Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khái quát về thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân tại Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.51 KB, 7 trang )

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

455

KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRÄNG PHÁT TRIỂN
CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TÄI HÂI PHÒNG
ThS. Lê Thu Trang
Khoa Lý luận Chính trị,
Trường Đại học Hải Phịng

Tóm tắt: Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị
quyết số 10-NQ/TW về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.(1) Thực tế đã chứng minh rằng kinh
tế tư nhân có vai trị ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã
hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều chỉnh phạm vi hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư
cho toàn bộ nền kinh tế(2).
Có thể nói đây là địn bẩy hết sức quan trọng nhằm củng cố, phát triển kinh tế tư nhân Việt
Nam nói chung và Hải Phịng nói riêng. Trong phạm vi bài viết sẽ đề cập tới thực trạng
phát triển của nền kinh tế tư nhân tại Hải Phòng như những lợi thế, thành tựu mà kinh tế
tư nhân đạt được.
Từ khóa: kinh tế tư nhân, đầu tư, doanh nghiệp.
OVERVIEW OF DEVELOPMENT SITUATION
OF THE PRIVATE ECONOMY IN HAI PHONG
Abstract: Conference 5th Executive Committee of the Party Central Committee XII issued
Resolution No.10-NQ/TW on “Private sector development became a key motivationof the
socialist-oriented market economy". The fact has proved that private economy has an
increasingly important role in achieving the country's socio-economic goals, especially in the
context of restructuring, adjusting the scope of state-of-the-business operations. Private
enterprise contributes 43.22% of GDP and 39% of investment capital to the entire economy
Overall this is a very important lever to consolidate and develop the private sector in


Vietnam in general and Hai Phong in particular. Within the scope of the article will
mention the development status of the private economy in Hai Phong as the advantages,
achievements that private economic has gained.
Key words: private economy, investment, enterprise.
(1) Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm ban chấp hànhu trung ương đảng khóa
XII về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
(2) Theo số liệu củaCục Phát triển DN, 2017).


456

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

MỞ ĐỈU

Vai trị, vị trí của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng được nhận thức rõ hơn và đánh giá đúng hơn. Kinh tế
tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát
triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách
nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các
vấn đề xã hội. Sự đóng góp vai trị của kinh tế tư nhân khơng chỉ đối với đất nước nói
chung mà tác động trực tiếp tới mọi mặt tại các tỉnh thành trong cả nước trong đó có thành
phố Hải Phịng.
NỘI DUNG

1. Lợi thế để phát triển kinh tế tư nhân
1.1. Lợi thế về vị trí địa lý- thành phố có truyền thống vùng cửa ngõ
Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, là cửa
chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam Trung Quốc. Hải Phòng được đánh giá là trung tâm công nghiệp và thương mại lớn của cả
nước, và cũng là trung tâm dịch vụ, du lịch, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học và
cơng nghệ của Vùng duyên hải Bắc bộ.
Đối với Hải Phòng, vùng đất sở hữu chiều dài bờ biển trên 125km, có 6 cửa sơng lớn
với mật độ bình qn 0,7km/km2 đổ ra biển, cấu trúc địa lý đã kiến tạo Hải Phòng thành
đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, một môi trường để phát triển
hiệu quả kinh tế tư nhân, và thực sự đã để lại những dấu ấn quan trọng.
1.2. Lợi thế về hệ thống cơ sở hạ tầng.
Là địa phương duy nhất miền Bắc hội tụ đủ 5 loại hình giao thơng: Đường bộ,
đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa và đường hàng không. Lợi thế này đã giúp
thành phố Cảng khơng chỉ đóng vai trò trung tâm kinh tế của khu vực đồng bằng sơng
Hồng, vùng Dun hải Bắc bộ mà cịn là nhịp cầu thông thương với cả các nước trong
khu vực.
Trên thực tế, Hải Phòng đang triển khai đồng loạt 11 cơng trình giao thơng trọng
điểm có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của thành phố. Trong đó, nhiều dự án được
thực hiện bằng sức mạnh nội lực như đường bộ ven biển, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Hàn,
cầu Đăng, cầu vượt Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quốc lộ 10, đường Ngô Gia Tự, đường Ngô
Quyền… Con số kỷ lục về số dự án giao thông đồng thời được thực hiện và các nguồn vốn
được giải ngân đúng tiến độ đã cho thấy sức bật mạnh mẽ của Hải Phòng. Nhiều doanh
nghiệp lớn trong nước và nước ngoài tiếp tục chọn thành phố để đầu tư các dự án lớn, nổi
bật như dự án Trung tâm thương mại Aeon, sân gôn Sakura…(1)
(1) />

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

457

1.3. Lợi thế về phát triển văn hóa, du lịch, giải trí
Với mục tiêu: “ Tập trung xây dựng văn hóa và con người Hải Phịng phát triển tồn
diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và

khoa học, mang nét đặc trưng của thành phố Hải Phịng. Xây dựng, phát triển gia đình
Việt Nam no ấm, bình đẳng, hạnh phúc, văn hóa, tiến bộ và phát triển bền vững.” và “Xây
dựng du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bền vững, chuyên nghiệp, có cơ
sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, phát huy cao độ tài nguyên du lịch của thành phố; xây dựng
Đồ Sơn, Cát Bà trở thành trọng điểm du lịch quốc gia, quốc tế”(1)
Bên cạnh đó Nguồn vốn lĩnh vực du lịch: Giai đoạn 2016-2020: Tổng nguồn vốn là:
61.429.000 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách: 454.000 triệu đồng, vốn huy động ngoài ngân
sách: 60.975.000 triệu đồng. Giai đoạn 2021-2025: Tổng nguồn vốn là: 30.841.000 triệu đồng,
trong đó vốn ngân sách: 506.000 triệu đồng, vốn huy động ngoài ngân sách: 30.335.000 triệu
đồng. Giai đoạn 2026-2030: Tổng nguồn vốn là: 30.643.000 triệu đồng, trong đó vốn ngân
sách: 328.000 triệu đồng, vốn huy động ngoài ngân sách: 30.315.000 triệu đồng.(2)
Trên thực tế Hải Phịng là thành phố có những lễ hội văn hóa truyền thống và cũng là
nơi có nhiều danh lam, thắng cảnh. Quần đảo Cát Bà- Khu bảo tồn thiên nhiên thế giới
được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển vào năm 2004 và đang trình hồ sơ lên
UNESCO để công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. Vườn Quốc gia Cát Bà tập trung
đa dạng sinh học với hệ sinh thái độc đáo như rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng
ngập mặn, rặng san hô, thảm rong biển, hang, động, thung lũng… là địa điểm lý tưởng cho
các hoạt động du lịch.
Hải Phịng có nhiều khu giải trí cao cấp với nhiều sân golf: Sân gôn Đồ Sơn, Sân gôn
Sông Giá, sân gơn Vũ n. Đặc biệt Hải Phịng có Casino Đồ Sơn, Khu du lịch quốc tế
Hịn Dấu. Nhiều cơng trình, dự án phát triển hạ tầng du lịch cao cấp đang tiếp tục được
đầu tư như dự án của Tập đồn Sungroup tại Cát Bà, FLC tại Đồ Sơn…
1.4. Chính sách thiết thực nhằm thu hút đầu tư vào thành phố
Một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính của Thành phố là việc
thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải Phòng
Thành phố đã ban hành danh mục dự án kêu gọi FDI, với 50 dự án tập trung ở 10
ngành, lĩnh vực khác nhau.
Theo đó, Sở kế hoạch đầu tư đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tham gia
vào dự thảo Đề án tổng kết 30 năm đầu tư trực tiếp nước ngồi và đổi mới chính sách thu
hút đến 2030 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tham gia đề xuất mục tiêu thu hút các dự án

FDI phù hợp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
(1) Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 147/2016/NQ-HĐND về việc thông qua quy hoạc tổng thể phát triển
văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngày
13/12/2016)
(2) Theo 3.1 khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 147/2016/NQ-HĐND về việc thông qua quy hoạc tổng thể phát
triển văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngày
13/12/2016


458

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư để vận động tài trợ một số dự án:
Dự án xây dựng cầu Nguyễn Trãi; dự án thoát nước mưa, nước thải và quản ly chất thải
rắn giai đoạn II bằng nguồn vốn ODA của chính hủ Nhật Bản; Dự án xây dựng Bệnh viện
đa khoa Hải Phịng bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Hàn Quốc; Dự án an toành tực
phẩm và dự án phát triển giao thơng bền vững thành phố Hải Phịng bằng nguồn vốn của
Ngân hàng Thế giới. Hiện có 09 dự án ODA với tổng số vốn đầu tư là 12.831.442 (bao
gồm 10.092.218 triệu đồng vốn ODA và 2.739.224 triệu đồng vốn đối ứng)(1)
2. Những thành tựu đạt được của kinh tế tư nhân tại Hải Phịng
2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hậu kiểm doanh nghiệp
Năm 2018 cấp đăng ký thành lập mới cho 2.935 doanh nghiệp với tổng số vốsn đăng
ký 19.647.296 tỷ đồng (+5,8% về số doanh nghiệp, +19,75% về vốn đăng ký so 2017); cấp
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 1.449 chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh; thực hiện xử lý 5.491 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký
doanh nghiệp; 829 lượt đăng ký thay đổi chi nhánh, văn phòng, địa điểm kinh doanh; giải
quyết 295 hồ sơ thông báo quyết định giải thể, giải thể doanh nghiệp; xử lý 449 hồ sơ
chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, 1.314 hồ sơ tạm
ngừng hoạt động, 4.111 hồ sơ cơng bố mẫu dấu. tính đến năm 2018, số hồ sơ giải quyết

tuyến chiếm tỷ lệ 66,51%, thời giant rung bình xử lý hồ sơ doanh nghiệp đảm bảo 2,46
ngày làm việc, thời gian giải quyết hồ sơ đơn giản chỉ từ 1,5 đến 2 ngày làm việc.
Thực hiện 606 lượt rà sốt và u cầu giải trình đối với doanh nghiệp thu hồi 117
giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, 6349 lượt công bố thông tin đăng ký doanh
nghiệp, 350 lượt cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp.(2)
Trong tháng 6/2019, tồn thành phố có 272 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số
vốn đăng ký là 1.833,8 tỷ đồng, tăng 1,12% về số DN và giảm 21,10% về số vốn đăng ký
so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký bình quân một DN đạt 6,74 tỷ đồng, giảm 21,97%
so với cùng kỳ. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thành lập mới
trong tháng là 161 cơ sở
Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, tồn thành phố có 1.545 DN đăng ký thành lập
mới với tổng vốn đăng ký là 11.583,9 tỷ đồng, giảm 5,62% về số DN và tăng 26,47% về
số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một DN thành lập mới
đạt 7,5 tỷ đồng, tăng 33,93%. Số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
thành lập mới trong 6 tháng đầu năm là 732 cơ sở, giảm 5,43% so với cùng kỳ năm trước.
Dự kiến trong tháng 6 năm 2019, thành phố có 13 DN và 88 chi nhánh, văn phòng
đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành thủ tục giải thể. Cộng dồn 6 tháng đầu năm 2019,
số DN thực hiện thủ tục giải thể là 86 và đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm
kinh doanh là 230 cơ sở.
(1) Báo cáo kết quả thực hiện giao ước thi đua năm 2018 của Sở Kế hoạch và đầu tư số 23/BC-KHĐT ngày
30/01/2019
(2) Báo cáo kết quả thực hiện giao ước thi đua năm 2018 của Sở Kế hoạch và đầu tư số 23/BC-KHĐT ngày
30/01/2019


PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

459

Về thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh

doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố trong tháng 6 năm 2019 đã thực hiện 150 lượt
yêu cầu giải trình tình hình hoạt động đối với các DN, thu hồi 60 Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp. Tính từ đầu năm, có 942 DN được u cầu giải trình tình hình hoạt động,
242 DN bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.(1)
2.2. Tình hìnth thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong 7 năm trở lại đây, Hải Phòng đã thu hút được số vốn FDI đáng kể, liên tục
nằm trong danh sách các địa phương dẫn đầu về thu hút FDI toàn quốc.
Hiện nay, tổng số dự án đầu tư nước ngồi có hiệu lực trên địa bàn thành phố là 629 dự án,
với tổng vốn đầu tư 17 tỷ đô la Mỹ (USD).
Trong năm 2018, Hải Phòng đã thu hút được một lượng vốn đầu tư FDI khá lớn, đạt
hơn 2,62 tỷ USD, gấp 2,84 lần so với cùng kỳ năm trước, gấp 2,18 lần so với kế hoạch đề ra.
Trong đó phải kể tới hàng loạt các dự án FDI chọn lọc, lớn đã được thành phố Hải
Phòng cấp phép và nhanh chóng triển khai như: LG Electronics, LG Display, LG Innotek,
Bridgestone, Regina Miracle International, Nipro Pharma, Kyocera Mita…
Vốn đầu tư FDI tăng nhanh và mạnh nên tỷ trọng vốn đầu tư FDI luôn giữ mức khoảng
30% trên tổng số vốn đầu tư phát triển toàn thành phố. Các dự án FDI tại Hải Phịng hoạt động
hiệu quả, do đó đã thu hút rất đông lực lượng lao động ngoại tỉnh đến làm việc.(2)
Thời gian tới, tiếp tục xác định thu hút đầu tư FDI có định hướng và có chọn lọc vào các
lĩnh vực quan trọng như: công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, năng lượng
sạch; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, thành phố Hải Phòng hướng thu
hút đầu tư theo đối tác, chất lượng, trong đó tăng cường thu hút các dự án có quy mơ lớn, sản
phẩm có tính cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia
từ Hàn Quốc, Nhật Bản, EU…tạo tiền đề thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ.
Thành phố tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao vai trị, hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước đối với khu vực FDI.
Đổi mới xúc tiến đầu tư, tập trung xúc tiến đầu tư tại chỗ và minh bạch trong đầu tư;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, có tác phong
cơng nghiệp, có hiệu quả và năng suất lao động cao, từng bước tận dụng lợi ích từ các
Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ
xun Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại..., cũng là giải pháp đột phá trong việc thu hút

FDI của thành phố Hải Phịng.
Tính đến 15/7/2019 Hải Phịng có 664 dự án cịn hiệu lực:
Tổng vốn đầu tư :
17.441,42 triệu USD
Vốn điều lệ
:
6.038,42 triệu USD
(1) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 6, 6 tháng năm 2019
/>(2) />

460

KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP

Vốn Việt Nam góp :
Nước ngồi góp
:

241,24 triệu USD
5.797,18 triệu USD

Tính từ đầu năm đến 15/7/2019 tồn thành phố có 52 dự án cấp mới với tổng vốn đầu
tư 412,71 triệu USD và 27 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng là 155,62 triệu USD.
Các dự án mới và tăng vốn chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Từ nửa cuối tháng 6 đến 15/7/2019 có 9 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 56,39
triệu USD. Điều chỉnh tăng vốn có 6 dự án với số vốn tăng là 21,63 triệu USD. Đối với dự
án cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đa số chủ yếu là các dự án nhỏ, vốn đăng ký và điều
chỉnh khơng lớn.
Có 11 dự án thu hồi/chấm dứt hoạt động trong đó 5 dự án do hết thời hạn dự án, 1 dự
án thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do vi phạm pháp luật về đầu tư, 5 dự án

nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động dự án trước thời hạn.(1)
3. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Hải Phòng hiện có xấp xỉ 20 nghìn doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân
Hiện nay, thành phố có gần 40 doanh nghiệp cảng, đa phần là tư nhân, sử dụng chiều
dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%/năm; riêng
năm 2017 đạt 92 triệu tấn..
Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp vào bản đồ kinh tế thành phố
nhiều sắc màu, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn
20 nghìn doanh nghiệp hoạt động theo các mơ hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân,
doanh nghiệp tư nhân… tính đến thời điểm năm 2017.
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp với sức bật đến từ khu vực tư nhân và đầu tư nước
ngồi đang đóng vai trị đặc biệt quan trọng với các khu cơng nghiệp lớn như: Đình Vũ,
Tràng Duệ (LG), VSIP…
Thành phố đã đề ra những cơ chế mở, thu hút hàng trăm nghìn tỷ đồng của các tập
đồn kinh tế tư nhân mạnh như VinGroup, SunGroup, Him Lam… đầu tư vào các dự án
lớn. Song song với đó, thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp,
thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực.
Nói đến phát triển kinh tế tư nhân Hải Phịng trong giai đoạn đổi mới, khơng thể không
kể đến cú bứt phá của thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Đó là các dự án khổng lồ
do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, như hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các
dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh
Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp
sản xuất ô tô Vinfast, sản xuất điện tử Vinsmart ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục
nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hả; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5
nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn…
(1) />

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


461

KẾT LUẬN

Vai trị kinh tế tư nhân không chỉ phát huy trong nền kinh tế Việt Nam nói chung
trong đó có Hải Phịng, kinh tế tư nhân ln đóng vai trị mũi nhọn trong nền kinh tế. Hải
Phòng nằm trong khu vực kinh tế năng động tại Việt Nam. Nếu biết phát huy đầy đủ sức
mạnh và khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân, thì kinh tế thành phố Hải Phịng sẽ có
nhiều cơ hội phát triển với những thành tựu đáng ghi nhận hơn nữa. Do đó, việc tạo điều
kiện với các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển kinh tế tư nhân cần được nghiên cứu và
thực hiện sớm để Hải Phịng có thể vươn mình phát huy tất cả các thế mạnh của một thành
phố Cảng trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHÂO
1. Báo cáo kết quả thực hiện giao ước thi đua năm 2018 của Sở Kế hoạch và đầu tư số 23/BCKHĐT ngày 30/01/2019
2. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017, Hội nghị lần thứ năm ban chấp hànhu trung ương
đảng khóa XII về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
3. Nghị quyết số 147/2016/NQ-HĐND về việc thông qua quy hoạc tổng thể phát triển văn hóa,
thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngày
13/12/2016)
4. />5. thanh-pho-hai-phong-thang-6-6-thang-nam-2019-310.html
7. />8. thang-7-7-2019-tp-hai-phong-314.html



×