Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Phát triển siêu thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.08 KB, 74 trang )

1
Đề án kinh tế thương mại
MỤC LỤC
Trang
1
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
2
Đề án kinh tế thương mại
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đến nay
chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong phát triển kinh tế
xã hội, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác, ngành thương mại đang
cố gắng hết sức để tiếp thu những tri thức tiên tiến trên thế giới nhằm bắt
kịp với các nước phát triển. Sự xuất hiện các siêu thị tại Việt Nam vào đầu
thập kỷ 90 chính là một xu thế tất yếu, một bước đột phá trong sự phát triển
thương mại theo hướng văn minh hiện đại. Mặc dù còn mới mẻ song các
tác dụng và hiệu quả của siêu thị đã từng bước được khẳng định đặc biệt là
ở các đô thị lớn. Ở Hà Nội, với trên 10 năm có mặt nhưng siêu thị đã thực
sự giữ một vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa, góp phần làm thay
đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy sản xuất và hình thành tập quán văn minh
thương mại. Đặc biệt, siêu thị là công cụ quan trọng để doanh nghiệp thực
hiện chính sách Marketing có hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong
công tác quản lý Nhà Nước về thương mại.
Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển siêu thị ở Hà Nội vẫn còn nhiều
vấn đề đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng của siêu thị còn chậm, chưa tương
xứng với tiềm năng thành phố. Phát triển siêu thị còn thiếu tính bền vững
( phát triển không đều, không hiệu quả ), có nhiều vấn đề bất cập trong quy
hoạch đô thị. Mặt khác, do thiếu chỉ dẫn về chiến lược và phát triển thiếu tự
phát nên hoạt động kinh doanh của siêu thị còn chưa phù hợp đồng bộ với


định hướng phát triển của thành phố nhất là trong thời điểm hiện nay khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Vì vậy, nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển siêu thị cũng như
khắc phục những nhược điểm trên nên tôi đã chọn đề tài “ Phát triển siêu
thị ở Hà Nội đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 “ làm đề tài nghiên
2
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
3
Đề án kinh tế thương mại
cứu. Tôi xin trân trọng cám ơn thầy giáo GS. TS Hoàng Đức Thân đã giúp
tôi hoàn thành đề tài này!
Đề tài được kết cấu thành 3 phần gồm 3 nội dung chính:
Chương I: Lý luận chung về siêu thị trong hệ thống bán lẻ hàng hóa
Chương II: Thực trạng phát triển siêu thị ở Hà Nội
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển siêu thị ở Hà Nội
đến 2010 và tầm nhìn đến 2020.
3
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
4
Đề án kinh tế thương mại
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SIÊU THỊ TRONG HỆ THỐNG BÁN LẺ
HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm và đặc điểm siêu thị
1.1.1. Tổng quát về bán lẻ hàng hóa
Kênh phân phối hàng hóa: Phân phối hàng hóa, đó là chiếc cầu nối
giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
Kênh phân phối hàng hóa được hình dung như một chuỗi gồm các
không gian khác nhau tạo nên đường đi của sản phẩm, dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng. Trung gian trong các kênh môi giới có thể là đại

lý môi giới, người bán sỉ hoặc lẻ.
Khái niệm về bán lẻ hàng hóa: Là hoạt động bán các sản phẩm cho
người tiêu dùng, khâu cuối cùng của qúa trình lưu thông mua bán.
1.1.2. Siêu thị và phân loại siêu thị
1.1.2.1. Khái niệm:
“Siêu thị” là từ dịch ra từ các thuật ngữ nước ngoài - “supermarket”
(tiếng Anh) hay “supermarché” ( tiếng Pháp ), trong đó “super”nghĩa là
“siêu” và “market” nghĩa là “chợ”. Hiện nay, siêu thị được định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau tùy theo từng nước.
Ví dụ:
- Tại Hoa kỳ, siêu thị được định nghĩa”là cửa hàng tự phục vụ tương
đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối lượng
hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng
về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà
cửa”.
- Tại Anh người ta định nghĩa siêu thị là của hàng bách hóa bán đồ
thực phẩm đồ uống và các loại hàng hóa khác. Siêu thị thường đặt tại thành
4
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
5
Đề án kinh tế thương mại
phố hoặc dọc đường cao tốc hoặc trong khu vực buôn bán có diện tích
khoảng từ 4000 đến 25000 bộ vuông.
- Siêu thị ở Pháp được định nghĩa là cửa hàng bán lẻ theo phương thức
tự phục vụ có diện tích từ 400m² đến 2500m² chủ yếu bán hàng thực phẩm
và vật dụng gia đình.
Tóm lại, có thể có rất nhiều định nghĩa khác nhau về siêu thị nhưng từ
các định nghĩa này người ta vẫn thấy rõ nội hàm của siêu thị là: dạng cửa
hàng bán lẻ, áp dụng phương thức tự phục vụ, hàng hóa tiêu dùng phổ biến.
- Trong quy chế ”siêu thị, trung tâm thương mại ” của Bộ Thương mại

đã định nghĩa “ Siêu thị là cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc
chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo
chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ
thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có phương thức phục vụ văn
minh thuận tiên nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách
hàng”.
1.1.2.2. Phân loại siêu thị:
Để phân loại siêu thị có thể dựa trên các tiêu chí như: Phương thức
kinh doanh, phương thức phục vụ…
* Phân loại theo phương thức kinh doanh
- Siêu thị bán buôn
Bán buôn tiêu biểu cho bộ phận kinh tế chủ yếu, có giá trị kinh tế
cao và có vai trò thích hợp như một mô hình phân phối có thể đáp ứng nhu
cầu kinh doanh của nhiều đối tượng khách hàng chuyên nghiệp.
Bán buôn phục vụ tất cả các khách hàng làm kinh doanh bao gồm
nhà sản xuất, chế tạo, những người bán sỉ khác, nhà bán lẻ, các công ty
dịch vụ, ví dụ như nhà hàng, khách sạn và bất cứ khách hàng chuyên
nghiệp nào khác.
5
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
6
Đề án kinh tế thương mại
Bán buôn đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh bao gồm nhu cầu “bán
lại” và chế biến, nhu cầu đầu tư và tất cả các nhu cầu bổ sung khác để phục
vụ kinh doanh.
Thông thường bán buôn được định nghĩa là bán hàng đến những đơn
vị kinh doanh khác có cùng chức năng trong hệ thống cung ứng.
Bán buôn không giới hạn ở mức độ bán đến người bán lại mà bao
gồm cả việc bán hàng đến tất cả các loại hình kinh doanh bất kể họ có bán
lại, có chế biến hoặc chỉ sử dụng hàng hoá cho một mục đích chuyên môn

nào đấy.
Những người bán buôn được chia làm 3 loại chính:
+ Người bán buôn sở hữu hàng hoá thực sự.
+ Đại lý, môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng.
+ Chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất. Sở dĩ coi chi nhánh
và đại diện bán hàng của nhà sản xuất như người bán buôn là do họ thực
hiện các chức năng bán buôn là chủ yếu.
Mỗi đối tượng kinh doanh bán buôn có quy mô, phương thức kinh
doanh và sức mạnh thị trường riêng, vì vậy họ có thể đóng vai trò quan
trọng trong hệ thông phân phối.
- Siêu thị bán lẻ:
Là loại hình bán hàng đến người tiêu dùng cuối cùng.
Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng hoá
trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình. Các chức năng chủ
yếu của người bán lẻ là:
+ Tiếp xúc với khách hàng, phát hiện nhu cầu tiêu dùng, thu thập
thông tin thị trường và chuyển các thông tin này trở lại người sản xuất.
+ Thực hiện bán hàng, quảng cáo và trưng bày sản phẩm.
+ Phân chia và sắp xếp hàng hoá thành những khối lượng phù hợp
với người mua.
6
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
7
Đề án kinh tế thương mại
+ Dự trữ hàng hoá sẵn sàng cung cấp cho người tiêu dùng.
+ Cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Những người bán lẻ có thể được phân chia thành nhiều loại theo
nhiều tiêu thức khác nhau. Ví dụ: theo mặt hàng mà người bán lẻ bán,
người ta chia ra thành cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hoá, siêu thị,
cửa hàng tiện dụng…Cửa hàng chuyên doanh bán những dòng sản phẩm

hẹp và chuyên sâu. Cửa hàng bách hoá bày bán nhiều mặt hàng khác nhau,
mỗi mặt hàng là một quầy riêng. Và siêu thị là trung tâm bán lẻ lớn chi phí
thấp, tự phục vụ, giá thấp, doanh số bán cao. Cửa hàng tiện dụng là những
cửa hàng bán lẻ nhỏ, bán một số mặt hàng phục vụ nhu cầu thường xuyên
của người tiêu dùng.
Các đối tượng bán lẻ khác nhau có quy mô, phương thức kinh doanh
và sức mạnh chi phối thị trường khác nhau, tất nhiên họ cũng có khả năng
điều khiển hệ thống phân phối khác nhau.
* Phân loại theo hàng hoá kinh doanh
Phân theo tiêu thức hàng hoá kinh doanh trong siêu thị, có thể chia ra
các loại siêu thị sau:
- Siêu thị tổng hợp:
Siêu thị tổng hợp là siêu thị bán nhiều loại hàng hoá cho mọi loại
khách hàng. Hiện nay siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển có những
siêu thị từ vài ngàn đến vài chục ngàn loại hàng hoá được bày bán trong
siêu thị. Những siêu thị này cung cấp một chuỗi hoàn chỉnh những mặt
hàng thực phẩm, phi thực phẩm đáp ứng mọi nhu cầu và cho phép mua đủ
loại hàng hoá đến mọi điểm dừng.
- Siêu thị chuyên doanh:
Siêu thị chuyên doanh là siêu thị bán một hay một số loại hàng hoá
của một ngành nào đó. Một số loại siêu thị chuyên doanh (như siêu thị thực
phẩm, siêu thị rượu, siêu thị trái cây, siêu thị sách, siêu thị giày, siêu thị
7
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
8
Đề án kinh tế thương mại
máy tính, siêu thị địa ốc, siêu thị vật liệu xây dựng, siêu thị điện thoại di
động…). Siêu thị chuyên doanh cung cấp các loại hàng hoá có tính chuyên
sâu cao có tính đặc thù của ngành hàng mà không một ngành hàng nào có
thể cung cấp.

1.1.3. Vai trò của siêu thị
Các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh giải quyết được rất nhiều mâu
thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng hàng hoá:
Trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá với khối
lượng nhỏ nhưng người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận phải sản xuất một
hoặc một số hàng hoá với khối lượng lớn, để đạt hiệu quả sản xuất. Tuy
nhiên, sản xuất khối lượng lớn không thể cung ứng trực tiếp cho nhiều
người tiêu dùng, do đó hệ thống siêu thị giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản
xuất quy mô lớn và tiêu dùng đa dạng khối lượng nhỏ. Bằng cách mua từ
nhiều nhà sản xuất khác nhau cung cấp cho nhiều người tiêu dùng tại một
địa điểm.
Trong nền kinh tế có sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu
dùng. Do nhiều người sản xuất tại nhiều địa điểm khác nhau nhiều người
tiêu dùng ở nhiều nơi khác nhau. Siêu thị giúp giải quyết vấn đề này trong
quá trình phân phối hàng hoá. Siêu thị mua hàng hoá của ngưới sản xuất về
một địa điểm để bán lại cho người tiêu dùng với giá thấp nhất trong hệ thống
phân phối.
Siêu thị còn giúp giải quyết sự khác biệt về không gian giữa sản xuất
và thời gian tiêu dùng không trùng khớp, có thể sản xuất có tính thời vụ
còn tiêu dùng quanh năm hoặc ngược lại. Vì sản xuất thường không xảy ra
cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nên phải dự trữ hàng hoá.
Sự ăn khớp về thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng được các siêu thị giải
quyết một phần sự khác biệt này.
Mặt khác, quá trình phân phối hàng hoá các siêu thị nắm bắt được nhu
cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và không gian nên có
8
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
9
Đề án kinh tế thương mại
thể chuyển tải những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường cho những

người sản xuất và cung ứng hàng hoá, vì thế tạo lập cầu nối để dẫn dắt
người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, giảm thiểu các tầng, nấc
trung gian trong hệ thống phân phối, do đó sẽ có mức giá bán lẻ thấp nhất
trong mạng lưới bán lẻ hàng hoá thông thường.
Cách thức tổ chức các quá trình phân phối sản phẩm của siêu thị sẽ
giải quyết các mâu thuẫn cố hữu của nền kinh tế. Các chức năng chính của
siêu thị là mua và bán, vận chuyển, lưu kho, tiêu chuẩn hoá và phân loại, tài
chính, chịu rủi ro, thông tin thị trường.
Siêu thị còn đóng vai trò chức năng tài chính cung cấp tiền mặt và tín
dụng cần thiết cho hoạt sản xuất hàng hoá: Ví dụ: Siêu thị Metro đã cung
cấp tài chính cho các hộ nông dân sản xuất rau sau đó mua lại rau để bán
trong siêu thị.
Siêu thị còn đóng vai trò như là người chia sẻ rủi ro với các nhà sản
xuất. Nếu như trước kia các nhà sản tự phân phối hàng hoá và tự gánh chịu
rủi ro đối với hàng hoá của mình thì hiện nay một số siêu thị đã bắt đầu tự
kinh doanh rủi ro. Họ thường mua đứt hàng hoá của các doanh nghiệp (với
giá thấp) sau đó tự chịu trách nhiệm về bảo hành, vận chuyển hàng hoá đối
với khách hàng nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
Siêu thị còn có vai trò cung cấp thông tin thị trường, do bán hàng trực
tiếp cho khách hàng nên các siêu thị là người hiểu rõ nhất nhu cầu của
khách hàng, những thay đổi về thị hiếu của khách hàng để từ đó cung cấp
thông tin phản hồi đối với các nhà sản xuất, tác động tới sản xuất để các
nhà sản xuất có thể tạo ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
hàng.
Ngoài ra siêu thị còn giữ một số vai trò khác như: hoàn thiện thêm sản
phẩm, có thể là bao gói, gắn nhãn mác hoặc đóng hộp. Một số siêu thị còn
thực hiện một số công đoạn chế biến một phần đặc biệt là đối với hàng thực
9
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
10

Đề án kinh tế thương mại
phẩm. Ngoài ra siêu thị còn giữ vai trò tạo dựng và duy trì mối liên hệ với
những người mua tiềm năng.
1.1.4. Đặc điểm của siêu thị
Siêu thị là một dạng của cửa hàng bán lẻ hàng hóa: hoạt động kinh
doanh của siêu thị được tổ chức dưới hình thức cửa hàng có trang thiết bị
và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ trực
tiếp hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải
để bán lại.
Phương thức bán hàng: tự phục vụ là phương thức bán hàng mà siêu
thị áp dụng. Khách hàng có quyền tự do đi lại trong cửa hàng, tự do tiếp
xúc, xem xét, ngắm nghía, so sánh, chọn lựa sau đó tự đưa hàng đã chọn
đến quầy thu ngân để thanh toán. Đó chính là tính tự phục vụ hoàn toàn.
Điều này tạo ra tính kinh tế cho hoạt động siêu thị vì nó có mức giá thấp
hơn và hấp dẫn, khêu gợi, kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Hàng hóa bán tại siêu thị: siêu thị thường có danh mục hàng bày bán
rất đa dạng, phong phú bao gồm cả hàng thực phẩm và phi thực phẩm.
Hàng hóa ở siêu thị thường là các đơn vị sản phẩm lẻ, hoàn chỉnh, phục vụ
trực tiếp cho tiêu dùng cá nhân được bày bán trên kệ theo từng loại và niêm
yết giá công khai, dễ dàng để khách hàng dễ quan sát, chọn lựa và toàn
quyền quyết định mua sản phẩm họ ưng ý nhất.
Siêu thị thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật trưng bày hàng hóa:
ngoài việc tạo ra phương thức bán hàng tự phục vụ, siêu thị còn thể hiện
được nghệ thuật trưng bày hàng hóa nhằm tối đa hiệu quả không gian bán
hàng. Điều này cũng có nghĩa hàng hóa trong siêu thị phải có khả năng tự
quảng cáo và lôi cuốn người mua.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bán hàng: cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ
tầng, trang thiết bị kỹ thuật cấu thành một siêu thị như nhà cửa, kho hàng,
10
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B

11
Đề án kinh tế thương mại
thiết bị vật dụng cần thiết…tương đối hiện đại nhằm đảm bảo sự tiện nghi
phục vụ tốt, tạo thoải mái cho khách hàng khi đi mua sắm. Điều này giúp
tăng khả năng cạnh tranh với các siêu thị khác và với loai hình bán lẻ khác.
Doanh số hàng hóa bán ra: do phải đầu tư nhiều vào các thiết bị và chi
phí khấu hao tài sản cố định cao nên siêu thị đòi hỏi mức doanh số cao hơn
rất nhiều so với các cửa hàng thông thường, mặt khác giá bán cũng phải
khống chế ở mức có khả năng hấp dẫn khách hàng, vì vậy siêu thị phải
được hoạch định ở tầm hoạt động rộng lớn.
Quy mô của siêu thị tương đối lớn: siêu thị có quy mô tương đối lớn vì
hình thức kinh doanh này lấy quan điểm khách hàng tự phục vụ và chi phí
thấp, lợi nhuận thấp làm cơ sở hoạt động. Do đó để đảm bảo tính kinh tế
đòi hỏi siêu thị phải có quy mô hợp lý mới có thể tiêu thụ được khối lượng
hàng hóa lớn đủ để bù đắp chi phí kinh doanh và có lãi.
1.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động siêu thị
1.2.1. Tiêu chuẩn siêu thị
Trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại của Bộ Thương mại
siêu thị được phân chia thành 3 hạng: Hạng I, hạng II và hạng III.
- Siêu thị hạng I:
- Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m
2
trở lên
+ Có danh mục hàng hoá kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ
cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các
yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện
cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh
cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

+ Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng
gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
11
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
12
Đề án kinh tế thương mại
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán
thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ
ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận
nhà, bán hàng qua mạng, qua bưu điện, điện thoại.
Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 1.000 m
2
trở lên; tiêu chuẩn là từ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như
Siêu thị kinh doanh tổng hợp.
- Siêu thị hạng II:
Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m
2
trở lên
+ Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ,
có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng
cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng;
có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy
mô kinh doanh của Siêu thị;
+ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng,
thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán

thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ
ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận
nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.
Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 500 m
2
trở
lên; tiêu chuẩn là từ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu
thị kinh doanh tổng hợp.
- Siêu thị hạng III:
12
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
13
Đề án kinh tế thương mại
Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:
+ Có diện tích kinh doanh từ 500 m
2
trở lên
+ Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và
trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh
môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe
và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu
thị;
+ Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng,
thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách
văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán
thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ
phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.
Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn là từ 250 m

2
trở
lên; tiêu chuẩn là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị
kinh doanh tổng hợp.
1.2.2. Cấu trúc cơ bản về tổ chức hoạt động siêu thị
Siêu thị độc lập: đây là dạng siêu thị có quy mô nhỏ và vừa, thuộc
quyền sở hữu của một gia đình hay công ty nhỏ. Số lượng nhân viên, hàng
hóa ở mức trung bình hoặc thấp. Cấu trúc tổ chức tổng quát thích hợp theo
dạng chức năng.
Siêu thị mắt xích: được điều hành bởi các công ty, tập đoàn lớn, hoạt
động trên địa bàn rộng. Cấu trúc tổ chức thích hợp theo dạng ma trận, cho
phép siêu thị tận dụng các lợi thế về vốn và nguồn nhân lực.
*Hoạt động của các bộ phận chức năng
13
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
14
Đề án kinh tế thương mại
Bộ phận khách hàng: bộ phận này có hoạt động chủ yếu là mua đúng
hàng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng về số lượng,
chất lượng quy cách mẫu mã, chủng loại của hàng hóa.
Bộ phận hoạt động: có nhiệm vụ quản lý, trưng bày hàng hóa và bán
hàng, thực hiện các dịch vụ khác.
Bộ phận Marketing: nhiệm vụ chính là nghiên cứu thị trường, đề ra các
chiến lược Marketing và có biện pháp thực hiện hiệu quả.
Hệ thống thông tin quản lý của siêu thị: thông tin về số lượng hàng
hóa, số lượng giao dịch diễn ra.
1.2.3. Mối quan hệ siêu thị với các loại hình bán lẻ khác
1.2.3.1. Siêu thị với các loại hình bán lẻ hỗ trợ
Loại hình bán lẻ hỗ trợ hay còn gọi là “đối thủ cạnh tranh tốt” của siêu
thị là loại hình bán lẻ hoạt động trên những phân khúc thị trường khác, với

mục đích và phương thức hoạt động khác, không xâm phạm vào thị trường
của siêu thị. Siêu thị và các loại hình bán lẻ hỗ trợ có thể tồn tại bên cạnh
nhau, liên kết với nhau thành hệ thống. Như vậy, cần phân biệt khi xem xét
mối quan hệ giữa siêu thị với các hình thức tổ chức bán lẻ cũng như những
của hàng mắt xích. Cửa hàng mắt xích hay cửa hàng bán lả độc lập là cách
thức sở hữu, quản lý khác nhau của các doanh nghiệp. Siêu thị cũng có thể
là các thành viên của một hệ thống mắt xích hay tồn tại độc lập.
1.2.3.2. Siêu thị với các loại hình bán lẻ cạnh tranh trực tiếp
Có nhiều đối thủ cạnh tranh với siêu thị, nhưng xét về quy mô và mức
độ cạnh tranh thì nổi bật là loại hình bán lẻ ở chợ. Chợ là địa điểm tập
trung thường xuyên ( hàng ngày hay định kỳ ) nhiều người bán lẻ và người
mua để tiến hành trao đổi, mua bán hàng hóa. Hộ kinh doanh bán lẻ ở chợ
chỉ mượn địa điểm đẻ bán hàng, kinh doanh và tự hạch toán. Chợ là loại
hình bán lẻ truyền thống, hàng hóa rất phong phú, từ thực phẩm, vật dụng
gia dình, quần áo, công cụ đến các loại phụ tùng, đồ kim khí diện máy …
14
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
15
Đề án kinh tế thương mại
Giá cả ở chợ khá linh hoạt người mua, người bán tự do thương lượng với
nhau.
Chợ là loại hình bán lẻ truyền thống đã có từ xa xưa và phổ biến khắp
nơi trên thế giới, có vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nhân loại. Tại
Việt Nam, mua sắm hàng hóa ở chợ đã trở thành nếp sống quen thuộc của
mọi người từ thành thị đến nông thôn, tuy nhiên chợ cũng đang bị hạn chế
ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, …
1.3. Quản lý Nhà nước về siêu thị
1.3.1. Sự cần thiết của quản lý Nhà nước về siêu thị
Quản lý Nhà Nước đối với kinh doanh siêu thị là đương nhiên đối với
bất kỳ nền kinh tế nào vì siêu thị thuộc hệ thống phân phối hàng hóa bán lẻ,

tham gia trực tiếp vào quá trình tái sản xuất xã hội và là cầu nối quan trọng
giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng. Ở Việt Nam hiện nay, sự
phát triển mạng lưới siêu thị còn diễn ra một cách tự phát, công tác quản lý
Nhà Nước càng trở nên quan trọng trong việc định hướng phát triển, điều
này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ đắc
lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quản lý Nhà Nước về siêu thị là một bộ phận quản lý Nhà Nước về
thương mại nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, khuyến khích
và hỗ trợ sự phát triển của mạng lưới siêu thị văn minh, hiện đại ở Việt
nam, đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Quản lý Nhà Nước nhằm phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam trong
điều kiện nước ta sẽ tham gia hội nhập một cách sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới và khu vực càng cần thiết trước áp lực của cạnh tranh khốc liệt.
Thị trường Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư
nước ngoài. Một chính sách thu hút FDI cân bằng với khuyến khích và hỗ
trợ các nhà phân phối trong nước là tiền đề phát triển hệ thống thương mại
15
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
16
Đề án kinh tế thương mại
bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam thời gian qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước. Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được
nâng cao. Giao lưu trong nước và quốc tế ngày càng mở rộng, việc tiếp cận
với các hàng hóa và các loại hình phân phối tiên tiến cũng ngày càng trở
nên dễ dàng hơn với người tiêu dùng. Siêu thị ra đời như một tất yếu khách
quan đáp ứng các yêu cầu trên. Như vậy, cần có sự quản lý của Nhà Nước
theo hướng ưu tiên phát triển hệ thống siêu thị, nhất là các siêu thị lớn

nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc phát triển siêu thị đã mở ra một kênh phân phối mới quan trọng
không những đối với người tiêu dùng mà cả đối với nhà sản xuất. Do
phương thức tổ chức kinh doanh mang tính tập trung và tích hợp cao, siêu
thị là nơi lý tưởng để các nhà sản xuất triển khai Marketing, quảng cáo, …
Bên cạnh đó, nhờ hệ thống bán hàng được tổ chức và lưu trữ đầy đủ nên
siêu thị có thể phản ánh và chia sẻ thông tin đẻ các nhà sản xuất tiến hành
các hoạt đông nghiên cứu thị trường, khảo sát và làm cơ sở cho việc ra
quyết đinh và hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chính tác động sâu rộng của hệ thống siêu thị tới phát triển sản xuất,
phát triển kinh tế xã hội và tiêu dùng là lý do quan trọng dẫn đến sự cần
thiết của quản lý Nhà Nước đối với phát triển hệ thống này.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về siêu thị
Xây dựng thực thi hệ thống luật pháp, quy định hoàn chỉnh tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của các siêu thị như luật dân sự,
luật thương mại, luật vệ sinh an toàn thực phẩm…
Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách và cơ chế
khuyến khích phát triển siêu thị ở Việt Nam, đảm bảo thống nhất và phù
hợp với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ chế phát triển thương mại,
phát triển kinh tế xã hội đất nước trong điều kiện Việt nam chuyển hẳn sang
16
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
17
Đề án kinh tế thương mại
nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà Nước và thực hiện mở cửa hội
nhập.
Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới
phân phối mạng lưới siêu thị trên quy mô quốc gia phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các
chính sách và pháp luật của Nhà Nước đối với kinh doanh siêu thị, xử lý
các vi phạm pháp luật trong kinh doanh siêu thị. Đồng thời, Nhà Nước cần
quan tâm thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, hàng nhái, hàng giả, gian
lận thương mại…
Với Việt Nam, do đặc thù phát triển hệ thống siêu thị, Nhà Nước cần :
+ Hỗ trợ phát triển hạ tầng của siêu thị đặc biệt là hạ tầng thông tin,
điện, nước, mặt bằng và các dịch vụ công ích khác.
+ Hỗ trợ và khuyến khích hình thành phát triển các thương mại nhân
kinh doanh siêu thị, các nhà phân phối hàng hóa lớn của Việt nam.
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho siêu thị, đảm bảo siêu thị có đủ
khả năng để cạnh tranh với loại hình khác và với doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng đối với định hướng
phát triển siêu thị. Siêu thị phát triển cũng đồng nghĩa với loại hình bán lẻ
hiện đại ngày càng phát triển, đời sống và lối sống ngày càng văn minh
hơn. Nhà Nước cần có những chính sách vừa hỗ trợ, vừa khuyến khích
đồng thời cần giám sát hoạt động của siêu thị để loại hình bán lẻ này trở
nên quen thuộc hơn và đúng định hướng sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.4. Tình hình phát triển siêu thị của một số nước trên thế giới
Siêu thị ra đời thể hiện sự đổi mới của phương thức bán hàng từ những
cửa hàng tổng hợp thông thường vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, được
phân biệt với các loại hình bán lẻ khác bằng cách để khách hàng tự chọn
lựa hàng hóa, tự phục vụ, không cần nhân viên ghi hóa đơn, hàng đã được
đóng gói gọn gàng thay vì phải mang vác cồng kềnh.
17
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
18
Đề án kinh tế thương mại
1.4.1. Tại Pháp
Hiện nay ở Pháp có 6000 siêu thị nhỏ với diện tích trung bình 218m2.

Các hãng chuyên doanh loại là Unico, Shopi, Codec, Dísco Ed… Đối với
siêu thị 400m2 – 2500m2, chủ yếu bán các loại thực phẩm. Các siêu thị này
được chia thành 4 loại: Siêu thị thị tiện dụng, siêu thị hạ giá, siêu thị chất
lượng, siêu thị kho hàng.
Tính đến 9/1998 Pháp có 8552 siêu thị với tổng doanh thu 300 tỷ
Franc. Trong đó nhiều nhất vẫn là các siêu thị có diện tích dưới 800m2 với
bãi đỗ xe trung bình 128 chỗ, số quầy tính tiền trung bình là 6 và số nhân
viên trung bình là 24 người. Các siêu thị chiếm 35% doanh thu bán hàng
thực phẩm và 19% tổng mức bán lẻ.
Đại siêu thị phát triển rộng khắp trong thập niên 60, 70 của thế kỷ XX.
Tính đến 9/1998, nước Pháp đã có 1131 đại siêu thị với tổng doanh thu
khoảng 3000 tỷ Franc chiếm 25, 7% tổng doanh thu từ hàng thực phẩm, 13,
8% doanh thu từ việc bán các loại hàng hóa khác và 19, 3% tổng mức bán
lẻ. Các tập đoàn kinh doanh đại siêu thị gồm Leclerc, Eromarche,
Carrefour, Cora, Geant Casino, Auchan, Contiment, Rallie.
1.4.2. Tại Mỹ
Siêu thị ở Mỹ thường có diện tích mặt bằng khoảng 3000Feet vuông
trở lên. Siêu thị bắt đầu phát triển từ năm 1916 đến năm 1930 mới thực sụ
đột phá và dần phát triển khắp nước Mỹ. trong những năm 40, 50 vừa qua
các siêu thị đã trở thành kênh phân phối thực phẩm chính ở Mỹ. Đến giai
đoạn sau ( 60, 70) siêu thị trở thành hệ thống cửa hàng bán lẻ chính thống
tại nước này. Vào cuối thập niên 80, ở Mỹ có khoảng 30000 siêu thị chiếm
20% tổng số cửa hàng bán lẻ thực phẩm với tổng doanh thu hàng năm đạt
200 tỷ USD, chiếm 75% tổng doanh thu bán hàng thực phẩm.
1.4.3. Khái quát chung về sự phát triển siêu thị ở Châu Âu, Châu Á
Ở Châu Âu nói chung siêu thị cũng phát triển với tốc độ gần tương
đương nước Pháp. Sự xuất hiện của siêu thị tại các quốc gia song hành với
18
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
19

Đề án kinh tế thương mại
sự phát triển của kinh tế bởi nó phù hợp với nguyện vọng của các nhà sản
xuất. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm với tốc độ nhanh bằng cách bán hàng đại
trà. Sự xuất hiện của siêu thị phù hợp với nhịp sống công nghiệp và có tác
dụng nâng cao văn minh, tiến bộ trong lĩnh vực thương mại.
Tại Châu Á và các khu vực còn lại của thế giới do kinh tế phát triển
chậm hơn nên siêu thị cũng xuất hiện muộn hơn. Kinh tế của các nước
Châu Á khởi sắc vào những năm 60 của thế kỷ XX và cũng bắt đầu từ thập
niên 60 này siêu thị chính thức có mặt tại các quốc gia Châu Á có nền kinh
tế phát triển khá, dẫn đầu là Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Hông Kông,
Singapore. Dần dần siêu thị đã phát triển rộng khắp ở các nước Châu Á
khác như Thái Lan, Malaysia. Indonesia, Trung Quốc…Ở Châu Á, doanh
thu bán lẻ của các siêu thị ước tính 10% tổng mức bán lẻ của xã hội.
Sự ra đời và phát triển của siêu thị ở các nước trên thế giới nói chung
tương đối phù hợp với thuyết “vòng đời cửa hàng”. Như vậy, hiện nay ở
các nước phát triển, loại hình kinh doanh siêu thị dã ở vào giai đoạn bão
hòa.Tất nhiên “vòng đời cửa hàng” ở mỗi quốc gia có sự khác biệt nhau vì
điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội mỗi nước có đặc trưng riêng.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm về sự phát triển siêu thị trên thế giới
Siêu thị là một loại hình bán lẻ hàng hóa trong hệ thống bán lẻ hàng
hóa. Trên thế giới, siêu thị hoạt động thành công là do nó đã tạo ra phương
thức phục vụ mới mang phong cách riêng biệt, khác hẳn các loại hình bán
lẻ khác. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh đối
với siêu thị. Thông thường, các yếu tố về trưng bày và chất lượng hàng hóa,
phương pháp tiếp thị, quảng cáo, đồng phục của nhân viên sẽ tạo nên
phong cách riêng cho mỗi siêu thị.
Từ sự thành công của các siêu thị trên thế giới, chúng ta rút ra được
một trong những tiêu chí quan trọng là quy mô và tổ chức các dịch vụ phục
vụ khách hàng. Khách hàng vào siêu thị không phải chỉ mua sắm mà còn
có các nhu cầu dịch vụ khác, chẳng hạn như vui chơi giải trí. Vì vậy ở nước

19
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
20
Đề án kinh tế thương mại
ngoài, siêu thị có thể hình dung là một tổ hợp kinh doanh thương mại –
dịch vụ.
Theo kinh nghiệm của một số siêu thị trên thế giới như Seiyu (Nhật
Bản), Metro Cash & Carry (Đức), Tesco (Anh) thì một trong những yếu tố
quan trọng là tổ chức nguồn hàng. Hàng hóa cung ứng cho siêu thị được
cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất, hạn chế ttoois đa các khâu trung gian.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giảm giá hàng hóa tạo
điều kiện thuận lợi để có sự cạnh tranh với loại hình bán lẻ khác. Để làm
tốt điều này, siêu thị thường mua cổ phần của các nhà sản xuất hoặc kí hợp
đồng cam kết về việc hàng hóa dược cung cấp đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng và khống chế về giá.
Nhân viên làm việc ở các khâu, các bộ phận của siêu thị đều được tiêu
chuẩn hóa theo từng vị trí công tác, công việc mang tính chuyên môn hóa
cao. Vì thế công tác đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên trong siêu thị
luôn được chú trọng nhằm đảm bảo hoạt động của siêu thị có bài bản
nhưng cũng linh hoạt, chủ động trong quá trình xử lý, giải quyết công việc.
Như vậy, siêu thị là loại hình kinh doanh thương mại hoạt động có hiệu
quả và khá phổ biến tại các nước phát triển, ra đời theo quy luật phát triển
tất yếu của nền kinh tế, thể hiện phương thức mua bán văn minh lịch sự, là
biểu tượng của sự phồn vinh và sự phát triển xã hội. Với phương thức bán
hàng tiến bộ, siêu thị đã tác động làm thay đổi thói quen, tập quán mua
sắm, tiêu dùng của người dân. Sự góp mặt của siêu thị làm cho lĩnh vực
bán lẻ sôi động hẳn lên diễn ra cạnh tranh gay gắt để lôi kéo và thu hút
khách hàng. Điều này tạo ra động lực thúc đẩy các loại hình bán lẻ không
ngừng đổi mới để làm tốt nhiệm vụ trực tiếp phục vụ và thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng của mọi người trong xã hội, góp phần nâng cao văn minh thương

mại.
20
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
21
Đề án kinh tế thương mại
21
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
22
Đề án kinh tế thương mại
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ Ở HÀ NỘI
2.1. Tổng quan hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa ở Hà Nội
2.1.1. GDP hoạt động thương mại, phân phối hàng hóa của Hà Nội
Với vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa, là thủ đô của cả
nước, Hà Nội có một vị trí vô cùng quan trộng đối với sự nghiệp phát triển
chung của cả nước. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới của Việt Nam phát triển thuận lợi đã mở ra nhiều cơ
hội, triển vọng thúc đẩy nền kinh tế liên tục phát triển. Hoạt động thương
mại, phân phối hàng hóa trở thành một trong những ngành đi đầu trong tiến
trình này, riêng hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa có tác động trực tiếp
thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa.
GDP của ngành thương mại, phân phối hàng hóa của Hà Nội chiếm tỷ
lệ khá cao so với các ngành khác. Thu nhập của người dân được cải thiện,
mức sống nâng cao, làm tăng nhu cầu tiêu dùng, bên cạnh đó đầu tư nước
ngoài tăng mạnh có tác động thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.
2.1.2. Thực trạng hoạt động phân phối bán lẻ của Hà Nội
2.1.2.1. Hoạt động bán lẻ của các thành phần kinh tế cơ bản
Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trên thị trường đã làm
cho hoạt động thương mại sôi động hẳn lên. Sự đa dạng của các loại hình
bán lẻ với các phương thức hoạt động khác nhau đã tạo nên nhiều chuyển

biến, phục vụ tốt hơn nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, góp phần làm
thay đổi thói quen, tập quán mua sắm của người theo tính chất, đặc điểm xu
hướng công nghiệp hóa, tuy nhiên nó cũng tạo sự cạnh tranh mạnh và làm
thay đổi cấu trúc và tỷ trọng thị phần chiếm lĩnh của các thành phần kinh tế
tham gia trong hoạt dộng phân phối hành hóa.
22
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
23
Đề án kinh tế thương mại
Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu
dùng xã hội của các thành phần kinh tế cơ bản của Hà Nội
Đơn vị tính : Tỷ đồng
2000 2002 2003 2004 2005
Tổng số 20885 27843 30907 39350 45000
A. Khu vực kinh tế trong
nước
19970 25434 27911 34915 38900
I. Kinh tế nhà nước
4541 4571 5551 6336 6996
1. Thương nghiệp
3450 3149 3625 4214 4416
2. Khách sạn – nhà hàng
396 439 538 408 590
3. Dịch vụ
150 371 645 866 1100
4. DNSX trực tiếp bán sản
phẩm
545 612 743 848 890
II. Kinh tế tập thể 112 192 201 240 256
1. Thương nghiệp

14 27 21 41 42
2. Khách sạn – nhà hàng
3 8 17 21 21
3. Dịch vụ
13 39 39 34 35
4. DNSX trực tiếp bán sản
phẩm
82 118 124 144 158
III. Kinh tế cá thể
11321 16285 17672 16902 18000
1. Thương nghiệp
7467 10877 11695 13610 14483
2. Khách sạn – nhà hàng
3088 3885 4086 1844 2000
3. Dịch vụ
421 1015 1324 767 817
4. DNSX trực tiếp bán SP
345 508 567 681 700
IV. Kinh tế tư nhân
3996 4386 4487 11437 13648
B. Khu vực có vốn ĐTNN
915 2409 2996 4435 6100
Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội năm 2005
23
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
24
Đề án kinh tế thương mại
Bảng 2.2: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng xã hội
Năm 2000 2002 2003 2004 2005

Tổng mức 100,00
100,0
0
100,00
100,0
0
100,00
A.Khu vực kinh tế
trong nước
95,62 91,34 90,31 88,73 86,44
1 - Kinh tế nhà nước 21,74 16,42 17,96 16, 11 15,55
2 - Kinh tế tập thể 0,54 0,69 0,65 0,61 0,57
3 - Kinh tế cá thể 54,21 58,48 57, 18 42,95 40,00
4 - Kinh tế tư nhân 19,13 15,75 14,52 29,06 30,32
B. Khu vực có VĐT
nước ngoài
4,38 8,66 9,69 11,27 13,56
Nguồn : Niên giám thống kê Hà Nội năm
2005
Từ năm 2000 – 2005 tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
xã hội của cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng có sự khác nhau. Khu vực kinh tế
Nhà nước tăng từ 19970 tỷ đồng đến 38900 tỷ đồng ( tăng 18930 tỷ đồng )
tương đương 94, 8%, trung bình mỗi năm tăng trên 18%. Trong khi đó khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh hơn từ 915 tỷ đồng lên 6100 tỷ
đồng ( tăng 5185 tỷ đồng ) tương đương 566, 7%, trung bình mỗi năm tăng
113, 34%.
Xét về tỷ trọng, khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm tỷ trọng tuyệt
đối trong cơ cấu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội ( năm 2000
chiếm 95, 62%, năm 2002 là 91, 34% ). Thành phần kinh tế nhà nước và

kinh tế tập thể ít thay đổi từ năm 2000 dến 2005, kinh tế tư nhân vẫn giữ
vai trò hết sức quan trọng cho phần lớn hoạt động thương mại của thành
phố ( chiếm 30, 2% năm 2005 ). Trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ ( năm 2000 là 4, 38%, năm 2002 là 8, 66% ).
24
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B
25
Đề án kinh tế thương mại
Như vậy tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước đang có xu hướng
giảm và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng lên mặc
dù giá trị tuyệt đối của cả hai khu vực này đều tăng mạnh. Điều này đã
chứng minh được hướng đi đúng đắn, xu thế mở cửa, phát triển của thị
trường bán lẻ của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
2.1.2.2. Hoạt động của các trung tâm thương mại – chợ
Có nhiều hình thức bán lẻ hàng hóa đang hoạt động trên thị trường Hà
Nội nhưng phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu đề cập đến các loại hình bán lẻ có
ảnh hưởng mạnh tới hoạt động của siêu thị như trung tâm thương mại, tổ
chức bán lẻ và chợ truyền thống vv…Hoạt động của các loại hình này có
vai trò quan trọng trong việc lưu thông hàng hóa, chiếm thị phần lớn trong
tổng mức lưu chuyển hàng hóa và có tác động ảnh hưởng tới sự phát triển
của siêu thị.
*Trung tâm thương mại bán buôn – bán lẻ ( truyền thống )
Do điều kiện lịch sử và tập quán kinh doanh lâu đời, Hà nội đã hình
thành các khu vực trung tâm vừa bán buôn vừa bán lẻ. Những năm trước
đây, các khu vực trung tâm thương mại truyền thống trên giữ vai trò quan
trọng chi phối việc lưu chuyển hàng hóa không chỉ trên địa bàn thành phố
mà cả khu vực lân cận. Tuy nhiên hiện nay do sự phát triển mạnh mẽ của
các cửa hàng chuyên doanh, đại lý bán lẻ hàng hóa và siêu thị nên vai trò
và mức độ ảnh hưởng của các trung tâm này không còn như trước nữa.
Từ năm 2000 đến nay, mô hình hoạt động của các trung tam thương

mại mại dịch vụ đã có sự thay đổi, các trung tâm được đầu tư xây dựng
theo đúng tiêu chuẩn đề ra của ngành thương mại, đặc biệt phải có giải
pháp xây dựng khu đậu xe tương ứng với quy mô hoạt động. Trên toàn
thành phố Hà Nội có gần 15000 điểm bán lẻ với tổng diện tích lên tới
350000m2. Trung tâm thương mại nội thành có quy mô nhỏ và trung bình (
mỗi trung tâm dưới 10000m2 – 15000m2 ) được phân bổ ở các trung tâm
dân cư, thương mại của khu vực nội thành hiện hữu, nội thành phát triển,
25
Trần Đức Toàn Lớp: Thương mại 47B

×