Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo quản lí chất lượng: Đề tài rau quả hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.24 KB, 19 trang )

Đề tài: RAU QUẢ HỮU CƠ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Thảo
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường 20150523
Hoàng Thị Dịu
Vũ Minh Quang
Nội dung
Phần 1. Giới thiệu về rau quả hữu cơ
1.Khái niệm
2.Đánh giá rau quả hữu cơ với rau quả được canh tác thơng thường
a.An tồn thực phẩm
b.Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ
c.Độ tin cậy của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ
d.Lợi ích của việc trồng rau quả hữu cơ tới mơi trường (khi diện tích
đất canh tác khơng ảnh hưởng đến diện tích rừng)
Phần 2 : Canh tác rau quả hữu cơ
1.Tiêu chuẩn về vật tư đầu vào của canh tác hữu cơ
2.Tiêu chuẩn nông nghiệp canh tác hữu cơ
Phần 3: Sản Phẩm rau quả hữu cơ
1.Tình trạng canh tác rau quả hữu cơ tại việt nam và trên thế giới
2. Đăng kí chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam
2.1 : Các bước cơ bản để chứng nhận thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam (
dựa theo thủ tục đăng kí chứng nhận hữu cơ USDA)
2.2 : Các hoạt động đánh giá, xác nhận sản phẩm được sản xuất phù
hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ


3.Các hoạt động đánh giá, xác nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp
với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ
3.1.Tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp
hữu cơ
3.2.Chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ


3.3. Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn
khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ
3.4. Kiểm tra tổ chức chứng nhận
4. Các tiêu chuẩn/quy định hiện hành ở Việt Nam
4.1. Tiêu chuẩn áp dụng
4.2. Tiêu chuẩn ghi nhãn
4.3.Tiêu chuẩn logo
4.4. Truy suất nguồn gốc, thu hồi và xử lí sản phẩm hữu cơ không
đảm bảo chất lượng
Phần 1.Giới thiệu về rau quả hữu cơ (Các tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc tế
như Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hay EU Organic Farming (của EU), JAS
(Nhật Bản)
1.Khái niệm
Là loại rau canh tác trong điều kiện hồn tồn tự nhiên
- Khơng bón phân hố học
- Khơng phun thuốc bảo vệ thực vật
- Khơng phun thuốc kích thích sinh trưởng
- Khơng sử dụng thuốc diệt cỏ
- Không sử dụng sản phẩm biến đổi gen
2.Đánh giá rau quả hữu cơ với rau quả được canh tác thơng thường
a.An tồn thực phẩm
-Do thực phẩm hữu cơ giới hạn không quá 5% phi hữu cơ theo điều 12
Số: 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ để được công nhận đạt tiêu chuẩn
việt nam , dẫn đến an toàn sản phẩm cao hơn so với rau quả canh tác thông
thường.Các mỗi nguy vi sinh vật từ phân hữu cơ được sử dụng thì đã được đảm do


sự nghiêm ngặt về quy định áp dụng phân bón hữu cơ và đất canh tác vào canh tác
hữu cơ theo điều 6 Số: 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
-Các khía cạnh quan trọng hơn của quy định canh tác rau quả hữu cơ này dẫn đến

an toàn thực phẩm của rau quả hữu cơ:
• lệnh cấm kỹ thuật di truyền và biến đổi gen
• mức nitơ thấp hơn: giới hạn tối đa cho việc bón phân 170 kgN/Ha
• cấm thuốc trừ sâu tổng hợp
• cấm phân bón hóa học
• lệnh cấm thuốc kích thích tăng trưởng tăng trưởng,
• lệnh cấm thuốc bảo vệ thực vật
(Chú ý:+ lệnh cấm kỹ thuật di truyền và biến đổi gen
Trong canh tác hữu cơ, không được phép sử dụng kỹ thuật di truyền và biến đổi
gen. Tuy nhiên, các sản phẩm hữu cơ có thể bị ơ nhiễm bởi GMO có nguồn gốc từ
nông nghiệp thông thường. Lệnh cấm GMO trong thực phẩm hữu cơ phản ánh thực
tế là tác động lâu dài của chúng đối với con người và thiên nhiên vẫn chưa rõ. Vì lý
do này, ngun tắc phịng ngừa đã được áp dụng.
+ Nồng độ nitơ thấp để giới hạn tối đa việc bón phân
Nhìn chung, tổng số ứng dụng của nitơ (N) thấp hơn trong hữu cơ so với các hệ
thống canh tác thông thường. Một so sánh các loại hệ thống canh tác được quản lý
tốt ở Đan Mạch cho thấy trung bình N đầu vào trong canh tác hữu cơ (104-216 kg
N ha-1 năm 1) thấp hơn so với các hệ thống canh tác thông thường và hàm lượng
nitrat thấp hơn 30-90% đã được tìm thấy trong hữu cơ so với thơng thường .. Độc
tính của nitrat trong thực phẩm thấp, nhưng gốc này có thể được chuyển thành
nitrite trong thực phẩm và trong dạ dày / ống ruột. Nitrite có thể được chuyển đổi
thành nitrosamine gây ung thư mạnh.
+ Cấm thuốc trừ sâu
Đối với người dân Đan Mạch, thực phẩm là con đường quan trọng nhất để tiếp xúc
với thuốc trừ sâu. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu với nước uống, sản phẩm động vật
và cá là tối thiểu. Bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nguồn thuốc trừ sâu là quả
mọng, trái cây, rau và ngũ cốc . Việc cấm sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất hữu
cơ có nghĩa là thực phẩm hữu cơ khơng chứa các hợp chất này hoặc chúng chỉ có
trong một lượng dấu vết
Được biết, một số loại thuốc trừ sâu có thể có tác động có hại đến sinh sản.Dư

lượng thuốc trừ sâu bị nghi ngờ có liên quan đến một loạt các bệnh và bệnh khác
nhau, chẳng hạn như bệnh thần kinh, tổn thương hệ thống miễn dịch và thúc đẩy


ung thư. Ngay cả ở nồng độ thấp, chúng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát
triển của các tế bào bã nhờn trong cơ thể và do đó có xu hướng béo phì.
+ Cấm phân bón tổng hợp và chất kích thích tăng trưởng
Các quy định cho canh tác hữu cơ bao gồm cấm phân bón tổng hợp và bùn thải.
Đây là vì ứng dụng của các loại phân bón này có thể đưa kim loại nặng vào đất
nơng nghiệp (ví dụ cadmium trong phân lân) . Mặc dù các kim loại này tồn tại tự
nhiên trong đất (tùy thuộc vào loại đất, nguyên liệu địa chất, khí hậu, pH, mơi
trường khí quyển, v.v.), nồng độ thấp hơn họ dự kiến trong sản phẩm thực vật hữu
cơ.
Chấy kích thích sinh trưởng đã được tìm thấy trong hơn 30% của tất cả các sản
phẩm rau quả thông thường Một Đan Mạch nghiên cứu được thực hiện vào năm
1999 đã xác định các hợp chất này trong 64 trên 77 thử nghiệm của các loại ngũ
cốc được trồng thông thường ở nồng độ nằm trong giới hạn được chấp nhận. Chất
kích thích tăng trưởng bị cấm trong hữu cơ canh tác, vì vậy người ta hy vọng rằng
thực phẩm hữu cơ không chứa các hợp chất này.
Người ta nghi ngờ rằng những hormone thực vật này có thể có tác động tiêu cực
đến sinh sản )
b.Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ
Thực Phẩm hữu cơ có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tăng lên so với các loại
thực phẩm khác.
- Tỷ lệ hợp chất chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ ≥ 40% so với loại
bình thường ( theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc )

- Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…)



- hàm lượng polyphenol tăng 14 - 26%(Mặc dù các hợp chất polyphenol không
phải là chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người nhưng có thể đóng vai trị ngăn
ngừa một số bệnh không lây nhiễm, bao gồm bệnh tim mạch, thối hóa thần kinh
và ung thư )
c.Độ tin cậy của người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ
-Đối với người tiêu dùng, thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng vơi rau quả
hữu cơ và là một cách cơ bản để có độ tin cậy của người tiêu dùng
- Hầu hết các sản phẩm thơng thường, khơng có thơng tin về quy trình sản xuất, ví
dụ: việc sử dụng thuốc trừ sâu, kháng sinh… Một cách để cải thiện tính minh bạch
- Một trong những loại tồn diện nhất là nhãn hữu cơ, bao gồm toàn bộ các nguyên
tắc và quy định cho loại hình canh tác này, bao gồm quản lý đồng ruộng, chăm
sóc , mơi trường cũng như chế biến các sản phẩm,chứng nhận thực phẩm hữu cơ
đạt tiêu chuẩn,xuất sư,nhà phân phối,nhà sản xuât.
d.Lợi ích của việc trồng rau quả hữu cơ tới môi trường (khi diện tích đất canh tác
khơng ảnh hưởng đến diện tích rừng)
- Cải tạo độ phì nhiêu cho đất
-Người sản xuất tránh được nguy hiểm do tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
-Khơng có chất thải từ thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng trong sản phẩm
hữu cơ
-Giảm thiểu nhiễm độc cho nước ngầm, sông, hồ.


-Bảo vệ sự sống tự nhiên.
3.Phân biệt rau quả hữu cơ và rau quả canh tác thơng thường
- Về hình thức bên ngồi: Rau quả hữu cơ nhìn bề ngồi cịi hơn các loại rau trồng
theo phương pháp khác. Kích thước rau cũng khơng hồn tồn đồng đều.
- Về cảm nhận khi ăn: Rau quả hữu cơ khi ăn thấy ngọt, đậm, nhiều nhựa hơn.
Thấy “vị rau” nhiều hơn hẳn, cảm giác như ăn rau rừng mọc tự nhiên.
Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)
- Rau quả hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà

không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử
dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu
trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng
phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.
Cách nhận biết rau hữu cơ, rau an toàn với các loại rau thường khác:
Dấu hiệu 1: Màu xanh trung thực
Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung
thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó khơng xanh đậm như
các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học,
lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ
thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng
nitrat).
Dấu hiệu 2: Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận
Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm
nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất
cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.
Dấu hiệu 3: Thân giịn, trọng lượng nặng, rắn chắc
Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng khơng có hoặc rất ít xơ), nó khơng yểu xìu
giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng,


thân nó rắn chắc nhưng khơng bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá
nhiều nước trong cây).
Dấu hiệu 4: Lâu héo, rất dễ bảo quản
Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phịng trong vịng vài ngày mà khơng sợ
hư (hỏng), khơng nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là
có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Khơng giống như “rau hóa học” phun
nước vào là cây sẽ hỏng.

Phần 2 : Canh tác rau quả hữu cơ

Các nguyên tắc chính cho canh tác hữu cơ và chế biến thực phẩm:
. Quản lý các tài ngun (bao gồm đất, nước, khơng khí) theo ngun tắc hệ
thống và sinh thái trong tầm nhìn dài hạn.
. Khơng dùng các vật tư là chất hóa học tổng hợp trong tất cả các giai đoạn
của chuỗi sản xuất, tránh trường hợp con người và môi trường tiếp xúc với các hóa
chất độc hại, giảm thiểu ơ nhiễm ở nơi sản xuất và môi trường chung quanh.
. Không sử dụng cơng nghệ biến đổi gen, phóng xạ và cơng nghệ khác có hại
cho sản xuất hữu cơ.


. Đối xử với động vật, thực vật một cách có trách nhiệm và nâng cao sức
khỏe tự nhiên của chúng.
. Sản phẩm hữu cơ phải được bên thứ ba chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc
gia (TCVN) về nông nghiệp hữu cơ hoặc tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực,
tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng trong sản xuất sản phẩm hữu cơ.
1.Tiêu chuẩn về vật tư đầu vào của canh tác hữu cơ
a. Vật tư đầu vào được sử dụng trong sản xuất hữu cơ theo quy định tại tiêu
chuẩn nông nghiệp hữu cơ; không sử dụng thuốc trừ sâu bệnh, phân bón, chất
bảo quản, chất phụ gia là hóa chất tổng hợp; thuốc kháng sinh, sinh vật biến đổi
gen, hóc mơn tăng trưởng.
b. Trường hợp sử dụng vật tư đầu vào:
- Giống cây trồng hữu cơ phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông
nghiệp hữu cơ và đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan;
- Phân bón và chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật và chất kiểm soát sinh vật
gây hại, chất hỗ trợ chế biến, chất phụ gia; chất làm sạch phải được sản xuất từ
các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đáp
ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.
2.Tiêu chuẩn nơng nghiệp canh tác hữu cơ

a.Vùng trồng: - Lịch sử của vùng trồng không sử dụng hố chất trong ít nhất 3

năm liền kề và có giấy tờ xác minh việc này hoặc đã qua giai đoạn chuyển đổi
với sự cho phép của cơ quan chứng nhận.
- Toàn bộ vùng trồng phải được bao quanh bởi hàng rào cách ly với khu vực
xung quanh (Vùng đệm) để tránh lây nhiễm các hoá chất từ những vườn xung
quanh cũng như từ những hộ lân cận vào khu vực sản xuất hữu cơ.
b. Nguồn giống :
-Giống sử dụng trong sản xuất hữu cơ phải là giống được sản xuất hoàn toàn
bằng phương pháp hữu cơ. Nếu khơng hồn tồn băng phương pháp hữu cơ thì
phải có 26 sự xem xét và phê duyệt của cơ quan cấp chứng nhận (nguồn gốc
giống, giống bản địa…)


- Trường hợp tự chọn giống thì phải có hồ sơ thu hoạch và giữ giống.
c. Nguồn nước tưới
- Nguồn nước không bị ô nhiễm
- Cấm dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư,
các trang trại chăn ni, các lị giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước
giải chưa qua xử lý để tưới.
d. Chất dinh dưỡng
Khơng dùng phân hóa học
- Không sử dụng phân người
- Không sử dụng phân chuồng chưa ủ hoai
- Chỉ sử dụng phân bón được cho phép bởi tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu và Mỹ
e. Quy trình ủ phân hữu cơ
Phân ủ hoai được trang trại ủ từ tồn dư thực vật trong trang trại và phân động
vật được thu gom từ các hộ chăn nuôi vùng lân cận. Tất cả các công đoạn từ thu
gom vật liệu ủ đến quy trình ủ phân cần được lưu lại. Quy trình ủ phân cần tuân
theo nguyên tắc sau:
-Tỷ lệ, nguồn gốc, thành phần đống ủ phải đảm bảo tỷ lệ C/N khoảng 25 – 40
tức là khoảng 7 phần xác thực vật và 3 phần phân chuồng. Ngun liệu ủ phải

đảm bảo khơng có nguồn gốc từ sản xuất cơng nghiệp, khơng nhiễm hố chất.
-Trong q trình ủ phải đảm bảo nhiệt độ đống ủ đạt đến 55 – 76oC trong 15
ngày đầu liên tiếp để giết chết các vi sinh vật có hại và hạt cỏ dại.
- Độ ẩm của đống ủ khoảng 50 -55% hay nắm vào thấy rịn nước là đạt
- Thời gian ủ từ 45 – 60 ngày, đảo trộn 5 lần trong 15 ngày đầu để duy trì nhiệt
độ đống ủ. Các lần đảo tiếp theo có thể cách nhau 7 – 10 ngày.
- Kết thúc ủ phân, đống ủ trước khi đem ra sử dụng phải đảm bảo không mùi
hôi, dạng hạt màu đen, tới xốp, khơng có ấu trùng kiến vương.


f. Quản lý sâu bệnh hại
-Làm nhà lưới ngăn ngừa côn trùng
- Luân canh
- Xen canh
- Trồng cây theo đúng mật độ
- Che phủ đất bằng cây họ đậu, bón phân hữu cơ ủ hoai để gia tăng dinh dưỡng
cho đất, từ đó cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng tiếp theo sinh trưởng tốt, tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh.
- Vệ sinh vườn thường xuyên để dịch hại không có nơi trú ẩn - Xua đuổi bằng
thảo dược tỏi, ớt
g. Quản lý cỏ dại
- Nguyên tắc
+ Không sử dụng hóa chất, khơng đốt cỏ trong vườn
+ Kiểm sốt cỏ ở mật độ hợp lý để dẹp nơi trú ngụ của dịch hại, thơng thống,
hợp lý giữa mùa mưa và mùa khơ.
- Biện pháp kiểm sốt cỏ dại
+ Cày xới đất, vùi lại cỏ dại vào đất. Điều này không những giúp hạn chế cỏ dại
mà còn gia tăng lượng mùn và vật chất hữu cơ cho đất.
+ Trồng cây họ đậu che phủ đất. Do chúng vừa có khả năng cố định đạm cho
đất, giúp hạn chế cỏ dại và tăng độ tơi xốp cho đất.

+ Nhổ cỏ bằng tay trên các liếp rau, xung quanh gốc cây ăn trái để hạn chế cỏ
dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng.
+ Lên luống và phủ bạt để giảm cỏ dại.
Phần 3: Sản Phẩm rau quả hữu cơ
1.Tình trạng canh tác rau quả hữu cơ tại việt nam và trên thế giới


a.Các sản phẩm hữu cơ đang tiến hành canh tác
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.

23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.

Khoai tây – Potato
Bầu
Bí đỏ – Pumpkin, red
Bí ngoi – Pumkin
Bí xanh – Pumkin, green
Cà chua – Tomato
Cà tím – Eggplant
Dưa chuột – Gourd, cucumber
Dưa lê – Gourd, pear melon
Ớt cay – Pepper, chili
Ớt ngọt – Pepper, sweet
Mướp đắng – Gourd, bitter
Mướp tây – Gourd, courgette

Mướp thường – Gourd
Ngô bao tử – Corn, baby
Bắp cải trắng – Cabbage, white
Bắp cải tím – Cabbage, red
Cải bao – Cabbage, Chinese
Cải ngọt – Chinese mustard, flowering
Cải trắng – Paksoi, white
Cải xanh – Mustard cabbage (Paksoi, green)
Xúp lơ trắng – Cabbage, cauliflower
Xúp lơ xanh – Cabbage, broccoli
Su hào – Kohlrabi
Củ cải trắng – Radish, white
Cà rốt – Carrot
Hành lá – Onion, spring
Hành tây – Onion, welsh
Tỏi tây – Leeks
Tỏi ta – Garlic
Đậu đũa – Been, long
Đậu bổ – Bean
Đậu trạch – Bean, green
Đậu xanh -Bean, mung
Cải cúc – Garland Chrysanthemum
Cần tây – Celery, english
Rau kinh giới
Rau mùng tơi – Spinach, Vietnamese


39.
40.
41.

42.
43.
44.
45.
46.

Rau mùi – Coriander
Rau muống – Morning glory, Spinach, water
Rau ngót – Sweet leaf bush
Rau thơm / húng láng – Mint
Sa lách (liti) – Lettuce
Sa lách (Pháp) – Lettuce, iceberg
Sa lách ( T.Lan) – Lettuce, round
Sa lách (Việt Nam) – Lettuce, local
b. Tình hình nghiên cứu sản xuất rau quả hữu cơ trên thế giới và tại Việt Nam
- Trên thế giới năm 2017

10 quốc gia có diện tích đất canh tác nông nghiêp hữu cơ lớn nhất,với khoang
60 triệu ha canh tác nơng nghiệp.Trong đó diện tích canh tác rau quả hữu cơ chiêm
khoảng 0.8 triệu ha


Khu vực Châu Âu hiện có khoảng 219.431 hộ/trang trại canh tác rau quả hữu
cơ. Mỹ có 1,9 triệu ha được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ USDA với 12.941 cơ sở
sản xuất và 17.281 trang trại canh tác,có khoảng 7000 trang trại canh tác rau quả
hữu cơ.
Tại Hoa Kì, trong năm 2017 thị trường thực phẩm hữu cơ nói chung đạt 45,2 tỷ
USD . Trong đó phân khúc rau quả hữu cơ đạt 16,5 tỷ USD , tăng 5,3% so với năm
2016. Chuối hữu cơ là chủng loại quả có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất năm 2017
tại Hoa Kì, tăng 30,4% so với năm 2016.

Dự kiến thị trường trái cây và rau quả giai đoạn 2019-2024 sẽ tăng trưởng với
tốc độ hàng năm 9%.
Nguồn cung cấp rau quả hữu cơ vẫn cịn hạn chế do chi phí sản xuất cao nhưng
vân có một bộ phận người tiêu dùng sẵn sàng mua vì lợi ích đối với sức khỏe.
- Tại Việt Nam:
Theo tổng cục thống kê, Việt Nam có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển mơ
hình nơng nghiệp hữu cơ, diện tích đạt hơn 76600, tăng gấp 3,6 lần so với năm
2015. Trong đó, Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng trọt hữu cơ lớn nhất với 3053 ha
chủ yếu là cây dừa. Sau đó là Ninh Thuận với 448,26 ha nho,táo,rau,..., riêng diện
tích trồng nho theo hướng hữu cơ là 284,66 ha
Khoảng 60 tập đoàn , doanh nghiệp , cơ sở sản xuất đã đầu tư vào nông nghiệp
hữu cơ với hơn 50 công ty được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ với các mặt hàng
rau củ, gạo , trái cây,...
Thị trường rau quả hữu cơ dự kiến tăng 14% hàng năm giai đoạn 2014-2025
theo Trung tâm chính sách và Chiến lược Nơng nghiệp Nơng thơn miền Nam.
2. Đăng kí chứng nhận sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam:
2.1: Các bước cơ bản để chứng nhận thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam ( dựa theo
thủ tục đăng kí chứng nhận hữu cơ USDA):
1. Tải về bộ tiêu chuẩn hữu cơ và danh mục kiểm tra từ cơ sở dữ liệu của Bộ
Nơng nghiệp Hoa Kì
2. Chọn một đơn vị trung gian được cấp phép để được tư vấn đăng kí kiểm
định
3. Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước dưới sự giám sát của đơn vị trung gian và
gửi sang các phòng nghiên cứu để kiểm định


4. Lấy mẫu nông sản để gửi đi kiểm định
5. Khắc phục những điểm chưa đạt yêu cầu theo tư vấn của đơn vị trung gian
và báo cáo sau khi hoàn thành để đơn vị này đến nghiệm thu
6. Sau khi nhà sản xuất đáp ứng đủ các yêu cầu của bộ quy chuẩn chứng nhận

hữu cơ thì sẽ được đơn vị trung gian cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ.
QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA USDA
Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ lên cơ quan chứng nhận hữu cơ có trong danh
sách ủy quyền của USDA
Bước 2: Nộp lệ phí cho cơ quan chứng nhận
Bước 3: Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành xem xét, phê duyệt các đơn
xin chứng nhận để đảm bảo các hoạt động thực hiện đúng
Bước 4: Tổ chức này sẽ cử thanh tra có trình độ chun mơn đến kiểm tra và
đánh giá cơ sở sản xuất và các hoạt động sản xuất để xác minh rằng các cơ sở này
có làm đúng theo bản kế hoạch hệ thống hữu cơ, duy trì đầy đủ ghi chép và đáp
ứng được các yêu cầu về quy tắc canh tác hữu cơ USDA hay không.
Bước 5: Tổ chức chứng nhận sẽ xem xét lại bản báo cáo thanh tra, đánh giá lại hồ
sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên kiểm tra để xác nhận người nộp hồ sơ đã thực
hiện đúng quy định hữu cơ của USDA hay chưa
Bước 6: Nếu như đơn xin chứng nhận và bản báo cáo của thanh tra cho thấy nhà
vườn và cơ sở kinh doanh chấp hành đúng các quy tắc hữu cơ, tổ chức chứng nhận
sẽ cấp giấy chứng nhận cho hoạt động sản xuất của đơn vị xin chứng nhận.
Bước 7: Hàng năm, người đã được cấp chứng nhận hữu cơ phải nộp báo cáo cập
nhật hoạt động sản xuất cho cơ quan chứng nhận
Bước 8: Nhân viên kiểm tra tiến hành kiểm tra hoạt động trong trang trại của
người được cấp chứng nhận hữu cơ định kỳ
Bước 9: Cơ quan chứng nhận đánh giá lại hồ sơ kết hợp với báo cáo của nhân viên
kiểm tra để xác nhận người được cấp chứng nhận vẫn thực hiện đúng quy định hữu
cơ của USDA hay không
Bước 10: Cơ quan cấp giấy tái chứng nhận hữu cơ
3: Các hoạt động đánh giá, xác nhận sản phẩm được sản xuất phù hợp với
tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ:
3.1.Tổ chức chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ.



- Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận : Đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ
chứng nhận sản phẩm, hệ thống quản lý theo quy định tại Điều 17 của Nghị
định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
- Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động : theo quy định tại Điều 18 của Nghị
định 107/2016/NĐ-CP.
- Hình thức, trình tự, thời gian cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 107/2016/NĐ-CP.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ để cấp, cấp lại, sửa
đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và quản lý hoạt động của tổ chức
chứng nhận đã được cấp giấy.
3.2.Chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ
. - Phương thức đánh giá sản phẩm hữu cơ : Sản phẩm hữu cơ được đánh giá phù
hợp TCVN theo phương thức đánh giá, giám sát quá trình sản xuất và thử nghiệm
mẫu điển hình lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường khi nghi ngờ việc sử dụng
vật tư đầu vào ngoài danh mục cho phép tại TCVN về nông nghiệp hữu cơ hoặc
sản phẩm nhiễm kim loại nặng, vi sinh vật gây hại vượt quy định, quy chuẩn kỹ
thuật.\
- Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do tổ chức
chứng nhận cấp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và
có giá trị trong 02 năm.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về đánh giá, giám sát sau
khi cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ.
3.3. Chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực,
tiêu chuẩn nước ngoài về nông nghiệp hữu cơ
- Sản xuất để xuất khẩu: Sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận
được tổ chức, quốc gia ban hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn
nước ngoài thừa nhận bằng văn bản. Các tổ chức chứng nhận hữu cơ quốc tế như

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hay EU Organic Farming (của EU), JAS (Nhật Bản)
- Sản xuất để tiêu thụ trong nước: Sản phẩm được chứng nhận bởi tổ chức
chứng nhận được thừa nhận như quy định tại Khoản 1 Điều này và có Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
- Tổ chức chứng nhận nước ngoài hoặc tổ chức chứng nhận Việt Nam đã được
thừa nhận có trách nhiệm:


a) Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, gửi qua mạng điện tử (sau đó
gửi hồ sơ bản chính hoặc bản sao chứng thực) báo cáo kết quả hoạt động chứng
nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài theo
Mẫu số 7 Nghị định 107/2016/NĐ-CP cho cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phân công;
b) Chấp hành kiểm tra của cơ quan chuyên ngành được Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phân công và bị xử phạt khi có dấu hiệu vi phạm theo quy định
pháp luật.
- Tổ chức chứng nhận được thừa nhận và có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động thực hiện trách nhiệm quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP .
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và hướng dẫn thực hiện các
quy định tại Điều này.
3.4. Kiểm tra tổ chức chứng nhận
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hoạt động của tổ chức
chứng nhận có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và xử lý khi vi phạm theo quy
định hiện hành.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hoạt động của tổ chức
chứng nhận được thừa nhận chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu
chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngồi khi có dấu hiệu vi phạm và xử lý vi phạm
theo quy định hiện hành.
4. Các tiêu chuẩn/quy định hiện hành ở Việt Nam
4.1. Tiêu chuẩn áp dụng:

- Công bố tên, số hiệu tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ áp dụng và các yêu
cầu khác theo quy định pháp luật.
4.2.Tiêu chuẩn ghi nhãn
Ghi nhãn theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa và quy
định ghi nhãn thực phẩm, nhãn dược liệu, nhãn mỹ phẩm, nhãn thức ăn chăn nuôi,
thức ăn thủy sản và các quy định sau đây:
- Việc sử dụng cụm từ “100% hữu cơ”, “hữu cơ” hoặc “sản xuất từ thành phần hữu
cơ” kèm theo tỷ lệ các thành phần cấu tạo trên nhãn sản phẩm hữu cơ theo quy
định tại tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ;
- Sản phẩm hữu cơ sản xuất tại Việt Nam phải ghi rõ mã số giấy chứng nhận, ngày
cấp, tên đầy đủ hoặc tên viết tắt, mã số của tổ chức chứng nhận;
- Sản phẩm hữu cơ nhập khẩu có nhãn khơng đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị
định này thì phải có nhãn phụ theo quy định.


-Khuyế khích sử dụng mã số, mã vạch, gắn “Nhãn xanh Việt Nam”, nhãn sinh thái
trên nhãn sản phẩm hữu cơ theo quy định pháp luật.
4.3.Tiêu chuẩn logo
-. Sản phẩm “100% hữu cơ” và sản phẩm “hữu cơ” có ít nhất 95% thành phần
hữu cơ được chứng nhận phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ được mang lô gô
sản phẩm hữu cơ Việt Nam. Lô gô của cơ sở được sử dụng đồng thời với lô gô hữu
cơ Việt Nam.
- Sau khi được chứng nhận sản phẩm hữu cơ, thì cơ sở có quyền in mẫu lơ gơ
theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gắn trên bao bì sản
phẩm và chịu trách nhiệm về việc sử dụng lô gô theo quy định của pháp luật.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định mẫu lô gô và quản lý sử
dụng lô gô theo quy định pháp luật.
4.4.Truy suất nguồn gốc, thu hồi và xử lí sản phẩm hữu cơ khơng đảm bảo
chất lượng
-. Cơ sở phải ghi chép, lưu giữ hồ sơ, thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc

sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, kinh doanh theo hướng dẫn tại TCVN về
nông nghiệp hữu cơ.
- Cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc trong các trường hợp sau:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi cơ sở phát hiện sản phẩm hữu cơ do mình sản xuất, kinh doanh không
phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hoặc quy định, quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng; ghi nhãn, lô gô không đúng quy định; quá hạn sử dụng hoặc hư hỏng (gọi
chung là sản phẩm không đảm bảo chất lượng).
- Sản phẩm hữu cơ phải thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Ghi nhãn, lô gô không đúng quy định;
b) Hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
c) Không phù hợp với tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hoặc quy định, quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng;
d) Bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn
quy định;
e) Sản phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc
tổ chức quốc tế thơng báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính
mạng con người.


- Hình thức xử lý sản phẩm hữu cơ bị thu hồi:
a) Khắc phục lỗi ghi nhãn, lỗi lô gô (do in ấn sai); trường hợp ghi nhãn, lô gô chưa
đúng quy định
b) Chuyển mục đích sử dụng đối với lô sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc không phù
hợp với mục đích sử dụng ban đầu hoặc tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ
c) Tiêu hủy lô sản phẩm bị hư hỏng; khơng rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc có chứa
chất không được phép sử dụng
d) Tái xuất đối với lô sản phẩm hữu cơ nhập khẩu không phù hợp tiêu chuẩn hữu
cơ hoặc quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc hết hạn sử dụng.

- Trách nhiệm của cơ sở khi phát hiện sản phẩm hữu cơ không đảm bảo chất
lượng:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm không đảm bảo chất lượng;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh sản phẩm dừng phân phối lưu thông, báo cáo số
lượng của lô sản phẩm không đảm bảo chất lượng, tồn kho thực tế và đang lưu
thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và hình
thức xử lý sản phẩm bị thu hồi;
d) Thực hiện thu hồi và xử lý sản phẩm bị thu hồi trong thời hạn do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định.
- Trách nhiệm cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc của cơ sở;
b) Quyết định việc thu hồi, hình thức xử lý và thời hạn hoàn thành;
c) Kiểm tra việc thu hồi, xử lý sản phẩm bị thu hồi;
d) Xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng, an tồn thực phẩm theo quy định.
- Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công Thương quy định
cụ thể việc thu hồi, xử lý đối với sản phẩm hữu cơ không bảo đảm chất lượng
thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định


Tài liệu tham khảo:
/> /> /> voi-san-xuat
ghi-nhan-san-pham-nong-nghiep-huu-co-358653.aspx
/>Có thêm một số tài liệu khác



×