Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.6 KB, 11 trang )

Câu hỏi: Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân
hiện nay
Trả lời:
1. Làm rõ các khái niệm
1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước
Tại Điều 88, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp nhà
nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,
vốn góp chi phối, được tổ chức quản lý dưới hình thức: cơng ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn”.
Từ năm 2021, Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bao gồm các doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
theo quy định pháp luật.
1.2. Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân
Tại khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh
nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
2. Vai trị của của Doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Tại Việt Nam, “DNNN là một bộ phận của kinh tế nhà nước và ln được
xác định giữ vai trị chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”. Điều này được thể hiện
rất rõ ràng khi DNNN ln giữ vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế của Việt Nam.
DNNN có vị trí, vai trị rất quan trọng được khẳng định trong các văn kiện
của Đảng qua các kỳ đại hội và trong thực tiễn của đời sống kinh tế – xã hội, đó là,
tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, huy động nguồn vốn, tăng môi
trường cạnh tranh, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy hội
nhập kinh tế,… Trong cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, DNNN cần phải xác
định tầm quan trọng trong việc dẫn dắt, tạo động lực, thúc đẩy các thành phần kinh
tế khác phát triển, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, từ đó,

1



thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị gia tăng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
Sự phát triển kinh tế tại Việt Nam ln gắn với hình bóng của các DNNN.
“Từ các cơng xưởng của triều đình, cho đến tư bản nhà nước dưới chế độ thực dân,
các cơ sở kinh tế lớn của nước ta có truyền thống thuộc sở hữu nhà nước”. Còn
trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường, DNNN vẫn đang phát huy vai trò
nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cho
thấy mức độ tác động, ảnh hưởng cũng như vai trò quan trọng của DNNN đối với
sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khác với các giai đoạn phát
triển kinh tế trước đây, giai đoạn tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho
“hầu hết các nước trên thế giới đều có nền kinh tế mở. Nền kinh tế thế giới hiện
đại ngày càng gắn kết chặt chẽ các quốc gia với nhau”. Đồng thời, điều này còn
dẫn đến mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới ngày
càng tăng. Hơn nữa, Việt Nam đã và đang là thành viên của nhiều tổ chức và diễn
đàn kinh tế lớn trên thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO,... và mới đây là
thành viên của CPTPP, EVFTA. Chính vì vậy, sức ép mạnh mẽ từ hội nhập kinh tế
quốc tế đã tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các DNNN. Tuy vậy,
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò chủ đạo của DNNN vẫn tiếp tục
thể hiện qua các mặt sau:
2.1. Môi trường kinh tế thị trường hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có
những doanh nghiệp đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ đầu tầu, dẫn dắt trong từng
ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế
Giai đoạn kinh tế thị trường hội nhập quốc tế tạo nên nhiều cơ hội, thuận
lợi, nhưng kèm với đó là rất nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế của
Việt Nam. Ngoài ra, kinh tế thị trường cũng là môi trường lý tưởng để xuất hiện
thêm nhiều ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh độc đáo, sáng tạo và mới lạ. Hơn
nữa, kinh tế thị trường cũng là nơi tập trung lực lượng tư bản khổng lồ, với địi hỏi
những nguồn tài chính hùng mạnh hay yêu cầu rất cao về nguồn tư liệu sản xuất,
nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại,… Khi nghiên cứu khu vực DNTN

của Việt Nam hiện nay cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp này còn khá nhỏ bé cả

2


về quy mơ và phạm vi hoạt động. Do đó, đại đa số các DNTN của Việt Nam vẫn
chưa có tầm ảnh hưởng sâu rộng với quốc tế. Vậy nên, trên thực tế, các doanh
nghiệp dân doanh vẫn chưa có khả năng tự đầu tư, sản xuất, kinh doanh với quy
mơ lớn để có thể vươn mình trở thành các doanh nghiệp đầu tàu và có khả năng
dẫn dắt, ảnh hưởng lớn trong từng ngành hoặc từng lĩnh vực. Còn trong nền kinh
tế thị trường, để có thể độc lập không chịu sự chi phối, ảnh hưởng của tư bản nước
ngồi lên mơi trường thương mại hoặc sự chi phối trong từng ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh thì bắt buộc địi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia ln cần phải có
những doanh nghiệp hoặc tập đồn kinh tế giữ vai trò đầu tàu để dẫn dắt, định
hướng thị trường và bảo vệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước sức ép cạnh
tranh, thơn tính của các đối thủ lớn đến từ nước ngồi. Nói cách khác, các doanh
nghiệp và tập đoàn kinh tế ở trong nước cần đủ lớn về quy mơ và phải có đủ sức
mạnh để cạnh tranh, đương đầu với các đối thủ đến từ khu vực nước ngồi, Mặt
khác, chính các doanh nghiệp hay tập đoàn kinh tế lớn mạnh cũng sẽ là trụ đỡ để
dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tồn tại và cùng phát triển.
Tuy nhiên, như đã nói, do khu vực DNTN hiện nay của Việt Nam vẫn chưa
đủ tầm và lực để trở thành các doanh nghiệp đầu tàu, vậy nên, các DNNN tất yếu
vẫn phải đảm nhận vai trò làm đầu tàu kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực, ngành
nghề kinh doanh trọng yếu của nền kinh tế. Bởi có như vậy, các doanh nghiệp nhỏ
và nền kinh tế thị trường non trẻ của Việt Nam mới có thể trụ vững và ổn định
trước sức ép cạnh tranh khốc liệt của kinh tế quốc tế. Do vậy, có thể khẳng định,
để phù hợp với tình hình trước mắt, trong giai đoạn đầu của hội nhập kinh tế quốc
tế, các DNNN vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò “là đầu tàu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình
thức sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt, như các lĩnh vực cần
nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới hình

thành”. Hay, DNNN tiếp tục tham gia nắm giữ một số vị trí thiết yếu, quan trọng
để giữ vững định hướng xã hội, làm đối trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế (bán
buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện; khai thác khoáng sản quan trọng; một số
sản phẩm cơ khí, điện tử, cơng nghệ thơng tin quan trọng; bảo trì đường sắt, sân
bay,...)”. Nói tóm lại, vai trị làm đầu tàu kinh tế của DNNN cịn chính là để bảo

3


đảm sự cạnh tranh quốc gia khi các DNTN của Việt Nam hiện vẫn chưa đủ tầm và
lực để làm đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế.
2.2. Chỉ có Nhà nước thơng qua các Danh nghiệp nhà nước mới có
quyền quản lý và khai thác đối với những loại hàng hóa, dịch vụ và tài nguyên
thiên nhiên đặc biệt quan trọng của đất nước.
Mặc dù trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp khơng phân
biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật và đều
được phép kinh doanh trong những lĩnh vực mà pháp luật cho phép. Tuy nhiên, với
những lĩnh vực đặc biệt quan trọng như sản xuất các loại hàng hóa, dịch vụ để
phục vụ an ninh, quốc phịng (sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị chun dụng cho
quốc phòng, an ninh,...) hay khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên đặc biệt
thuộc sở hữu toàn dân như dầu mỏ, than đá, thủy điện, lâm sản, các kim loại quý
giá,… việc sản xuất, kinh doanh hay khai thác ln cần có sự tham gia và quản lý
của Nhà nước. Bởi lẽ, đây là các loại tài sản thuộc sở hữu tồn dân và chỉ có Nhà
nước mới có quyền đại diện để quản lý, khai thác và sử dụng. Hơn nữa, đây lại là
những nguồn tài nguyên rất giá trị và khó có thể phục hồi nên nếu giao cho tư nhân
thì có thể dẫn đến việc khai thác, quản lý và sử dụng khơng có kế hoạch hoặc tận
thu q mức. Do đó, chỉ thơng qua các DNNN trực tiếp quản lý, khai thác các loại
hàng hóa, dịch vụ và tài ngun đặc biệt trên thì Nhà nước mới có thể giữ gìn, bảo
vệ và phát huy tốt các giá trị của chúng.
2.3. Chỉ có Doanh nghiệp nhà nước mới hoạt động trong những lĩnh

vực, khu vực hay địa bàn có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
Có nhận định cho rằng, “về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục
đích hoạt động, kinh tế nhà nước có vai trị quan trọng trong gánh vác chức năng
xã hội. Vai trò này thể hiện ở chỗ, kinh tế nhà nước phải đảm nhận những ngành ở
những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư nhân không muốn đầu
tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm nhận
các ngành sản xuất hàng hóa cơng cộng thiết yếu, thực hiện các chính sách an sinh
xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo,...”. Khác với các DNTN khi mục
tiêu hoạt động thường chỉ hướng đến việc tìm kiếm lợi nhuận, các DNNN bên

4


cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế còn tùy theo từng nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể
để thực hiện các công việc hướng đến việc đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Do
vậy, trong nhiều trường hợp, DNNN có thể hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận
mà chỉ hướng đến việc phục vụ đời sống xã hội hay phát triển kinh tế tại địa
phương. Trên thực tế, tại nhiều khu vực, địa bàn đặc biệt khó khăn hoặc rất khó có
khả năng thu được lợi ích kinh tế thì các DNTN thường khơng đầu tư. Tuy vậy,
đây lại chính là những nơi mà các DNNN phải liên tục hoạt động chỉ để nhằm mục
đích hỗ trợ, giúp đỡ người dân tại địa phương có thể trụ vững và cải thiện, nâng
cao đời sống. Điển hình trong đó, các DNNN tham gia vào các chương trình xóa
đói giảm nghèo, hay mở đường, trường, trạm tại các khu vực, địa bàn miền núi và
tại các địa bàn xa xơi hẻo lánh. Ngồi ra, “các DNNN cịn thực hiện nhiệm vụ
chính trị - xã hội trong một số lĩnh vực, làm đầu tàu, tạo động lực phát triển để thu
hút các thành phần kinh tế khác tham gia, đóng góp tích cực vào chương trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, chung tay xây dựng nơng
thơn mới, tham gia các hoạt động tại địa phương, góp phần vào việc ổn định an
ninh, chính trị, an sinh xã hội trên địa bàn, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã
hội đất nước”. Hơn nữa, với hoàn cảnh của Việt Nam khi điều kiện sống tại nhiều

địa phương, vùng miền cịn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn thì hoạt động của các
DNNN cịn thể hiện tính nhân văn, tinh thần tương thân tương ái và sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân.
Từ đó cho thấy, cho dù trong mơi trường kinh tế hội nhập và cạnh tranh gay
gắt thì vai trị của DNNN trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội vẫn
ln được chú trọng. Hay có thể nói, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, mặc dù phải
cạnh tranh và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, nhưng các DNNN vẫn sẽ
tiếp tục hoạt động vì mục tiêu phát triển xã hội.
2.4. Doanh nghiệp nhà nước thường có uy tín, ảnh hưởng rất lớn nên dễ
dàng chiếm được niềm tin để thu hút, mời gọi các nhà đầu tư.
DNNN thường nắm trong tay những đặc quyền mà có lẽ các DNTN rất khó
có được. Nghiên cứu cho thấy, DNNN ln có “nguồn tài ngun, cơ sở vật chất,
nguồn vốn bổ sung từ ngân sách quốc gia và những độc quyền kinh doanh được

5


tạo ra từ cơ quan chủ quản”. Những điều kiện thuận lợi này giúp cho DNNN có uy
tín và ảnh hưởng rất lớn. Còn đối với các nhà đầu tư khi hợp tác, kinh doanh với
DNNN, thông thường, nhà đầu tư đều biết các DNNN có rất nhiều ưu thế. Hơn
nữa, còn bởi quan niệm, DNNN vốn do Nhà nước đầu tư thành lập, thế nên,
DNNN luôn được bảo hộ và thường nhận được nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ từ
Nhà nước. Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư mới lần đầu
đến làm ăn kinh doanh thì khi quyết định chọn đối tác kinh doanh thường ưu tiên
chọn lựa các DNNN. Bởi lẽ, như đã nói, các DNNN tại Việt Nam thường là các
doanh nghiệp đầu ngành với quy mô rất lớn, có uy tín kinh doanh và lại cịn rất
nhiều các điều kiện thuận lợi như cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Nhà nước.
Do đó, những yếu tố thuận lợi của DNNN đã mang đến sự yên tâm, tin
tưởng và sự đảm bảo vững chắc cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, trong
giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, làn sóng đầu tư ln mở rộng và ngày càng

nhiều nhà đầu tư ở khắp nơi trên thế giới muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại các
thị trường mới nổi. Vì thế, với khả năng và uy tín của mình, các DNNN của Việt
Nam đã thu hút, mời gọi và giữ chân các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài đến làm ăn,
sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, các DNNN đã tạo ra rất nhiều việc làm và đóng góp
rất lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tóm lại, khơng chỉ tại Việt Nam mà “ngay ở các nước tư bản có nền kinh tế
thị trường phát triển cao, kinh tế nhà nước nói chung và DNNN nói riêng vẫn có
vai trị rất quan trọng”. Bởi lẽ, trong xã hội có nhiều lĩnh vực, ngành nghề mà
DNTN chưa đủ điều kiện để có thể khai thác và hoạt động hiệu quả. Do vậy, trong
giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế, các DNNN vẫn tiếp tục
giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và DNTN chưa thể
thay thế ngay được.
3. Vai trò của của Doanh nghiệp tư nhân hiện nay
Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh
tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả “thực sự trở thành một động lực
quan trọng trong phát triển kinh tế”. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng
vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành

6


phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phịng
trong tình hình mới. Kinh tế tư nhân nói chung và DNTN nói riêng đã và đang lớn
mạnh từng ngày và có vai trị rất quan trọng với những đóng góp lớn nền kinh tế,
cụ thể như sau:
3.1. DNTN là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế
Trước hết, khi Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và “khuyến khích hình thành, phát
triển những tập đồn kinh tế tư nhân mạnh” là thông điệp vô cùng quan trọng,
nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội. Từ đó, tạo cơ sở cho việc huy

động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, bảo
vệ Tổ quốc. Bởi kinh tế tư nhân bản chất là thành phần kinh tế mà tồn dân có thể
tham gia; ln năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường và mang sẵn tố chất
“cần cù và linh hoạt” của người Việt Nam. Lịch sử đã chứng minh, khi đất nước
còn họa ngoại xâm, cho dù bị tư bản Pháp, Mỹ chèn ép khốc liệt nhưng vẫn có
những doanh nhân đất Việt vươn lên kinh doanh thành công. Sự tồn tại bền bỉ của
kinh tế hộ cá thể, tiểu chủ trong suốt thời bao cấp cũng là một minh chứng cho
“năng lực nội sinh” bền bỉ của kinh tế tư nhân. Nhìn chung, trong khu vực kinh tế
tư nhân thì DNTN chiếm tỷ trọng đóng góp rất lớn và có vai trị chủ đạo, dẫn dắt
cả khu vực kinh tế nên khi nhắc đến nền kinh tế tư nhân, chúng ta thường hiểu đó
là DNTN. Với cơ hội mới được tạo ra từ Đại hội XIII của Đảng, chắc chắn DNTN
ở nước ta sẽ vươn tới những thành cơng mới, ngày càng có đóng góp nhiều hơn
vào sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng của đất nước.
Ngồi ra, khi ghi nhận kinh tế tư nhân có vai trị là “động lực quan trọng
của nền kinh tế”, sẽ có cuộc cách mạng mới về tư duy, thống nhất tư tưởng, nhận
thức và hành động trong hệ thống chính trị, cũng như toàn xã hội về việc hoàn
thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân nói chung
và các DNTN nói riêng phát triển mạnh. Bởi, DNTN với tư cách là “một động lực
quan trọng”, thì về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải tạo mọi
điều kiện để phát huy tốt nhất động lực đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
phải coi phát triển của các DNTN là một bộ phận của công cuộc phát triển lực

7


lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; là một trong những phương tiện cần được ưu tiên để đạt đến mục đích nâng
cao năng suất lao động xã hội - yếu tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc đổi
mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp to lớn vào q trình phát triển kinh

tế trên nhiều lĩnh vực
Theo báo cáo Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam
(CPSD), do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện trong những năm qua, cho thấy:
thời gian qua khu vực kinh tế tư nhân, mà chủ yếu là các DNTN đã đóng vai trị
tiên phong trong sự phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam nói chung. Kinh tế tư
nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; chiếm
30% thu ngân sách nhà nước; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền
kinh tế, tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 34,1% cao
hơn mức đóng góp 27,7% của 17 DNNN, góp phần quan trọng trong huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện
đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Hiện nay, DNTN chiếm khoảng 98% trong tổng số hơn 800.000 doanh
nghiệp đang hoạt động. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã đạt tầm cỡ quốc tế như
Vingroup, T&T Group, Thaco, Vietjet, FLC, Vinamilk,… và có ảnh hưởng đến
chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện nay, Theo thống kê, hiện tại đã có 29 doanh nghiệp
Việt Nam có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD trên thị trường chứng khốn. Trong số
đó có 9 DNTN như Vingroup, Masan, Vietjet, Techcombank, Thế Giới Di Động,
Novaland, Hịa Phát,... có 6 tỷ phú tham gia vào câu lạc bộ tỷ phú thế giới năm
2021. Nhiều DNTN đạt kim ngạch xuất khẩu cao, đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng kinh tế, thu ngân sách và giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.
Hiện nay, các DNTN đã có thể làm được những việc mà trước đây chỉ Nhà
nước mới được làm như: xây dựng sân bay, cảng biển quốc tế trị giá hàng nghìn tỷ
đồng; sản xuất ơ tơ, tham gia vào lĩnh vực hàng khơng... Đặc biệt, phải nói đến
lĩnh vực sản xuất ô tô, suốt mấy chục năm qua, lực lượng kinh tế nhà nước đã

8


không thể thực hiện được khát vọng ô tô “made in Vietnam” thì đến nay, các tập

đồn kinh tế tư nhân là Thaco, VinFast đang biến khát vọng đó thành hiện thực.
Doanh nghiệp Việt đã có thể tự sản xuất ơ tơ, thậm chí, ơ tơ Vinfast cịn xác lập 3
kỷ lục thế giới, gồm: chỉ cần 21 tháng để hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp
đặt dây chuyền sản xuất để đi vào sản xuất hàng loạt; cho ra xe mẫu chỉ sau 11
tháng từ khi khởi công nhà máy; cho ra xe thương mại sau chưa đầy 2 năm.
Các cơng trình quan trọng trong vận tải như Cảng hàng không quốc tế Vân
Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và đang đầu
tư cao tốc Vân Đồn - Móng Cái của Tập đồn Sun Group. Trong đó, sân bay Vân
Đồn được xây dựng và hoàn thành trong thời gian chưa tới 2 năm, là cơng trình có
thời gian xây dựng nhanh nhất Việt Nam, góp phần đưa cảng hàng khơng quốc tế
Vân Đồn được vinh danh là “Sân bay mới hàng đầu châu Á 2019”.
DNTN đã và đang lớn mạnh từng ngày và có những đóng góp lớn nền kinh
tế. Cùng với đó là sự phấn đấu, sáng tạo khơng ngừng trong những lĩnh vực tưởng
chừng Việt Nam không thể làm được. Điều này góp phần đưa tên tuổi của Việt
Nam vươn ra trường quốc tế.
3.3. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp to lớn vào q trình ổn định chính
trị, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng
Tuan điểm của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò “động
lực quan trọng của nền kinh tế” của kinh tế tư nhân thể hiện sự ghi nhận của Đảng,
Nhà nước và nhân dân trước những đóng góp to lớn của thành phần kinh tế này
vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng.
Thực tiễn 35 năm đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế tư
nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển
kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn
định chính trị, an sinh xã hội của đất nước.
Ngồi ra, DNTN cịn cùng với Nhà nước góp sức phịng, chống dịch bệnh,
thiên tai, cứu trợ nhân dân bị nạn, tài trợ cho các giải thể thao, câu lạc bộ bóng đá,
những sự kiện kinh tế - xã hội lớn của đất nước.


9


Bên cạnh những thành tựu “rất quan trọng” về kinh tế, vị thế của DNTN
ngày càng được nâng cao trong đời sống chính trị, xã hội. Hiện nay, các văn bản
pháp luật liên quan đến kinh tế đều được Quốc hội, Chính phủ u cầu phải có ý
kiến cộng đồng DNTN thơng qua Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam
(VCCI) trước khi ban hành.
Xét ở khía cạnh quốc phịng, sự phát triển của DNTN những năm qua đã
trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần củng cố “thế trận lịng dân”, ổn định mơi trường
chính trị - xã hội, tăng cường các tiềm lực chính trị - tinh thần, tiềm lực kinh tế,
tiềm lực khoa học - công nghệ của nền quốc phịng tồn dân. Sự phát triển rộng
khắp của các DNTN, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải
đảo đã trực tiếp góp phần hồn thiện thế trận quốc phịng tồn dân; từng bước đáp
ứng tốt nhu cầu thường xuyên và đột xuất của lực lượng vũ trang. Các chủ DNTN
trên mọi miền Tổ quốc đã tham gia thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hậu
phương quân đội, “đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có
cơng với cách mạng; hỗ trợ các hoạt động của dân quân, tự vệ... Điều đó cho thấy
tiềm lực, vai trị, giá trị đóng góp của DNTN vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc là vô cùng to lớn. Và, quan điểm DNTN là động lực quan trọng của nền kinh
tế được Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định là khách quan, khoa học, hợp
lịng dân.
Tóm lai, Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình
đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
Trong quản lý và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế,
cần phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước, đồng thời kiểm tra, giám sát, kiểm
sốt, thực hiện cơng khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực.

Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập sâu rộng như hiện nay, các thành
phần kinh tế vừa tồn tại độc lập, cạnh tranh, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Việc
thực hiện phát triển chính sách kinh tế nhiều thành phần sẽ phát huy được lợi thế,

10


tiềm năng, nguồn lực và vai trò của từng thành phần kinh tế trong xây dựng và
phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội./.

11



×