Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận pháp luật về điều chỉnh hoạt động ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.74 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

MÔN: LUẬT NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

Sinh viên thực hiện
:

:

số

sinh

viên

Lớp
:
Giáo
dẫn :

viên

hướng

Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2022


1


1. Tổng quan về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và pháp luật về ngoại hối
1.1 Khái niệm “Ngoại hối”
Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc
tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ.
Trong pháp luật, các nhà soạn luật chọn giải pháp định nghĩa ngoại hối bằng
cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối. Theo Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh số
28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 về ngoại hối thì “ngoại hối” bao gồm:
● Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi
là ngoại tệ)
● Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu
nhận nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh tốn khác;
● Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
● Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của
người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang
vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
● Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng quốc tế.
1.2 Khái niệm “hoạt động ngoại hối” và sự hình thành thị trường ngoại hối
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của “hoạt động ngoại hối”
Theo Khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, “hoạt động ngoại hối”
được hiểu như sau: Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người
trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến
ngoại hối.


2
Những đặc trưng cơ bản của “hoạt động ngoại hối”:

● Thứ nhất, chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú và người không
cư trú, trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng
ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và
các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.
● Thứ hai, đối tượng của hoạt động ngoại hối chính là các loại ngoại hối được
phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối.
● Thứ ba, nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm hoạt động giao dịch vãng
lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về
ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của “thị trường ngoại hối”
Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình. Các nước có áp
dụng đồng tiền khu vực cũng được hiểu tương tự. Giao lưu kinh tế giữa các
nước hoặc vùng lãnh thổ dẫn đến việc trao đổi các đồng tiền khác nhau. Việc
mua bán tiền và tiền gửi ghi bằng những đồng tiền riêng biệt hình thành thị
trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.
Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng
(85% tổng doanh số giao dịch), nên theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là nơi
mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank.
Những đặc trưng cơ bản của “thị trường ngoại hối”
● Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt 24/24 trên phạm vi toàn cầu;
● Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế;
● Đối tượng chủ yếu được mua bán trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền
gửi ghi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản
khác có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh;


3
● Thị trường ngoại hối ở một quốc gia bao giờ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc
của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.

Ở nước ta, Nhà nước thực hiện kiểm soát hoạt động ngoại hối trên thị trường
thông qua cơ quan chức năng của Chính phủ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo điều 31, 32, 33, 34 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân
hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại
hối trong nước và quốc tế với hai tư cách:
● Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước
● Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua, bán ngoại hối trên thị trường
trong nước và quốc tế nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
1.3 Khái niệm tỷ giá hối đoái và cơ sở xác minh tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái hay còn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Được hiểu là tỷ giá của
một đồng tiền này có thể được quy đổi cho một đồng tiền khác, tỷ giá giữa 2 loại
tiền tệ, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ. Theo
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, định nghĩa tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giữa giá
trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài, có sự điều tiết của
Nhà Nước trên thị trường và do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định và
công bố. Ví dụ: Tỷ giá hay 1USD = 22.865 VND. Tỷ giá hối đoái thường bị ảnh
hưởng bởi yếu tố thương mại, lạm phát, thu nhập và lãi suất.
Hiện nay có 7 cách phân loại tỷ giá hối đối:
● Căn cứ vào giá trị tỷ giá
● Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
● Căn cứ vào thời điểm giao dịch ngoại hối
● Căn cứ vào kỳ hạn thanh toán
● Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
● Tỷ giá hối đoái song phương


4
● Tỷ giá hối đối hiệu dụng
Hiện nay có 3 loại chế độ tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối
đoái cố định, tỷ giá hối đối thả nổi có điều tiết

Cơ sở xác minh tỷ giá hối đối:
Tỷ giá hối đối này được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ. Bản chất
tỷ giá là giá cả của một đơn vị tiền tệ và phụ thuộc vào cung cầu về đồng tiền đó
trên thị trường nên tỷ giá sẽ thay đổi nếu cung cầu thay đổi.
Có nhiều phương pháp xác định tỷ giá hối đối khác nhau tuỳ thuộc vào mục
đích kinh doanh, sự phát triển của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá, dịch
vụ trên thế giới. Việc xác định tỷ giá hối đoái giúp các nhà kinh doanh có thể
xây dựng phương án kinh doanh sao cho có lợi nhất.
● Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở ngang giá vàng (Gold parity): Đây là
phương pháp so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng tiền với nhau.
● Xác định tỷ giá hối đoái trên cơ sở cân bằng sức mua (Purchasing Power
Parity): Phương pháp này dựa trên cơ sở so sánh sức mua giữa hai đồng tiền,
dùng để so sánh giá cả hàng hoá, dịch vụ, xây dựng phương án kinh doanh
xuất nhập khẩu và thực hiện các nghiệp vụ hải quan.
2. Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về ngoại hối
2.1 Các chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngoại hối
• Chính phủ
✔ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối;
✔ Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối;
✔ Xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối thuộc
thẩm quyền.
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


5
✔ Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản
lý nhà nước đối với hoạt động ngoại hối.
✔ Chủ trì xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại hối
thuộc thẩm quyền.
✔ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khi xây dựng các văn bản pháp luật có

nội dung liên quan đến ngoại hối.
✔ Cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động ngoại hối.
✔ Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động ngoại hối quy định tại Nghị
định này và việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
✔ Xử lý các hành vi vi phạm về ngoại hối thuộc thẩm quyền.
2.2 Đối tượng chịu sự quản lý nhà nước về ngoại hối
Chủ thể của hoạt động ngoại hối (hay còn gọi là đối tượng chịu sự quản lí của
nhà nước về ngoại hối) là người cư trú và người không cư trú trực tiếp tham gia
vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến
ngoại hối.
Có 2 dấu hiệu để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản
lí nhà nước về ngoại hối:
● Tổ chức, cá nhân phải là người cư trú, người không cư trú theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
● Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
2.3 Nội dung quản lý nhà nước về ngoại hối
Nhà nước thực hiện việc quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương
thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà
nước trong quản lý ngoại hối; quy định những hành vi pháp lý cụ thể mà các chủ
thể có hoạt động ngoại hối phải thực hiện (với tư cách là nghĩa vụ) hoặc có thể


6
thực hiện (với tư cách là quyền); quy định các chế tài áp dụng đối với người vi
phạm pháp luật về ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ (ổn
định giá trị đồng tiền), tỷ giá và cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2.3.1 Chế độ quản lý nhà nước về ngoại tệ
Theo quy định tại Luật NHNN năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật

liên quan, tỷ giá hối đối của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở cung
cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. NHNN cơng bố tỷ giá
hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá. Tổ chức và phát triển
thị trường ngoại tệ; Tổ chức, quản lý, tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng.
Cơ chế điều hành tỷ giá, thực hiện can thiệp và điều tiết thị trường ngoại tệ phải
đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá trong từng giai đoạn,
thời kỳ khác nhau, phù hợp với các mục tiêu vĩ mô của Chính phủ về kiềm chế
lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và ổn định thị
trường ngoại hối.
● Nghiên cứu, hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách tỷ giá và kế
hoạch tổ chức và phát triển thị trường ngoại tệ.
● Quản lý thị trường ngoại hối, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
● Theo dõi tỷ giá mua, bán ngoại tệ, doanh số mua bán ngoại tệ và quản lý
trạng thái ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối và thực
hiện can thiệp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
● Công bố tỷ giá đồng Việt Nam với các ngoại tệ.
● Soạn thảo, bổ sung, sửa đổi các văn bản thuộc lĩnh vực điều hành tỷ giá, thị
trường ngoại tệ, các công cụ quản lý thị trường ngoại tệ.
● Phối hợp với các đơn vị trong việc thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ
hoạch định chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá.


7
2.3.2 Chế độ quản lý nhà nước đối với vàng tiêu chuẩn quốc tế
Theo quy định tại Luật NHNN năm 2010 và Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày
03/04/2012 về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhiệm vụ của NHNN về
quản lý hoạt động kinh doanh vàng như sau:
Xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát
triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp

luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các biện pháp và công cụ cần thiết theo quy định của pháp luật và
phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ để bình ổn
thị trường vàng. Thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy
định của pháp luật nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững thị trường
vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị
trường trong nước và xuất khẩu;
Cấp, thu hồi giấy phép và giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động kinh doanh,
sản xuất vàng theo quy định của pháp luật; bao gồm:
● Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
● Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
● Giấy phép xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
● Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân.
● Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ
tướng Chính phủ cho phép.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ
nghệ; hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt
động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
2.4 Chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối
2.4.1 Các loại hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối


8
Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau; tại tổ chức không được phép thu đổi
ngoại tệ.
Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định
của pháp luật hoặc có niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ nhưng hình thức, nội
dung niêm yết tỷ giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký, thông báo với
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố đối với các trường hợp thay đổi

liên quan đến hoạt động đại lý đổi ngoại tệ.
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc làm thủ tục đề nghị Ngân
hàng Nhà nước chấp thuận điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung giấy phép thu, chi ngoại
tệ và hoạt động ngoại hối khác.
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thủ tục hành chính: thủ tục
chấp nhận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước đầu tư; việc đăng ký, đăng ký
thay đổi khoản vay nước ngoài, khoản phát hành trái phiếu quốc tế; đăng ký,
đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngồi, khoản thu hồi nợ bảo lãnh cho
người khơng cư trú; đăng ký, đăng ký thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan đến
hoạt động đầu tư ra nước ngồi; đăng ký chương trình cổ phiếu thưởng phát
hành ở nước ngoài; đăng ký hạn mức tự doanh …
Ký hợp đồng đại lý đổi ngoại tệ với tổ chức không đủ điều kiện làm đại lý đổi
ngoại tệ; không hướng dẫn, kiểm tra đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của pháp
luật.
Không thực hiện đúng trách nhiệm của đại lý đổi ngoại tệ theo quy định của
pháp luật; làm đại lý đổi ngoại tệ đồng thời cho hai tổ chức tín dụng trở lên
khơng đúng quy định của pháp luật.
Thanh tốn cơng cụ chuyển nhượng bằng ngoại tệ khơng đúng quy định về hoạt
động ngoại hối.


9
Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài
khoản tại Việt Nam để thực hiện một trong các hoạt động: Đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam; đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; vay, trả nợ nước ngoài; cho
vay, thu hồi nợ nước ngồi, phát hành chứng khốn ở nước ngồi của người cư
trú là tổ chức; phát hành chứng khoán tại Việt Nam của người không cư trú là tổ
chức và các giao dịch vốn khác.
Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc thu phí, áp dụng tỷ
giá chi trả trong hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ.

Quy định tỷ giá, các khoản chi hoa hồng, môi giới bằng tiền, hiện vật vượt biên
độ tỷ giá theo quy định của pháp luật.
Thực hiện việc rút vốn, trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài; giải ngân, thu
hồi nợ đối với các khoản cho vay ra nước ngoài; thực hiện thu hồi nợ bảo lãnh
cho người không cư trú; thực hiện chuyển tiền phục vụ hoạt động đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định
của pháp luật.
Chuyển, mang ngoại tệ, đồng Việt Nam ra nước ngồi, vào Việt Nam khơng
đúng quy định của pháp luật, trừ các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hải quan.
Khơng thực hiện đúng trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế làm đại
lý chi, trả ngoại tệ, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trong việc
cập nhật sổ sách kế toán, lưu giữ chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật.
Cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch liên quan đến
khoản vay nước ngoài, khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngồi, bảo lãnh cho
người khơng cư trú, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra
nước ngồi và các giao dịch vốn khác khơng đúng quy định của pháp luật.


10
Quy đổi mệnh giá đồng tiền quy ước không đúng quy định của pháp luật đối với
doanh nghiệp kinh doanh trị chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngồi,
doanh nghiệp kinh doanh casino.
Khơng thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc mở, đóng, sử dụng tài
khoản chuyên dùng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có
thưởng dành cho người nước ngồi, hoạt động kinh doanh casino.
2.4.2 Các chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối
Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tiền tệ và ngân hàng:
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành

chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: Tổ chức tín dụng; đơn vị phụ thuộc
của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngồi; văn phịng đại diện của
tổ chức tín dụng nước ngồi, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng;
doanh nghiệp; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức khác được
thành lập, hoạt động tại Việt Nam.
Nghị định quy định các hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi
vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là
2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.
Mục 7 Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi
vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng. Theo quy định
hiện hành, traders (những người tham gia giao dịch) vừa vi phạm pháp luật về
hoạt động ngoại hối, vừa không được pháp luật bảo vệ nếu có tranh chấp, xung
đột xảy ra, cụ thể tại Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP.
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định:


11
Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người
khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp khơng được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp
dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng khơng có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho
đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật; …
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000
đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới
3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


12
THỰC TRẠNG VÀ LỜI KHUYẾN CÁO CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG
Thời gian gần đây thị trường ngoại hối, hay còn gọi là các sàn forex hoạt động
rầm rộ trên không gian mạng, nhiều người tham gia đầu tư nhưng không hiểu
rõ về loại hình này, có người quan niệm tham gia như một trị đánh bạc, như
một dạng mơ hình đa cấp biến tướng, bên cạnh đó có những người vì lợi nhuận
đã quảng cáo, giới thiệu trái phép hoạt động ngoại hối này. Về bản chất thì
Forex (ngoại hối) – là sự trao đổi tiền tệ trên thị trường tài chính tồn cầu (viết
tắt của từ tiếng Anh - FOReign EXchange).
Thị trường ngoại hối (Forex, FX, hoặc thị trường tiền tệ) là một thị trường phi
tập trung toàn cầu cho việc trao đổi các loại tiền tệ. Nó cũng hỗ trợ đầu cơ trực
tiếp trong giá trị của các tiền tệ, và carry trade, một dạng đầu cơ dựa trên sự
chênh lệch lãi suất giữa hai loại tiền tệ. Về bản chất thì Forex (ngoại hối) – là
sự trao đổi tiền tệ trên thị trường tài chính tồn cầu (viết tắt của từ tiếng Anh FOReign EXchange).
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về việc cần thiết của việc luân chuyển tiền tệ tự do
giữa các quốc gia với nhau. Mục đích ban đầu của Forex – chỉ là trao đổi tiền
tệ, nhưng theo thời gian mọi người đã học được cách kiếm tiền trên sự khác biệt
của tỷ giá hối đoái và những sự đầu tư này đã trở thành nguồn thu nhập không
nhỏ đối với nhiều người.
Mảng Forex ở nước ta hiện nay mới chỉ được NHNN cấp phép cho các tổ chức
tín dụng, trong đó các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng nước ngồi, các
cơng ty tài chính quốc tế là những tổ chức hoạt động hiệu quả. Đối với các tổ

chức tín dụng trong nước, chỉ có một vài cái tên có kết quả kinh doanh mang lại
hiệu quả cao là Vietcombank, STB...
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều đối tượng thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp
biến tướng đã chuyển sang lĩnh vực này, mua các trang Web của nước ngoài,
hướng dẫn người chơi tham gia các sàn Forex này. Các đối tượng đưa ra thông
tin gian dối là các đồng tiền kĩ thuật số mà người chơi bỏ tiền ra mua có thể đổi


13
lại thành đô la Mỹ hoặc tiền mặt Việt Nam đồng. Các đối tượng sử dụng mơ
hình kinh doanh đa cấp để phát triển hệ thống, lấy tiền của người vào sau, trả
cho người vào trước.
⇨ Dưới góc độ pháp lý thì các tổ chức, cá nhân mua các trang Web của nước
ngoài hoặc tự lập những trang Web của nước ngoài để thực hiện hoạt động
ngoại hối, thực hiện việc mua bán trên các sàn Forex do họ tự lập là hành vi
vi phạm pháp luật. Hành vi này thiếu sự quản lý, cho phép của cơ quan chức
năng nên được xác định là hành vi vi phạm pháp luật
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương từng đưa ra cảnh
báo: việc quảng cáo, kêu gọi đầu tư thông qua các sàn đầu tư tài chính, đặc biệt
là hình thức đầu tư thị trường ngoại hối Forex tại Việt Nam có dấu hiệu của
việc kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép. Cụ thể, các cơng ty tài
chính, các sàn Forex trái phép này thường lơi kéo người tham gia bằng hình thức
trả thưởng, "hoa hồng" cho môi giới sau khi họ mời thêm thành viên; đồng thời,
xây dựng hệ thống kinh doanh nhiều cấp, nhiều nhánh.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam khẳng định chưa cấp phép cho bất cứ tổ chức,
cá nhân nào kinh doanh hình thức sàn giao dịch vàng, ngoại hối (Forex). Do đó,
mọi hình thức tổ chức kinh doanh, giao dịch sàn Forex vi phạm pháp luật sẽ
được xử lý theo quy định của pháp luật.




×