TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
__________
Unknow
n
Author
is
licensed
sử
Đảng
under
BÀI TẬP LỚN
Môn: Lịch
cộng sản Việt Nam
Đề bài: Từ các bài học rút ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và lần
thứ XI liên hệ thực tiễn hiện nay.
Hà Nội – 2022
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hơn 90 năm kể từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã trải qua 13 kỳ Đại hội,
mỗi kỳ Đại hội của Đảng đều là những cột mốc lịch sử quan trọng ghi nhận những
thắng lợi, thành tựu và những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Việt Nam. Dưới
1
sự lãnh đạo của Đảng, qua hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được những
thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử, vị thế đất nước trên trường quốc tế ngày càng
được nâng cao.
Tuy nhiên hiện nay, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế
có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc với đặc điểm nổi bật của thời đại là các nước với
chế độ xã hội trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh,
cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta là con đường mới mẻ, chưa có tiền lệ, chúng ta phải vừa đi vừa dị
đường, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; khơng ít vấn đề mới nảy sinh cần được nghiên
cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Bối cảnh quốc tế và thực tiễn cách mạng nước ta đòi hỏi
Đảng ta phải giữ vững định hướng, đồng thời bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm
1991 cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Với tinh thần
đó, Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) đã quyết định phải tiếp tục nghiên cứu, tổng
kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất
nước trong thời kỳ mới (bổ sung phát triển năm 2011). Đồng thời, Đại hội XI của
Đảng cũng đã đề cập đến nhiều vấn đề, hiện trạng của nước ta hiện nay. Mỗi kỳ Đại
hội, mỗi thời kỳ lịch sử, quan điểm, chính sách của Đảng từng bước được hồn thiện
và bổ sung. Vì thế cần phát huy việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo Cương lĩnh của
Đảng trong từng giai đoạn cách mạng để Cương lĩnh của Đảng thực sự là ngọn cờ
chiến đấu của Đảng ta nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta.
Từ phần tìm hiểu của nhóm em về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và lần
thứ XI, trong bài tập lớn này em trình bày phần liên hệ đến thực tiễn Việt Nam hiện
nay. Bài làm của em được tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau nhưng đều trên cơ sở
dựa vào bài giảng của cơ cũng như nội dung trong giáo trình và phần tìm hiểu của
nhóm. Tuy nhiên vẫn sẽ có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý,
nhận xét của cơ để em dần hồn thiện kỹ năng, kiến thức của mình hơn. Em cảm ơn
cơ nhiều ạ!
B. NỘI DUNG
1. Bài học rút ra từ hai Đại hội
Ở mỗi kỳ Đại hội, mỗi giai đoạn lịch sử, tùy vào bối cảnh chung và tình hình đất
nước mà Đảng ta đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu để làm căn cứ xây
dựng phương hướng phát triển đất nước. Hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
và lần thứ XI đã đánh dấu bước chuyển mình sau 20 năm đổi mới, mở đường cho đất
nước tiến vào những năm đầu của thế kỷ XXI. Về cơ bản, sau hai kỳ Đại hội, Đảng ta
2
đã nêu ra những bài học với tinh thần trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển bền
vững, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới:
- Ln kiên trì với thực hiện và vận dụng sáng tạo, đổi mới phát triển chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; cần kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
- Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, kinh tế tri thứ, coi trọng bảo vệ
môi trường, chủ động phịng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng
cường quốc phịng an ninh, đảm bảo an sinh xã hội.
- Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động,
sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới.
- Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, cơng tác xây dựng Đảng gặp nhiều khó khăn,
thách thức, diễn biến phức tạp, kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ, các vấn đề an ninh phi truyền
thống, biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, an ninh mạng, dịch bệnh, những biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển
hố" trong nội bộ và tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... cịn diễn biến phức
tạp. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 xảy ra đã tác động mạnh đến nước ta, gây thiệt hại
về kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước. Trước bối cảnh đó, công tác xây
dựng Đảng được cấp uỷ các cấp đặc biệt coi trọng, triển khai thực hiện toàn diện,
đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được
nhiều kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị
của đất nước. Chúng ta cũng cần vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm được rút
ra từ hai kỳ đại hội.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến kéo dài, hiện tại cử tri và nhân dân
rất quan tâm hai việc là phòng, chống dịch hiệu quả và phát triển kinh tế - xã hội.
Quốc hội, Chính phủ đã tích cực nghiên cứu chiến lược tổng thể để thích ứng linh
hoạt, phát triển kinh tế - xã hội, mở cửa nhưng phải kiểm sốt được dịch bệnh,
khơng để lây lan, bùng phát lại.
Về ứng phó với dịch bệnh: Sự thành cơng trong kiểm sốt tình hình dịch
Covid-19 là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam “chống
dịch như chống giặc”, nhờ sự điều hành kịp thời của Chính phủ theo Chỉ thị số 15
và 16 về giãn cách, cách ly xã hội cũng như kết hợp với sức mạnh đoàn kết, đồng
3
lịng của tồn dân, các bộ, ban, ngành từ Trung ương và địa phương, đó là sức
mạnh to lớn của thể chế chính trị ở nước ta. Điển hình là việc chỉ trong một năm kể
từ ngày tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên (8/3/2021), Việt Nam đã thành
công trong chiến lược “đi trước – về sau” với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ
trước đến nay, trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất
trên thế giới.
Về phát triển và phục hồi kinh tế: Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và rà soát, cập nhật kịch bản
tăng trưởng, báo cáo Chính phủ. Đồng thời, có giải pháp mạnh mẽ xúc tiến, thu hút
đầu tư nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình trình hỗ trợ chuyển
đổi số doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
Nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 đạt 2,58%, tuy là mức tăng chưa
cao, nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội thì đây là thành cơng lớn của nước ta. Điều này cho thấy tính đúng
đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết
tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, cố gắng của người dân để thực
hiện có hiệu quả mục tiêu vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã
hội.
Thứ hai, trước diễn biến liên quan chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine
đang đe dọa khơng ít đến sự phục hội kinh tế tồn cầu từ dịch Covid, Việt Nam vẫn
giữ vai trò thận trọng, kêu gọi hai bên đối thoại tìm giải pháp hịa bình đã thể hiện
đường lối đối ngoại hịa bình hợp tác, phát triển của Đảng. Qua đây cũng thấy
được thách thức của Việt Nam trong thời gian tới là làm sao giữ được sự tự chủ,
cân bằng chiến lược, vừa làm sao chống lại được một cách hiệu quả các sức ép, đe
dọa tiềm tàng từ Trung Quốc. Chúng ta phải quản quản lý tốt các căng thẳng trong
quan hệ, đồng thời phát triển quan hệ với càng nhiều quốc gia càng tốt, đặc biệt là
các nước lớn, các quốc gia chủ chốt, có vai trị và ảnh hưởng quan trọng trên
trường quốc tế, để giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Bên cạnh các vấn đề cấp thiết của bối cảnh chung, dù trong bất cứ thời đại nào, trong
mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm
túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, kiên trì thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát
từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật
4
thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của
nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa
Và cuối cùng cần chú trọng chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ
chức và cán bộ. Xây dựng nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh tồn
diện, kiên định với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện nay, trong
xu thế của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch,
phản động, cơ hội chính trị trong và ngồi nước đang ráo riết thúc đẩy những địn tấn
cơng thâm hiểm, nhằm thủ tiêu vai trị lãnh đạo của Đảng. Do đó, xây dựng, chỉnh
đốn là để trong sạch Đảng và bảo vệ để Đảng luôn vững mạnh là một nhiệm vụ rất
quan trọng hiện nay. Cần kiên quyết, kiên trì đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI, XII) gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, toàn diện hơn trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn và bảo vệ Đảng. Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ.
C. KẾT LUẬN
Từ những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của quá trình 35 năm
đổi mới, một lần nữa có thể khẳng định, đây là những thành tựu có được từ sự kiên trì
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng
sản Việt Nam vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mà cốt lõi từ biện
chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị làm cơ sở đưa đến thành tựu đổi mới
toàn diện đất nước. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới đó cũng chính là cơ sở nền tảng
để Việt Nam thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” trong giai đoạn tiếp theo. Chúng ta cần phát huy việc nghiên cứu, vận dụng
sáng tạo Cương lĩnh của Đảng trong từng giai đoạn để Cương lĩnh của Đảng thực sự
là ngọn cờ chiến đấu của Đảng ta nhất là trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
2. />3. />5