Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thực hiện công bằng xã hội giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.52 KB, 12 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

276

THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIỮA KINH TẾ TƯ NHÂN 
VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Phạm Thị Oanh
Trường Chính trị Tơ Hiệu

Tóm tắt: Thực hiện công bằng xã hội giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế được
Đảng, Nhà nước Việt Nam nhận thức, thể chế hóa và triển khai thực hiện từ sau Đại hội
đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986). Bài viết đã khái quát quá trình phát triển
việc nhận dạng, đánh giá các thành phần kinh tế và kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới. Phân
tích mặt tích cực cũng như hạn chế của việc thực hiện công bằng xã hội giữa kinh tế tư
nhân và các thành phần kinh tế trên các góc độ về đất đai, mặt bằng sản xuất; về cơ hội
tiếp cận các nguồn vốn; về tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Bài viết khẳng định
thực hiện cơng bằng xã hội giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế chính là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ổn định và bền vững.
Từ khố: Cơng bằng xã hội; kinh tế tư nhân; thành phần kinh tế
IMPLEMENTATION OF SOCIAL JUSTICE BETWEEN THE PRIVATE
ECONOMY AND ECONOMIC SECTORS IN THE CURRENT PERIOD
Abstract: Implementation of social justice between the private economy and economic
sectors has been recognized, institutionalized and implemented by the Party and State of
Vietnam after the Sixth National Party Congress (in 1986). The article outlines the
developing process of the identification and evaluation of economic sectors and the private
economy during the renovation period. Analyzing the positive sides as well as the
limitations of the implementation of social justice between the private economy and
economic sectors in terms of land and production premises; on access to capital; on
creating an environment of equal competition. The article affirms that the implementation
of social justice between the private economy and economic sectors is the driving force for
fast, stable and sustainable socio-economic development.


Key words: Social justice, private economy, economic sectors
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện công bằng xã hội giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế về thực
chất là thực hiện hài hịa lợi ích giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác thông
qua hệ thống các chính sách và các cơ chế hiện thực hóa các chính sách kinh tế - xã hội.
Các nội dung chính là đảm bảo bình đẳng về cơ hội và thực hiện phân phối cơng bằng, từ
đó tạo động lực cho phát triển kinh tế, góp phần ổn định xã hội, thúc đNy các thành phần
kinh tế cùng phát triển hài hịa, bền vững. Khơng thực hiện cơng bằng xã hội hay thực hiện


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

277

kém hiệu quả sẽ dẫn đến các xung đột lợi ích, triệt tiêu động cơ phấn đấu của các chủ thể
kinh tế, làm giảm động lực của sự phát triển kinh tế. N goài ra, nó cịn cản trở việc đổi mới
và áp dụng khoa học - cơng nghệ; hạn chế tính chủ động trong hội nhập kinh tế thế giới;
làm trầm trọng bất bình đẳng và bất cơng xã hội dẫn đến những bất ổn chính trị... Do đó,
Đảng, N hà nước và thành phố Hải Phịng ln qn triệt tinh thần cơng bằng xã hội giữa
các thành phần kinh tế trong hệ thống chính sách và các cơng cụ triển khai thực hiện.
2. NỘI DUNG

2. 1. Công bằng trong nhận dạng, đánh giá các thành phần kinh tế và kinh tế tư nhân
Mặt tích cực:
Trong thời kỳ trước đổi mới, xuất phát từ quan điểm cho rằng chế độ tư hữu là nguồn
gốc của mọi sự bất công nên đường lối kinh tế của Đảng ta là xây dựng một nền kinh tế
quá độ đi lên CN XH với cơ cấu kinh tế thuần nhất XHCN gồm hai bộ phận quốc doanh và
tập thể, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, cịn các thành phần kinh tế khác
được gọi là phi XHCN , nằm trong diện cải tạo và xóa bỏ để tiến tới một nền kinh tế hoàn

toàn thuần khiết, đây cũng là nội dung chủ yếu để thực hiện cơng bằng xã hội. Do đó,
phạm trù kinh tế tư nhân khơng cịn tồn tại trong lý luận và trong thực tiễn đời sống. Trong
giai đoạn này, phân phối mang tính bình qn, cào bằng mà khơng được thực hiện theo
hiệu quả kinh tế của lao động dẫn tới căn bệnh lười biếng, chây ỳ, ỉ lại và những hình thức
phân phối khơng chính thức xuất hiện làm gia tăng bất công xã hội.
N gay cả tại Đại hội VI của Đảng, khởi xướng công cuộc đổi mới và đề ra chủ trương
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tư tưởng cải tạo, xóa bỏ các thành phần kinh tế phi
XHCN vẫn được nhấn mạnh. Văn kiện Đại hội VI đã ghi rõ: “Đi đôi với việc phát triển
kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích lũy tập trung của N hà nước và
tranh thủ vốn nước ngồi, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần
kinh tế khác” [3,56]. Kinh tế tư nhân mặc dù vẫn tồn tại, hoạt động trong nền kinh tế quốc
dân nhưng khơng cịn tên gọi, bị thành kiến và xa lạ cả trong các văn kiện của Đảng, N hà
nước cũng như trong các phương tiện thông tin đại chúng và trong cuộc sống đời thường.
N ó được gọi dưới những cái tên khác như kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế phi XHCN ,
kinh tế tư bản tư nhân…
Thực tiễn đã cho thấy cần có sự nhìn nhận khách quan, công bằng hơn giữa kinh tế
tư nhân các thành phần kinh tế, trước hết là về quyền và nghĩa vụ, mới phản ánh đúng sự
phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội. N ghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa
VI (15-7-1988) và N ghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa VI tiếp tục khẳng định đường
lối đổi mới, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, khẳng định kinh tế tư
nhân được phát triển không hạn chế về địa bàn, quy mô trong các ngành nghề mà pháp luật
không cấm. Cũng trong năm 1988, N ghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) xác định hộ
nơng dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó đổi mới cơ bản cách thức quản lý hợp tác xã nông
nghiệp đã tạo động lực cho kinh tế tư nhân trong nông nghiệp hồi phục và phát triển năng
động, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đó là bước khởi đầu đáng quý đối với


LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

278


kinh tế tư nhân nước ta, mở đường cho những bước đột phá mạnh hơn sau này. Từ Đại hội
VII và đặc biệt từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1992) kinh tế tư nhân đã được coi
trọng và khuyến khích phát triển, trong đó nhấn mạnh: “Bổ sung, sửa đổi thể chế nhằm
đảm bảo cho kinh tế tư nhân được phát huy không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động
trong những lĩnh vực mà pháp luật khơng cấm; được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh,
kể cả liên doanh với nước ngoài theo những điều kiện do luật định” [5,75]. Trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế tư
nhân ngày càng chứng tỏ được sức mạnh, là một trong các động lực phát triển đất nước,
đến Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, lần đầu tiên, vấn đề phát triển kinh tế tư nhân đã
được đưa ra thảo luận trong một chuyên đề riêng và ra N ghị quyết về tiếp tục đổi mới cơ
chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Đây là một bước
tiến đáng kể về tư duy lý luận và quan điểm, đường lối kinh tế của Đảng ta, thể hiện tính
nhất quán của đường lối đổi mới theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế,
đã tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân và nhà đầu tư được tự do kinh
doanh theo pháp luật.
N hờ quan điểm chỉ đạo đúng đắn và triển khai quyết liệt của Đảng, N hà nước, đến
nay, kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Vai
trò đó thể hiện ở tỷ lệ đóng góp cao của thành phần kinh tế ấy cho nền kinh tế, tạo thêm
nhiều việc làm mới cho người lao động, cung cấp nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng
phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, góp phần làm tăng tổng sản phNm
quốc nội. Đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng viết: “Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu
quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh
tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân...” [7, 146]. N hư
vậy, kinh tế tư nhân hiện có thực lực và đóng góp lớn như một động lực của nền kinh tế
tương đương với kinh tế nhà nước. Do vậy, kinh tế tư nhân cần được đối xử công bằng
như kinh tế nhà nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính
sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và

các lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.”(VK
XII/2016/107) . Đặc biệt N ghị quyết số 10 Hội nghị Trung ương 5 khóa XII khẳng định
xố bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân
lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mặt hạn chế:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII viết: “Kết quả triển khai, thực thi thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hạn chế... Quyền tự do kinh doanh
chưa được tôn trọng đầy đủ; môi trường đầu tư, kinh doanh không thật sự thơng thống,
đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Giá cả một số hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu chưa thật sự tuân theo nguyên tắc thị trường” [11, 99].


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

279

Phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn gặp nhiều vướng mắt, lúng túng cả về tư duy
lý luận, quan điểm, chính sách đến thực tiễn. Hiện nay về nhận thức không phải mọi đảng
viên đều thông suốt chủ trương đảng viên làm kinh tế tư nhân, bởi lẽ, nhận thức và quan
niệm về kinh tế tư nhân vẫn còn chưa thống nhất. Một số quan niệm về phát triển kinh tế
tư nhân với vấn đề bóc lột và bị bóc lột cịn máy móc, đơn giản dẫn đến e dè, né tránh. Một
số quan niệm còn cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế tư bản tư nhân, trong khi cho tới nay
chúng ta vẫn chưa xác định được tiêu chí thế nào là tư bản tư nhân, nên còn gây ra mặc
cảm đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Sự bất cập về phân định thành phần kinh tế đã gây ra nhiều định kiến xã hội dai dẳng và
sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế cả trong nhận thức, chính sách, tâm lý và hành
động; gây tâm lý e ngại, làm chậm quá trình sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa, giải thể, phá sản
các doanh nghiệp nhà nước hoặc các hợp tác xã thua lỗ, bất lợi cho sự đồng thuận xã hội và
phát huy hiệu quả nội lực đất nước. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước chậm có ngun

nhân từ những chính sách ưu đãi dẫn đến đặc quyền đặc lợi của doanh nghiệp nhà nước.
N ỗi ám ảnh về “thành phần” làm cho doanh nghiệp và cả những người thực thi công
vụ cũng e dè, ngần ngại mỗi khi phải giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích của
khu vực tư nhân. Một bộ phận doanh nhân “vừa làm, vừa lo” dẫn đến làm ăn kiểu “chụp
giật”, che giấu vốn, doanh thu, lợi nhuận. N gược lại, một số doanh nghiệp tư nhân thì tự
“thổi phồng”, khai vống vốn điều lệ và năng lực, kinh nghiệm để đánh bóng với hy vọng
đủ tiêu chuNn dự thầu và có lợi thế trong cạnh tranh, thắng thầu với các doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp có vốn FDI.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong giai đoạn hiện nay cũng đồng thời làm gia
tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm nảy sinh mất cơng bằng xã hội trong khi các chính sách
điều tiết của chúng ta còn chưa kịp thời hoặc chưa hợp lý dẫn đến có lúc, có nơi làm nảy sinh
nguy cơ đi ngược lại mục tiêu thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng, gây tư tưởng hoài nghi trong xã hội.
2.2. Hoàn thiện thể chế, quản lý nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội giữa kinh
tế tư nhân và các thành phần kinh tế
Mặt tích cực:
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, Hiến pháp đã sửa đổi và bổ sung các chế định về hình
thức sở hữu tư liệu sản xuất, các loại hình kinh tế, tơn trọng đa dạng hình thức sở hữu, bảo
hộ sở hữu tư nhân, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ; quyền kinh tế được xác lập và thực
hiện cùng với quyền của mọi công dân (quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tư nhân...).
Về tính chất, mơ hình các thành phần của nền kinh tế Việt N am, Hiến pháp năm
2013 xác định nền kinh tế Việt N am là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Điều 51, Chương III khẳng định, các
thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ
thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. N hà


280


LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác
đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng
đất nước. Cũng lần đầu tiên, vị trí, vai trị của doanh nhân, doanh nghiệp được ghi nhận
trong Hiến pháp. Đây là cơ sở để phát huy vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm và doanh
nghiệp, doanh nhân là đội quân xung kích.
Về chế độ sở hữu, Hiến pháp này ghi nhận, tơn trọng đa hình thức sở hữu, bảo hộ
quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu
tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị quốc hữu hóa. Đây là điều kiện
tiên quyết để thúc đNy đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia.
Quá trình phát triển của các thành phần kinh tế đã sớm được quan tâm và từng bước
được thể chế hóa bằng các nghị định và một số bộ luật, trong đó phải kể đến Luật Doanh
nghiệp 1999 có hiệu lực từ 1-1-2000, tồn tại song song với Luật Doanh nghiệp N hà nước,
trong đó quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…, là các hình thức tổ
chức doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Sau 5 năm thực hiện, hai bộ luật này đã
được thống nhất chung vào Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 1-7-2006, cùng các bộ
luật có liên quan như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Thương mại… được sửa đổi, bổ
sung theo hướng thống nhất hóa về mặt pháp luật, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật
đối với các thành phần kinh tế.
Một nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt N am (VCCI) năm
2011 tiến hành rà soát 16 luật và khoảng 200 văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các bộ
ngành. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đã chỉ ra 8 “cái được” của
các luật này, trong đó quan trọng nhất là các quy định hiện hành đã tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp được tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn lực: đất đai, vốn, nhân lực…;
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật ngày càng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh
nghiệp được mở rộng nhiều quyền lựa chọn về hình thức, phạm vi và điều kiện hoạt động

như: quyền lựa chọn hình thức doanh nghiệp, hình thức đầu tư, hình thức kinh doanh, hình
thức sử dụng đất, hình thức giao dịch, hình thức giải quyết tranh chấp…; Các tổ chức, cá
nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thuộc nhiều thành phần kinh tế cũng được
đối xử trong một mơi trường pháp lý bình đẳng hơn, cơng bằng hơn, như không phân biệt
thành phần kinh tế để nhà đầu tư có mặt bằng triển khai chiến lược đầu tư theo năng lực.
N hìn lại gần 30 đổi mới, chúng ta đã có bước tiến dài về hồn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mơi trường cạnh tranh bình
đẳng và cải cách hành chính. Đây cũng là một đột phá chiến lược đã được nêu trong N ghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XI. N hiều thay đổi cơ bản về thể chế đã được thực hiện như
thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng giữa
các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng, tuân
thủ ngày càng đầy đủ hơn các cam kết hội nhập quốc tế và nhiều thể chế kinh tế mới ngày
càng mang tính thị trường hơn, đã góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh và tạo động


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

281

lực, nền tảng ban đầu quan trọng cho sự phát triển doanh nghiệp nói riêng, kinh tế đất
nước nói chung với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Mặt hạn chế:
Vẫn tồn tại những thể chế kìm hãm sự phát triển cơng bằng, bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, hạn chế sự phát triển lành mạnh doanh nghiệp, làm lệch lạc, lãng phí
các nguồn lực doanh nghiệp. Chưa phân biệt rõ các khái niệm sở hữu, khu vực kinh tế và
loại hình doanh nghiệp, nên chăng thay cụm từ "thành phần kinh tế" bằng cụm từ "khu vực
kinh tế" hoặc “loại hình kinh tế”. Cần khắc phục sự định kiến về kinh tế tư nhân, kinh tế
nhà nước và DN N N , hiểu đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế quản lý DN N N .
Chưa triển khai hiệu quả việc hạn chế, kiểm soát độc quyền nhà nước cũng như độc quyền
tư nhân (đang biểu hiện khá rõ trong các lĩnh vực điện, xăng dầu, sữa, thuốc tân dược,

nước uống có ga và nhiều sản phNm, dịch vụ khác) nhằm ổn định và cạnh tranh lành mạnh,
đúng quy trình và yêu cầu của kinh tế thị trường có điều tiết vĩ mô nhà nước.
Công tác quản lý nhà nước về phát triển đồng bộ các loại thị trường và trợ giúp các thể
chế thị trường còn lúng túng, hạn chế, đặc biệt, về cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo nguồn
nhân lực, bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Định kiến
và nhiều thủ tục chưa hợp lý đã gây khó khăn và tăng chi phí trong việc tiếp cận nguồn tín
dụng chính thức. Chức năng và tổ chức của bộ máy N hà nước, nhất là trình độ và trách
nhiệm của đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu mới, cũng như những địi hỏi
chính đáng của doanh nghiệp. Cả ở cấp Trung ương và địa phương, một số chủ trương tích
cực nhưng chưa đi liền với kế hoạch, cơ chế, trách nhiệm triển khai cụ thể, kịp thời, thậm chí
được thực hiện một cách hình thức. Chưa xử lý hài hoà và hiệu quả một số vấn đề về nội
dung, phương thức, mức độ quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế...
N ăng lực xây dựng và chất lượng văn bản pháp lý doanh nghiệp cịn hạn chế. Các
chính sách cịn chưa theo kịp với thực tiễn phát triển (sự lạc hậu trong xây dựng chính
sách), đặc biệt là trong q trình chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Kết quả rà soát các quy
định hiện hành của 16 luật và các văn bản hướng dẫn liên quan trực tiếp tới hoạt động của
doanh nghiệp đã phát hiện một số bất cập, vướng mắc điển hình là về tiếp cận đất đai. Một
số quy định hiện hành về thủ tục, điều kiện kinh doanh đang hạn chế quyền tự do kinh
doanh của doanh nghiệp như: quyền của lợi của thương nhân nước ngoài trong việc tiếp
cận thị trường của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nước ngồi. Thực hiện chủ trương
và chính sách chưa triệt để và chưa hiệu quả bao gồm: hạn chế về cơ cấu kinh tế (ở cơ cấu
sở hữu, cơ cấu ngành nghề đầu tư, tính liên kết trước sau…; sự gia tăng bất bình đẳng,
phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
2.3. Tạo lập công bằng về cơ hội cho kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế
2.3.1. Mặt tích cực
* Về đất đai, mặt bằng sản xuất:
Luật Đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giao
đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời giao quyền sử



282

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

dụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế
chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng nhằm tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh
tế được đảm bảo về mặt pháp lý cho những người sử dụng đất. Qua các năm 1998, 2001,
2003, 2009, 2013, Luật Đất đai nhiều lần được sửa đổi, qua đó quyền sử dụng đất lâu dài
của cá nhân, các thành phần kinh tế đã được thừa nhận và đảm bảo thực hiện, đồng thời, có
sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. N hư vậy, trong lĩnh vực đất đai, các các
thành phần kinh tế từng bước được xác định quyền bình đẳng, quyền tiếp cận, quyền được
nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, làm mặt bằng sản xuất kinh
doanh và nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Chính sách đất đai trước hết đã tác động tích cực đối với sự chuyển biến quan hệ
ruộng đất trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạo nên những thành tựu nổi bật, khởi
sắc của nông nghiệp Việt N am, sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đã thực sự được
giải phóng. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực cho sự tự
chủ của người nông dân và góp phần dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn,
xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó là một số chính sách khuyến khích về hạ tầng cơ sở,
theo đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phần lớn thuộc thành phần kinh tế tư nhân, khơng
những khơng bị phân biệt đối xử mà cịn được trợ giúp phát triển.
* Cơ hội tiếp cận các nguồn vốn:
Từ năm 2005 đến nay, N hà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các
doanh nghiệp, như: chính sách trợ giúp tài chính, chính sách mặt bằng sản xuất, chính sách
đổi mới nâng cao năng lực cơng nghệ và trình độ kỹ thuật, chính sách xúc tiến mở rộng thị
trường, chính sách tham gia các hoạt động mua sắm và cung ứng dịch vụ cơng, chính sách
về thơng tin và tư vấn, chính sách trợ giúp phát triển nguồn nhân lực, chính sách giảm
thuế... Chính phủ đã triển khai những chính sách, chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (DN N VV) như bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng.
N ăm 2014, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cho DN N VV, nhất là việc tạo

điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào các dự án của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 58/2013/QÐ-TTg thay thế Quyết định 193 trước đây về Quỹ
bảo lãnh tín dụng cho DN N VV. Ðây là những giải pháp thiết thực, tạo điều kiện cho
DN N VV phát triển. Chính phủ cũng quan tâm đến vấn đề tạo môi trường thuận lợi cho
doanh nghiệp tham gia vào các dự án, chương trình. Luật Ðấu thầu cũng có những ưu đãi
cho DN N VV có điều kiện tham gia đấu thầu công khai và sẵn sàng dành phần nhất định
cho họ nếu bảo đảm được chất lượng hàng hóa, dịch vụ và tiến độ cung cấp. Với những
giải pháp về chính sách, những quy định như vậy, doanh nghiệp rất thuận lợi để có kinh
phí, nguồn lực đầu tư. Trong lĩnh vực nơng nghiệp, Chính phủ đã triển khai N ghị định
41/2010/N Ð-CP về tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, đến nay nguồn vốn vay của các
cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã chuyển biến tích cực.
* Tạo lập mơi trường cạnh tranh bình đẳng:
N ội dung có tính ngun tắc cốt lõi của kinh tế thị trường là cạnh tranh bình đẳng và
kiểm sốt, xóa bỏ độc quyền. Trong thời gian qua, N hà nước đã từng bước tạo môi trường


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

283

cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường; đã ban hành và liên tục rà soát, sửa đổi nhiều
bộ luật trong lĩnh vực này như Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...đồng
thời kiểm sốt chặt chẽ và xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp cũng như những cơ chế chính
sách dẫn đến bất bình đẳng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.
Về giá cả, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời có cơng cụ điều
tiết và chính sách phân phối để bảo đảm cơng bằng và tiến bộ xã hội. N hững hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu mà N hà nước đang định giá phải tính đúng, tính đủ chi phí, cơng khai
minh bạch các yếu tố hình thành giá và kiên quyết thực hiện giá thị trường theo lộ trình
phù hợp. Để bảo đảm quyền tự do kinh doanh, việc sửa đổi Luật Đầu tư, Luật doanh

nghiệp cần hướng tới một vấn đề hàng đầu là phải đặt DN N N vào môi trường cạnh
tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối
với DN N N . Một ví dụ điển hình cho xu hướng này trong lĩnh vực viễn thông N ăm
1993, nhà mạng di động đầu tiên là Mobifone ra đời với giá cước di động ở mức 0,15
USD (hơn 3.000 đồng)/phút. Sau đó 3 năm, Vinaphone xuất hiện, nhưng hai cơng ty
này đều thuộc VN PT (Tập đồn Bưu chính Viễn thơng) nên giá cước không chuyển
biến mạnh. Khi nhà mạng Quân đội (Viettel) gia nhập thị trường vào năm 2003, thị
trường viễn thơng đã có sự thay đổi mạnh mẽ về mặt cấu trúc, điều dễ nhận thấy nhất là
giá cước đã giảm tới 1/3, chỉ còn 0,065 USD (hơn 1.000 đồng)/ phút, mang lại nhiều
lợi ích cho người tiêu dùng, thị trường thông tin di động cạnh tranh quyết liệt hơn.
Trước sức ép cạnh tranh mạnh mẽ, hai nhà mạng Mobifone và Vinaphone cũng phải tái
cấu trúc.
Qua nhiều năm đổi mới, Luật Doanh nghiệp ở nước ta đã được cải thiện khá nhiều về
thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đã có những quy định khẳng định quyền tự chủ đăng ký
và kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp; bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập
doanh nghiệp, v.v… Trong nỗ lực quyết liệt đNy nhanh cải cách các thủ tục hành chính
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cùng với nỗ lực tạo ra những bước đột phá về cải
cách thủ tục hành chính về thuế và hải quan, liên quan đến lĩnh vực cải cách thủ tục hành
chính lĩnh vực tài chính đất đai, Bộ Tài chính là một trong những Bộ đã và đang triển khai
nhiều giải pháp tích cực và mang tính đột phá như áp dụng cơ chế một cửa, giảm thời gian
làm thủ tục của người sử dụng đất trong thực hiện nghĩa vụ tài chính, áp dụng phương
pháp mới xác định giá đất, giảm thời gian nộp thuế...Đó là những đổi mới rất quan trọng
nhằm tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các thành phần
kinh tế. Đồng thời N hà nước cũng từng bước thúc đNy đồng bộ cải cách hệ thống tổ chức,
phân cấp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, các quy trình và thủ tục hành
chính trong tồn bộ q trình xây dựng, thực thi, giám sát và chế tài pháp luật; chú trọng
bộ máy, cơng cụ, quy trình làm ra luật và thực thi pháp luật. Đảng và N hà nước đang thể
hiện một quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất đến đội ngũ những người thực thi chuyên
nghiệp, đủ lực, đủ quyền; và quan trọng nhất là đNy mạnh chống tham nhũng ngay từ công

tác cán bộ.


LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

284

2.3.2. Mặt hạn chế
* Về đất đai, mặt bằng sản xuất:
Trên thực tế khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn được hưởng nhiều đặc quyền, đặc
lợi, ưu tiên, ưu đãi so với khu vực kinh tế tư nhân. Về ưu đãi đất đai, doanh nghiệp nhà
nước được nhà nước được cấp đất kinh doanh, hoặc nếu phải thuê thì với mức giá không
đáng kể so với giá trị thị trường, sau đó được sử dụng đất thuê để thế chấp vay vốn ngân
hàng, trong khi các doanh nghiệp tư nhân khơng được hưởng ưu đãi này. Họ thường gặp
khó khăn hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác về tiếp cận
những điều kiện đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh.
Tại khu vực nông thôn hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề cản trở sự tham gia bình
đẳng của người dân vào thị trường đất đai. Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tiến hành còn chậm. Việc phải đóng phí sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, đăng ký thay đổi mục đích sử dụng đất... khá cao làm cho nhiều hộ nghèo khó
tiếp cận những quyền này. Bên cạnh đó, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng dẫn đến những
vấn đề nảy sinh gây nhức nhối xã hội như: giao đất, cho thuê đất không đúng thNm quyền,
tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, khiếu kiện… giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau mà phần thua thiệt luôn thuộc về bên nào yếu thế. Việc thu hồi đất
nông nghiệp để sử dụng vào các mục đích khác nhau đang tồn tại nhiều vấn đề nghiêm
trọng. Đặc biệt phải kể đến việc thu hồi đất cho các dự án sân golf, dự án thủy điện, dự án
nhà ở, khu du lịch... mà chủ đầu tư thuộc bộ phận kinh tế ngoài nhà nước, mối quan hệ lợi
ích giữa những người hưởng lợi và người bị thiệt hại đã không được xử lý hài hịa tạo ra sự
mất cơng bằng nghiêm trọng. N gười lao động (chủ yếu thuộc kinh tế cá thể) bị thu hồi đất
sản xuất, phải hy sinh lợi ích của mình, đời sống gặp khó khăn mà khơng được giải quyết

thỏa đáng, doanh nghiệp được hưởng lợi còn nhà nước là người chủ sở hữu tài sản đất đai
cũng khơng thu được gì đáng kể mà lại phải giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh.
Việc thu hồi đất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới đời sống của nhiều hộ dân, trong số này có
tới 25- 30% số lao động bị mất việc làm, việc làm không ổn định, đời sống gặp khó khăn,
đi ngược lại mục tiêu thực hiện công bằng xã hội giữa các thành phần kinh tế nói riêng và
cơng bằng xã hội nói chung. Vai trò của quản lý nhà nước cùng với những yếu kém, tiêu
cực trong quản lý đất đai đang nổi lên hàng đầu và là một trong những điểm nghẽn cần
phải tháo gỡ nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững và thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh
vực đất đai.
* Về cơ hội tiếp cận các nguồn vốn:
Mặc dù chủ trương chính sách của Đảng và N hà nước đã khẳng định xố bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử; bảo đảm thực sự bình đẳng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp
tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn
vốn tại các tổ chức tín dụng của N hà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển, song trên thực tế,
các doanh nghiệp nhà nước vẫn có xu hướng được ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp tư
nhân. Doanh nghiệp N hà nước nhận được nhiều tín dụng từ các quỹ hỗ trợ phát triển trước
đây và N gân hàng Phát triển Việt N am nhưng không nằm trong cơ sở dữ liệu của hệ thống


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

285

ngân hàng thương mại. N ăm 2010 Chính phủ đã cho vay gần 2 tỉ USD lấy từ phát hành trái
phiếu quốc tế và nguồn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) cho các doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân khơng có cơ hội tiếp cận nguồn vốn này. Các doanh nghiệp
nhà nước, với sự hậu thuẫn của nhà nước, cũng được ưu tiên tiếp cận tín dụng (trong nhiều
trường hợp thơng qua tín dụng chỉ định) và ngoại tệ khan hiếm với giá thấp hơn giá thị
trường. N gồi ra, tín dụng dành cho các công ty con, công ty sân sau (kể cả doanh nghiệp
cổ phần hóa) của nhiều tập đồn và tổng công ty cũng không được thống kê đầy đủ. Không

giống các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước có giới hạn ngân sách mềm
nghĩa là N hà nước cứu trợ các doanh nghiệp này khi doanh nghiệp gặp căng thẳng về tài
chính. Với những ưu đãi như vậy, doanh nghiệp nhà nước mặc dù hoạt động kém hiệu quả
vẫn có lợi thế hơn hẳn và có thể lấn át doanh nghiệp tư nhân.
Trong khi đó, hàng chục nghìn doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DN N VV) - phần lớn thuộc thành phần kinh tế tư nhân, gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất, kinh doanh, đặc biệt là thiếu vốn, đã phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, việc triển
khai quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN N VV cịn chậm và chưa đều khắp. DN N VV chiếm tới
hơn 80% số lượng doanh nghiệp và là lực lượng quan trọng của nền kinh tế. Song, hiện
nay, DN N VV đang ở trong giai đoạn tự thân vận động, chưa được sự hỗ trợ thích đáng và
cụ thể từ phía nhà nước về mặt bằng, vốn cho sản xuất, kinh doanh, giảm hàng tồn kho...
DN N VV đang phải chịu lãi suất ngân hàng quá cao sẽ khó tồn tại được, họ cần được hỗ trợ
từ nguồn vốn ban đầu. Mặc dù những cố gắng của Chính phủ trong q trình triển khai các
gói cho vay kích cầu đối với DN N VV đã mang lại hiệu quả tích cực, song vẫn còn một số
vướng mắc, bất cập như: điều kiện vay vốn kích cầu cịn khắt khe, doanh nghiệp phải có
tài sản thế chấp, chứng minh về tài chính… Quy định của ngân hàng về thời gian giải ngân
còn bất cập, thời gian làm thủ tục vay quá dài, trong khi thời gian giải ngân thì quá ngắn.
Việc vay vốn ngắn hạn thường chỉ giúp DN N VV giải quyết những khó khăn trước mắt mà
khơng có điều kiện đầu tư mở rộng, hợp lý hoá sản xuất nhằm thực hiện những kế hoạch
dài hơi.
* Về tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng:
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt N am (VCCI) công bố Kết quả khảo sát chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy, nhóm khó khăn hàng đầu mà các doanh
nghiệp phản ánh là “sự chưa bình đẳng trong mơi trường kinh doanh”. Mặc dù có số lượng
áp đảo nhưng các doanh nghiệp dân doanh đang cảm nhận sự lấn át từ phía các doanh
nghiệp FDI, Doanh nghiệp nhà nước (DN N N ), doanh nghiệp thân hữu và “sự phân biệt thể
hiện khá rõ”. Khoảng một phần ba doanh nghiệp dân doanh cho rằng việc chính quyền tỉnh
ưu ái cho DN N N do trung ương quản lý là một trở ngại đối với hoạt động của họ. Ưu ái
mà chính quyền tỉnh dành cho các DN N N thể hiện rất đa dạng: Có 27% doanh nghiệp dân
doanh cho biết các DN N N có thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai và vay vốn, tín dụng;

Khoảng 20% cho biết DN N N dễ dàng hơn trong tiếp cận tài nguyên như khoáng sản; Các
DN N N cũng thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính (26%) và rõ rệt hơn
cả là trong lĩnh vực mua sắm công (35%).


286

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

Điều tra của VCCI cũng cho thấy nhiều chính quyền địa phương ưu tiên thu hút đầu
tư nước ngoài hơn là phát triển kinh tế tư nhân. Cảm nhận rõ nét nhất là tại những nơi có
lượng đầu tư nước ngồi lớn hoặc chính quyền đang tập trung mọi nỗ lực vào thu hút đầu
tư nước ngồi. Có gần 30% doanh nghiệp dân doanh trong nước cho biết tỉnh ưu tiên giải
quyết các vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp nước ngoài hơn là doanh nghiệp trong nước,
dù vậy con số này đã giảm đáng kể so với tỷ lệ 58% vào năm 2005 khi VCCI bắt đầu tiến
hành điều tra PCI. Mối lo ngại lớn khác đối với các doanh nghiệp dân doanh hiện nay là sự
cạnh tranh không lành mạnh của những doanh nghiệp thân hữu - những doanh nghiệp lớn
có mối quan hệ với cán bộ chính quyền địa phương. Theo báo cáo, có tới 35% doanh
nghiệp được khảo sát lo ngại rằng ưu đãi với các công ty lớn là trở ngại cho hoạt động
kinh doanh của họ. Khảo sát từ 63 tỉnh/thành phố cho thấy có tới 96% doanh nghiệp dân
doanh đồng ý cho rằng “hợp đồng, đất đai,… và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi
vào tay các doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh”; tỷ lệ này thấp nhất
cũng lên tới 75%. Tài nguyên môi trường (nhất là lĩnh vực đất đai) đang là lĩnh vực khiến
hầu hết các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất khi thực hiện thủ tục hành chính. Vẫn
tồn tại cơ chế “xin – cho”, phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc xác định nghĩa vụ tài
chính đất đai.
Thực tế cho thấy, kinh tế tư nhân chưa được đối xử thật sự bình đẳng như kinh tế nhà
nước. Các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp bị yếu thế, trong khi doanh nghiệp
nhà nước là những doanh nghiệp lớn thì được ưu tiên về đất đai, tín dụng, thuế, tiếp cận khoa
học kỹ thuật, hợp đồng mua sắm, tiêu thụ sản phNm… DN N N không sợ phá sản cho dù thua

lỗ kéo dài, khi “khó có người giúp”; tận dụng cơ chế xin - cho; bảo lãnh vay vốn, vay khơng lo
trả và ít bị kiểm tra giám sát...Tóm lại, khu vực kinh tế nhà nước được hưởng nhiều ưu đãi và
chiếm rất nhiều nguồn lực nhưng sử dụng một cách kém hiệu quả, đóng góp khiêm tốn cho
ngân sách, tăng trưởng GDP, tạo việc làm mới... Trong khi đó, khu vực dân doanh hoạt động
hiệu quả hơn, đang ngày một trưởng thành và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế lại bị chèn
lấn, thiếu nguồn lực, và phải hoạt động trong mơi trường cạnh tranh khơng bình đẳng. Để tạo
lập mơi trường kinh doanh bình đẳng, cần khắc phục triệt để những bất cập nêu trên, cần áp
đặt kỷ luật thị trường cạnh tranh với các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.
3. KẾT LUẬN

N hìn lại hơn 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã từng bước định hình, khẳng định và
đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó, kinh tế tư nhân
cũng được đánh giá và có vị trí cơng bằng, bình đẳng hơn trong nền kinh tế nhiều thành
phần. Điều đó được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng từ Đại hội VI đến nay và các nghị
quyết chuyên đề, các văn bản quy phạm pháp luật của N hà nước. Tuy nhiên vẫn tồn tại
những quan điểm, những thể chế, những định kiến xã hội cản trở sự phát triển cơng bằng,
bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế cần được khắc phục.
Đến nay, việc tạo lập công bằng về cơ hội giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế
đã được thực hiện trên nhiều mặt. Về đất đai, mặt bằng sản xuất được thể hiện rõ nét qua luật
Đất đai và các chính sách đất đai cụ thể khác; về cơ hội tiếp cận các nguồn vốn thông qua


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở HẢI PHÒNG - VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

287

chính sách tài chính và hỗ trợ tài chính; về mơi trường đầu tư qua các chính sách tạo lập mơi
trường cạnh tranh bình đẳng và kiểm sốt, xóa bỏ độc quyền. Các lĩnh vực này cũng khơng
tránh khỏi cịn hạn chế, thiếu sót như có lúc, có nơi cịn chưa thật sự có cơng bằng, bình đẳng
giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp N hà nước, doanh nghiệp FDI.

Thời gian tới, cần tiếp tục đNy mạnh đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ
đạo của Đảng, N hà nước, các cấp, các ngành, các hiệp hội từ trung ương tới địa phương.
Cần tạo đột phá về thể chế bằng việc sửa đổi các đạo luật và đổi mới tư duy trong thực thi.
Bản thân các doanh nghiệp, các bộ phận cấu thành của kinh tế tư nhân cũng cần tự vươn
lên mạnh mẽ, đóng góp lớn hơn vào sự phát triển chung của xã hội, đây chính là cơ sở để
thực hiện công bằng trên nguyên tắc phù hợp giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến
và hưởng thụ như là nguyên tắc cao nhất của công bằng xã hội. Thực hiện công bằng xã
hội giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế để kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh,
ổn định, thực sự là động lực của nền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai N gọc Anh (2010), An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt N am, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội.
2. N guyễn Đức Chiện (2009), “Công bằng xã hội và các cơ hội phát triển của các nhóm dân cư ở
một số xã đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạo chí Nghiên cứ lập pháp, Văn phịng Quốc hội,
số 18 (155)
3. Đảng Cộng sản Việt N am (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, N xb Chính
trị Quốc gia, Hà N ội.
4. Đảng Cộng sản Việt N am (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, N xb Sự thật, Hà N ội.
5. Đảng Cộng sản Việt N am (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương
khóa VII, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội.
6. Đảng Cộng sản Việt N am (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, N xb Chính
trị Quốc gia, Hà N ội.
7. Đảng Cộng sản Việt N am (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, N xb Chính trị
Quốc gia, Hà N ội.
8. Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, N xb Chính
trị Quốc gia, Hà N ội.
9. Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (Sửa đổi bổ sung), N xb Sự thật, Hà N ội.
10. Đảng Cộng sản Việt N am (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, N xb Sự

thật, Hà N ội.
11. Đảng Cộng sản Việt N am (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, N xb Chính
trị Quốc gia, Hà N ội.
12. Đảng Cộng sản Việt N am (2017), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa VII, N xb Chính trị Quốc gia, Hà N ội.
13. N guyễn N gọc Hà (2009), “Bảo đảm công bằng xã hội vì sự phát triển bền vững”, Tạp chí Triết
học, số 2.



×