Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN THỜI HIỆU THỪA kế THEO QUY ĐỊNH bộ LUẬT dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.56 KB, 16 trang )

Page 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: DÂN SỰ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
THỜI HIỆU THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Người thực hiện: Phan Thị Thúy Diệu
MSSV:2053401020032
Lớp: 121-CLC45QTL(B)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021

download by :


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan nội dung được thực hiện trong bài tiểu luận hoàn toàn dựa trên các
quy định luật hiện hành, có hiệu lực.
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi cảm ơn thầy đã xem và nhận xét, đưa ra các đánh giá cho bài làm em được
hoàn thiện tốt hơn. Em xin cảm ơn Thầy Nguyễn Nhật Thanh đã hỗ trợ em trong suốt
quá trình thực hiện bài thi tiểu luận này
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


BLDS 2015
BLDS 2005
UBTVQH
TANDTC
HĐTPTANDTC

Từ viết đầy đủ
Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật dân sự 2005
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội
Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

.

download by :


MỤC LỤC
I.Mở đầu:.............................................................................................................................................. 1
Lý do chọn đề tài:.............................................................................................................................. 1
II.Nội dung.......................................................................................................................................... 1
1. Lý luận chung.............................................................................................................................. 1
1.1 Một số khái niệm liên quan tới thời hiệu thừa kế:........................................................... 1
1.1.1 Thời hiệu:............................................................................................................................... 1
1.1.2 Thời điểm mở thừa kế......................................................................................................... 2
1.1.3 Di sản...................................................................................................................................... 2
1.1.4 Người quản lý di sản........................................................................................................... 2
1.2 Quy định pháp luật về thời hiệu thừa kế theo BLDS 2015............................................ 2
1.2.1 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản :....................................................................... 3

1.2.2 Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế:................................................................... 3
1.2.3 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế...................................................... 4
1.2.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản.................. 4
1.3 Văn bản hướng dẫn về áp dụng quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản
thừa kế của BLDS 2015................................................................................................................ 4
1.3.1 Đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế sau ngày BLDS 2015 có hiệu lực thi
hành (ngày 01/01/2017):............................................................................................................... 5
1.3.2 Đối với những trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/01/2017:............5
1.3.3 Trường hợp khơng tính thời hiệu đối với di sản là nhà ở:.......................................... 6
2. Thực trạng về áp dụng thời hiệu thừa kế:............................................................................. 6
2.1 Tranh chấp về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản:.................................................. 7
2.2 Trường hợp khơng có u cầu áp dụng nhưng lại hết thời hiệu :.............................. 10
3. Kiến nghị................................................................................................................................... 10
III.Tổng kết....................................................................................................................................... 11

.

download by :


1

NỘI DUNG BÀI LÀM
Mở đầu:
Lý do chọn đề tài:
I.

Thừa kế là một trong những vấn đề được quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây.
Những vấn đề tranh chấp về thừa kế khá là khó khăn, phức tạp và gây ra khá nhiều
tranh cãi. Một trong vấn đề khó giải quyết trong chế định thừa kế đó là thời hiệu thừa

kế. Việc xác định một di sản còn thời hiệu để yêu cầu chia thừa kế hay thời hiệu của
một người yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình cịn hay khơng, gây ảnh hưởng rất
lớn đến quyền và lợi ích của người thừa kế. Việc xác định thời hiệu thừa kế có nhiều
quan điểm trái ngược nhau tùy vào ý kiến của mỗi cá nhân, văn bản pháp luật và Nghị
quyết hướng dẫn của từng thời kỳ nhất định cũng có các quy định khác nhau và dẫn đến
việc các quy định chưa cụ thể nên gây khó khăn trong q trình giải quyết tranh chấp.
Lý do chọn đề tài nhằm mục đích khái quát lại những khái niệm về thời hiệu thừa kế.
Bên cạnh đó, nêu lên thực tiễn khi giải quyết các vấn đề liên quan tới thời hiệu khởi
kiện thừa kế. Từ đó đưa ra một số kiến nghị về thời hiệu thừa kế thơng qua đó giúp
nâng cao hiệu quả trong việc xét xử những vụ án tranh chấp về thừa kế .
II. Nội dung
1. Lý luận chung
Trước khi vào phân tích và làm rõ thời hiệu thừa kế thì cần phải hiểu được một số từ
ngữ có liên quan tới thời hiệu thừa kế bằng việc đưa ra các khái niệm sau đây :
1.1 Một số khái niệm liên quan tới thời hiệu thừa kế:
1.1.1 Thời hiệu:
Theo quy định của Điều 149 BLDS 2015 thì: “Thời hiệu là thời hạn do luật quy định
mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện
do luật quy định.” Các hậu quả pháp lý xảy ra với chủ thể có thể là được hưởng một
quyền dân sự; được miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự; mất quyền khởi kiện vụ án
dân sự; mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Việc quy định về thời hiệu nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự và tạo sự ổn định các
quan hệ dân sự .
Việc áp dụng thời hiệu thì phải có u cầu của một bên hay các bên thì Tịa án mới xem
xét áp dụng các quy định về thời hiệu. Chủ thể có u cầu áp dụng thời hiệu thì phải
u trước khi xét xử cấp sơ thẩm diễn ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 149 BLDS
2015: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của
một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp
sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ

trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.”

download by :


2

1.1.2 Thời điểm mở thừa kế
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 của BLDS 2015 thì: “ Thời điểm mở thừa kế là
thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì
thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”
1.1.3 Di sản
Di sản thì được hiểu bao gồm tài sản riêng của người đã chết , phần tài sản của người
chết trong khối tài sản chung với người khác theo quy định tại Điều 612 BLDS 2015.
1.1.4 Người quản lý di sản
Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa
kế thỏa thuận cử ra. Nếu trong trường hợp di chúc không quy định và những người thừa
kế chưa cử ra được người quản lý thì người đang sử dụng, chiếm hữu hoặc đang quản
lý di sản thì tiếp tục quản lý cho đến khi những người thừa kế cử ra được người quản lý
Còn nếu trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế hoặc người quản lý di sản
thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là người quản lý di sản căn cứ theo Điều 616
BLDS 2015.
1.1.5 Bất động sản và động sản
Theo như quy định của Điều 107 BLDS 2015 thì bất động sản bao gồm: đất đai; nhà,
cơng trình xây dựng gắn với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình
xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật. Đối với động sản thì là những tài
sản khơng phải là bất động sản kể trên.
1.1.6 Quyền thừa kế
Quyền thừa kế được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng thì quyền thừa kế là một chế
định , bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản từ người

chết sang cho người sống hoặc theo ý chí của người đã chết đó khi mà họ cịn sống theo
một trình tự nhất định.
Cịn theo nghĩa hẹp 1là việc cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Có thể hiểu ở đây rằng cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo
pháp luật hoặc theo di chúc, có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

1 Điều 609 quy định về quyền thừa kế: “ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài

sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

download by :


3

1.2 Quy định pháp luật về thời hiệu thừa kế theo BLDS 2015
Việc quy định thời hiệu thừa kế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người thừa kế,
những người có liên quan; đảm bảo trật tự xã hội và tránh gây ra các tranh chấp kéo dài.
Thời hiệu thừa kế theo quy định tại Điều 632 BLDS 2015 được chia thành 4 loại thời
hiệu như sau: thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản, thời hiệu khởi kiện yêu cầu xác
nhận quyền thừa kế của mình, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của
người khác và thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản.
1.2.1 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản :
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản được quy định tại Khoản 1
Điều 623 BLDS 2015: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối
với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.”. Quy định của
BLDS 2015 đã phân biệt thời hiệu đối với hai loại tài sản ở đây là bất động sản và động
sản. Cụ thể , đối với bất động sản là 30 năm , đối với động sản là 10 năm. So với quy

định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản của BLDS 2005 2 thì BLDS 2015 có thời
hiệu dài hơn. Việc quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản dài hơn mở ra cơ hội
cho những người thừa kế , giúp họ đảm bảo được quyền thừa kế của mình.
Nếu hết thời hiệu nêu trên mà khơng có u cầu chia di sản thì di sản sẽ thuộc về người
thừa kế đang quản lý di sản đó. Cịn trong trường hợp khơng có người thừa kế thì di sản
sẽ được giải quyết theo Điểm a, b Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 bằng 2 cách như sau:
Thứ nhất, nếu di sản đó thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu di sản một cách
ngay tình, liên tục, cơng khai theo quy định của Bộ luật này về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật theo quy
định tại Điều 236. Quy định này là hợp lý vì người đang chiếm hữu di sản ấy đã bảo
quản, khai thác và sử dụng phần di sản đó trong một khoảng thời gian dài, việc xác
nhận quyền sở hữu cho họ giúp đảm bảo được sự ổn định được các quan hệ xã hội liên
quan tới việc quản lý di sản đó.
Thứ hai, nếu di sản đó khơng thuộc quyền sở hữu của người chiếm hữu di sản được nêu
trên thì di sản đó sẽ thuộc về Nhà nước.
1.2.2 Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế:
Để tránh quyền thừa kế của các chủ thể bị xâm phạm nên Nhà nước bảo vệ và ghi nhận
quyền này thông qua những quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên
2 Điều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu thừa kế: “ Thời hiệu khởi kiện để người

thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa
kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

download by :


4


không phải lúc nào quyền thừa kế này cũng được đảm bảo và thừa nhận do một vài
thiếu sót của các cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến việc quyền của các chủ thể bị xâm
phạm. Để bảo vệ quyền của mình các chủ thể thực hiện hành vi khởi kiện để yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền thừa nhận quyền của họ và việc khởi kiện này cũng có quy định
thời hạn. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 623 BLDS 2015 , thì thời hiệu yêu cầu xác
nhận quyền thừa kế là 10 năm. Nếu hết thời hạn này thì chủ thể quyền thừa kế sẽ khơng
được quyền khởi kiện và hậu quả là quyền thừa kế của họ cũng sẽ không được thừa
nhận.
1.2.3 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế
Bác bỏ quyền thừa kế được hiểu là việc những người được hưởng di sản thừa kế do
người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật nhưng lại bị người thừa kế khác yêu
cầu Tòa án bác bỏ quyền thừa kế của họ. Do người khác có nghi ngờ về thân phận của
họ hoặc có căn cứ cho rằng họ khơng có quyền được hưởng di sản theo quy định của
pháp luật. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 621 quy định về những người không được quyền
hưởng di sản.
Việc bác bỏ quyền thừa kế có thể xảy ra trước hoặc sau khi người thừa kế này nhận di
sản. Nếu việc người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế theo quyết định của Tịa án sau khi
đã nhận di sản thì phần di sản này sẽ được trả lại hoặc thanh toán khoản tiền có giá trị
tương đương với giá trị di sản mà họ đã nhận tại thời điểm mở thừa kế hoặc theo thỏa
thuận với những người thừa kế khác. Việc yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế cũng có thời
hiệu là 10 năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 623 BLDS 2015.
1.2.4 Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản.
Theo quy định tại Khoản 3 BLDS 2015: “Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” . Trước
khi chết thì người để lại di sản có các nghĩa vụ về tài sản, khi họ chết thì các nghĩa vụ
ấy sẽ khơng đương nhiên chấm dứt, các người thừa kế sẽ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản
ấy. Người có quyền liên quan tới nghĩa vụ tài sản ấy có thời hiệu là 3 năm tính từ thời
điểm người để lại di sản chết hoặc tuyên bố chết theo quyết định của Tòa án để những
người có quyền và lợi ích liên quan tới tài sản của người chết có quyền yêu cầu những
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản.

Nếu trong trường hợp hết thời hạn 3 năm này thì người có quyền lợi liên quan tới tài
sản sẽ khơng cịn quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản.
1.3 Văn bản hướng dẫn về áp dụng quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di
sản thừa kế của BLDS 2015
Trong các tranh chấp về thời hiệu thừa kế thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản
thừa kế là khó xác định nhất và có nhiều vấn đề cần phải xem xét nhất. Việc áp dụng
các quy định của luật vào xác định thời hiệu thừa kế nói chung và thời hiệu khởi kiện

download by :


5

yêu cầu chia di sản thừa kế nói riêng trên thực tế khá khó khăn vì cịn tùy thuộc vào
thời điểm mở thừa kế , bởi từng thời kỳ khác nhau đều có văn bản pháp luật khác nhau
điều chỉnh và hướng dẫn, ví dụ lúc thời điểm mở thừa kế vào năm 2008 thì lúc đấy văn
bản điều chỉnh quan hệ thừa kế sẽ là BLDS 2005, tuy nhiên tới năm 2021 thì phát sinh
tranh chấp di sản thừa kế thì lúc này có u cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện chia di sản
thì sẽ áp dụng quy định của văn bản nào cho hợp lý. Hoặc còn đối với những tranh chấp
về di sản thừa kế có thời điểm mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 ngày công bố Pháp
lệnh thừa kế mà tới sau ngày BLDS 2015 có hiệu lực thi hành mới phát sinh tranh chấp
vậy thì thời hiệu khởi kiện cịn hay khơng nếu có yêu cầu áp dụng thời hiệu? Và xác
định thời hiệu tính từ lúc nào?
Vì thế nên có nhiều văn bản pháp luật như Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày
30/06/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc Giải đáp vướng mắc số 01/GĐTANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao… ra đời để hướng dẫn các cơ
quan có thẩm quyền xét xử trong việc xác định thời hiệu thừa kế sao cho phù hợp.
1.3.1 Đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế sau ngày BLDS 2015 có hiệu
lực thi hành (ngày 01/01/2017):
Theo khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP 3 nói rằng từ ngày 01/01/2017

Tịa án sẽ áp dụng những quy định của BLDS 2015 và một số luật khác trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan tới thời hiệu khởi kiện. Vậy thì thời hiệu thừa kế sẽ được áp
dụng theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015.
1.3.2 Đối với những trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày
01/01/2017:
Theo như Điều khoản thi hành Điểm d Khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thì đối với những
giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực thì thời hiệu sẽ được
áp dụng theo quy định của Bộ luật này. Tức là về thời hiệu thừa kế cũng sẽ được áp
dụng theo Điều 623 BLDS 2015 và cũng tính từ thời điểm mà người có tài sản đã chết
hoặc tuyên bố chết theo quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, điều khoản trên chỉ áp dụng đối với giao dịch dân sự được xác lập trước
ngày 01/01/2017, mà cần phải xác định rõ xem việc tranh chấp về thừa kế có phải là
giao dịch dân sự hay khơng? Vì theo BLDS 2015 quy định thì thừa kế theo di chúc
được xem là một loại giao dịch dân sự4 vì di chúc thể hiện ý chí cá nhân nhằm dịch
chuyển tài sản của mình sang cho người khác sau khi chết. Còn về thừa kế theo pháp
3 Khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP như sau: “Từ ngày 01-01-2017,

Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ luật dân sự
số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để
thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động.”

download by :


6

luật thì khơng được xem là giao dịch dân sự, nên về mặt lý thuyết không thể áp dụng
Điều 688. Cho nên, Án lệ số 26/2018/AL ra đời áp dụng trong xác định thời hiệu yêu
cầu chia di sản thừa kế 30 năm đối với cả thừa kế theo pháp luật và còn giúp xác định

thời điểm bắt đầu thời hiệu đối với người để lại di sản chết trước ngày 10/09/1990. Vì
thế, thời điểm bắt đầu thời hiệu sẽ được tính từ ngày cơng bố Pháp lệnh thừa kế
10/09/1990 và thời hiệu chia di sản thừa kế là bất động sản sẽ áp dụng thời hiệu của
BLDS 2015 là 30 năm. Tuy nhiên, trước khi Án lệ số 26/2018/AL ra đời thì trên thực
tiễn xét xử Tịa án vẫn áp dụng Điều 688 Điểm d Khoản 1 cho các thừa kế theo pháp
luật.
1.3.3 Trường hợp khơng tính thời hiệu đối với di sản là nhà ở:
Ngoài việc quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế như trên, thực tế đối với trường hợp
chia di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu sẽ cịn có thể kéo dài thêm nếu như vụ việc
thừa kế có thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 5 , chủ thể tham gia có thể rơi vào
trường hợp được quy định Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH, ngày
20/8/1998 hoặc Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH, ngày 1/9/2006.
Các Nghị quyết có phân biệt hai trường hợp cần lưu ý khi áp dụng
Thứ nhất là nếu giao dịch này khơng có người Việt Nam định cư ở nước ngồi, thì áp
dụng theo khoản 2 Điều 17 của Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH,
ngày 20/8/1998 “ thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực
(ngày 1/1/1999) khơng tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, đối
với giao dịch dân dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/9/1991”. Đối với các
vụ án thừa kế thuộc trường hợp như trên thì sẽ được tính thêm thời hiệu là 2 năm 6
tháng và Nghị quyết trên khơng áp dụng với giao dịch dân sự mà có sự tham gia người
Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết trên6.
Thứ hai, nếu là giao dịch có người Việt Nam định cư ở nước ngồi tham gia thì áp dụng
theo Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH, ngày 1/9/2006: “Thời gian
từ ngày 01/7/1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực khơng tính vào thời hiệu trong
thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày
01 tháng 07 năm 1991 có người Việt Nam định cư nước ngoài tham

4 Điều 116 quy định về giao dịch dân sự: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi

pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

5 Theo Điều 4 Nghị quyết không số, của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thi hành
BLDS 1995 quy định rằng: “Đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước
ngày 1/7/1991, thì sẽ được thực hiện theo quy định Quốc hội”
6 Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH, ngày 20/8/1998 Khoản 2 Điều
2: “Nghị quyết này không áp dụng đối với giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư
nhân được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 mà có người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia.”

download by :


7

gia”. Nghị quyết trên còn áp dụng với các giao dịch dân sự (có cả thừa kế) và thời hiệu
sẽ được tính thêm là 10 năm 2 tháng.
2. Thực trạng về áp dụng thời hiệu thừa kế:
Về cơ bản thì những quy định về thời hiệu thừa kế trong BLDS 2015 đã có phần chặt
chẽ hơn, hồn thiện hơn so với những quy định trong các văn bản pháp luật khác như
BLDS 2005, Pháp Lệnh thừa kế 1990,… bên cạnh đó kèm theo những Nghị quyết, Án
lệ, Cơng văn hướng dẫn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề về thời hiệu thừa
kế. Trên thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp về thời hiệu thừa kế thì vẫn cịn một số
vướng mắc, thiếu sót và khó khăn do quy định vẫn còn nằm ở nhiều văn bản khác.
2.1 Tranh chấp về thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản:
Trong thời gian gần đây thì các tranh chấp chủ yếu xoay quanh về vấn đề phân chia sản.
Nên để có thể thấy rõ được thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì tơi sẽ
trích một bản án có liên quan đến tranh chấp chia di sản thừa kế được lấy từ Trang
thông tin điện tử cơng bố bản án, quyết định của Tịa án, đó là Bản án số: bản án số
28/2020/DS-ST, ngày 14/12/2020, về việc “Tranh chấp di sản thừa kế và yêu cầu hủy
giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất” của TAND tỉnh Quảng Bình.
Tóm tắt bản án: Cụ Cao Ngọc C qua đời năm 1982, cụ Dương Thị Ch qua đời năm

2008, hai cụ khi qua đời khơng có di chúc, hai cụ có 7 người con, di sản là một thửa đất
có diện tích 2.130m2, trong đó có 200m2 đất ở, cịn lại là vườn, trên đất có căn nhà cấp
4, diện tích 50m2, trong vụ án trên bà Cao Thị B là nguyên đơn yêu cầu chia di sản thừa
kế, ông Cao M Kh là bị đơn không đồng ý yêu cầu chia di sản, vì đã hết thời hạn 30
năm đối với nhà, đất, tính từ lúc cụ Cao Ngọc C qua đời 1982 tới ngày khởi kiện ngày
5/8/2019 đã là 37 năm. Như vậy, đối chiếu về mặt pháp luật tại Điều 623 BLDS 2015,
thời hiệu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm của cụ Cao Ngọc C đã hết, thời hiệu
chia sản của cụ Dương Thị Ch vẫn còn .
Tuy nhiên, quan điểm của TAND tỉnh Quảng Bình lại khơng đồng ý với yêu cầu của bị
đơn, tại phần nhận định của Tòa án trong Bản án, mục 1.2 về thời hiệu khởi kiện Tòa án
cho rằng: “Tại giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ số 01/GĐ-TANDTC ngày
05/01/2018 của Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: “Đối với trường hợp thừa kế mở
trước ngày 10/9/1990, thì thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là bất động sản được thực
hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị
Quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là thời hiệu khởi
kiện được tính từ ngày 10/9/1990”. Tại Án lệ số 26/AL/2018 ghi rõ: đối với những
trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 thì từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015
có hiệu lực thi hành, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30

download by :


8

năm đối với bất động sản tính từ ngày 10/9/1990. Cụ Cao Ngọc C qua đời vào năm
1982 không để lại di chúc, do đó thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 30 năm tính từ ngày
10/9/1990.Bà B khởi kiện yêu cầu chia thừa kế di sản cụ C ngày 5/8/2019 nên còn thời
hiệu khởi kiện.Cụ Dương Thị Ch mất năm 2008 không để lại di chúc. Tại khoản 1 Điều
623 của Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản

là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa
kế”.Bà Cao Thị B khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Ch vào ngày 05/8/2019
còn trong thời hiệu khởi kiện.”
Trong vụ việc trên thì về phía bị đơn là ông Cao M Kh không đồng ý việc yêu cầu chia
di sản thừa kế bất động sản là nhà, đất của bà B đối với phần di của cụ C. Vì ơng cho
rằng đã hết thời hiệu khởi kiện. Ông lập luận rằng cụ Cao Ngọc C qua đời năm 1982,
nên thời điểm mở thừa kế sẽ được tính từ ngày cụ C mất, tức là thời hiệu được tính từ
năm 1982. Căn cứ theo quy định của luật hiện hành, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia
di sản sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 623 BLDS 2015, đối với bất động sản thì thời
hiệu sẽ là 30 năm. Vậy thời hiệu được tính từ năm 1982 tới ngày khởi kiện là ngày
05/08/2019 là 37 năm và đã hết thời hiệu khởi kiện. Còn đối với phần di sản của cụ
Dương Thị Ch, thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản của cụ Ch là từ năm 2008, thì
thời hiệu cũng sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 623 của BLDS 2015 và đối với phần di
sản này vẫn còn thời hiệu.
Còn về phía Tịa án, Tịa án khơng đồng ý với yêu cầu của ông Cao M Kh cho rằng đã
hết thời hiệu khởi kiện với phần di sản của cụ C vì:
TAND tỉnh Quảng Bình khơng tính thời điểm mở thừa kế từ năm 1981 và đưa ra phần
hướng dẫn giải đáp một số thắc mắc về nghiệp vụ của công văn số 01/GĐ-TANDTC
ngày 05/01/2018 của TANDTC và Án lệ số 26/AL. Theo cơng văn, thì thời hiệu khởi
kiện chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế 1990
và hướng dẫn tại Nghị Quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, thì
thời hiệu cụ thể sẽ được tính từ ngày 10/09/1990. Án lệ số 26/AL cũng khẳng định rằng
đối với những trường hợp mà người để lại di sản chết trước 10/09/1990 thì từ khi BLDS
2015 có hiệu lực thi hành, thời điểm mở thừa kế sẽ được tính từ 10/09/1990. Thời điểm
cụ C mất để lại di sản là vào năm 1981 và căn cứ vào các văn bản trên thì thời điểm mở
thừa kế thực tế của cụ C được tính từ ngày 10/09/1990 chứ khơng phải năm 1981 như bị
đơn đã nói.
Cịn về phần thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia phần di sản của cụ C còn hay khơng thì
phần Án lệ số 26/AL cũng có quy định khi BLDS 2015 có hiệu lực thì thời điểm mở

thừa kế thời hiệu khởi kiện yêu cầu sẽ là 30 năm đối với bất động sản tính từ ngày
10/09/1990. Vậy tính từ ngày 10/09/1990 cho đến ngày nguyên đơn khởi kiện là ngày

download by :


9

05/08/2019 đã được 29 năm 1 tháng. Còn về phần di sản của cụ Ch thì Tịa án áp dụng
Điều 623 của BLDS 2015, thời hiệu tính từ khi cụ mất là năm 2009, thời hiệu là 30 năm
đối với bất động sản. Hai phần di sản trên vẫn chưa hết thời hiệu thời khởi kiện là 30
năm, nên Tòa án hồn tồn có căn cứ cho rằng thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản
của bà B là phù hợp với quy định pháp luật hiện nay.
Về phần lập luận của Tịa thì theo tơi hợp lý và phù hợp với khoản 4 Điều 4 Nghị quyết
số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC “Từ ngày
01-01-2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Bộ
luật dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu
yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động”.
Nhưng trên thực tiễn thì có trường hợp khơng tính thời hiệu theo khoản 2 Điều 17 của
Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH, ngày 20/8/1998 “ thời gian từ
ngày 1/7/1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực (ngày 1/1/1999) khơng tính vào
thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, đối với giao dịch dân dân sự về nhà
ở được xác lập trước ngày 1/9/1991”. Bản án nhận định di sản là một thửa đất có diện
tích 2.130m2, trong đó có 200m2 đất ở, cịn lại là vườn, trên đất có căn nhà cấp 4, diện
tích 50m2 do cụ Cao Ngọc C và cụ Dương Thị Ch tạo lập, nhưng khơng nói tạo lập từ
khi nào, nhưng từ lời khai của các bên có thể quyền sử dụng đất do hai cụ tạo lập từ
khoảng năm 1952. Trong vụ việc trên có tranh chấp về bất động sản là căn nhà cấp 4
50m2, trường hợp trên là thuộc thừa kế khơng có người Việt Nam định cư ở nước ngồi
tham gia thì khoảng thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 sẽ khơng được

tính, tức là cộng thêm 2 năm 6 tháng khơng tính vào thời hiệu khởi kiện đối với.
Trong phần công văn số 1 số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của TANDTC cũng có
hướng dẫn rằng: “Khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở
thừa kế trước ngày 01-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến
ngày 01-01-1999 khơng tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế khơng
có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01-7-1996 đến
ngày 01-9-2006 khơng tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người
Việt Nam định cư ở nước ngồi tham gia.”. Nếu như Tòa án áp dụng thêm văn bản Nghị
quyết trên của UBTVQH vào vụ việc chia di sản của cụ Cao Ngọc C và cụ Dương Thị
Ch thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế có thể sẽ là 32 năm 6 tháng.
Như vậy, có rất nhiều văn bản hướng dẫn giúp Tòa án xác định thời hiệu thừa kế. Đối
vời các vụ việc có thời điểm mở thừa kế sau khi BLDS 2015 có hiệu lực thi hành thì
việc xác định thời hiệu sẽ khơng gặp quá nhiều khó khăn, nhưng đối với vụ việc có thời
hiệu thừa kế trước khi BLDS 2015 có hiệu lực thì lại phức tạp hơn, được chia ra

download by :


10

nhiều trường hợp và các văn bản hướng dẫn giúp xác định thời hiệu cũng nằm rời rạc
ở nhiều nguồn khác nhau. Đối với trường hợp khi thời điểm người để lại di sản chết

trước BLDS có hiệu lực thì sẽ có trường hợp khơng tính vào thời hiệu hoặc thời hiệu sẽ
kéo dài hơn. Việc các văn bản nằm ở nhiều nguồn như vậy gây khó khăn cho người dân
khi tiếp cận với pháp luật như trường hợp của ông Cao M Kh khi ông không đồng ý với
yêu cầu chia di sản của bà vì cho rằng đã hết thời hiệu với phần di sản của cụ C căn cứ
theo điều 623 BLDS 2015, việc chỉ căn cứ vào điều 623 đối với trường hợp trên là
không đúng. Các quy định liên quan tới việc kéo dài và xác định thời hiệu cũng khiến
cho việc xác định thời hiệu Tịa án sẽ có phần thiếu xót, đơi lúc sẽ khơng chính xác, gây

ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong tranh chấp.
2.2 Trường hợp khơng có u cầu áp dụng nhưng lại hết thời hiệu :
Nếu trong một vụ tranh chấp chia di sản thừa kế, thì việc áp dụng thời hiệu theo quy
định Khoản 2 Điều 149 BLDS 2015 của BLDS 2015 thì cần phải có u cầu của đương
sự các bên thì Tịa án mới xem xét tới thời hiệu. Nếu khơng có u cầu thì Tịa án sẽ áp
dụng thời hiệu tại Điều 623 BLDS 2015. Tại đây nếu như trường hợp các đương sự
khơng có u cầu nhưng thời hiệu thừa kế thì lại hết theo các quy định pháp luật hiện
hành thì Tịa án sẽ giải quyết làm sao? Sẽ có quy định nào áp dụng cho trường hợp trên?
Hay Tòa án sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015 mà tuyên hết thời hiệu?
Nếu Tòa án làm như vậy sẽ không đúng với quy định về việc áp dụng thời hiệu vì chỉ
khi có u cầu thì Tịa án mới áp dụng. Vậy thì trong quá trình giải quyết thì Tịa án có
quyền giải thích thêm về vấn đề này cho các bên không?
3. Kiến nghị
Kiến nghị thứ nhất: Nên có văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định liên
quan đến thời hiệu thừa kế để việc xét xử các vụ tranh chấp về thừa kế mà có thời điểm
mở thừa kế trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực.
Đặc biệt là trường hợp có thời điểm mở thừa kế trước ngày 10/09/1990, thì khi giải
quyết nên có văn bản thống nhất hướng dẫn áp dụng những quy định pháp luật dành cho
trường hợp trên. Trường hợp trên sẽ được tính thời hiệu từ ngày 10/09/1990 theo quy
định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày
19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Bên cạnh đó thời hiệu khởi kiện yêu
cầu chia di sản sẽ căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 688 thì áp dụng thời hiệu tại khoản
1 Điều 623, là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản.
Trong đó, nếu di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999
khơng tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế khơng có người Việt
Nam định cư ở nước ngoài tham gia theo Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH, ngày
20/8/1998; Thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01-9-2006 khơng tính vào thời hiệu

download by :



11

khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia
theo Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11, ngày 1/9/2006.
Kiến nghị thứ hai : Để có thể giải quyết thực trạng khơng có u cầu áp dụng nhưng lại
hết thời hiệu, thì nên có văn bản quy định về hướng giải quyết trường hợp khơng có yêu
cầu nhưng lại hết thời hiệu. Việc ban hành quy định giải quyết các văn bản trên nên
tránh gây thiệt hại ít nhất đối với các bên, tạo sự cơng bằng, tuân thủ các nguyên tắc
trong việc áp dụng BLDS 2015 và phù hợp với các quy định hiện hành.
BI.

Tổng kết

Tổng hợp lại trên đây là những quy định chung về thời hiệu thừa kế trong BLDS 2015
và các văn bản pháp luật khác có liên quan giúp xác định thời hiệu thừa kế. Qua đó,
thấy được thời hiệu thừa kế có vai trị quan trọng như thế nào trong các vụ tranh chấp
thừa kế. Để có thể xác định được thời hiệu khởi cần phải nắm vững được các quy định
của Điều 149 và Điều 623 BLDS 2015, Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày
30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL, Nghị
quyết 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH, ngày 20/8/1998 hoặc Nghị quyết
1037/2006/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH, ngày 1/9/2006. Việc nắm vững các quy
định trên giúp cho việc xác định thời hiệu trong các vụ tranh chấp cũng dễ hơn, bên
cạnh đó giúp đảm bảo được quyền và lợi ích của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ
dân sự, giữ được sự ổn định và xây dựng trật tự cho xã hội.

download by :


Danh mục tài liệu tham khảo

/> /> /> /> /> />BLDS 2015.
BLDS 2005.
Pháp lệnh thừa kế 1990.
Án lệ số 26/AL.
Nghị quyết 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của HĐTPTANDTC.
Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH của UBTVQH, ngày 20/8/1998.
Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH, ngày 1/9/2006.
Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của TANDTC
Giáo trình

download by :


download by :



×