Tải bản đầy đủ (.docx) (260 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế hiệp định thương mại tự do việt nam eu về tác động đối với thương mại hàng hoá giữa hai bên và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 260 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THANH HƯƠNG

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU:
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
GIỮA HAI BÊN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC:
1. TS Đoàn Hồng Quang
2. PGS.TS. Từ Thuý Anh

Hà Nội, 2017

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VŨ THANH HƯƠNG

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU:
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
GIỮA HAI BÊN VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ



Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong Luận án là trung thực, khách quan và được trích dẫn rõ ràng, đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực của các số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án.
Tác giả luận án

Vũ Thanh HƯơng


LỜI CẢM ƠN
Tơi tin rằng nếu như khơng có sự hỗ trợ của các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình, tơi sẽ khơng thể hồn thành Luận án này. Tôi biết ơn tất cả những
người đã luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích tơi hồn thành luận án. Tôi xin
đặc biệt cảm ơn đến những cơ quan, tổ chức và cá nhân sau đây:
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế, Phòng đào tạo trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên
cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc tới TS. Đồn Hồng Quang người thầy đã ln theo sát, trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi, đem đếm cho tôi
những lời khuyên và định hướng sâu sắc trong suốt q trình thực hiện luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Từ Thuý Anh đã hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình hồn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp gần xa của tơi đã động
viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận án.

Tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ, các anh
chị em và đặ c biệ t là người chồng và các con tôi - luôn là niềm động viên mạnh mẽ
để tôi cố gắng phấn đấu hoaǹ thaǹ h luậ n ań Tiến sĩ naỳ .
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án

Vũ Thanh HƯơng


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................x
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................xiii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................xv
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1

1. Sự cần thiết của luận án............................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu chung....................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................3

3. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3
3.1. Đối tƯợng nghiên cứu......................................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án................................................. 4
5. Cấu trúc của luận án.................................................................................... 5
6. Khung phân tích của luận án....................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................7


1.1. Các nghiên cứu về tác động của các Hiệp định thƯơng mại tự do Việt
Nam và EU đã tham gia...................................................................................... 7
1.1.1. Các nghiên cứu về tác động của các Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam đã tham gia............................................................................................... 7
1.1.2. Các nghiên cứu về tác động của các Hiệp định thương mại tự do EU
đã tham gia..................................................................................................... 11
1.2. Các nghiên cứu về thƯơng mại hàng hố và chính sách thƯơng mại
giữa Việt Nam và EU......................................................................................... 13
1.2.1. Các nghiên cứu về thương mại hàng hoá Việt Nam - EU.................. 13
1.2.2. Các nghiên cứu về chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU......15
1.3. Các nghiên cứu đánh giá tác động của Hiệp định thƯơng mại tự do
Việt Nam - EU.................................................................................................... 18
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến phƯơng pháp đánh giá tác động tiềm
tàng của Hiệp định thƯơng mại tự do............................................................. 22
1.4.1. Các nghiên cứu sử dụng chỉ số thương mại....................................... 24
1.4.2. Các nghiên cứu sử dụng mơ hình trọng lực....................................... 25
1.4.3. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cân bằng cục bộ
thơng qua mơ hình SMART............................................................................. 28
1.4.4. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích cân bằng tổng thể .29
1.5. Sự kế thừa và các đóng góp mới của luận án......................................... 30


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO.....................................................................................................................................32

2.1. Một số lý luận cơ bản liên quan đến hội nhập kinh tế và hội nhập kinh
tế khu vực........................................................................................................... 32
2.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực....................32
2.1.2. Cấp độ và Hình thức của hội nhập kinh tế......................................... 32
2.2. Khái niệm, phân loại và nội dung của Hiệp định thƯơng mại tự do...35

2.2.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do.............................................. 35
2.2.1.1. Khái niệm truyền thống...............................................................35
2.2.1.2. Khái niệm hiện đại......................................................................36
2.2.2. Phân loại Hiệp định thương mại tự do.............................................. 37
2.2.3. Phạm vi nội dung của Hiệp định thương mại tự do...........................40
2.2.3.1. Thương mại hàng hóa..................................................................40
2.2.3.2. Các nội dung khác của FTA........................................................41
2.3. Tác động của Hiệp định thƯơng mại tự do........................................... 42
2.3.1. Khái quát về tác động tổng thể của FTA............................................ 42
2.3.2. Tác động tĩnh của FTA....................................................................... 44
2.3.3. Tác động động của FTA..................................................................... 46
2.4. Những yếu tố quyết định tác động của Hiệp định thƯơng mại tự do. .48
2.4.1. Nhóm chỉ số I: Bản chất của FTA...................................................... 52
2.4.2. Nhóm chỉ số II: Sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao
giữa các nước thành viên trong FTA............................................................... 52
2.4.3. Nhóm chỉ số III: Quan hệ thương mại, lợi thế so sánh và tính bổ sung
trong thương mại của các nước thành viên FTA............................................. 53
2.4.4. Nhóm chỉ số IV: Chính sách thương mại của các nước trong FTA....55
2.4.5. Nhóm chỉ số V: Yếu tố giá cả và co giãn của cung, cầu, cầu nhập
khẩu................................................................................................................56
Kết luận chƯơng 2.................................................................................................................56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU.......................................57

3.1. Cách tiếp cận của luận án....................................................................... 57
3.2. PhƯơng pháp nghiên cứu....................................................................... 58
3.2.1. Khung chẩn đoán tác động EVFTA.................................................... 58
3.2.1.1. Các yếu tố của Khung chẩn đoán tác động..................................58
2.1.1.1. Chỉ số thương mại.......................................................................60
2.1.1.2. Phân tích định tính......................................................................65
3.2.2. Mơ hình trọng lực.............................................................................. 65

3.2.2.1. Mơ tả mơ hình.............................................................................65
3.2.2.2. Số liệu và cơng cụ ước lượng mơ hình trọng lực.........................72
3.2.3. Mơ hình SMART................................................................................ 73
3.2.3.1. Các giả định và đầu vào của mơ hình SMART............................73


3.2.3.2. Sử dụng phương pháp SMART để định lượng tác động của cắt
giảm thuế quan trong EVFTA.....................................................................75
3.3. Phân nhóm hàng hố và số liệu.............................................................. 76
3.3.1. Phân nhóm và lựa chọn nhóm hàng hố nghiên cứu.........................76
3.3.2. Thời gian và số liệu nghiên cứu......................................................... 78
Kết luận chƯơng 3.................................................................................................................79
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ VIỆT NAM - EU.........81

4.1. Kim ngạch, tỷ trọng và tốc độ tăng trƯởng thƯơng mại hàng hoá giữa
Việt Nam và EU................................................................................................. 81
4.1.1. Kim ngạch thương mại....................................................................... 81
4.1.2. Tỷ trọng thương mại.......................................................................... 82
4.1.3. Tốc độ tăng trưởng............................................................................ 84
4.2. Cơ cấu thƯơng mại theo thị trƯờng...................................................... 86
4.2.1. Cơ cấu xuất khẩu............................................................................... 86
4.2.2. Cơ cấu nhập khẩu.............................................................................. 89
4.3. Cơ cấu thƯơng mại theo nhóm ngành................................................... 92
4.3.1. Cơ cấu xuất khẩu............................................................................... 92
4.3.2. Cơ cấu nhập khẩu.............................................................................. 96
4.4. Cán cân thƯơng mại của Việt Nam với EU........................................... 99
Kết luận chƯơng 4...............................................................................................................100
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
VIỆT NAM - EU ĐẾN THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ GIỮA HAI BÊN.....................102


5.1. Đánh giá tác động của EVFTA: tiếp cận từ Khung chẩn đốn tác
động 102
5.1.1 Nhóm chỉ số I: Bản chất của EVFTA................................................ 102
5.1.1.1. Chỉ số 1: Loại FTA....................................................................103
5.1.1.2. Chỉ số 2: Phạm vi, cấp độ và hình thức hội nhập của EVFTA . 104
5.1.1.3. Chỉ số 3: Quy mơ của khu vực EVFTA.....................................106
5.1.2 Nhóm chỉ số II: Sự tương đồng và Mối quan hệ kinh tế, ngoại giao
giữa Việt Nam và EU.................................................................................... 108
5.1.2.1. Chỉ số 4: Sự tương đồng giữa Việt Nam và EU.........................108
5.1.2.2. Chỉ số 5: Mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Việt Nam và
EU
110
5.1.3. Nhóm chỉ số III: Quan hệ thương mại, lợi thế so sánh và tính bổ sung
trong thương mại giữa Việt Nam và EU........................................................ 111
5.1.3.1. Chỉ số 6: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU................111
5.1.3.2. Chỉ số 7: Lợi thế so sánh của Việt Nam và EU.........................120
5.1.3.3. Chỉ số 8: Tính bổ sung trong thương mại giữa Việt Nam và
EU
124


5.1.3.4. Chỉ số 9: Cơ cấu xuất khẩu của EU và các nước đối tác chủ chốt
khác của Việt Nam....................................................................................126
5.1.4. Nhóm chỉ số IV: Chính sách thương mại của Việt Nam và EU........129
5.1.4.1. Chỉ số 10: Hàng rào thương mại giữa Việt Nam và EU trước khi
EVFTA có hiệu lực...................................................................................129
5.1.4.2. Chỉ số 11: Chênh lệch mức độ bảo hộ của các hàng rào thương
mại trước và sau khi EVFTA có hiệu lực..................................................133
5.1.4.3. Chỉ số 12: Mức độ phức tạp của các quy định xuất xứ trong
EVFTA 143

5.2. Tác động của EVFTA: tiếp cận từ mơ hình trọng lực......................... 148
5.2.1. Kết quả mơ hình và thảo luận.......................................................... 148
5.2.1.1. Mơ hình trọng lực cho tổng thương mại song phương..............148
5.2.1.2. Mơ hình trọng lực cho thương mại song phương hàng dược phẩm
và may mặc...............................................................................................153
5.2.2. Tác động của EVFTA đến thương mại giữa Việt Nam và EU..........158
5.2.2.1. Các kịch bản..............................................................................158
5.2.2.2. Dự báo tác động của EVFTA đến tổng thương mại giữa Việt Nam
và EU 161
5.2.2.3. Dự báo tác động của EVFTA đến thương mại giữa Việt Nam và
EU trong nhóm hàng dược phẩm và may mặc..........................................163
5.3. Tác động của EVFTA: tiếp cận từ phƯơng pháp SMART................164
5.3.1. Tác động của EVFTA đến tổng thương mại giữa Việt Nam và EU . 164
5.3.1.1. Tác động của EVFTA đến tổng xuất khẩu của Việt Nam sang
EU
165
5.3.1.2. Tác động của EVFTA đến tổng nhập khẩu của Việt Nam từ
EU
167
5.3.2. Tác động của EVFTA đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo
nhóm ngành và nhóm hàng may mặc............................................................ 169
5.3.2.1. Tác động đến xuất khẩu theo nhóm ngành................................169
5.3.2.2. Tác động đến xuất khẩu nhóm hàng may mặc...........................171
5.3.3. Tác động của EVFTA đến nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo nhóm
ngành, thị trường và nhóm hàng dược phẩm................................................ 173
5.3.3.1. Tác động đến nhập khẩu theo nhóm ngành...............................173
5.3.3.2. Tác động đến nhập khẩu theo thị trường...................................175
5.3.3.3. Tác động đến nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm......................176
Kết luận chƯơng 5...............................................................................................................179
CHƯƠNG 6: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO

VIỆT NAM............................................................................................................................180

6.1. Các kết quả nghiên cứu chính............................................................... 180
6.1.1. Đánh giá thực trạng thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU...180
6.1.2. Xây dựng Khung chẩn đoán tác động của EVFTA........................... 181


6.1.3. Đánh giá tổng thể tác động của EVFTA đến thương mại Việt Nam EU
181
6.1.4. Đánh giá tác động của EVFTA đối với thương mại Việt Nam - EU
theo thị trường..............................................................................................185
6.1.5. Đánh giá tác động của EVFTA đối với thương mại Việt Nam - EU
theo nhóm ngành và nhóm hàng nghiên cứu.................................................186
6.2. Một số hàm ý cho Việt Nam.................................................................. 189
6.2.1 Hàm ý cho Chính phủ....................................................................... 190
6.2.2 Hàm ý cho doanh nghiệp.................................................................. 195
KẾT LUẬN...........................................................................................................................202
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN..............................................................................................................................205
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................207
PHỤ LỤC..............................................................................................................................218


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa tiếng Anh


Nguyên nghĩa tiếng Việt

1

AANZFTA

ASEAN - Australia - New
Zealand Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Úc - New Zealand

2

ACFTA

ASEAN-China Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Trung Quốc

3

AEC

ASEAN Economic
Community


Cộng đồng kinh tế ASEAN

4

AJCEP

ASEAN - Japan
Comprehensive Economic
Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN - Nhật Bản

5

AKFTA

ASEAN - Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do
ASEAN - Hàn Quốc

6

ASEAN

Association of South East
Asian Nations


Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

7

ATIGA

ASEAN Trade in Goods
Agreement

Hiệp định thương mại hàng hoá
ASEAN

8

C/O

Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

9

CTH

Change in Tariff Heading

Chuyển đổi nhóm

10


CTSH

Change in Tariff Sub-heading Chuyển đổi phân nhóm

11

EAEU

Eurasian Economic Union

Liên minh kinh tế Á - Âu

12

EC

European Community

Cộng đồng châu Âu

13

EFTA

European Free Trade Area

Khu vực thương mại tự do châu
Âu


14

ES

Export Specialization Index

Chỉ số chun mơn hố xuất
khẩu

15

ESI

Export Similarity Index

Chỉ số tương đồng xuất khẩu

16

EU

The European Union

Liên minh châu Âu

17

EVFTA

The European UnionVietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam-EU

18

FCA

The European Union Vietnam Framework
Cooperation Agreement

Hiệp định khung hợp tác Việt
Nam - EU


19

FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

20

FKI

Finger-Kreinin Index for
Sector-Country Flows


Chỉ số Finger-Kreinin ngànhquốc gia

21

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

22

GATS

General Agreement on Trade
in Services

Hiệp định chung về thương mại
dịch vụ

23

GATT

General Agreement on Trade
and Tariff

Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại


24

GDP

Gross Domestic Products

Tổng sản phẩm quốc nội

25

GI

Geographical Indication

Chỉ dẫn địa lý

26

GNP

Gross National Products

Tổng sản phẩm quốc dân

27

GSP

Generalized System of

Preferences

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
cập

28

GTAP

Global Trade Analysis
Project

Dự án phân tích thương mại
tồn cầu

29

HS

Harmonized System

Hệ thống điều hịa phân loại và
mã hóa hàng hóa

30

IIT

Intra-Industry Trade


Chỉ số thương mại nội ngành

31

ITC

International Trade Center

Trung tâm thương mại quốc tế

32

OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp bình quân nhỏ
nhất

33

MFN

Most Favored Nation

Quy chế tối huệ quốc

34

MII


Import Intensity Index

Chỉ số cường độ nhập khẩu

35

PCA

EU-Vietnam Comprehensive
Partnership and Cooperation
Agreement

Hiệp định Đối tác và Hợp tác
toàn diện EU-Việt Nam

36

RCA

Revealed Comparative
Advantage

Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu

37

REM

Random Effects Model


Mơ hình tác động ngẫu nhiên

37

RoO

Rule of Origin

Quy tắc xuất xứ

39

RVC

Regional Value Content

Hàm lượng giá trị khu vực

40

SHTT

41

SMART

Sở hữu trí tuệ
Software for Market Access
and Restrictions to Trade


Phần mềm Phân tích tiếp cận
thị trường và các rào cản
thương mại


42

SPSs

Sanitary and Phyto-Sanitary
Measures

Các biện pháp kiểm dịch động
thực vật

43

TBTs

Technical Barriers to Trade

Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại

44

TC

Trade Complimentary


Chỉ số bổ sung thương mại

45

TII

Trade Intensity Index

Chỉ số cường độ thương mại

46

TPP

Trans-Pacific Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương

47

TRQ

Tariff rate quota

Hạn ngạch thuế quan

48


VJEPA

Vietnam - Japan Economic
Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản

49

VKFTA

Vietnam - Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam - Hàn Quốc

50

VL

Value Limit

Tỷ lệ ngun vật liệu khơng có
xuất xứ

51


XII

Export Intensity Index

Chỉ số cường độ xuất khẩu

52

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

53

WITS

World Integrated Trade
Solution

Cơ sở dữ liệu thương mại
WITS

54

WTO

World Trade Organization


Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các chỉ số thương mại thường được sử dụng...........................24
Bảng 1.2: Mơ hình trọng lực đánh giá tác động của FTA đến thương mại..............27
Bảng 2.1: Tổng hợp các Nhóm chỉ số, Chỉ số và Chỉ tiêu quyết định tác động của
một FTA.................................................................................................50
Bảng 3.1: Tổng hợp các biến và nguồn số liệu của mơ hình trọng lực*..................72
Bảng 3.2: Phân nhóm hàng hố...............................................................................76
Bảng 4.1: Tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với EU theo nhóm ngành,
2013-2015 (%).......................................................................................93
Bảng 4.2: Cán cân thương mại của Việt Nam với EU theo nhóm ngành,
2013 2015 (tỷ USD)......................................................................................100
Bảng 5.1: Quy mô của các nền kinh tế trong EVFTA trong nền kinh tế thế giới
(Đơn vị: %)..........................................................................................106
Bảng 5.2: Bản chất của EVFTA (Nhóm chỉ số I) và tác động của EVFTA...........107
Bảng 5.3: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế giữa Việt Nam và các nước EU............109
Bảng 5.4: Các mốc đánh dấu sự phát triển quan hệ Việt Nam-EU........................110
Bảng 5.5: Sự tương đồng kinh tế, mối quan hệ Việt Nam - EU (nhóm chỉ số II) và
tác động của EVFTA............................................................................111
Bảng 5.6: RCA của các nhóm ngành Việt Nam có lợi thế so sánh, 2001-2015.....121
Bảng 5.7: RCA của các nhóm ngành EU có lợi thế so sánh, 2001-2015...............121
Bảng 5.8: ES của các nhóm ngành Việt Nam có cơ hội chun mơn hố xuất khẩu
sang EU, 2001-2015.............................................................................123
Bảng 5.9: ES của các nhóm ngành EU có cơ hội chun mơn hố xuất khẩu sang
Việt Nam, 2001-2015...........................................................................123
Bảng 5.10: Quan hệ thương mại, lợi thế so sánh, tính bổ sung trong thương mại
giữa Việt Nam - EU (nhóm chỉ số III) và tác động của EVFTA...........128
Bảng 5.11: Các biện pháp phi thuế quan EU và Việt Nam thơng báo cho WTO tính

đến ngày 30/6/2016..............................................................................132
Bảng 5.12: Lộ trình và tỷ lệ cam kết xố bỏ thuế nhập khẩu của Việt Nam và EU
trong EVFTA........................................................................................134
Bảng 5.13: Chính sách thương mại của Việt Nam, EU (nhóm chỉ số IV) và tác động
của EVFTA...........................................................................................146
Bảng 5.14: Kết quả ước lượng Panel EGLS với mơ hình REM cho phương trình (6),
(7) và (8)..............................................................................................150
Bảng 5.15: Kết quả hồi quy đã khắc phục hiện tượng phương sai cuả sai số không
đồng nhất..............................................................................................152
Bảng 5.16: Kết quả ước lượng với mơ hình FEM cho phương trình thương mại
dược phẩm (9) và (10)..........................................................................154
Bảng 5.17:: Kết quả hồi quy đã khắc phục khuyết tật của mơ hình dược phẩm....155


Bảng 5.18: Kết quả ước lượng Panel EGLS với mô hình REM cho phương trình
thương mại hàng may mặc (9) và (10).................................................156
Bảng 5.19: Kết quả hồi quy đã khắc phục khuyết tật của mơ hình may mặc.........157
Bảng 5.20: Kịch bản cắt giảm thuế của EU với hàng xuất khẩu của Việt Nam.....159
Bảng 5.21: Kịch bản cắt giảm thuế của Việt Nam với hàng nhập khẩu từ EU......160
Bảng 5.22: Dự báo gia tăng tổng thương mại của Việt Nam với EU.....................161
Bảng 5.23: Dự đoán gia tăng thương mại của Việt Nam với EU trong hàng may mặc
và dược phẩm.......................................................................................163
Bảng 5.24: Thay đổi trong tổng thương mại giữa Việt Nam và EU.......................164
Bảng 5.25: Mười nước bị giảm xuất khẩu sang EU nhiều nhất.............................165
Bảng 5.26: Gia tăng xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo nhóm ngành.............169
Bảng 5.27: Thay đổi trong xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU.......171
Bảng 5.28: Mười mặt hàng may mặc may có kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều nhất
của Việt Nam sang EU.........................................................................172
Bảng 5.29: Gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo nhóm ngành................173
Bảng 5.30: Gia tăng nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo thị trường....................175

Bảng 5.31: Gia tăng nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ EU theo nhóm dược
phẩm.....................................................................................................177
Bảng 5.32: Các mặt hàng dược phẩm có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất của
Việt Nam từ EU....................................................................................178


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Khung phân tích của luận án.....................................................................6
Hình 3.1: Khung chẩn đốn tác động của EVFTA...................................................59
Hình 4.1: Thương mại giữa Việt Nam và EU, 2001-2015.......................................81
Hình 4.2: Tỷ trọng xuất khẩu của 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam, 2001- 2015
(%).........................................................................................................83
Hình 4.3: Tỷ trọng nhập khẩu của 5 thị trường lớn nhất của Việt Nam, 2001-2015
(%).........................................................................................................83
Hình 4.4 Thị phần của Việt Nam trên thị trường EU, 2001-2015 (%).....................84
Hình 4.5: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, 2002-2015 (%).................85
Hình 4.6: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam, 2002-2015 (%).................85
Hình 4.7: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU theo quốc gia năm 2015 (%)86
Hình 4.8: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đối tác EU,
2011-2015
................................................................................................87
Hình 4.9: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam từ EU theo nước năm 2015 (%).........90
Hình 4.10: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước đối tác EU,
2011-2015..............................................................................................90
Hình 4.11: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU,
2001-2015..............................................................................................95
Hình 4.12: Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU theo nhóm hàng, 20012015 (triệu USD)....................................................................................95
Hình 4.13: Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU theo thị trường năm
2015 (%).................................................................................................95

Hình 4.14: Kim ngạch và tỷ trọng nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ EU,
2001-2015
................................................................................................97
Hình 4.15: Cơ cấu nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ EU theo nhóm hàng,
2001-2015 (Đơn vị: %)..........................................................................98
Hình 4.16: Cơ cấu nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam từ EU theo nước đối tác
năm 2015 (Đơn vị: %)............................................................................98
Hình 4.17: Cán cân thương mại của Việt Nam với EU, 2001-2015 (tỷ USD).........99
Hình 5.1: Thể chế quản lý của EVFTA..................................................................105
Hình 5.2: Chỉ số cường độ xuất khẩu (XII) và cường độ nhập khẩu (MII) của Việt
Nam với EU, 2001-2015......................................................................113
Hình 5.3: XII của Việt Nam với các nước EU năm 2015......................................114
Hình 5.4: MII của Việt Nam với các nước EU năm 2015......................................115
Hình 5.5: XII của Việt Nam với các nước EU theo nhóm ngành, 2015.................116
Hình 5.6: MII của Việt Nam với các nước EU theo nhóm ngành, 2015................116
Hình 5.7: Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) của Việt Nam với EU, 2001-2015 . 118


Hình 5.8: Hệ số tương quan giữa RCA của Việt Nam và EU, 2001-2015.............120
Hình 5.9: Chỉ số bổ sung thương mại giữa Việt Nam và EU, 2001-2015..............125
Hình 5.10: ESI giữa Việt Nam và EU trên thị trường thế giới, 2001-2015............126
Hình 5.11: FKI của EU và một số quốc gia trên thị trường Việt Nam,
2001-2015 ............................................................................................. 127
Hình 5.12: Thuế của EU đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012......130
Hình 5.13: Thuế của Việt Nam đối với hàng hố nhập khẩu từ EU năm 2012......131


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng với tốc

độ tăng trưởng GDP khá cao, kinh tế vĩ mô ổn định và quan hệ thương mại - đầu tư
được mở rộng. Đóng góp vào những thành cơng đó của Việt Nam là chính sách tự
do hóa thương mại, tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do
(FTA) song phương, khu vực, đa phương nhằm hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
toàn cầu. Hiện nay, một trong cácFTA Việt Nam đã ký kết được đánh giá có khả
năng sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại, đầu tư của Việt Nam trong tương lai, đó
chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Với những triển vọng
tích cực về khả năng EVFTA có hiệu lực vào năm 2018 và những mối quan ngại về
khả năng hiện thực hoá của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do
những thay đổi trong tình hình kinh tế chính trị gần đây của Mỹ, mối quan tâm của
Việt Nam về EVFTA, đặc biệt là từ cộng đồng doanh nghiệp, có xu hướng gia tăng.
Trong suốt chặng đường hơn 25 năm kể từ khi Liên minh châu Âu (EU)
chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1990, hai bên đã
cùng nhau chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực đa dạng như kinh
tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ… Phát triển quan hệ với EU nằm
trong chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam ngay từ những năm đầu
của cơng cuộc đổi mới. EU cũng ln tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc trở
thành thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế và chủ trương tiến tới mối quan hệ
hiện đại, trên diện rộng, cùng có lợi với Việt Nam (Delegation of the EU to
Vietnam, 2016; Vũ Thanh Hương, 2015). Hiện nay, EU đã trở thành một trong
những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
thương mại. Đến năm 2014 và 2015, EU tiếp tục giữ vững là đối tác thương mại lớn
thứ hai của Việt Nam và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim
ngạch xuất khẩu đạt gần 31 tỷ USD năm 2015. EU cũng là thị trường nhập khẩu lớn
thứ tư của Việt Nam, sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản với kim ngạch nhập
khẩu năm 2015 là 10,4 tỷ USD. EU là thị trường lớn đối với các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản, hạt điều, túi xách
và máy móc thiết bị. Ngược lại, EU là nguồn nhập khẩu chất lượng cao của Việt
Nam với các mặt hàng như máy móc thiết bị, phương tiện giao thơng vận tải, hoá


1


chất, dược phẩm, đóng góp vào q trình phát triển kinh tế và chuyển đổi mơ hình
tăng trưởng của Việt Nam (Vũ Thanh Hương &Nguyễn Thị Minh Phương, 2016).
Sự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu trong thương mại giữa Việt
Nam và EU đã đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới giữa hai bên.
Do đó, vào tháng 06/2012, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán
EVFTA. Trải qua 14 vòng đàm phán, hai bên đã cùng nhau ký kết Tuyên bố kết
thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Ngày 1/2/2016, tồn văn EVFTA đã được cơng
bố và hiện nay hai bên đang tiến hành các thủ tục rà soát pháp lý để có thể chính
thức ký kết hiệp định vào đầu năm 2018 (Vụ chính sách thương mại đa biên, 2016).
EVFTA được đánh giá là một FTA thế hệ mới, tham vọng và toàn diện nhất giữa
EU và một nước đang phát triển đến thời điểm hiện nay với mức độ tự do hoá cao
và phạm vi tự do hố rộng... Với nội dung bao phủ sâu rộng đó và tầm quan trọng
của EU trong kinh tế, thương mại toàn cầu, EVFTA sẽ là một trong những FTA
quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay ngay cả khi Anh rời khỏi EUvà mang lại
khơng chỉ các lợi ích, cơ hội mà còn cả các mất mát, thách thức song hành với
Chính phủ, doanh nghiệptrong lĩnh vực thương mại.
Theo các lý thuyết về kinh tế và các nghiên cứu thực nghiệm, thương mại tự
do tồn cầu sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại của toàn thế
giới. Tuy nhiên, với các FTA, các tác động sẽ phức tạp hơn, không rõ ràng và gây
nhiều tranh cãi (Boumellassa & cộng sự, 2006). Tạo điều kiện cho thương mại cho
một vài quốc gia trong Hiệp định có thể giúp mở rộng thương mại nội khối, nhưng
cũng có thể làm giảm phúc lợi xã hội nếu nhập khẩu chuyển hướng sang các quốc
gia có chi phí cao nhưng được hưởng các ưu đãi về thuế quan. Bên cạnh đó, các
nước đang phát triển với nền kinh tế nhỏ bé, mức độ bảo hộ còn tương đối cao,
đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh thường sẽ rơi vào thế bị động hơn trong đàm
phán và có thể chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ FTA (Boumellassa & cộng sự,
2006). Do đó, trước thềm hội nhập EVFTA, việc phân tích tác động của EVFTA

đến thương mại giữa Việt Nam và EU, từ đó nhận diện những ngành, thị trường có
cơ hội xuất khẩu cũng như những ngành, thị trường có khả năng gia tăng nhập khẩu
khi EVFTA chính thức được hiện thực hố, góp phần hỗ trợ Chính phủ cũng như
các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị cho việc hội nhập với EU có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam, đòi hỏi cần được đánh giá dựa
trên cơ sở những nghiên cứu và bằng chứng khoa học.


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Câu hỏi nghiên cứu chínhcủa luận án là "EVFTA sẽ tác động như thế nào đến
thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU?"
Để trả lời được câu hỏi này, mục tiêu chính của luận án là đánh giá tác động
tiềm tàng của EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa hai bên, từ đó rút ra được các
hàm ý cho Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng được các lợi ích, cơ
hội và vượt qua khó khăn, thách thức mà EVFTA có thể mang lại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích và đánh giá thực trạng thương mại hàng hố giữa Việt Nam và EU
- Xây dựng được Khung chẩn đoán tác động của EVFTA
- Đánh giá tác động của EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và
EU
- Nhận diện những nhóm ngành và thị trường có năng tiềm năng gia tăng xuất
khẩu và những nhóm ngành, thị trường có tiềm năng gia tăng nhập khẩu từ
EVFTA
- Đưa ra các hàm ý cho Nhà nước và doanh nghiệp để tận dụng được các lợi ích,
cơ hội và vượt qua những khó khăn, thách thức mà EVFTA có thể mang lại
3. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác động của EVFTA đến thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và EU.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung
o

Luận án phân tích tác động của các cam kết trong EVFTA liên quan

o

đến hàng rào thương mại hàng hố; khơng phân tích tác động của các
cam kết liên quan đến đầu tư, tài chính, di chuyển lao động.
Mơ hình trọng lực và mơ hình SMART sẽ được sử dụng để đánh giá
định lượng tác động của việc cắt giảm thuế quan theo EVFTA đến quy
mô và tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và EU; thương
mại trong 18 nhóm ngành,2 nhóm hàng hố gồm dược phẩm và may
mặc; thương mại theo thị trường.


Hai nhóm hàng dược phẩm và may mặc được lựa chọn để đánh giá tác động
vì ba lý do chủ yếu sau. Thứ nhất, đây là những nhóm hàng đóng vai trò quan trọng
với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội của Việt Nam. Thứ hai, đây là hai nhóm
hàng xuất nhập khẩu quan trọng giữa Việt Nam và EU. Thứ ba, đây cũng là những
nhóm hàng quan trọng trong đàm phán của Việt Nam không chỉ với EVFTA mà còn
cả những FTA khác Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán.
o
-

-

Luận án khơng phân tích định lượng tác động của việc cắt giảm các
hàng rào phi thuế quan.


Phạm vi thời gian
o

Số liệu phân tích thực trạng thương mại Việt Nam - EU từ năm 2001
đến 2015.Số liệu ước lượng mơ hình trọng lực từ năm 2001-2014.

o

Luận án định lượng tác động tiềm tàng của EVFTA cho đến khi hiệp
định thực hiện xong, tức là 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Phạm vi khơng gian: Việt Nam và EU.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Hệ thống các yếu tố quyết định tác động của một FTA dựa trên các lý thuyết
và nghiên cứu thực nghiệm.
- Xây dựng Khung chẩn đoán tác động của EVFTA. Khung chẩn đốn này có
thể áp dụng để đánh giá tác động của các FTA khác Việt Nam đang đàm phán
hoặc đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tíchthực trạng thương mại Việt Nam - EU; từ đó phân nhóm hàng hố và
thị trường; chỉ ra các nhóm hàng hố đã thành cơng trong xuất khẩu cũng như
những nhóm hàng hố Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh lớn; những thị trường
Việt Nam có thể định hướng đẩy mạnh xuất khẩu trong tương lai hoặc các thị
trường cung cấp Việt Nam có thể tiếp tục hợp tác để đa dạng hoá thị trường
nhập khẩu.
- Dựa trên Khung chẩn đoán tác động của EVFTA, chỉ ra được tác động tổng
thể của EVFTA đến thương mại giữa Việt Nam và EU.
- Sử dụng mơ hình trọng lực để dự báo tác động của EVFTA đến tổng thương

mại hàng hoá Việt Nam - EU, thương mại trong hai nhóm hàng là may mặc và


-

-

-

dược phẩm.
Sử dụng mơ hình SMART để dự báo tác động của EVFTA đến tổng thương
mại hàng hoá Việt Nam-EU và thương mại trong 18 nhóm ngành, 2 nhóm
hàng, theo thị trường; đánh giá tác động tạo lập và chuyển hướng thương mại.
Phân tích tác động của các cam kết về một số hàng rào phi thuế quan chủ yếu
đến thương mại Việt Nam - EU.
Dựa trên kết quả các phân tích định tính và định lượng về tác động của
EVFTA, luận án đánh giá các lợi ích, cơ hội và khó khăn, thách thức của
EVFTA đến Việt Nam, nhấn mạnh vào cơ hội và thách thức theo nhóm ngành,
theo thị trường.
Đưa ra các hàm ý cho Nhà nước và doanh nghiệp. Các hàm ý chính sách cho
Nhà nước nhằm tận dụng các lợi ích và vượt qua những khó khăn, thách thức
của EVFTA. Hàm ý cho doanh nghiệp sẽ hướng vào mặt hàng, thị trường xuất
nhập khẩu; hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị hội nhập hiệu quả hơn với EU.

5. Cấu trúc của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 6
chương.
-

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của Hiệp định thương mại tự do
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 4: Thực trạng thương mại hàng hoá Việt Nam - EU
Chương 5: Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
đến thương mại hàng hoá giữa hai bên
- Chương 6: Các kết quả nghiên cứu chính và một số hàm ý cho Việt Nam
6. Khung phân tích của luận án
Khung phân tích của luận án được thể hiện trong Hình 1.1. Theo đó, luận án
xuất phát từ xem xét tổng quan tài liệu, tìm ra các khoảng trống trong nghiên cứu
(Chương 1) và từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu của luận án. Dựa trên mục tiêu
nghiên cứu đặt ra, luận án sẽ xem xét các lý thuyết, lý luận thích hợp trong Chương
2. Các kết quả từ Chương 1 và Chương 2 sẽ là cơ sở xây dựng phương pháp đánh
giá tác động trong Chương 3. Trong Chương 4 và Chương 5, dựa trên Khung lý
luận và các phương pháp nghiên cứu đã xác định, luận án sẽ phân tích thực trạng
thương mại Việt Nam - EU và đánh giá tác động của EVFTA đến thương mại giữa


hai bên. Trên cơ sở đó, các hàm ý cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam được
đề xuất trong Chương 6.
Hình 1.1: Khung phân tích của luận án
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
CHƢƠNG 1

Tác động của các FTA Việt Nam và EU đã tham gia
Thương mại giữa Việt Nam và EU
Chính sách thương mại giữa Việt Nam và EU
Tác động của ETVFA
Các phương pháp đánh giá tác động tiềm tàng
Các khoảng trống nghiên cứu


Xác định mục tiêu
nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA
CHƢƠNG 2

Khái niệm, Phân loại. Nội dung, Tác động, Yếu tố quyết
định tác động

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 3
CHƢƠNG 4

CHƢƠNG 5

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - EU

Khung chẩn đốn
tác động

Tác động tổng thể,
tác động tĩnh và
động

Mơ hình
trọng lực

Tác động tĩnh: tổng
thương mại và hai
nhóm hàng


CHƢƠNG 6
TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA

HÀM Ý CHO CHÍNH PHỦ VÀ DOANH NGHIỆP

Mơ hình SMART

Tác động tĩnh: tổng
thương mại, 18 nhóm
ngành, hai nhóm hàng,
thị trường


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.

Các nghiên cứu về tác động của các Hiệp định thƯơng mại tự do Việt
Nam và EU đã tham gia

1.1.1. Các nghiên cứu về tác động của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
đã tham gia
Trong những năm gần đây, cùng với sự sôi động của thực tiễn hội nhập vào
nền kinh tế thế giới của Việt Nam, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về tác động
của các FTA Việt Nam đã là thành viên, đặc biệt là nghiên cứu về các FTA với
ASEAN là trung tâm.
Vergano & Linnote (2009)phân tích sự tham gia của Việt Nam vào AFTA
trong khi Jha Veena & cộng sự (2010), Nguyễn Tiến Dũng (2011) đề cập đến tác
động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Hiệp định
thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được phân tích đến trong nghiên

cứu của Vergano & cộng sự (2010). Võ Trí Thành & Nguyễn Anh Dương (2009) lại
phân tích bức tranh tổng quan về các FTA Việt Nam đã ký kết, tập trung vào giai
đoạn hai năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghiên cứu của Cassing & cộng sự
(2010) tổng hợp và phân tích tồn bộ các FTA Việt Nam đã tham gia tính đến năm
2010 trong khi nghiên cứu của Trương Đình Tuyển & cộng sự (2011) mang tính
tổng hợp và toàn diện hơn cả, đề cập đến tác động khơng chỉ của các FTA mà cịn
của các cam kết mở cửa thị trường trong WTO đến sản xuất, thương mại của Việt
Nam. Arita & Dyck (2014),Nguyễn Đức Thành & Nguyễn Thị Thu Hằng (2015) đã
phân tích tác động của TPP đến nền kinh tế và thương mại Việt Nam. Các tác giả
đều kết luận rằng các FTA mang lại tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam,
thúc đẩy tăng trưởng thương mại, đầu tư, GDP và việc làm. Các FTA cũng làm gia
tăng phúc lợi xã hội của Việt Nam. Trong dài hạn, ACFTA đóng góp lớn nhất vào
gia tăng phúc lợi cho Việt Nam, tiếp đó Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN - Nhật
Bản (AJEPA). Trong khi đó, gia tăng phúc lợi xã hội của Việt Nam trong Hiệp định
thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA) và Hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA) tương đối nhỏ bé. Với TPP, Việt Nam là
nước đạt được mức gia tăng GDP và phúc lợi kinh tế lớn nhất tính theo phần trăm
thay đổi. Một số các tác động động khác mà các FTA mang đến cho Việt Nam gồm:


gia tăng hiệu quả phân bổ nguồn lực; thúc đẩy thị trường tài chính và lao động linh
hoạt; gia tăng đầu tư và sản lượng; tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị khu vực và
thúc đẩy cải cách sau biên giới.
Tác động của FTA đến riêng thương mại Việt Nam đã được thảo luận trong
nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của các FTA
khác nhau đến thương mại của Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt. Một FTA có
thể làm tăng thương mại của Việt Nam với các nước đối tác FTA ở mức độ đáng kể
nhưng cũng có những FTA chỉ đem đến gia tăng thương mại ở mức độ thấp. Sự
khác nhau đó xuất phát từ nhiều yếu tố. Theo Jha & cộng sự (2010), dưới tác động
của AKFTA, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc sẽ tăng mạnh

hơn xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Sự gia tăng mạnh mẽ này là
do tính bổ sung thương mại tương đối lớn và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam
và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế cao của cả Việt Nam và Hàn
Quốc gắn liền với những thay đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế cũng như thương
mại, độ mở cao và mối quan hệ kinh tế thương mại ngày càng chặt chẽ cũng góp
phần đáng kể vào thúc đẩy thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc. Mức thuế quan
ban đầu cao cũng là yếu tố quan trọngthúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Hàn
Quốc khi cả hai bên đều cam kết xoá bỏ thuế quan cho hơn 90% dòng thuế. Đối với
ACFTA, Casing & cộng sự (2010) chỉ ra rằng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung
Quốc sẽ gia tăng mạnh. Điều đó là do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam, đồng thời là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới với tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và tính bổ sung cao của Trung Quốc cho Việt Nam đối với các
nguyên vật liệu, thiết bị và bán thành phẩm mà Việt Nam chưa sản xuất được.
Ngược lại, thương mại của Việt Nam với Ấn Độ, Úc, New Zealand tăng không
đáng kể do đây là hai đối tác thương mại nhỏ của Việt Nam.
Về tác động của các FTA theo ngành, các nghiên cứu trước đây đều khá
thống nhất khi chỉ ra rằng các ngành Việt Nam chủ yếu được lợi từ gia tăng xuất
khẩu là dệt may, hàng điện tử, sản phẩm da, giày dép, thuỷ sản, rau quả, cao su và
cà phê đối với hầu hết các FTA hiện nay Việt Nam đang tham gia. Ngược lại, các
sản phẩm Việt Nam sẽ gia tăng nhập khẩu mạnh gồm ơ tơ, giấy, máy móc thiết bị,
nhựa, thuốc lá, sữa. Chính lợi thế so sánh của Việt Nam và các nước đối tác là yếu
tố chủ yếu quyết định tác động ngành của FTA. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn,
có thể nhận thấy những điểm khác nhau về tác động ngành giữa các FTA. Với
AKFTA, những ngành Việt Nam gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ từ Hàn Quốc sẽ là


khống sản (Jha & cộng sự, 2010); ơ tơ và điện tử (Nguyễn Tiến Dũng, 2011); giấy,
nhựa, thuốc lá (Casing & cộng sự) do đây là các ngành Việt Nam khơng có lợi thế
so sánh và bảo hộ ở mức độ cao. Đây cũng là những sản phẩm Việt Nam có truyền
thống nhập khẩu cao từ Hàn Quốc. Ngược lại, những ngành được lợi từ xuất khẩu

bao gồm nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng chế tạo sử dụng nhiều lao động như
dệt may, sản phẩm da, thiết bị giao thông vận tải (Nguyễn Tiến Dũng, 2011; Casing
& cộng sự, 2010). Điều đó chủ yếu là do mức thuế ban đầu của Hàn Quốc đánh vào
các sản phẩm trên rất cao nhưng các mặt hàng này đều được xoá bỏ thuế, đồng thời
đây cũng là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh. Với ACFTA, có ba mặt hàng
nhập khẩu Việt Nam sẽ gia tăng mạnh từ Trung Quốc là sản xuất kim loại, máy móc
thiết bị và dệt may. Đây là các mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao của Việt Nam từ
Trung Quốc và có mức thuế ban đầu cao (Vergano & cộng sự, 2010).
Một vấn đề hiện nay làm giảm lợi ích tiềm của các FTA của Việt Nam tham
gia là sự phức tạp và chồng chéo lẫn nhau trong quy tắc xuất xứ (RoO). Doanh
nghiệp phải thiết lập và vận hành các hệ thống kế toán khác nhau về định nghĩa,
khái niệm, tài khoản... để cung cấp thơng tin về chi phí và thay đổi mã số hàng hoá
để tuân thủ RoO của nước nhập khẩu. Phí tổn phát sinh khi vận hành các hệ thống
song song như vậy có thể lớn hơn lợi ích đạt được từ ưu đãi FTA, dẫn đến một bộ
phận lớn các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng các ưu đãi từ FTA khi xuất
khẩu sang các nước đối tác (Inama & cộng sự, 2011), do đó làm giảm lợi ích của
các FTA của Việt Nam đối với thương mại.
Nội dung cam kết trong các FTA cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tác
động của một FTA đến thương mại. Các FTA Việt Nam đã ký kết có những đặc
điểm nổi bật về nội dung sau. Thứ nhất, Việt Nam thường cam kết phân chia hàng
hoá thành các danh mục khác nhau với lộ trình và mức độ cắt giảm thuế xác định
riêng cho từng danh mục, trong đó thường có riêng danh mục cho các hàng nhạy
cảm và nhạy cảm cao. Thứ hai, lộ trình cắt giảm thuế của Việt Nam trong các FTA
tương đối nhất quán về phạm vi cam kết, theo đó Việt Nam cam kết loại bỏ thuế
quan theo lộ trình đối với khoảng 90% dịng thuế. Thứ ba, lộ trình cắt loại bỏ thuế
quan đối với 90% dịng thuế thường được thực hiện trong giai đoạn 10 -15 năm.
Thứ tư, Việt Nam thường áp dụng lộ trình cắt giảm thuế theo hướng mức độ cắt
giảm thuế trong giai đoạn đầu không cao và sẽ tăng lên trong các năm cuối của lộ
trình. Thứ năm, trong các FTA trong khn khổ ASEAN, các mặt hàng thường
được bảo hộ mạnh nhất gồm trứng gia cầm, thuốc lá, lá thuốc lá, thóc, gạo, đường,



×