Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Quy trinh thi nghiem he thong noi dat - Ban hanh 7-11-2018(4.3 MB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 96 trang )

TẬP ĐỒN
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY TRÌNH
THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG NỐI ĐẤT
TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số………...QĐ-EVN ngày …..tháng…..năm
2018 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh và đối

1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định nội dung các hạng mục trong cơng tác thí nghiệm
trước lắp đặt, nghiệm thu, bảo dưỡng định kỳ, sau sự cố đối với các hệ thống
nối đất.
2. Đối tượng áp dụng:
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với:
a.Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Doanh nghiệp cấp I);
b.Công ty con của Tập đồn Điện lực Việt Nam (Doanh nghiệp cấp II);
c. Cơng ty con của Doanh nghiệp cấp II (Doanh nghiệp cấp III).
Điều 2. Các định nghĩa và thuật ngư
Các định nghĩa và thuật ngữ sau đây được sử dụng trong Quy trình này.
A. Các định nghĩa:
1.Liên kết (bonding): Liên kết của các phần dẫn điện, được thiết kế để duy


trì sự đẳng thế.
2.Sự mắc nối (coupling): Sự kết hợp của hai hay nhiều mạch hoặc hệ
thống để tạo liên kết điện.

1


3. Sự nối đất (ground): Một kết nối dẫn điện, do cố ý hay vơ tình, mà một
mạch điện hoặc thiết bị được tiếp đất, hay nối vào các vật thể dẫn điện có phạm
vi tương đối lớn đóng vai trò của đất.
4. Dòng nối đất (ground current): Một dòng điện chạy vào hoặc ra khỏi đất.
5. Mạch hồi đất (ground return circuit): Một mạch trong đó đất hoặc một
vật thể dẫn điện tương đương được sử dụng để khép kín mạch và cho phép dịng
điện chạy qua.
6.Được tiếp đất (grounded): Một hệ thống, mạch, hoặc các thiết bị được
nối đất với mục đích tạo mạch hồi đất và để duy trì điện thế của nó xấp xỉ điện
thế đất.
7.Vật liệu bề mặt (Surface material): Là vật liệu được phủ trên mặt đất
hiện hữu nhằm hạn chế dòng điện qua người khi có dịng sự cố xuất hiện điện áp
bước, điện áp tiếp xúc.
8.Hiệu điện thế (electric potential difference): Chênh lệch điện thế giữa
hai điểm trong điện trường.
9.Đường đẳng thế hoặc đường đồng mức (equipotential line or contour):
Tập hợp các điểm có cùng điện thế tại một thời điểm nhất định.
10.Điện cực nối đất (ground electrode): Một vật dẫn điện được đóng vào
đất và được sử dụng để dẫn hoặc tản dịng nối đất.

Hình 1.I Điện cực đơn nối đất
11.Điện cực đất nhân tạo (Artificial earth electrode):Điện cực chế tạo
riêng cho việc nối đất.

2


12.Điện cực đất tự nhiên (natural earth electrode):Các bộ phận có tính
dẫn điện, nhà và cơng trình dưới đất tiếp xúc chặt chẽ với đất và được tận dụng
làm điện cực nối đất.
13.Điện trở tương hỗ của các điện cực nối đất (mutual resistance of
grounding electrodes): Sự thay đổi điện áp trong một điện cực mà nguyên nhân
là do sự thay đổi dòng điện ở điện cực khác. Đơn vị là Ohm.

Hình 2.I Sự tương hỗ giữa 2 điện cực

3


Hình 3.I Khơng có sự tương hỗ giữa 2 điện cực
14.Điểm nối đất xa (remote earth): Một khái niệm lý thuyết đề cập đến
một điện cực nối đất trở kháng bằng không được đặt ở một khoảng cách vô tận
so với nối đất đang thử nghiệm. Trong thực tế, điểm nối đất xa đạt đến khi điện
trở tương hỗ giữa nối đất đang thử nghiệm với điện cực thử nghiệm là không
đáng kể. Điểm nối đất xa thường được xem điện thế bằng không.

4


Hình 4.I Mơ tả vùng đạt nối đất xa
15.Điện trở suất đất biểu kiến (apparent soil resistivity): Điện trở tương
đương của một khối đất không đồng nhất.
16.Điện trở suất đất (soil/earth resistivity): Một giá trị đo thể hiện khả
năng hạn chế dẫn điện của một khối đất , đơn vị là ohm - mét .

17.Lưới nối đất (ground grid): Một hệ thống bao gồm các điện cực nối đất
được liên kết với nhau theo thiết kế.
18.Hệ thống nối đất (grounding system): Bao gồm tất cả các phương tiện
nối đất được liên kết với nhau trong một khu vực cụ thể.
19. Phương pháp nối đất dạng lưới (cho đường dây trên không/bảo vệ
chống sét) (counterpoise (overhead lines) (lightning protection)): phần tử dẫn
5


điện hay hệ thống các phần tử dẫn điện, được bố trí dưới đường dây trên khơng,
thường nằm dưới mặt đất và được kết nối với hệ thống nối đất của các trụ đỡ
đường dây.
20.Tổng trở nối đất(ground impedance)/Điện trở nối đất(ground
resistance): Tổng vectơ của thành phần điện trở và thành phần điện kháng giữa
một điện cực nối đất, lưới nối đất hoặc hệ thống nối đất với điểm nối đất
xa.Trong thực tế các thành phần điện kháng rất bé nên tổng trở nối đất được xem
như điện trở nối đất.
21.Độ tăng điện thế đất (GPR ) (ground potential rise (GPR)): Điện thế
tối đa mà một điện cực, lưới, hoặc hệ thống nối đất có thể đạt đến so với điểm
nối đất xa.

Hình 5.I Độ tăng điện thế đất
22.Đặc tuyến điện thế theo khoảng cách (potential profile): Một biểu đồ
của hàm số điện thế theo khoảng cách, theo phương xác định .

6


Hình 6.I Đặc tuyến điện thế theo khoảng cách.
23.Gradient điện thế bề mặt (surface-potential gradient): Độ dốc

của đường đặc tuyến điện thế theo khoảng cách.
24.Điện áp bước (step voltage): Chênh lệch điện thế bề mặt đặt vào hai
chân của một người với khoảng cách 1 mét, mà người đó khơng tiếp xúc với bất
kỳ vật thể nối đất nào.

7


Hình 7.I Mơ tả điện áp bước
25.Điện áp tiếp xúc (touch voltage): Sự chênh lệch điện thế giữa giá trị
GPR của một lưới hoặc hệ thống nối đất với điện thế bề mặt nơi mà một người
có thể đứng, cùng lúc đó có một tay đang tiếp xúc với kết cấu hoặc vật thể nối
đất.

8


Hình 8.I Mơ tả điện áp tiếp xúc
26. Điện áp mắt lưới (mesh voltage): Điện áp tiếp xúc lớn nhất trong một
mắt lưới của lưới nối đất.
27. Điện áp tiếp xúc kim loại với kim loại (metal-to-metal touch voltage):
Sự chệch lệch điện thế giữa các kết cấu kim loại tiếp xúc thơng qua tay với tay
hoặc tay với chân.

Hình 9.IĐiển hình tiếp xúc kim loại với kim loại trong trạm GIS
9


28.Điện áp truyền(Transferred voltage): Điện áp truyền là trường hợp đặc
biệt của điện áp tiếp xúc.Điện áp được xuất hiện ở vùng lân cận của một điện

cực nối đất,do sự truyền từ điện cựcnối đất xa đến hoặc ngược lại.
B. Các thuật ngư:
Các thuật ngữ được dùng với nghĩa như sau:
Phải: bắt buộc thực hiện.
Cần: cần thiết, cần có nhưng khơng bắt buộc.
Nên: khơng bắt buộc nhưng thực hiện thì tốt hơn.
Thường hoặc thơng thường: có tính phổ biến, được sử dụng rộng rãi.
Khơng nhỏ hơn hoặc ít nhất là: là nhỏ nhất.
Khoảng cách: từ điểm nọ đến điểm kia.
ĐDK: viết tắt của đường dây dẫn điện trên không.
MBA: viết tắt của máy biến áp.
GPR: độ tăng điện thế đất.
Điều 3. Các biện pháp an toàn khi đo nối đất
-

Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể cũng không được phép chạm vào mạch đo, nơi
có thể xuất hiện điện áp cao. Người thử nghiệm phải mang găng tay và giày
cách điện, các đầu dây ra thử nghiệm và các điện cực trần phải được cách ly
khỏi người trước khi cấp điện áp đo.

-

Trong thời gian thử nghiệm phải có hiệu lệnh cảnh báo an toàn.

-

Sau khi hoàn thành thử nghiệm, tất cả các dây thử nghiệm phải được tách ra
ngay lập tức.

-


Nếu các vị trí bố trí cọc và dây thử nghiệm nằm trong khu dân cư hoặc không
trong tầm nhìn của nhân viên thử nghiệm, cần phải quan sát liên tục và sử dụng
thiết bị liên lạc vô tuyến (bộ đàm, điện thoại…) liên hệ với nhân viên vận hành
máy đo suốt thời gian thử nghiệm.

-

Khơng bố trí dây thử nghiệm song song với đường dây đang mang điện, khi đó
có thể xuất hiện điện áp cảm ứng nguy hiểm.
(Xem thêm phụ lục A)
Điều 4. Các vấn đề chung cần lưu ý khi đo nối đất.
1.Tính phức tạp, không đồng nhất của đất.
2.Điện trở các điện cực phụ tham gia thử nghiệm .
10


3.Dịng điện tản một chiềucó trong đất.
4.Dịng điện tản xoay chiều có trong đất.
5.Thành phần điện kháng của tổng trở một lưới nối đất lớn.
6.Phương,hướng mắc dây thử nghiệm để tránh hiện tượng hỗ cảm. Nó cảm
ứng tại bản thân mạch điện thử nghiệm, hoặc mạch hiện hữu bên ngoài cảm ứng
vào mạch thử nghiệm.
7.Các kết cấu kim loại ngầm trong khu vực đo.
(Xem thêm phụ lục A)

11


ĐO ĐIỆN TRỞ SUẤT ĐẤT

Điều 5. Mục đích:
- Điện trở suất đất là dữ liệu cho việc tính tốn thiết kế một hệ thống nối đất.
- Uớc lượng tổng trở của một hệ thống nối đất.
- Ước lượng điện áp bước và điện áp tiếp xúc.
- Là dữ liệu để tính tốn sự cảm ứng giữa các nguồn lực gần với các mạch
truyền thông.
- Khảo sát địa chất dẫn điện.
Điều 6.Chuẩn bị
- Tìm hiểu thơng tin về giá trị điện trở suất của đất nơi chuẩn bị đo, dựa vào
bản đồ điện trở suất từng địa phương. Tham khảo Bảng1.B - phụ lục B.
- Nghiên cứu yêu cầu của thiết kế về mặt bằng và độ sâu cần khảo sát điện
trở suất của đất.Theo IEEE, đối với các ứng dụng trong việc thiết kế điện, mơ
hình tương đương đất hai lớp là đủ chính xác, Khoảng cách a cần khảo sát bằng
3 lần đường chéo lưới nối đất xây dựng thì các giá trị đo nối đất sẽ có phạm vi
sai số nhỏ hơn (xem phụ lục 4B).
- Thu thập các thơng tin về địa hình, nhiệt độ, độ ẩm, tính chất đất …
Căn cứ vào những thơng tin trên, chọn phương pháp và ước tính số lượng
phép đo thích hợp.
Điều 7. Đo điện trở suất đất
7.1 Phương pháp bốn điểm
Đây là phương pháp thích hợp để đo điện trở suất đất của một vùng đất
rộng lớn. Phương pháp này cung cấp số liệu điện trở suất đất ở các độ sâu khác
nhau bằng cách thay đổi khoảng cách giữa các cọc theo chiều ngang.
7.1.1Phân bố cọc cách đều (Phương pháp Wenner)

12


Hình 1.II Phương pháp bốn điểm phân bố cọc cách đều
Cơng thức tính tốn điện trở suất của đất

ρ = 2πaR
Trong đó:
- ρ: Điện trở suất của đất (Ω.m).
- a: Khoảng cách giữa các cọc (m).
- R: Giá trị đo được của điện trở đất (Ω).
Chú thích:
- Cơng thức trên chỉ đúng khi b ≤ 0,1a trong đó b là độ sâu chôn cọc.
- Phép đo sẽ cho thông tin về bản chất của đất ở độ sâu tương ứng với a.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chọn vị trí và đóng cọc như Hình 1.II. Độ sâu b của các cọc không
được vượt quá 0,1a. Các cọc đo phải được bố trí thẳng hàng.
Bước 2: Đo điện trở đất R tại nhiều khoảng cách a khác nhau.
13


Bước 3: Với mỗi điện trở đất R ở các khoảng cách a khác nhau ta có được điện
trở suất ρ tương ứng.
Bước 4: Tập hợp các giá trị điện trở suất tính đượctạo thành đặc tuyến của điện
trở suất đất theo độ sâu.
Bước 5: Dựa vào đặc tuyến điện trở suất ở bước 4 xác định được đất có điện trở
suất đồng nhất hay nhiều lớp, sau đó tính điện trở suất trung bình đối
với từng loại như sau:
+ Với đất đồng nhất :

- ρa (tb): Giá trị trung bình gần đúng của điện trở suất đất đồng nhất.
- ρa(1) , ρa(2) , ρa(3) , … , ρa(n) : Số liệu điện trở suất đo với khoảng cách khác

nhau, hoặc độ sâu khác nhau .
- n : Tổng số lần đo.


+ Với đất 2 lớp :
Trong thiết kế điện sử dụng mơ hình tương đương đất hai lớp để tính tốn
là đủ, nó được mơ tả theo hình sau:

Hình 2.II. Mơ hình đất 2 lớp
- h : Độ sâu từ lớp đất trên xuống lớp đất dưới.
- ρ1 : Điện trở suất của lớp đất trên.
- ρ2 : Điện trở suất của lớp đất dưới.
- K : Hệ số không đồng nhất.
- a : Khoảng cách giữa cách cọc

14


Phương pháp đo điện trở suất 4 điểm phân bố cọc cách đều có ưu điểm là
khơng cần đóng cọc sâu khi khảo sát điện trở suất ở một vùng đất lớn. Phương
pháp này thích hợp với độ sâu khảo sát nhỏ.
7.1.2 Phân bố cọc cách khơng đều(Phương pháp Schlumberger-Palmer)

Hình 3.II Phương pháp bốn điểm, phân bố khoảng cách cọc khơng đều
Theo phương pháp này cơng thức tính tốn điện trở suất của đất như sau :
ρ = πc(c+d)R/d
Trong đó:
- ρ: Điện trở suất của đất (Ω.m).
15


- d: Khoảng cách giữa 2 cọc cố định ở phía trong (m).
- c: Khoảng cách giữa cọc di động phía ngồi và cọc cố định gần nó ở


phía trong (m).
- R: Giá trị đo được của điện trở đất (Ω).
Lưu ý:
- Công thức trên chỉ đúng khi b ≤ 0,1d trong đó b là độ sâu chơn cọc.
- Phép đo sẽ cho thông tin về bản chất của đất ở độ sâu (2c + d)/2.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chọn vị trí và đóng cọc như Hình 3.II. Độ sâu b của các cọc không
được vượt quá 0,1d. Các cọc đo phải được bố trí thẳng hàng.
Bước 2: Đo điện trở đất R tại nhiều khoảng cách (2c + d)/2 khác nhau.
Bước 3: Với mỗi điện trở đất R ở các khoảng cách (2c + d)/2 khác nhau ta có
được điện trở suất ρ tương ứng.
Bước 4: Giống như bước 4 mục 7.1.1
Bước 5: Giống như bước 5 mục 7.1.1
Phương pháp đo điện trở suất 4 điểm phân bố khoảng cách cọc khơng đều
cũng có ưu điểm là khơng cần đóng cọc sâu khi đo điện trở suất ở một vùng đất
lớn. Ngoài ra, Phương pháp này chỉ yêu cầu di chuyển 2 cọc ngoài cùng cho các
phép đo, thích hợp với độ sâu khảo sát lớn.
7.2. Phương pháp biến thiên theo độ sâu

16


Hình 4.II Phương pháp biến thiên theo độ sâu.
Theo phương pháp này cơng thức tính tốn điện trở suất của đất như sau :
ρ=

Trong đó:
- ρ: điện trở suất đất, đơn vị tính bằng Ohm.mét (Ω.m).
- l: độ sâu của cọc đo E, đơn vị tính bằng mét (m).
- r : bán kính của cọc đo E, đơn vị tính bằng mét (m).

- R: giá trị điện trở đo được, đơn vị tính bằng Ohm (Ω).
Chú thích:
Phép đo sẽ cho thông tin về bản chất của đất xung quanh cọc từ 5 đến
10lần chiều dài cọc.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đo điện trở nối đất của điện cực đóng xuống đất (xem chương III).
Bước 2: Với mỗi độ sâu xác định sẽ đo được một giá trị điện trở R tương ứng,
nó phản ánh bản chất của đất 5 đến 10 lần chiều dài điện cực nối đất .
Bước 3: Với mỗi điện trở đất R thế vào công thức trên có được điện trở suất ρ
tương ứng.
Bước 4: Giống như bước 4 mục 7.1.1
Bước 5: Giống như bước 5 mục 7.1.1
Ưu nhược điểm của phương pháp đo điện trở suất biến thiên theo độ sâu :
Ưu điểm:
- Cho trực tiếp giá trị điện trở suất đo tại độ sâu xác định.
- Cung cấp các thông tin về độ sâu cọc có thể đạt được trong q trình thi
cơng lưới tiếp địa.
- Thích hợp cho vùng địa hình phức tạp không thể áp dụng hai phương
pháp trên.
Nhược điểm:
- Cọc dễ rung lắc khi đóng vào đất, dẫn đến tiếp xúc khơng tốt với đất
khiến kết quả đo khơng chính xác.
17


- Không thể khảo sát ở một vùng đất rộng lớn, vì khơng thể đóng sâu hơn

hoặc chi phí lớn.
- Có thể khơng xác định được giá trị điện trở suất ổn định do hạn chế của
việc đóng cọc theo độ sâu.

Để khắc phục những nhược điểm trên, nên chọn phương pháp 4 điểm
Điều 8. Tổng hợp báo cáo kết quả
- Kết quả phải cung cấp thông tin về bản chất của đất ở độ sâu theo yêu

cầutrên một vùng đất xác định.
- Kết quả đo điện trở suất đất phải được ghi nhận cùng với điều kiện khi
đo: nhiệt độ, độ ẩm, mùa…

18


CHƯƠNG III.ĐO TỔNG TRỞ ĐẤT
Điều 9. Mục đích
- Kiểm tra sự phù hợp với thiết kế từng phần hoặc toàn phần của một hệ
thống nối đất mới thi công.
- Phát hiện những thay đổi của một hệ thống nối đất hiện hữu.
Điều 10. Chuẩn bị
- Cần tham khảotài liệu thiết kế của mạng lưới nối đất cần đo và giá trị
tổng trở kỳ vọng của hệ thống nối đất khi thiết kế (nếu có).
- Khảo sát địa hình nơi tiến hành đo, để chọn lựa phương pháp, thiết bị và
hướng đo thích hợp nhằm hạn chế những yếu tố làm ảnh hưởng đến kết
quả đo nhưlưu ý ở Điều 4 và Phụ lục C.
- Cô lập những hệ thống tiếp đất khác đang nối vào lưới tiếp đấtcần đo
(nếu được) như: dây chống sét trên khơng, dây trung tính nối đất, vỏ cáp
ngầm….
- Dây đo phải là loại dây bọc, mềm, tiết diện phù hợp với dòng điện thử
nghiệm, và lực căng khi kéo dây.

19



Điều 11.Phương Pháp đo tổng trở đất.
11.1 Phương pháp điện áp rơi 62%

Hình 1.III Phương pháp điện áp rơi 62 %.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Căn cứ bản vẽ thiết kế, thi công của hệ thống nối đất cần đo để xác định
vị trí, đường chéo lớn nhất (d) của hệ thống nối đất.
Bước 2: Cô lập hệ thống nối đất cần đo với các liên kết mở rộng (dây trung tính,
các vỏ cáp ngầm nối đất …).
Bước 3: Xác định điểm nối đất xa (điểm đóng cọc dịng C như hình 1.III) .
Khoảng cách D này phải bằng hoặc lớn hơn 5 lần đường chéo d lớn
20


nhất của trạm (khoảng cách D được tính từ tâm của hệ thống nối đất
cần đo).
Bước 4: Chọn hướng kéo dây để đạt đủ độ xa theo yêu cầu của bước 3. Lưu ý
hướng chọn này để tránh các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo.
Bước 5: Sơ đồ đo như Hình 1.III. Vị trí cọc áp (P) theo khoảng cách X = 62%D.
Có thể cọc áp (P’) nằm ngược chiều với chiều cọc dòng (tham khảo
Phụ lục C).Nếu trị số khơng ổn định thì phải chọn lại hướng kéo dây
khác để chống nhiểu.
Bước 6: Sử dụng thiết bị đo rời như hình hoặc máy chuyên dụng tạo một dòng
điện từ hệ thống nối đất cần đo (G) đến cọc dòng (C). Đo điện áp giữa
(G) và (P), di chuyển cọc áp (P) trong khoảng 52% đến 72%, nếu trị số
điện áp hoặc giá trị điện trở R ổn định thì đó là giá trị đúng, kết thúc
q trình đo. Nếu điện áp không ổn định, nghĩa là cọc dịng đóng chưa
đạt đến điểm nối đất xa, trường hợp này phải tăng khoảng cách cọc
dòng và thực hiện lại các bước như đã nêu.

Chú thích:
- Các điện cực phụ và dây đo phải đạt đến điểm nối đất xa.
- Ưu điểm phương pháp điện áp rơi là điện trở nối đất của các cọc áp và
cọc dòng điện ảnh hưởng khơng đáng kể đến độ chính xác của phép đo.
Phạm vi áp dụng:
Phương pháp điện áp rơi 62% này được áp dụng để đo tổng trở nối đất
của các trạm điện và của các hệ thống nhỏ như tiếp địa các cột đường dây trên
không.

21


11.2 Phương pháp hai điểm

Hình 2.III Phương pháp 2 điểm
Trình tự thực hiện:

-

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ thiết kế, thi công của điện cực nối đất cần đo.
Bước 2: Chọn vị trí đóng cọc phụ, hoặc chọn cọc phụ có sẵn như hình 2.III.
Bước 3: Đấu nối sơ đồ đo như hình 2.III.
Bước 4: Ghi nhận các giá trị điện áp (V), dòng (I), xác định điện trở R = V/I.
Chú thích:
Trong phương pháp này, điện trở nối đất của cọc phụ phải nhỏ hơn đáng kể so với
điện trở của đối tượng đo thì mới đảm bảo độ chính xác của kết quả đo.
Có thể sử dụng các kết cấu ngầm có sẵn như ống nước… để làm cọc phụ.
Điện trở của các dây đo cần được xác định để hiệu chỉnh kết quả đo.
Phương pháp này thường thích hợp với những đối tượng có điện trở nối đất
tương đối lớn (điện cực nối đất đơn, nối đất lặp lại của trụ điện,…).


22


11.3Phương pháp ba điểm

Hình 3.IIIPhương pháp 3 điểm và mạch tương đương.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ thiết kế, thi công của điện cực nối đất cần đo.
Bước 2: Chọn vị trí đóng 2 cọc phụ sao cho khoảng cách của các điện cực bằng
ít nhất 3 lần độ sâu của điện cực cần đo. Điện trở nối đất của 2 cọc phụ
phải gần bằng với điện trở điện cực cần đo.
Bước 3: Sơ đồ đo như hình 3.III
Bước 4: Đo các giá trịĐiện áp (V1, V2, V3), Dịng điện (A1, A2, A3) để tính tốn
được giá trị Rx cần đo như sau:
RX = ( R1 + R2 – R3 )/2
Chú thích:
- Để nhận được giá trị chính xác thì điện trở các cọc phụ phải xấp xỉ gần
bằng cọc cần đo.
- Để đo đạc chính xác, các điện cực cần được đặt ở khoảng cách đủ xa
với nhau nhằm mục đích giảm thiểu điện trở hỗ cảm giữa chúng.
- Phương pháp này trở nên khó áp dụng nếu hệ thống nối đất lớn và phức
tạp.Lúc này những phương pháp khác được lựa chọn để có được độ
chính xác cao hơn.
23


11.4 Phương pháp độ dốc

Hình 4.IIIPhương pháp độ dốc

Cũng tương tự như phương pháp điện áp rơi 62% đã trình bày ở mục 11.1 nhưng
khơng địi hỏi xác định khoảng cách cọc dòng ban đầu cũng như xác định tâm
của hệ thống nối đất cần đo.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chọn vị trí thích hợp để đóng cọc dịng, thực hiện một chuổi phép đo
theo đường thẳng.Sơ đồ đo như hình 4.III.
Bước 2: Đo các điện trở R1, R2 và R3 bằng cách đặt các cọc áp P tương ứng với
các khoảng cách 0,2dc, 0,4dc và 0,6dc.
Bước 3 : Tính tốn hệ số dốc µ =
Bước 4: Tra giá trị PT/C ứng với hệ số dốc µ theo bảng 2.C ở phụ lục C. Lưu ý
giá trị PT/C là tỷ lệ khoảng cách d/dC minh họa trong hình 4.III.
Bước 5: Đo điện trở tại vị trí PT vừa tra được. Đây là giá trị điện trở của hệ thống
nối đất cần đo.
Bước 6: Nếu sau khi đo và tính tốn cho ra trị số độ dốc µ nằm ngồi các giá trị
cho trong bảng 2.C chứng tỏ vị trí cọc dịng (C) ban đầu chọn chưa thích
24


hợp. Trong trường hợp này người thí nghiệm cần phải chọn vị trí cọc
dịng xa hơn và thực hiện lại các bước trên. Lưu ý rằng với khoảng cách
dc càng lớn, giá trị điện trở nối đất tìm được càng đạt độ tin cậy cao.
11.5Phương pháp đo bằng kìm (phương pháp Stakeless)

Hình 5.IIIPhương pháp cảm ứng
Phương pháp đo tổng trở nối đất này không cần cô lậpthống nối đất khác đang
nối vào lưới nối đất cần đo, Phương pháp này không dùng cọc phụ. (Xem
nguyên lý của phương pháp tại phụ lục C).
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Sử dụng kìm đo (chuyên dụng đo tổng trở nối đất) kẹp vào dây dẫn
xuống hệ thống nối đất (hình 5.III).

Bước 2: Khởi động máy đo,một điện áp với tần số xác định thường nằm giữa
1kHz và 3.4kHz sẽ cảm ứng vào mạch vòng nối đất, và gây ra một
dòng điện đi vào hệ thống nối đất. Tỉ số điện áp và dòng điện là tổng
trở đất cần đo, được hiển thị trên đồng hồ.
Chú thích:
- Phương pháp trên dựa vào giả thiết rằng tổng trở (Ze) của hệ thống
trung tính nối đất là rất nhỏ so với điện cực nối đất đang thử nghiệm.
Có thể giả thiết làZe ≈ 0. Với giả thiết này giá trị đọc được gần đúng
bằng điện trở của điện cực nối đất đang thử.
25


×