


download by :


-

Hồn trả lại những gì đã nhận…
Biện pháp chế tài khác:

-

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi

-

Cải chính cơng khai..
Chế tài xử lý vi phạm dân sự là chế tài dân sự: là hậu quả pháp lý bất lợi
ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong
quan hệ dân sự khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng các nghĩa vụ
dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Khi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm dân sự: Là trách nhiệm pháp lý
mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự,
trách nhiệm dân sự bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt
hại.

Độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự:
-

Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.


-

Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải
bồi thường tồn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường
mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi
thường phần cịn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật Dân
sự năm 2015.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì
phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu khơng đủ tài sản để bồi thường thì
cha, mẹ phải bồi thường phần cịn thiếu bằng tài sản của mình.

-

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì
người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường;
nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi

download by :


thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người
giám hộ chứng minh được.
I.2.

Vi phạm kỷ luật

Căn cứ pháp lý: Luật cán bộ , công chức 2008.
Chủ thể của vi phạm Kỷ luật nhà nước là cá nhân có đủ năng lực trách
nhiệm kỷ luật.

Chế tài xử lý là chế tài kỷ luật: là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp
dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động,
học tập, công tác hoặc vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị
cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.
Các hình thức kỷ luật Nhà nước:
-

Khiển trách, cảnh cáo

-

Hạ bậc lương

-

Cách chức, giáng chức

-

Chuyển công tác, buộc thôi việc.
Khi vi phạm thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật Nhà nước: là trách nhiệm pháp
lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm
quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự dựa trên Luật Cán bộ, cơng
chức 2008.

-

Độ tuổi chịu trách nhiệm kỷ luật là đủ từ 15 tuổi trở lên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình pháp luật đại cương GVC.TS.Vũ Quang. (n.d.). Studocu. Bộ
luật hình sự 2015. (n.d.). Thư Viện Pháp Luật.

So sánh vi phạm hành chính và tội phạm. (n.d.). Học Luật.

download by :


Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật – Đại học Luật Hà Nội. (n.d.). Học
Luật.
Bộ luật Dân sự 2015. (n.d.). Luật Việt Nam.
Luật tố tụng hành chính 2015. (n.d.). Thư Viện Pháp Luật. Sách
giáo khoa giáo dục công dân lớp 12. (n.d.). Sachhoc.Com.

download by :



×