Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

THỰC TẾ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.39 KB, 25 trang )

THỰC TẾ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM
TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN
I.Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC
1. Lich sử hình thành và phát triển
Công ty kiểm toán và kế toán AAC tiền thân là công ty kiểm toán Đà Nẵng (DAC),
được thành lập trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty kiểm toán đóng tại Đà
Nẵng là VACO và AASC vào đầu năm 1993. Lúc này, công ty kiểm toán AAC là một
trong năm công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ tài chính và là một trong những công ty
kiểm toán hàng đầu tạiViệt Nam, được thành lập theo Quyết định số 194/TC/TCCB ngày
01/04/1993 và quyết định 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Ngày
07/05/2007, thực hiện lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần
hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty Kiểm toán và Kế toán AAC đã chuyển sang
hình thức công ty TNHH và đổi tên thành “Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”.
Từ năm 1993 đến nay, cùng với sự cạnh tranh và phát triển với các công ty kiểm toán
độc lập trong nước và quốc tế tại Việt Nam, AAC đã xây dựng được cho mình đội ngũ
nhân lực vững mạnh với uy tín cao. Hiện nay AAC có khoảng 100 nhân viên, đều tốt
nghiệp đại học, một số người đã có bằng thạc sỹ, và hầu hết còn rất trẻ, có năng lực và
trình độ, có tinh thần đoàn kết và làm việc quyết tâm. Khách hàng của AAC rải đều khắp
cả nước, trong đó có một số khách hàng lớn như ngành bưu điện, viễn thông, giáo dục.
AAC được Bộ Công Thương bình chọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động
tốt nhất tại Việt Nam và được trao giải/cúp “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services”
liên tiếp trong hai năm 2007, 2008. Giải thưởng này được trao cho những doanh nghiệp
tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực
hiện khi gia nhập WTO, đã có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng, trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm
toán
Trong năm 2009 vừa qua, AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch,... bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”.
Tháng 10/2009, AAC được trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín”.
Hiện nay, AAC đã gia nhập vào tập đoàn Polaris - một tổ chức kiểm toán của Mỹ có


uy tín trên toàn cầu.
AAC đã xây dựng được phần mềm kiểm toán BCTC và đang trong giai đoạn thử
nghiệm, dự định sang năm khối kiểm toán BCTC sẽ chính thức đưa vào sử dụng phần
mềm này và không cần sử dụng nhiều đến giấy bút để làm việc. Hệ thống máy tính sẽ hỗ
trợ cao cho kiểm toán viên trong việc đưa ra mức trọng yếu, thực hiện quy trình chọn
mẫu…, với tính bảo mật cao và bao quát tất cả các phần hành, giúp giảm nhẹ khối lượng
công việc của kiểm toán viên. Đồng thời công ty cũng đang viết chương trình kiểm toán
khối xây dựng cơ bản.
Hiện tại AAC đang có hai chi nhánh, một ở Đà Nẵng (217 - Nguyễn Văn Linh) và
một ở TP. Hồ Chí Minh (quận 1, số 44-45 Hoàng Sa).
Phương châm hoạt động của AAC là:
TổngGiám đốc
Phó tổnggiám đốc
Giám đốc các khối
Trưởng phòng và Quản lý
Kiểm toán viên chính(Sau khi có chứng chỉ kiểm toán viên)
Trợ lý kiểm toán viên cấp 3(Sau khi làm trợ lý KTV cấp 2 được 1 năm)
Trợ lý kiểm toán viên cấp 2(Sau khi làm trợ lý kiểm toán viên cấp 1 được 1 năm)
Trợ lý kiểm toán viên cấp 1(Sau khi được tuyển dụng chính thức đến 12 tháng sau đó)
Nhân viên thử việc(Trong thời gian thử việc 3 tháng)
- Độc lập: tức là kiểm toán viên phải độc lập với khách hàng, không để bị chi phối
bởi ý kiến của đơn vị được kiểm toán.
- Khách quan: tức là phải phản ánh đúng thực tế hoạt động của khách hàng.
- Trung thực
- Bí mật số liệu của khách hàng: không được công bố thông tin về khách hàng cho đối
tượng bên ngoài biết khi chưa được sự đồng ý của họ.
2. Bộ máy tổ chức quản lý
2.1 Cơ cấu tổ chức
Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân trong cơ cấu tổ chức:
Tổng giám đốc: là người có quyền cáo nhất, chức năng của tổng giám đốc là:

- Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động công ty
- Duy trì các mối quan hệ với các cán bộ cấp cao của công ty
- Chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về các vấn đề kế toán và kiểm toán có tầm quan
trọng.
- Chịu trách nhiệm đánh giá các công việc kiểm toán đã được thực hiện
- Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
- Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểm toán
hoặc uỷ quyền lại cho giám đốc hoặc phó giám đốc các khối.
Phó Tổng giám đốc:
- Giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công uỷ quyền giải
quyết những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách
hàng và các vấn đề về nghiệp vụ
- Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật nhà nước về các vấn đề
được phân công và uỷ quyền.
- Phụ trách trực tiếp một trong hai mảng công việc: BCTC và xây dựng cơ bản.
Giám đốc các khối: gồm giám đốc của hai khối BCTC và xây dựng cơ bản, phụ
trách các vấn đề:
- Về nghiệp vụ chuyên môn
- Về nhân sự
- Cộng tác, hỗ trợ
- Hành chính
Trưởng phòng và quản lý: Mỗi phòng có một trưởng phòng, một phó phòng kiểm
toán, một tư vấn tài chính - kế toán và một số kiểm toán viên tiêu biểu của công ty. Trưởng
phòng quản lý trực tiếp các nhân viên trong phòng và chịu sự điều động của quản lý cấp
cao hơn.
Kiểm toán viên chính:
- Giám sát trực tiếp công việc của các trợ lý, nhân viên thử việc.
- Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. Trong quá
trình kiểm toán nếu có phát sinh các sự kiện bất thường, có thể báo cáo và hỏi ý kiến của
các cấp cao hơn.

- Xem xét các giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo các nhân viên, sắp xếp nhân sự
cho các cuộc kiểm toán, như phân công công việc cho các trợ lý, soát xét lại giấy tờ làm
việc của các trợ lý.
- Ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.
Trợ lý kiểm toán viên: chịu trách nhiệm trước kiểm toán viên và những người quản
lý về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện công việc kiểm toán của mình.
KHỐI KIỂM TOÁN BCTC
KHỐI KIỂMTOÁN XDCB
PHÒNG TƯ VẤN - ĐÀO TẠO
CHI NHÁNHTP. HCM
PHÒNG KẾ TOÁNHÀNH CHÍNH
BAN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNGPHÒNG KIỂMTOÁN XDCB 1
PHÒNG KIỂMTOÁN XDCB 2
BAN KIỂMSOÁT CHẤTLƯỢNG
PHÒNG KIỂMTOÁN BCTC 1
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XDCB
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐCBCTC
PHÒNG KIỂMTOÁN BCTC 4
PHÒNG KIỂMTOÁN BCTC 1PHÒNG KIỂMTOÁN BCTC 1
2.2 Sơ đồ tổ chức các phòng ban
3. Các loại hình dịch vụ chuyên ngành của AAC
Công ty AAC cung cấp các loại hình dịch vụ: kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn
tài chính và quản lý, dịch vụ tin học, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng.
Kiểm toán: Hai mảng công việc lớn của AAC là kiểm toán BCTC và kiểm toán báo
cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Bên cạnh đó còn có các loại hình: kiểm toán báo cáo
quyết toán dự án, kiểm toán BCTC vì mục đích thuế, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân
thủ, kiểm toán nội bộ và kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thoả thuận khác (tức là thực
hiện kiểm toán một một lĩnh vực nào đó theo yêu cầu của khách hàng).
Kế toán: gồm các dịch vụ: Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ kế

toán, lập các BCTC định kỳ, chuyển đổi các BCTC được lập theo VAS, IAS (trong trường
hợp có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, phản ánh thông tin nghiệp vụ
theo VAS và thuộc một tổ chức quốc tế nào đó nên có nhu cầu chuyển đồi từ VAS sang
IAS nhằm thống nhất hệ thống BCTC để báo cáo lên cấp trên ở nước ngoài), thiết kế và
thực hiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán (giúp khách hàng tổ chức, thiết lập bộ máy kế
toán hợp lý).
Tư vấn thuế: gồm tư vấn việc áp dụng chính sách thuế, tư vấn công tác kê khai và
quyết toán thuế, tư vấn về các thủ tục hoàn thuế và khiếu nại về thuế, hỗ trợ việc cập nhật
thông tin về thuế và thuế quan.
Tư vấn tài chính và quản lý: gồm Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp; Tư
vấn thành lập cơ chế tài chính nội bộ; Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài
chính phù hợp với yêu cầu quản lý; Soát xét BCTC; Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ
phần hóa hoặc phá sản doanh nghiệp; Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh
chấp, kiện tụng.
Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng: Đào tạo, bồi dưỡng kế toán và kiểm toán viên nội
bộ; Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán (chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp);
Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán nội bộ (cho các doanh nghiệp).
Dịch vụ tin học: tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán tài chính và
kế toán quản trị; Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học, cài đặt hệ thống thông
tin quản lý.
4. Giới thiệu tổng quan về quy trình kiểm toán áp dụng tại AAC
Quá trình kiểm toán tại AAC gồm các giai đoạn: Giai đoạn tiền kế hoạch, giai đoạn
lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán (lập Báo cáo kiểm
toán).
Giai đoạn tiền kế hoạch: là giai đoạn khảo sát khách hàng, nhận định những rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của họ, xem xét tính liêm chính của ban quản trị, yêu cầu của
khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro khi nhận lời mời kiểm toán để lập kế hoạch kiểm
toán.
Giai đoạn lập kế hoạch: kiểm toán viên sẽ tìm hiểu thông tin về khách hàng và về
hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó xác định mức trọng yếu, đánh giá các rủi ro.

Từ đó xây dựng kế hoạch phục vụ cụ thể cho mỗi khách hàng, bao gồm thời gian kiểm
toán, số lượng nhân viên, xem xét giá phí cho mỗi hợp đồng… Cách thức tìm hiểu là qua
gặp trực tiếp khách hàng hoặc qua điện thoại, email…
Các giấy tờ làm việc trong giai đoạn này gồm:
• Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán -B1
• Các điểm cần lưu ý của năm trước -B2
• Hợp đồng kiểm toán – B3
• Tìm hiểu về khách hàng – B4
• Chương trình xem xét hệ thống kế toán –B5
• Phân tích tóm tắt hệ thống kiểm soát nội bộ - B6
• Các thủ tục phân tích theo kế hoạch – B7
• Ghi chú những thảo luận về kế hoạch kiểm toán –B8
• Tài liệu và thông tin đề nghị khách hàng lập – B9
• Kiểm tra kế hoạch kiểm toán – B10
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên và các trợ
lý sẽ đến công ty khách hàng để thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra ý kiến xác thực về
mức độ trung thực, hợp lý, hợp pháp của báo cáo tài chính. Các điểm cần chú ý trong bước
này bao gồm:
• Quy định về nhiệm vụ của nhóm trưởng
• Các quy trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của doanh nghiệp
• Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc
• Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc
• Chương trình kiểm toán
Giai đoạn hoàn thành kiểm toán: Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tập hợp và
xét duyệt tất cả các giấy làm việc của các trợ lý để lập biên bản ghi nhớ, sau đó tiến hành
trao đổi với khách hàng, chỉnh sửa biên bản ghi nhớ, và đại diện hai bên ký vào. Theo đó,
toàn bộ các bút toán điều chỉnh sẽ được hai bên bao gồm phòng kế toán của doanh nghiệp
và người được phân công lập báo cáo kiểm toán cùng điều chỉnh dựa trên số liệu của báo
cáo tài chính chưa được kiểm toán do doanh nghiệp lập trước đây. Sau đó hai bên sẽ tiến
hành so sánh BCTC đã được chỉnh sửa, nếu khớp đúng thì kiểm toán viên sẽ tiến hành lập

bản dự thảo Báo cao kiểm toán nêu rõ ý kiến của mình về tính trung thực, hợp lí, hợp pháp
của báo cáo tài chính, trình lên ban soát xét phê duyệt và gửi cho khách hàng, hai bên ký
vào báo cáo kiểm toán và sau đó AAC sẽ phát hành chính thức báo cáo kiểm toán ra bên
ngoài.
Các giấy tờ làm việc trong giai đoạn này:
• Chỉ mục giấy làm việc
• Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán
• Trang trình duyệt
• Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán
• Danh mục kiểm tra cuối cùng
• Bàn luận về thư quản lý
• Tổng kết của nhóm trưởng
• Tổng kết của các thành viên trong nhóm
• Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục
• Kiểm tra sự kiên sinh sau ngày kết thúc niên độ
• Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc
• Bảng chấm công
Quy trình kiểm toán của AAC dựa trên những lý luận chung về kiểm toán, các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam (VAS) và có tham khảo thêm các chuẩn mực kiểm toán quốc tế
(IAS). Để quản lý và thực hiện tốt công việc kiểm toán, công ty đã đưa ra những quy định
hướng dẫn về quy trình kiểm toán, được chia ra làm 8 phần, ký hiệu từ 1000 đến 8000.
Cụ thể như sau:
1000 - Lập kế hoạch, bao gồm các quy định cụ thể:
1100 - Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng: Công việc trong giai đoạn
này là xem xét yêu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng yêu cầu của công ty.
1200 – Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát
1300 – Các điều kiện thoả thuận hợp đồng kiểm toán
1400 – Tìm hiểu hoạt động kinh doanh khách hàng
1500 – Tìm hiểu về quy trình kế toán
Từ đó giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về khách hàng.

1600 – Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ: khi khách hàng cung cấp BCTC cho
kiểm toán viên. Cụ thể như sau
BCĐKT 31/12/N-1 31/12/N CL tuyệt đối %
- Các khoản mục

BCKQKD N-1 N CL tuyệt đối %
- Các khoản mục

Từ đó kiểm tra các quan hệ hợp lý giữa các khoản mục, như Doanh thu và nợ phải
thu, đánh giá khả năng thanh toán, cấu trúc tài sản, nguồn vốn… Qua đó kiểm toán viên
nhận định sơ bộ về BCTC của khách hàng.
1700 – Xác định mức trọng yếu
1800 – Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán cho từng tài khoản, được chi tiết
thành:
1810 - Tổng hợp về lập kế hoạch kiểm toán
1811 – Tài liệu lập kế hoạch kiểm toán
1820 - Kế hoạch kiểm toán các tài khoản
2000 – Báo cáo, gồm:
2100 – Biên bản kiểm toán và thư quản lý: Trong đó, kiểm toán viên trao đổi với
khách hàng những nội dung cần điều chỉnh và tư vấn thêm cho khách hàng về những chỗ
chưa hợp lý của công ty khách hàng, về kiểm soát nội bộ của khách hàng…
2200 – Báo cáo tài chính
2300 - Tổng hợp kết quả kiểm toán
2350 – Thư giải trình của ban giám đốc
2400 – Báo cáo khác
3000 – Quản lý cuộc kiểm toán
3100 – Các biên bản họp với khách hàng
3200 – Bảng tổng hợp về thời gian và nhân sự kiểm toán
3300 – Các công cụ hỗ trợ kiểm toán, gồm:
3310 – Tính toán theo Threshold (các sai sót có thể bỏ qua) và thủ tục phân

tích (SAP)
3320 – Bảng tính và chọn mẫu theo CMA (đơn vị tiền tệ)
3430 – Ma trận xác định độ đảm bảo R
4000 – Kiểm soát
4100 - Kết luận về kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ
4200 - Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ (D&I, O&E), trong đó:
 D&I (Design & Inplement): Kiểm tra thiết kế và hoạt động của
KSNB (tính hữu hiệu)
 O&E : kiểm tra tính hiệu quả của KSNB.
5000-8000 – Chương trình kiểm toán và các giấy tờ làm việc của các phần hành kiểm
toán, cụ thể:
5000 - Kiểm tra chi tiết về tài sản
6000 - Kiểm tra chi tiết về nợ phải trả
7000 - Kiểm tra chi tiết về nguồn vốn
8000 - Kiểm tra chi tiết các khoản mục trên BCKQKD
Phương pháp kiểm toán áp dụng tại công ty kiểm toán AAC:
Công ty kiểm toán AAC chọn phương pháp kiểm toán theo khoản mục. Sai sót của
một tài khoản có thể xảy ra theo 2 hướng: Ghi quá (đối với các tài khoản tài sản và chi phí)
hoặc ghi thiếu (đối với các tài khoản nợ phải trả và doanh thu). Để kiểm tra xem tài sản và
chi phí có bị ghi khống hay không, AAC áp dụng kỹ thuật kiểm tra từ dưới lên, tức kiểm
tra ngược từ sổ sách về chứng từ (ký hiệu là O – Overstatement), và ngược lại để kiểm tra
xem nợ phải trả và doanh thu có bị ghi thiếu hay không, công ty dùng kỹ thuật kiểm tra từ
trên xuống, kiểm tra xuôi từ chứng từ tới sổ sách (ký hiệu là U – Understatement).
Trong kế hoạch kiểm toán các tài khoản, công ty đã xây dựng ma trận định hướng
kiểm tra, theo đó mỗi khoản mục sẽ được kiểm tra theo hai hướng O và U, cụ thể như sau:
Hướng kiểm tra trực tiếp Hướng kiểm tra gián tiếp
Kiểm
tra
Tài sản &
Chi phí

Nợ phải trả
& Doanh thu
Tài sản &
Chi phí
Nợ phải trả
& Doanh thu
Nợ O O


U U
Cụ thể, ta xem xét ví dụ sau
331 111 642





Khi kiểm tra hướng U của TK 331, ta đã gián tiếp kiểm tra hướng U của TK 111
Khi kiểm tra hướng O của TK 642, ta đã gián tiếp kiểm tra hướng O của TK 111
Như vậy TK 111 đã được kiểm tra đúng 2 hướng O và U
Tìm hiểu về phần mềm kiểm toán áp dụng tại AAC:
Công ty kiểm toán AAC đã xây dựng được hệ thống sơ đồ luân chuyển và liên kết
thông tin giữa các phần hành trong phần mềm kiểm toán, chủ yếu là giữa các tài liệu kiểm
toán, được sử dụng chủ yếu trong phần lập và phát triển kế hoạch kiểm toán. Nắm được sơ
đồ luân chuyển và tổng hợp thông tin, kiểm toán viên sẽ dễ dàng kiểm soát và thực hiện
công việc kiểm toán theo đúng hướng và phù hợp với phương pháp kiểm toán chúng. Có 4
sơ đồ hướng dẫn, là : Sơ đồ tổng hợp chung, sơ đồ xác định rủi ro kiểm toán, sơ đồ kiểm
tra hệ thống KSNB, và sơ đồ các thủ tục và chương trình kiểm toán chi tiết.
Trực tiếp U
Gián tiếp O

Trực tiếp O
Gián tiếp U
1520- Phân loại mức độ sử dụng MT
1530- Tìm hiểu các chu trình kinh doanh1540- Tìm hiểu môi trường sử dụng MT
1210- Đánh giá RR kiểm toán và MTKS1411- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh1510- Tổng quan về hoạt động kế toán1710- Xác định mức độ trọng yếu
1820- Kế hoạch kiểm toán sơ bộ cho các TK1810- Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
4210- Kiểm tra một phần HTKS4310- HTKS các chu trình kinh doanh4410- HTKS trên máy vi tính
XX30- Chương trình kiểm toán theo TK
4110- Kết luận về hệ thống KSNB
2120- Tổng hợp các vấn đề cần đưa vào TQL
Sơ đồ tổng hợp chung:
Đồng thời với việc lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ làm việc trên giấy của kiểm toán viên,
công ty kiểm toán AAC còn tổ chức lưu trữ hồ sơ điện tử bằng phần mềm quản lý hồ sơ.
Phần mềm quản lý hồ sơ (Document Manager): là một dạng tủ lưu trữ hồ sơ điện tử
nhằm quản lý và lưu trữ các file tài liệu, giấy tờ làm việc cho các cuộc kiểm toán, được
thiết lập, xử lý và lưu trữ một cách có hệ thống theo một cấu trúc nhất định., giúp kiểm
toán viên có thể tạo mới, copy, in hoặc xóa và cấu trúc các phần hành cũng như các giấy
làm việc trong các file kiểm toán khi đã qua chế độ bảo mật; nhập vào hoặc kết xuất các
giấy làm việc giữa file kiểm toán và các ứng dụng khác (công dụng này giúp trưởng đoàn
nhận tài liệu từ các trợ lý một cách dễ dàng) ; soát xét file kiểm toán trên máy vi tính; ký
các giấy tờ làm việc trên máy tính; cập nhật và in các giấy làm việc theo lựa chọn; lưu trữ,
khôi phục từng tài liệu riêng biệt hoặc toàn bộ file kiểm toán …
5. Thủ tục kiểm toán BCTC của AAC
Bên cạnh chương trình kiểm toán tổng quát, công ty kiểm toán AAC còn xây dựng
các thủ tục kiểm toán rút gọn, bao gồm các thủ tục kiểm toán chung và thủ tục kiểm toán
các khoản mục cụ thể, nhằm giúp cho các trưởng nhóm kiểm tra lại các phần hành trước
khi làm thư trao đổi để họp với khách hàng. Thủ tục kiểm toán nào đã thực hiện thì kiểm
toán viên sẽ đánh dấu () vào cột “Thực hiện”, đồng thời ghi ký hiệu trang giấy làm việc
tương ứng vào cột “Giấy làm việc”, bước này giúp kiểm toán viên rà soát lại quá trình làm
việc của mình xem các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Yêu cầu

chung là trước mỗi cuộc kiểm toán cần in bảng quy trình rút gọn này ra và tiến hành đánh
dấu () cho những công việc đã thực hiện cũng như đánh tham chiếu trên Giấy làm việc,
các kiểm toán viên phải ghi lại phương pháp kiểm toán cụ thể trên giấy làm việc, và các
mẫu được chọn cũng phải được thể hiện đầy đủ trên giấy làm việc.
(Xem phụ lục 6)
II. Thực tế quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán
BCTC do AAC thực hiện
1. Giai đoạn tiền kế hoạch
Trước khi chấp nhận kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành bước khảo sát khách
hàng. Khi nhận được yêu cầu kiểm toán của khách hàng, Phó tổng giám đốc công ty kiểm
toán AAC sẽ là người tìm hiểu sơ bộ môi trường kiểm soát của khách hàng thông qua việc
tiến hành đánh giá khả năng nhận lời mời kiểm toán và tìm hiểu lý do kiểm toán của khách
hàng. Trước hết là:
- Xem xét tính liêm chính của ban giám đốc khách hàng. Phương pháp: Phỏng vấn
(qua điện thoại hoặc email) với khách hàng, như hỏi thăm khách hàng xem công ty năm
nay có thay đổi gì về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, lĩnh vực kinh doanh, khi đến kiểm
toán chính thức thì đoàn kiểm toán phải liên lạc với ai, địa điểm công ty khách hàng…;
nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, hoặc qua mạng internet tìm hiểu thêm về hoạt
động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua; và trao đổi với kiểm toán viên tiền
nhiệm để tìm hiểu thêm về quan điểm của ban lãnh đạo (nếu cơ cấu tổ chức không có gì
thay đổi), vị trí của công ty trong ngành, tình trạng tài chính…
- Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng: vì nó ảnh hưởng đến tính chính xác
của ý kiến nêu ra trên báo cáo kiểm toán, là cơ sở để lựa chọn phương pháp, thủ tục kiểm
toán thích hợp.
Việc khảo sát khách hàng ở giai đoạn này được tiến hành chủ yếu thông qua điện
thoại, email, fax. Công việc này được tiến hành kỹ đối với những khách hàng mới, còn đối
với khách hàng cũ thì không cần phải tốn nhiều thời gian vì kiểm toán viên đã hiểu biết về
khách hàng.
Ví dụ về các bước khảo sát công ty Cổ phần đường XYZ là khách hàng mới của
công ty:

Công ty XYZ liên lạc với công ty kiểm toán AAC, đưa ra đề nghị kiểm toán, phó
tổng giám đốc phụ trách mảng BCTC (anh Hiếu) là người trực tiếp liên lạc với khách hàng.
Các bước công việc:
- Xem xét tính liêm chính của ban lãnh đạo đơn vị:
• Yêu cầu của khách hàng: công ty XYZ yêu cầu kiểm toán BCTC năm 2009
• Tính liêm chính của ban quản trị: điện thoại cho kiểm toán viên tiền nhiệm,
hỏi thông tin về ban giám đốc công ty XYZ -> ban giám đốc liêm chính, có chủ
trương rõ ràng, mong muốn kiểm toán để tìm ra những chỗ yếu kém trong đơn vị
nhằm khắc phục kịp thời, để công ty tiếp tục phát triển tốt hơn.
• Có bất đồng gì giữa kiểm toán viên tiền nhiệm và ban giám đốc công ty XYZ
không: Không
• Hỏi lý do khách hàng thay đổi kiểm toán viên: do phí kiểm toán đắt

×