Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những vấn đề cơ bản về chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.75 KB, 8 trang )

Trần Mai Ước
Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt: Việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc
tế và đáp ứng tốt với những yêu cầu của thời đại mới có vị trí, vai trị quan trọng của
giáo dục đại học. Chuyển đổi số với những nội dung cơ bản của mình sẽ là chất xúc
tác quan trọng để góp phần quan trọng biến mục tiêu này thành hiện thực. Từ việc đi
vào phân tích và làm rõ những nội dung có liên quan đến chuyển đổi số trong giáo dục
đại học hiện nay;tính tất yếu khách quan của chuyển đổi số trong giáo dục đại học;
những vấn đề đặt ra khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học, bài viết chỉ ra
các giải pháp cơ bản để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học trong giai đoạn
hiện nay.

1. Dẫn nhập
Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nhấn mạnh và chỉ rõ: “Đẩy mạnh
chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo”33. Tiếp đến, trong các đột phá chiến lược, Đảng ta cũng đã
khẳng định:”Tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế
số, xã hội số”34. Ở Việt Nam, với dân số hơn 96 triệu dân, nền kinh tế có tốc độ
tăng trưởng nhanh, nắm giữ dân số trẻ, năng động và có khả năng tiếp cận cơng
nghệ cao, nhanh chóng thì việc áp dụng mơ hình chuyển đổi số đã và đang tạo ra
nhiều dịch vụ có ích cho nhân dân và tận dụng hiệu quả nguồn lực nhàn rỗi của
xã hội. Thích ứng với sự thay đổi và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban
hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham
gia cuộc CMCN 4.0, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá
trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký
ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến 2030, trong đó giáo dục và đào tạo (GD&ĐT)
là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện.


Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ngày 01/03/2021,
(Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
34
Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ngày 01/03/2021,
(Chinhphu.vn) - Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ
33

40


2. Nội dung
2.1. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học hiện nay
Thực tiễn trong thời gian vừa qua đã góp phần chứng minh rõ rằng, chuyển
đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mơ hình hoạt động, kinh doanh
theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc
gia. Đối với GD&ĐT nói chung, chuyển đổi số sẽ góp phần quan trọng đổi mới
cách thức giảng - dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch
vụ học tập suốt đời tới từng người học. Hay nói cách khác, chuyển đổi số sẽ hỗ
trợ đổi mới GD&ĐT theo hướng giảm thuyết giảng, truyền thụ kiến thức sang
phát triển năng lực người học, tăng khả năng tự học, tạo cơ hội học tập mọi lúc,
mọi nơi, cá nhân hóa việc học, góp phần tạo ra xã hội học tập và học tập suốt đời.
Đối với bậc giáo dục đại học35, chuyển đổi số sẽ tạo đà quan trọng và cần thiết
trong việc áp dụng mơ hình giáo dục thơng minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu
tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp. Đây là một môi trường thuận lợi
tạo điều kiện cho người học và giảng viên thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, gắn
kết giữa giáo dục đại học với các doanh nghiệp cùng nỗ lực phát triển kinh tế xã hội. Ngoài ra, với một hệ sinh thái giáo dục mở cũng giúp cho hoạt động giảng
dạy được diễn ra thuận lợi mọi lúc mọi nơi, người học có thể cá nhân hóa, hồn
tồn quyết định việc học tập của mình mà khơng cần lệ thuộc về thời gian, địa
điểm như trước đây.

Hiện nay, có nhiều định nghĩa và cách hiểu về chuyển đổi số (Digital
transformation). Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các cơng nghệ số
để thay đổi mơ hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới36.
Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp
mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới37. Có thể hiểu khái quát,
chuyển đổi số là chuyển các hoạt động từ thế giới thực sang thế giới ảo ở trên
mơi trường mạng, theo đó, mọi người tiếp cận thông tin nhiều hơn, rút ngắn về
khoảng cách, thu hẹp về khơng gian, tiết kiệm về thời gian. Cịn chuyển đổi số
trong giáo dục đại học là việc chuyển đổi cách dạy, cách học, quản trị và quản lý
giáo dục đại học dựa trên công nghệ số hướng tới một hệ thống giáo dục chất
lượng tốt, chi phí thấp và tiếp cận dễ dàng với mọi đối tượng trong xã hội.

Ở đây được hiểu là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thơng với các
trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
36
truy xuất ngày 13/4/2021 lúc 23h30’
37
truy xuất ngày 19/4/2021 lúc 23h40’
35

41


Câu hỏi đặt ra là trong giai đoạn hiện nay, vì sao chuyển đổi số lại cần thiết
và giữ vị trí, vai trị quan trọng đối với giáo dục đại học, chúng tôi cho rằng xuất
phát từ những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, tính tất yếu khách quan trong sự vận động và phát triển của
giáo dục đại học.
Dưới sự tác động và ảnh hưởng mạnh của CMCN 4.0 như hiện nay, chuyển
đổi số đang trở thành chiến lược tại các trường đại học. Nhiều cơ sở giáo dục đại

học đã bắt đầu chuyển đổi số với các bước khác nhau từ tìm hiểu, nghiên cứu,
cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Ban giám hiệu các trường đại học đã nhận
thức và xem chuyển đổi số là vấn đề sống cịn, xác nhận hiệu quả trên nhiều khía
cạnh như thấu hiểu người học, tăng năng suất lao động, đổi mới phương pháp
dạy học… Các trường tiêu biểu, tiên phong trong vấn đề này mà chúng ta có thể
kể đến là: Trường ĐH Kinh tế TP.HCM; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM; Trường ĐH Văn Lang; Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; Trường
ĐH Công nghiệp Hà Nội… khi các trường này đã tập trung phát triển và ngày
càng mở rộng các nội dung có liên quan đến: Thư viện thơng minh – hình thức
thư viện chuyển đổi số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động trong tất cả các
khâu. Người dùng có thể dễ dàng tìm sách, mượn sách, đặt phòng học… chỉ với
chiếc điện thoại thông minh.Thư viện được kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà
xuất bản các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Người học có thể đăng ký các
phịng tự học, tra cứu tài liệu online trên website; Trung tâm Dạy học ảo (UTEx)
để tổ chức các khóa học trực tuyến hồn tồn (Online Courses) trong mơi trường
mạng internet – xây dựng trên nền tảng dạy học số theo mơ hình Blended
Learning và Trung tâm dạy học ảo (UTEx), trường còn xây dựng được trung tâm
dữ liệu lớn (Big data center) và nhiều chương trình chuyển đổi số khác như hệ
thống phần mềm quản lý, KPIs, E-Portfolio, Social Media và UTE-TV…; Phát
triển hệ sinh thái giáo dục đa dạng - trọng tâm là giáo dục đại học và Trung tâm
Đổi mới sáng tạo, kết nối các thành tố trường đại học, doanh nghiệp và các
chuyên gia hàng đầu.
Thứ hai, tính thích ứng trước sự thay đổi, biến đổi của mơi trường
Để ứng phó dịch Covid-19 (từ tháng 02/2020), nhiều trường đại học đã triển
khai dạy, học trực tuyến. Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức cho cho hệ
thống giáo dục nói chung trong đó có giáo dục đại học nói riêng trong việc dạy
và học trực tuyến. Từ thế bị động, bỡ ngỡ những giai đoạn ban đầu, đến nay
(4/2021), về cơ bản các cơ sở giáo dục đại học đã tiếp cận được dạy và học trực
tuyến; đã bước đầu giải quyết thành công những khó khăn trong tình huống
khơng tập trung được. Đại dịch Covid-19 bùng phát, Thủ tướng Chính phủ và

các bộ, ban ngành liên quan đã có những chỉ đạo kịp thời, phù hợp với xu thế
42


toàn cầu cho hệ thống giáo dục quốc gia ứng phó với đại dịch. Tính đến gần giữa
tháng 3/2020, cơng văn số 795/BGDĐT-GDĐH được ban hành nhằm chi tiết hóa
và hướng dẫn việc triển khai về dạy và học trực tuyến cho cả hệ thống giáo dục
theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nhưng vẫn phải đảm bảo
chuẩn chất lượng cơ bản trong quá trình đào tạo. Luật giáo dục đại học sửa đổi
và bổ sung (có hiệu lực từ tháng 7/2019) và Nghị định 99 có điều khoản cụ thể
khuyến khích giảng dạy trực tuyến trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam,
với tinh thần áp dụng các công nghệ giáo dục xuyên biên giới, nhằm nâng cao
năng lực tiếp cận của người học ở tất cả các vùng miền trong quá trình tiếp thu
tri thức. Đến gần cuối tháng 3/2020, công văn 988/BGDĐT-GDĐH được ban
hành nhằm khẳng định hệ thống giáo dục sẽ tiến hành đánh giá học phần dạy trực
tuyến theo hình thức thi học phần trực tuyến với các quy trình đảm bảo chất lượng
hệ thống. Ủng hộ sáng kiến của BGDĐT, vào ngày 26/3 các nhà mạng lớn ở Việt
Nam, bao gồm Viettel, VNPT, MobiFone, và Vietnamobile cam kết hỗ trợ ngành
giáo dục trong việc ngăn chặn và kiểm soát Covid-19 bằng cách miễn phí lưu
lượng data điện thoại cho học sinh, sinh viên, giáo viên, và phụ huynh khi sử
dụng các giải pháp đào tạo trực tuyến do BGDĐT công bố. Đây cũng được coi
là những nỗ lực và hành động cụ thể nhằm tăng tốc q trình số hóa ở Việt Nam,
trong đó có nội dung liên quan đến giáo dục đại học.
Thứ ba, góp phần thay đổi diện mạo giáo dục đại học
Với những gì đang diễn ra, giai đoạn sắp tới, chuyển đổi số sẽ là khâu đột
phá, là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung nguồn lực triển khai thực hiện để nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trước những yêu cầu mới, những thách
thức mới trong xu thế hội nhập quốc tế. Trong chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đề ra đối
với GDĐT là phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công

nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình;
xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực
tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá
thể hóa. Thích ứng với những thay đổi, ngành giáo dục đưa vào sử dụng cơ sở
dữ liệu toàn quốc về giáo dục với 53.000 trường học, 710 phòng GDĐT, gần 24
triệu học sinh và hơn 1.4 triệu giáo viên được gắn mã định danh. Thông tin của
393 trường đại học, cao đẳng với 2,5 triệu sinh viên, 120.000 giảng viên cũng
được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành38. Việc phát triển học liệu số
cũng được Bộ GDĐT chú trọng triển khai, đến nay đã có 5.000 bài giảng e38

truy xuất ngày 13/4/2021 lúc 22h30’

43


learning; 2.000 bài giảng dạy trên truyền hình, 200 đầu sách giáo khoa phổ thơng,
200 thí nghiệm ảo và hơn 35.000 câu hỏi trắc nghiệm39. Có thể nói rằng, khi thực
hiện chuyển đổi số, toàn bộ cách giáo dục, đào tạo được tổ chức, thực hiện và quản
lý thay đổi. Trải nghiệm giáo dục khác sẽ khiến cho một số năng lực, kỹ năng đầu
ra của người học khơng cịn, nhưng đồng thời một số năng lực, kỹ năng mới sẽ
hình thành. Trọng tâm của chuyển đổi số là trải nghiệm của người học sẽ hoàn
toàn thay đổi. Hiển nhiên tư duy quản lý giáo dục cần phải chuyển đổi, mở hơn và
linh hoạt hơn để có thể hình dung và nắm bắt được những yếu tố tác động, chi phối
cũng như vấn đề đặt ra mà chúng ta sẽ bàn đề ở phần sau của bài viết này.

Thứ tư, thích ứng với xu thế văn hóa giáo dục số trong bối cảnh CMCN 4.0
Văn hóa ứng xử trên khơng gian mạng, văn hóa giáo dục số sẽ là xu hướng
tất yếu khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Văn hóa giáo dục số,
gồm các vấn về đề thái độ học tập, hiểu biết về đạo đức học thuật, tính tự giác, ý
thức về học tập suốt đời (lifelong learning) cũng như cần được xây dựng phát

triển trong người học và giảng viên trong quá trình dạy, học.
2.2. Những vấn đề đặt ra khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học
Xuất phát từ những nội dung đã phân tích ở trên, cùng với thực tiễn triển
khai chuyển đổi số trong giáo dục đại học trong thời gian vừa qua, các vấn đề đặt
ra trong quá trình thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục đại học sẽ là:
Một là, tư duy ở một bộ phận lãnh đạo và đội ngũ giảng viên (nhất là đơn
vị công lập) vẫn chưa thực sự chủ động cho sự thay đổi. Chưa kể đến quá trình
triển khai thực hiện nhiều lúc không theo kịp với sự phát triển của công nghệ.
Hai là, hành lang pháp lý chưa thực sự bắt kịp nhịp với quá trình thực hiện
chuyển đổi số trong giáo dục đại học.
Ba là, vẫn còn tình trạng nhiều cơ sở giáo dục đại học dùng nhiều phần
mềm trong quá trình quản lý giảng dạy, điều này gây khó khăn cho quản lý, sử
dụng cũng như tính hiệu quả trong q trình triển khai thực hiện.
Bốn là, cơng tác đảm bảo an tồn thơng tin và thiết bị sử dụng đầu cuối
trong giáo dục đại học vẫn cịn gặp khó khăn, đặc biệt các trường thuộc địa
phương.
Năm là, công tác xây dựng học liệu số (như sách điện tử, thư viện điện tử,
ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần
mềm ứng dụng mơ phỏng) cịn phát triển tự phát giữa các cơ sở giáo dục đại học,
chưa đi vào nề nếp và thành hệ thống, khó kiểm sốt chất lượng và nội dung học
39

truy xuất ngày
13/4/2021 lúc 23h30’

44


tập. Tính tới thời điểm hiện nay (4/2021), các cơ sở giáo dục cũng chưa thống
nhất một cách thức chung, tiểu chuẩn, tiêu chí cụ thể cho vấn đề xây dựng học

liệu số, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân của nhà trường và cán
bộ chuyên trách trong q trình thực hiện.
Sáu là, chưa cóó nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để từng cơ sở
giáo dục đại học, giảng viên, sinh viên, người học cùng tham gia và hoạt động
hiệu quả.
Bảy là, tính khơng đồng đều về nhận thức cũng như thái độ tích cực về
chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục đại học.
Tám là, các cơ sở quy định pháp lý chưa được hoàn thiện, bắt kịp nhịp với
sự phát triển, ứng dụng cũng như thực hiện chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục
đại học. Biểu hiện liên quan đến: Quy định chương trình học trực tuyến, thời
lượng học, kiểm tra đánh giá trực tuyến, kiểm định chất lượng học trực tuyến,
công nhận kết quả học trực tuyến (khác với học truyền thống); quy định điều kiện
tổ chức lớp học, trường học trên môi trường mạng (kể cả ngắn hạn và dài hạn).
Chín là, việc đầu tư và phát triển chương trình đào tạo các cơng nghệ lõi
thúc đẩy chuyển đổi số, cụ thể như trí tuệ nhân tạo, cơng nghệ tự động hóa, cơng
nghệ Internet vạn vật, dữ liệu lớn và phân tích ở một số cơ sở giáo dục chưa được
quan tâm đúng mức.
2.3. Những giải pháp cơ bản
Trong thời gian tới, để thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục đại học, cần
tập trung triển khai một số giải pháp cơ bản như sau:
Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của chuyển đổi số
trong giáo dục đại học để thích ứng với tính tấy yếu khách quan của CMCN 4.0.
Vấn đề này cần thông suốt về tư tưởng và quyết tâm hợp lực thực hiện chuyển
đổi số trong toàn ngành giáo dục, đến từng địa phương, nhà trường, giảng viên,
cán bộ quản lý; người học và tính thống nhất trong q trình triển khai của các
cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học cần thẳng thắn nhìn nhận
chuyển đổi số là xu thế tất yếu của ngành, diễn ra với tốc độ rất nhanh, do đó cần
có sự chuẩn bị, đầu tư xứng tầm, tạo sức mạnh cộng hưởng và quyết tâm cao.
Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để thuận lợi cho
chuyển đổi số trong giáo dục đại học. Đó là các chính sách liên quan đến học liệu

như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả; liên quan đến chất lượng việc dạy học trên
mơi trường mạng như an tồn thơng tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng,
đạo đức người dạy, người học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin
trên môi trường mạng; và các quy định liên quan đến điều kiện tổ chức dạy - học
45


trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết quả khi dạy - học
trực tuyến.
Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên, học viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số. Trước
hết là kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử
dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học.
Thứ tư, đảm bảo nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở vật chất trong
quá trình chuyển đổi số. Việc trang bị cần phải đồng bộ trong các sơ sở giáo dục
đại học, đảm bảo việc quản lý, dạy - học có thể được thực hiện một cách bình
đẳng giữa các nhà trường, địa phương, đảm bảo môi trường mạng thơng suốt, ổn
định, an tồn thơng tin. Thực hiện việc này cần huy động được các nguồn lực xã
hội chung tay hỗ trợ trang thiết bị đầu cuối và tham gia cung cấp các hệ thống,
giải pháp đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học nói riêng và
ngành giáo dục đào tạo nói chung.
3. Thay cho lời kết
Trong quá trình đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Việt Nam đã cam kết thực hiện Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
(GATS) đối với tất cả 12 ngành dịch vụ trong đó có giáo dục. Thời gian vừa qua,
sự chú trọng, quan tâm của Đảng, Nhà nước đến công cuộc phát triển giáo dục
và đào tại tại Việt Nam không chỉ là chủ trương, chính sách mà đã được hiện
thực bằng hành động cụ thể với mức độ đầu tư tăng đều qua các năm.
Bối cảnh hiện nay, sự bùng nổ và phát triển về công nghệ giáo dục đã và sẽ
tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát

triển của giáo dục đại học theo các hướng cơ bản có liên quan đến: Nền tảng số
cho giáo dục (Digital education platform); Người học số (Digital learner); Người
dạy số (Digital teacher/educator); Học liệu số (Digital learning resources); Môi
trường học tập số (Digital learning environment)… do vậy, việc có nhận thức và
thái độ đúng đắn để chủ động thích nghi và bắt kịp chuyển đổi số trong giáo dục
đại học hiện nay cũng là điều tất yếu khách quan trong sự vận động và phát triển./.
Tài liệu tham khảo:
[1].
[2].

Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, ngày
01/03/2021, (Chinhphu.vn) - Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ
Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng
CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, NCKH góp phần nâng cao chất
lượng GDĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025".
46


[3].
[4].

[5].

[6].
[7].
[8].

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Majchrzak, Ann; Markus, M. Lynne; and Wareham, Jonathan D. (2016). Designing for

Digital Transformation: Lessons for Information Systems Research from the Study of
ICT and Societal Challenges. MIS Quarterl, 40(2), pp.267-277.
Henriette, E., Feki, M., & Boughzala, I. (2015). The Shape of Digital Transformation: A
Systematic Literature Review. Ninth Mediterranean Conference on Information Systems
(MCIS).
/> /> truy xuất ngày 13/4/2021 lúc 22h30’ />truy xuất
ngày
13/4/2021 lúc 23h30’

47



×