BÀN VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA TỊA ÁN THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013 - NHÌN TỪ
YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP HÌNH SỰ
Nguyễn Thị Phi Yến
TĨM TẮT: Bài viết bàn về tính độc lập của Tịa án theo u cầu cải cách tư pháp hình
sự - nhìn từ một số quy định của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, tập trung làm rõ ba vấn
đề: thứ nhất, sự độc lập của Tòa án - tư pháp với lập pháp - Quốc hội và hành pháp - Chính
Phủ; thứ hai, mối quan hệ giữa Tòa án và Viện Kiểm sát khi Viện kiểm sát thực hiện chức
năng kiểm sát hoạt động tư pháp; thứ ba, thẩm quyền giải thích pháp luật là hoạt động gắn
liền với hoạt động tư pháp và cần phải được quy định cho Tịa án.
Từ khóa: Tòa án, Hiến pháp, độc lập tư pháp, cải cách tư pháp hình sự
ABSTRACT: The article discusses the independence of the Court in accordance with
the requirements of criminal justice reform - viewed from a number of provisions of the 2013
Constitution, focusing on clarifying three issues: first, the independence of the Court Judiciary from the Legislature - Parliament and Executive - Government; second, the
relationship between the Court and the Procuracy when the Procuracy performs the
function of supervising judicial activities; third, the authority to interpret the law is an
activity associated with judicial activity and needs to be prescribed to the Court.
Keywords: Court, Constitution, judicial independence, criminal justice reform
1. Đặt vấn đề
Cải cách tư pháp nói chung, trong đó đặc biệt là cải cách tư pháp hình sự đang đặt ra
nhiều yêu cầu khác nhau. Từ góc độ Hiến pháp năm 2013, hiện có hai vấn đề đặt ra đang cần
nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để có những giải pháp hồn thiện phù hợp. Thứ nhất, giải
thích pháp luật là hoạt động gắn liền với hoạt động tư pháp và cần phải được quy định cho
Tịa án nhưng hiện nay chưa có căn cứ pháp lý vững chắc trong Hiến pháp năm 2013 về vấn
đề này. Từ đó, quyền tư pháp dường như đang bị chi phối rất mạnh mẽ bởi bất cứ một văn
bản quy phạm pháp luật của bất cứ cơ quan hành chính nhà nước nào (kể cả Ủy ban nhân
dân ở địa phương). Điều này ở phương diện nào đó đã làm suy giảm tính độc lập xét xử của
Tịa án. Bên cạnh đó, hoạt động tư pháp thiếu linh hoạt và xơ cứng, rập khuôn theo những
ThS. Trường Đại học luật, Đại học Huế, Email:
424
văn bản có giá trị pháp lý thấp, đồng thời những án lệ về hình sự được ban hành gần đây
chưa thực sự có cơ sở pháp lý rõ ràng từ Hiến pháp. Thứ hai, Tịa án có nhiệm vụ bảo vệ
công lý, bảo vệ quyền con người, song những điều kiện thiết yếu để giúp Tòa án thực hiện
được nhiệm vụ đó chưa được quy định rõ trong Hiến pháp năm 2013.
2. Một số suy nghĩ về bảo đảm tính độc lập của Tịa án theo Hiến pháp năm 2013 –
nhìn từ yêu cầu của cải cách tư pháp hình sự
Có thể khẳng định, tư pháp độc lập là giá trị chung của nhân loại và rất khó để lý giải
rằng, ở những quốc gia nhất định nào đó có thể khơng cần tư pháp độc lập mà vẫn bảo đảm
được “pháp quyền”. Bởi lẽ, “quyền Tư pháp độc lập là một tiêu chí đánh giá Nhà nước pháp
quyền”1. Bảo đảm quyền tư pháp độc lập thì mới bảo đảm Nhà nước “tôn trọng quyền con
người”. Bởi lẽ, một trong những quyền căn bản của con người là “quyền được xét xử cơng
bằng và cơng khai bởi một Tịa án có thẩm quyền, độc lập , khơng thiên vị và được lập ra
trên cơ sở pháp luật”2. Quyền tư pháp có độc lập thì mới vơ tư, khách quan, bảo vệ được
công lý, công bằng và xứng đáng là người phân xử đúng sai giữa các bên nói chung, và
trong tư pháp hình sự thì đó là sự phân xử đúng sai giữa cơ quan truy tố và bị cáo.
Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”3; “các quyền con người, quyền
cơng dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được cơng nhận, tơn trọng, bảo vệ,
bảo đảm…”4; đồng thời, đã giao cho Tòa án nhân dân “thực hiện quyền tư pháp”5. Tuy
nhiên, đánh giá tồn diện các cơ chế hiến định, chúng ta có thể thấy những cơ chế cần thiết
để bảo đảm tính độc lập cho quyền tư pháp còn hạn chế, cụ thể:
2.1. Tịa án - tư pháp khơng được hiến định quyền xét xử văn bản quy phạm pháp luật
trái Hiến pháp
Quyền tư pháp bị kiểm soát bởi quyền lập pháp và quyền hành pháp, nhưng quyền tư
pháp không thể kiểm sốt lại quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nói chính xác hơn, quyền
Phí Thành Chung (2018), Quyền Tư pháp và một số nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền Xã hội
chủ Nghĩa Việt Nam, Tạp chí Tịa án điện tử, truy cập ngày 29/06/2021.
2
Khoản 1 Điều 14 Cơng ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
3
Khoản 1 Điều 12 Hiến pháp năm 2013.
4
Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
5
Khoản 1 Điêu 102 Hiến pháp năm 2013.
425
1
tư pháp kiểm soát quyền lập pháp và quyền hành pháp có được Hiến pháp năm 2013 nhắc
đến nhưng khơng bảo đảm toàn diện để trở thành một cơ chế khả thi trên thực tế. Khoản 3
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp”. Với mệnh đề “kiểm soát giữa các cơ quan…” cho chúng ta thấy
Hiến pháp đã trao cho quyền tư pháp (Tịa án) được kiểm sốt quyền lực đối với quyền lập
pháp (Quốc Hội) và quyền hành pháp (Chính phủ). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là quyền tư
pháp (Tịa án) kiểm sốt quyền lập pháp (Quốc hội) và quyền hành pháp (Chính phủ) những
vấn đề gì, bằng hình thức nào thì khơng có cơ chế thực sự vững chắc từ Hiến pháp năm
2013.
Nói đến tư pháp kiểm sốt lập pháp và hành pháp thì cơng cụ kiểm soát quan trọng và
hữu hiệu nhất là quyền xét xử các văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp do lập pháp và
hành pháp ban hành. Vì chức năng của tư pháp là xét xử, theo logic của nó, phải thơng qua
việc xét xử để kiểm sốt ngược trở lại đối với lập pháp và hành pháp. Tuy nhiên, rất tiếc
rằng trong Hiến pháp năm 2013 lại không đi đến cùng trong việc trao cơ chế này cho tư
pháp. Tòa án tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 là cơ quan độc lập nhưng “tuân theo pháp
luật”, bất kể là loại nguồn pháp luật nào. Theo pháp luật Việt Nam, văn bản quy phạm pháp
luật do lập pháp và hành pháp ban hành gồm rất nhiều loại khác nhau và do rất nhiều cơ
quan có thẩm quyền ban hành. Nếu khơng được kiểm sốt quyền lập pháp và hành pháp
thông qua việc xét xử các văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp sẽ tạo ra hệ quả là
những văn bản đó sẽ trở thành nguồn pháp luật được áp dụng trong quá trình xét xử nói
chung và xét xử vụ án hình sự nói riêng.
Thực tế cho thấy, tồn tại rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật,
không tuân thủ thẩm quyền, trình thủ thủ tục, căn cứ pháp lý để ban hành, nhưng khơng bị
kiểm sốt bởi quyền tư pháp mà chỉ được kiểm sốt dưới góc độ nội bộ trong quyền hành
pháp (Bộ Tư pháp). Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp tới tư pháp
hình sự có dấu hiệu trái Hiến pháp và Luật những vẫn có hiệu lực.
Một điểm rất khó hiểu đó là, mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc kiểm
soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp như đã nêu ở
trên, song lại không hiến định về hệ thống cơ quan tòa án – tư pháp, mà lại cho phép Quốc
426
hội – lập pháp được định đoạt hệ thống tòa án thơng qua quy định: “Tịa án nhân dân gồm
Tịa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định”6.
Như vậy, theo logic, Quốc hội – lập pháp khơng thể có động lực đủ lớn để “định” ra
Tịa án Hiến pháp, cơ quan có chức năng kiểm sốt lại chính bản thân Quốc hội – lập pháp.
Một khi Tòa án – tư pháp là những thiết chế hết sức quan trọng, nhưng không được hiến
định đầy đủ, mà lại ủy quyền cho Quốc hội – lập pháp quyết định, lẽ dĩ nhiên sẽ khơng có cơ
chế độc lập cần thiết, trước sức ép và những thế mạnh vốn có của lập pháp và hành pháp.
Cần lưu ý thêm, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là những cơ quan hiến định trực
tiếp, nhưng tòa án nhân dân (trừ Tòa án nhân dân Tối cao) lại khơng được hiến định trực
tiếp.
Khơng chỉ vậy, Chánh án Tịa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công
tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước7. Điều này cũng giấy lên những nghi
ngại nhất định về sự độc lập của Tòa án - tư pháp trong mối quan hệ với Quốc hội- lập pháp,
thậm chí là với Ủy ban thường vụ Quốc hội- người lập pháp ủy quyền.
2.2. Tòa án - tư pháp chịu tác động của quyền kiểm sát hoạt động tư pháp
Tính độc lập của Tịa án tư pháp, chỉ xét riêng ở góc độ Hiến pháp năm 2013, cịn có
thể bàn thêm ở mối quan hệ giữa Tòa án – tư pháp và Viện kiểm sát nhân dân. Khoản 2 Điều
107 Hiến pháp năm 2013 quy định, Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp nói
chung, trong đó có hoạt động tư pháp hình sự của Tịa án. Trong khi đó, Điều 2 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”. Như vậy, quyền kiểm sát hoạt động tư pháp (trong đó có hoạt động xét xử vụ án hình
sự của tịa án) của Viện Kiểm sát nhân dân là thuộc quyền nào trong 3 quyền nêu trên? Nếu
cho rằng quyền kiểm sát hoạt động tư pháp thuộc quyền lập pháp hoặc quyền hành pháp,
cũng sẽ bất hợp lý, vì Hiến pháp năm 2013 giao việc thực hiện quyền lập pháp cho Quốc hội
và hành pháp cho Chính phủ vì vậy khơng có sự nhất quán. Nếu cho rằng, quyền kiểm sát
hoạt động tư pháp thuộc quyền tư pháp, thì cũng khơng thể lý giải được vì sao quyền tư pháp
6
7
Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013.
Khoản 2 Điều 105 Hiến pháp năm 2013.
427
lại kiểm sát chính mình, hơn nữa, quyền tư pháp cũng được Hiến pháp năm 2013 trao cho
Tòa án thực hiện. Nếu cho rằng, quyền kiểm sát hoạt động tư pháp không thuộc các quyền
vừa nêu, chắc chắn sẽ gặp phải những trở ngại rất lớn vì dường như khơng phù hợp với các
học thuyết kinh điển về cấu trúc quyền lực nhà nước. Montesquieu đã từng cho rằng: Quyền
lập pháp là quyền làm ra luật… sửa đổi hay hủy bỏ luật (đã ban hành), quyền hành pháp là
quyền quyết định việc hòa hay chiến, gửi đại sứ đi các nước, thiết lập an ninh, đề phòng xâm
lược, còn quyền tư pháp là quyền trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân8.
Đồng thời, nếu so sánh với ngay bản thân Hiến pháp năm 2013 (Điều 2), như đã nêu gồm
chỉ ba quyền, cũng sẽ thấy sự thiếu nhất qn.
2.3. Tịa án - tư pháp khơng được hiến định quyền giải thích Hiến pháp, pháp luật
Về bản chất, thực hiện quyền tư pháp nói chung, đặc biệt là tư pháp hình sự, khơng
đơn thuần là áp dụng các loại nguồn luật một cách dập khuôn vào những vụ án hình sự, mà
một vấn đề hết sức quan trọng trong thực hiện quyền tư pháp của tòa án, đó là “quyền giải
thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều gì đó có phù hợp hay
khơng phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy”9. Quyền giải thích pháp luật và đưa ra
hướng áp dụng pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của đời sống xã hội là một thuộc tính
rất riêng, và khơng thể thiếu của quyền tư pháp. Ngồi ý nghĩa giúp cho tịa án tư pháp có
thể lựa chọn được giải pháp tối ưu để giải quyết một vụ án hình sự nào đó, quyền giải thích
pháp luật cịn giúp tịa án được cũng cố thêm tính độc lập cần thiết của mình trước bối cảnh
rất nhiều cơ quan có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với nguy cơ chồng chéo,
mâu thuẫn, thiếu căn cứ pháp lý thích đáng và có thể đi ngược lại với nhiệm vụ bảo vệ công
lý, bảo vệ quyền con người.
Chính vì Hiến pháp năm 2013 khơng trao quyền cho Tịa án – tư pháp được giải thích
Hiến pháp, pháp luật, dẫn đến việc ra đời của các án lệ nói chung và trong đó có các án lệ
hình sự nói riêng, cũng thiếu những cơ sở pháp lý vững chắc từ Hiến pháp. Một khi Hiến
pháp không chính thức ghi nhận quyền giải thích Hiến pháp, luật thuộc về tịa án – tư pháp,
thì rất khó để lý giải được vì sao tịa án - tư pháp lại được quyền lựa chọn và công bố án lệ.
8
9
Montesquieu,Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.105-106.
Bryan. Garner (ed.), Black’s Law Dictionary, 9th ed, 2009, tr. 924.
428
Vì về bản chất, án lệ là những lập luận (giải thích) của tịa án trong một vụ án nói chung và
vụ án hình sự nói riêng, đáp ứng những tiêu chí nhất định.
Mặc dù như vậy, song Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có quyền“lựa chọn quyết định giám đốc
thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tịa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án
lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Theo chúng tơi, tuy Luật tổ chức Tịa
án nhân dân năm 2014 đã đưa ra cơ sở pháp lý cho việc ban hành án lệ, song do Hiến pháp
không quy định về điều này, dẫn đến việc ban hành và áp dụng án lệ về lĩnh vực hình sự
hiện cịn vướng mắc. Cụ thể, do chỉ có Luật tổ chức Tịa án nhân dân năm 2014 nhắc đến án
lệ với tư cách là quy phạm trao quyền của Tòa án được thực hiện, nhưng Bộ luật Hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), và Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015 đều khơng có
bất cứ một quy định nào về việc áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án hình sự.
Chính vì lẽ đó, trong 43 án lệ được công bố cho đến hiện nay, chúng ta đã có 07 án lệ
về pháp luật hình sự. Đó là Án lệ số 34/2020/AL, Án lệ số 29/2019/AL, Án lệ số
28/2019/AL, Án lệ số 19/2018/AL, Án lệ số 18/2018/AL, Án lệ số 17/2018/AL và Án lệ số
01/2016/AL. Tuy nhiên, có một vấn đề rất đáng lưu tâm, chưa có án lệ nào trong số án lệ
hình sự được tòa án viện dẫn, áp dụng trong thời gian qua10.
3. Kết luận và kiến nghị
Từ những phân tích trên cho thấy, trước những yêu cầu của cải các tư pháp nói chung,
và cải cách tư pháp hình sự nói riêng, vấn đề về độc lập của Tòa án theo Hiến pháp năm
2013 cần phải nghiên cứu hoàn thiện. Theo chúng tơi, hiện Hiến pháp năm 2013 cịn có
những hạn chế nhất định về vấn đề này, thể hiện ở 3 khía cạnh sau đây: Thứ nhất, tịa án
chưa được hiến định quyền xét xử các văn bản trái Hiến pháp, pháp luật nên khơng có cơng
cụ, cơ chế kiểm sốt đối với lập pháp và hành pháp. Thứ hai, Tòa án đang bị kiểm soát bởi
Theo số liệu thống kê đến ngày 12/4/2021, có 1021 bản án, quyết định của các Tòa án đã viện dẫn, áp dụng
án lệ; trong đó các án lệ được viện dẫn nhiều nhất là Án lệ số 08/2016/AL (có 738 bản án, quyết định viện
dẫn), Án lệ số 09/2016/AL (có 68 bản án, quyết định viện dẫn), Án lệ số 26/2018/AL (có 53 bản án, quyết
định viện dẫn), Án lệ số 11/2017/AL (có 38 bản án, quyết định viện dẫn), Án lệ số 04/2016/AL (có 29 bản
án, quyết định viện dẫn), Án lệ số 03/2016/AL (có 20 bản án, quyết định viện dẫn). Xem thêm: Tòa án nhân
dân Tối cao (2021), Báo cáo số 10/BC-TA về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển án lệ giai đoạn 20162021, ngày 22/04, Hà Nội, tr1.
429
10
quyền kiểm sốt hoạt động tư pháp từ phía Viện Kiểm sát, song quy định này chưa được lý
giải thấu đáo ở góc độ lý luận. Thứ ba, Tịa án chưa được hiến định quyền giải thích pháp
luật nên ở chừng mực nhất định, sẽ bị lệ thuộc vào một hệ thống quy tắc rất đồ sộ và trong
nhiều trường hợp mâu thuẫn, bất hợp lý, chồng chéo nhau, dẫn đến rất khó thực thi được
nhiệm vụ quan trọng của mình là bảo vệ cơng lý, bảo vệ, quyền con người.
Do đó, để bảo đảm sự độc lập của tịa án trong theo yêu cầu cải cách tư pháp nói chung
và cải cách tư pháp hình sự nói riêng, theo chúng tơi, cần tập trung nghiên cứu, hồn thiện
Hiến pháp năm 2013 theo hướng: Một là, hiến định trực tiếp tịa án bảo vệ hiến pháp mà
khơng giao quy luật định như hiện nay; Hai là, cần nghiên cứu sửa đổi quy định về viện
kiểm sát nhân dân theo hướng cơ quan này chỉ đảm nhiệm chức năng công tố, không thực
hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay; Ba là, nghiên cứu hiến định quyền
giải thích hiến pháp, pháp luật cho tịa án nhân dân./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phí Thành Chung (2018), Quyền Tư pháp và một số nguyên tắc cơ bản của Nhà nước
pháp quyền Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, Tạp chí Tịa án điện tử, truy cập ngày 29/06/2021.
2. Bryan. Garner (ed.), Black’s Law Dictionary, 9th ed, 2009.
3. Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966
4. Montesquieu,Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Tòa án nhân dân Tối cao (2021), Báo cáo số 10/BC-TA về tình hình thực hiện nhiệm
vụ phát triển án lệ giai đoạn 2016-2021, ngày 22/04, Hà Nội.
430