Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

27. TV DINH DUONG TRE BIENG AN-Duyet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.25 KB, 2 trang )

TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN DƯỚI 5 TUỔI
1. Nguyên tắc dinh dưỡng
-

Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng (đặc biệt là vitamin, muối khoáng, protein..), ăn đa dạng
cân đối các loại thực phẩm.
Ưu tiên những món ăn trẻ thích, thay đổi món ăn để kích thích khẩu vị của trẻ.
Chuyển chế độ ăn phù hợp với khả năng của trẻ (đậm độ năng lượng, khả năng ăn nhai,
nuốt).
Sử dụng thêm các thực phẩm có năng lượng cao một cách có kiểm sốt để bù đủ nhu cầu
năng lượng.
Uống đủ nước (bao gồm cả nước quả tươi, trẻ trên 2 tuổi có thể dùng thêm sữa tươi ..), ăn
thêm quả chín để cung cấp đủ các vitamin và chất khống cho trẻ.
Nếu trẻ khơng thích ăn hỗn hợp có thể tách riêng thức ăn riêng, tránh xay nhuyễn thức ăn
trong thời gian dài khơng kích thích khẩu vị ăn tốt cho trẻ.

2. Lựa chọn thực phẩm
2.1. Nên chọn:
-

Thực phẩm giàu kẽm, sắt, canxi: thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng gà…
Thực phẩm giàu lysin: sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu đỗ (đậu tương, đậu xanh, đậu đen
…), thịt bị, thịt gà, tơm…
Thực phẩm tăng lợi khuẩn đường ruột: yakult, sữa chua, probi,…
Đa dạng các loại rau quả và trái cây tươi.
Ăn phối hợp cả dầu thực vật và mỡ động vật.
Có thể bổ sung thêm thực phẩm năng lượng cao: sữa cao năng lượng, bánh cao năng lượng…

2.2. Hạn chế:
-


Thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu (ngơ, gạo nếp…)
Thực phẩm thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như khoai củ .. .

Bánh kẹo ngọt, nước ngọt

3. Cách chế biến:
- Chế biến đa dạng phù hợp với sở thích của trẻ.
- Gia tăng dầu, mỡ trong món ăn để tăng đậm độ năng lượng.
4. Cách ăn:
- Thời gian mỗi bữa ăn không quá 30 phút.
- Khoảng cách giữa các bữa ăn: khoảng 2 giờ
- Không ăn vặt trước bữa ăn (thực phẩm nhiều đường, đạm).
- Không ăn quá nhiều rau xanh trong bữa ăn.
5. Lưu ý khác:
- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
- Chăm sóc tâm lý:
+ Đối với trẻ:


 Tập cho trẻ ngồi ăn tại bàn, tránh vừa ăn vừa đi chơi, tốt nhất là ăn cùng gia đình để tạo
hứng thú trong bữa ăn.
 Thay đổi thói quen ăn uống cho trẻ: không xem tivi, điện thoại trong lúc ăn.
+ Đối với người ni dạy trẻ:
 Trình bày món ăn bắt mắt đa dạng, nhiều màu sắc, hương vị, tạo cảm giác hào hứng cho
trẻ.
 Thay đổi thức ăn theo ý trẻ (thay đổi thức ăn trong cùng nhóm)
 Tập thức ăn mới cho trẻ.
 Động viên, khuyến khích trẻ ăn, tạo tâm lý thoải mái, tránh ép buộc trẻ.




×