Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI TẬP LỚN LỊCH SỬ ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.19 KB, 5 trang )

BÀI TẬP LỚN MƠN LỊCH SỬ ĐẢNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG VIỆC XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HĨA
Nền văn hố tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một nền văn hố vừa có
sự thích nghi với nền văn hố hiện đại, trong nền văn hố đó phải có sự tiếp thu
cái mới, cái hay từ bên ngoài, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại, nhưng nó
cũng khơng đánh mất mình, vẫn giữ những nét đẹp truyền thống của mình.
Thơng qua bài thuyết trình của nhóm em về : “Phân tích quan điểm của Đảng
trong viêc xây dựng và phát triển nền văn hóa” thì em thấy đươc rằng :
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH, hoàn thiện nền
kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vấn đề giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của
cha ơng, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại cần được đặc biệt
chú trọng. Với vai trò là một Sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên trường Đại
học Kinh tế quốc dân cần phải làm gì tham gia thực hiện trọng trách này?
1. Nhìn nhận những hạn chế:
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi
phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ
động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn
hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới,
tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh
kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của
dân tộc. Khơng ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái q trong các
hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân
ca, dịng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện
tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội
nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực,
khơng phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Khơng ít sinh viên đang ngày
đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng
lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm,


văn hóa phẩm khơng lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo
đức, vi phạm pháp luật.
Những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng
như ca sĩ, diễn viên điện ảnh... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một
số sinh viên hiện nay. Ngồi ra, ngơn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện
trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên
"biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách
tràn lan, khó chấp nhận, khơng cịn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành
mạnh.
-1-


Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học
sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao
trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu cịn hạn chế của sinh viên trước những loại hình
hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân
đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc
tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt
động văn hóa, nghệ thuật khơng cịn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên
giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ
nước ngồi. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn
lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có
hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
2. Quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh
viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của
đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn
luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao
trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng
đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây
dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn
hóa khơng lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, các tổ chức Sinh viên cần tiếp tục đẩy mạnh
việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của
đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ
chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên
tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu
hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ, để trở thành
mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào của
nhà trường.
Nhà trường cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu
cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi
điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa
học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc.
Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của các tổ
chức sinh viên phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác
này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên,
khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên
-2-



nhà trường trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh
chóng được khẳng định.
Văn hóa, con người là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là nguồn
lực để phát triển kinh tế - xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng phục vụ cho
sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự
giàu có không chỉ là tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật mà yếu tố ngày càng
quan trọng và quyết định là nguồn lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con
người. Tiềm năng này nằm trong văn hóa, trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân
cách, lý tưởng, lối sống, ý chí, nghị lực, tài năng và sự thành thạo công việc của
mỗi cá nhân. Xét đến cùng, tài nguyên quý nhất, cái vốn quý nhất, sức mạnh nội
sinh của tỉnh ta chính là văn hóa, là con người, là nguồn lao động chất lượng
cao, là nhân tài trong kinh tế tri thức, trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để
phát huy vai trò của sinh viên trong xây dựng, phát triển văn hóa, con người đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững của Quốc gia, cần phải thực hiện có hiệu quả
một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, tăng cường tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn minh, truyền thống văn hóa dân tộc, tri thức pháp luật… để
khơi dậy và phát huy tinh thần dân tộc, yêu nước, yêu quê hương, nâng cao hiểu
biết và ý thức tuân thủ pháp luật trong mỗi sinh viên Kinh tế quốc dân, tăng sức
đề kháng cho thế hệ trẻ trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự
chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội.
Thứ hai, giáo dục cho sinh viên nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của
việc xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, bởi chỉ có trên cơ sở
nhận thức đúng thì mới giúp sinh viên có những hành động đúng trong việc đề
ra chương trình, kế hoạch hành động có hiệu quả nhất. Khơng chỉ có vậy, nó cịn
là cơ sở, động lực cho sinh viên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu để phát huy các
giá trị đặc sắc về văn hóa các dân tộc, văn hóa biển đảo, văn hóa cơng nhân
vùng mỏ, sự giao thoa của nền văn minh sông Hồng trong hình thành văn hóa và
con người Việt Nam nhằm khắc sâu, nhân rộng những truyền thống văn hóa tốt
đẹp, loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu để những giá trị đặc sắc đó trở thành

nguồn lực, sức mạnh thúc đẩy sự phát triển.
Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng xã hội học tập, học tập
suốt đời để mỗi sinh viên ln tự hồn thiện mình, cải tiến và nâng cao hiệu suất
cơng việc của bản thân. Chú trọng bồi dưỡng năng lực tự học, tự rèn luyện của
cá nhân. Trước mắt, phát động rộng rãi trong toàn dân phong trào học nghề, giỏi
một nghề, biết nhiều nghề; thành thạo công nghệ thông tin và biết sử dụng ngoại
ngữ để có đủ năng lực và bản lĩnh cơng dân tồn cầu trong giai đoạn hội nhập
quốc tế sâu rộng hiện nay. Xây dựng thế hệ sinh viên Kinh tế quốc dân phát triển
toàn diện về mọi mặt:
- Về đạo đức, lối sống: Có các phẩm chất cần, kiệm, ngay thẳng, trung
thực, nhân nghĩa, khiêm tốn trong ứng xử; có lương tâm nghề nghiệp; coi trọng
giá trị lao động và khích lệ, ủng hộ sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã
hội; có tác phong quần chúng - dân chủ - khoa học - kỷ luật - đồng tâm; hiểu
-3-


biết và thực thi nghiêm quy định của pháp luật, quy ước của cộng đồng. Có lối
suy nghĩ tích cực, hành động đẹp; yêu thương, tôn trọng con người trong mỗi
hoạt động sống; biết quan tâm, sẻ chia với cộng đồng và những người xung
quanh, đồng thời tôn trọng quyền tự do cá nhân với phương châm “Mỗi người vì
mọi người, mọi người vì mỗi người”; có ý thức tự giác, văn minh trong bảo vệ
môi trường sống, trong tham gia giao thông và trong sử dụng các dịch vụ cơng
cộng.
- Về lý tưởng, trách nhiệm: Có tinh thần u nước, tự cường dân tộc, tự
hào về Trường Đại học Kinh tế quốc dân, có ý thức giữ gìn và bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc; có ý chí vươn lên trong cuộc sống; có ước mơ, hồi bão, tự tin,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có ý thức tự trọng, tự chủ, sống có
trách nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân, với gia đình và bản thân.
- Về trí tuệ, năng lực sáng tạo: Có tri thức, trình độ chun mơn cao, có
năng lực sáng tạo và năng lực hoạt động thực tiễn; có năng lực thu thập và xử lý

thông tin trong điều kiện bùng nổ thơng tin; có sự năng động, khả năng thích
nghi nhanh và làm chủ khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại.
- Về thẩm mỹ: Có khả năng thưởng thức và sáng tạo ra cái đẹp; biết
khẳng định, tôn vinh cái đẹp, cái đúng, tích cực, biết đấu tranh phê phán, đẩy lùi
cái xấu, cái ác, tiêu cực.
- Về thể chất: được sống trong mơi trường an tồn, lành mạnh, được bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Thứ tư, sinh viên phải tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Hiện
nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng cuộc đấu
tranh trên mặt trận văn hóa và chúng coi đây là mũi nhọn xung kích làm phai
nhạt mục tiêu lý tưởng của sinh viên. Những biểu hiện xấu của văn hóa phương
Tây với lối sống thực dụng, sống chỉ có biết hơm nay, khơng biết đến có ngày
mai; những hành vi đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc; sự thích thú
những bộ phim nước ngồi với những cảnh phản cảm và nhiều tệ nạn trong sinh
viên hiện nay chính là những phản văn hóa, những việc làm và hành động tác
động rất mạnh đến tâm lý của sinh viên. Sự tác động xấu đó dễ làm cho một bộ
phận sinh viên chúng ta quay lưng lại với lịch sử dân tộc, với phong tục tâp quán
của con người Việt Nam, với văn hóa Việt Nam. Sinh viên là những người hàng
ngày hàng giờ phải đối mặt, phải tiếp xúc với văn hóa đó nhiều nhất cho nên
phải chủ động kế thừa những cái tiến bộ và lọc bỏ những cái khơng phù hợp, đi
ngược lại với văn hóa của dân tộc. Sinh viên phải nhận thức rõ văn hóa Việt
Nam là thành quả của sự kết tinh văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới, phải trang
bị cho mình một hệ thống tri thức vững vàng, đầy đủ để khơng bị động bất ngờ,
thường xun tìm hiểu văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới để tạo hành trang tri
thức, góp phần xây dựng đất nước.
Tự hào là sinh viên Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân anh hùng, chúng ta
cần nhận thức rõ tâm quan trong của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc để
có những biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình, làm
-4-



phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ
các giá trị văn hoá dân tộc, chống văn hoá ngoại lai… Nhận thức đúng về các
giá trị văn hoá dân tộc, tich cực tuyên truyên cho moi người dân hiểu tầm quan
trọng của viêc giữ gìn bản sắc văn hố để bản sắc văn hố của mỗi dân tộc
khơng bị mai một. Xây dựng các chuẩn mực giá trị đạo đức, nêu gương người
tốt việc tốt, lối sống đẹp. Tích cực học tâp, nghiên cứu về truyền thơng văn hố
lâu đời của dân tộc để có cái nhìn đúng đắn về văn hố dân tộc. Bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình. Đi đơi với việc sử dụng ngơn ngữ,
chữ viết phổ thơng, khuyến khích đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu
biết và sử dụng thành thạo, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

-5-



×