Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Pháp luật về điều chỉnh hoạt động ngoại hối hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.16 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỌC PHẦN: LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI HỐI
Giảng viên: TS. Nguyễn Vinh Hưng

HÀ NỘI – 2022
1


MỤC LỤC

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI ........3
1.1 Khái niệm ngoại hối .....................................................................................................3
1.2 Khái niệm hoạt động ngoại hối và thị trường ngoại hối ...............................................4
1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoại hối .................................................................................4
1.2.2 Thị trường ngoại hối .................................................................................................5
CHƯƠNG II . PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI HỐI ..............................................................8
2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối ....................................8
2.1.1 Các chủ thể có thẩm quyền quản lí nhà nước về ngoại hối ........................................8
2.1.2 Đối tượng quản lí nhà nước về ngoại hối ..................................................................9
2.1.3 Nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối ....................................................................9
2.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối...................................................................10
2.2.1 Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai ......................................................10
2.2.2 Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vốn...............................................................11
2.3 Pháp luật điều chỉnh đối với hành vi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam ........13
2.4 Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối ......................................14
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT NAM. . .17
3.1 Công tác quản lý các giao dịch vốn.............................................................................17
3.2 Công tác quản lý các giao dịch vãng lai và hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ....18



2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI HỐI VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
1.1 Khái niệm ngoại hối
Cho đến nay , các cơng trình nghiên cứu chưa đưa ra định nghĩa chính thức về ngoại
hối . Tuy nhiên , hầu hết các nghiên cứu về ngoại hối đều thống nhất quan điểm cho rằng
ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại
tệ , vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ .
Trong pháp luật thực định , nhà soạn luật chọn giải pháp định nghĩa về ngoại hối bằng
cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối .
Theo cách định nghĩa này , ngoại hối bao gồm :
a ) Đồng tiền của quốc gia , lãnh thổ khác , đồng tiền chung châu Âu và các đồng tiền
chung khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực ( gọi là ngoại tệ ) ;
b ) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ , gồm : séc , thẻ thanh toán , hối phiếu đòi nợ ,
hối phiếu nhận nợ , chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác ;
c ) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ , gồm : trái phiếu chính phủ , trái phiếu công ty
, kỳ phiếu , cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác ;
d ) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước , trên tài khoản ở nước ngoài của người cư
trú ; vàng dưới dạng khối , thỏi , hạt , miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam ;
đ ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển
vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh tốn quốc tế .
Định nghĩa trên có thể xem là ví dụ cho thấy nội hàm của khái niệm ngoại hối có thể
được hiểu khơng hồn tồn giống nhau trong pháp luật của các nước . Trong các cơng
trình nghiên cứu , người ta chủ trương tìm hiểu về những tác động hay ảnh hưởng của
ngoại hối đối với đời sống kinh tế - xã hội và thiết lập cơ chế quản lý , sử dụng chúng vào
mục đích tăng trưởng kinh tế , ổn định xã hội chứ không chủ trương xây dựng định nghĩa
hoàn chỉnh về ngoại hối và chỉ ra các đặc điểm của ngoại hối .


3


1.2 Khái niệm hoạt động ngoại hối và thị trường ngoại hối
1.2.1 Khái niệm hoạt động ngoại hối
Hoạt động ngoại hối là thuật ngữ có thể được hiểu và tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau .
* Xét từ góc độ khoa học pháp lí, hoạt động ngoại hối được hiểu là tổng hợp các hành
vi pháp lí do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt các tài sản được coi là ngoại hối. Các hành vi pháp lí này có thể có tính chất là hành
vi dân sự hay hành vi thương mại, tuỳ thuộc vào việc người thực hiện chúng vì nhu cầu
dân sự hay thương mại .
* Xét từ góc độ pháp luật thực định, hoạt động ngoại hối được quan niệm là “ hoạt
động của người cư trú , người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử
dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam , hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao
dịch khác liên quan đến ngoại hối ” .
Từ các định nghĩa trên đây, có thể phân biệt hoạt động ngoại hối với các loại hình hoạt
động kinh tế khác ở 3 đặc trưng cơ bản, đó là chủ thể, đối tượng và nội dung của hoạt
động ngoại hối:
- Chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú và người không cư trú , trực tiếp
tham gia vào các giao dịch vãng lai , giao dịch vốn , sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam , hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại
hối .
- Đối tượng của hoạt động ngoại hối chính là các loại ngoại hối được phép lưu thông
trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối .
- Nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dịch vãng lai , giao dịch vốn , các
hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam .

1.2.2 Thị trường ngoại hối

A. Sự hình thành thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch ngoại hối . Loại thị trường này được
hình thành từ chính các hoạt động ngoại hối của các chủ thể là người cư trú và người
4


không cư trú . Sự tồn tại của hoạt động ngoại hối trong đời sống kinh tế - xã hội chính là
biểu hiện cụ thể của sự tồn tại thị trường ngoại hối . Hoạt động ngoại hối diễn ra như thế
nào thì thị trường ngoại hối tồn tại trong trạng thái như vậy . Chỉ có thể nhận biết và đánh
giá được hiện trạng của thị trường ngoại hối thông qua những biểu hiện cụ thể của hoạt
động ngoại hối .
Có thể phân biệt thị trường ngoại hối với các loại thị trường khác qua những đặc điểm
chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, thị trường ngoại hối ( điển hình là thị trường hối đối ) hoạt động liên tục
suốt 24/24 giờ trên phạm vi toàn cầu với lưu lượng khổng lồ các ngoại tệ được lưu chuyển
qua thị trường .
- Thứ hai, đối tượng chủ yếu được mua bán trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền
gửi ghi bằng ngoại tệ tại các ngân hàng , ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác ( kim
loại quý , phương tiện thanh toán quốc tế ... ) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh .
- Thứ ba, thị trường ngoại hối ở một quốc gia bao giờ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của
tình hình kinh tế , chính trị , xã hội trong nước và quốc tế .
Những dấu hiệu trên đây của thị trường ngoại hối cho thấy rằng sự lưu thông của ngoại
hối trên thị trường tự thân nó đã chứa đựng những ảnh hưởng sâu sắc , lớn lao đối với nền
kinh tế - xã hội của quốc gia như hoạt động xuất nhập khẩu , việc điều hành tỉ giá hối đoái
và sức mua của đồng tiền nội địa . Vì thế , chính phủ mỗi quốc gia đều phải tiến hành
kiểm sốt hay can thiệp đối với q trình lưu thơng ngoại hối , với mục tiêu bình ổn giá cả
, kiềm chế lạm phát và duy trì sự tăng trưởng kinh tế đất nước . Ở Việt Nam , Nhà nước
thực hiện việc kiểm soát hoạt động ngoại hối trên thị trường thông qua các cơ quan chức
năng là Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam . Theo quy định hiện hành , Ngân
hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong

nước và quốc tế với hai tư cách :
- Là người tổ chức , quản lí , điều hành thị trường ngoại hối trong nước ;
- Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua , bán ngoại hối trên thị trường trong nước
và quốc tế nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia .
B. Chức năng của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
5


- Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục
vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác. Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng
nhu cầu về ngoại tệ của người mua, người bán.
- Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách
tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Chính phủ muốn khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ
có thể u cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách
mua ngoại tệ vào... Mặt khác, nếu ngoại tệ lên giá quá cao so với nội tệ đến mức có thể
tạo áp lực gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng
cách bán ngoại tệ ra để nâng giá đồng nội tệ lên.
- Thị trường ngoại hối là cơng cụ phịng chống rủi ro tỉ giá. Ngày nay, phần lớn các
nước trên thế giới áp dụng cơ chế tỉ giá thả nổi nên tỉ giá hối đối ln có những diễn biến
linh hoạt. Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể. Các công
ti xuất nhập khẩu, công ti đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ
trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỉ giá hối đối. Thơng
qua các nghiệp vụ mua bán kì hạn, quyền chọn... của thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các
công ti, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro.
- Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại tham gia vào
thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính ngân hàng. Các ngân hàng tiến hành
các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị

trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường kia giá cao hơn. Khơng chỉ có các ngân hàng
mà các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại
tệ.
- Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế. Các nhà
đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao.
Các nhà xuất khẩu cho phép các nhà nhập khẩu khoảng thời gian thanh toán tối đa là 90
ngày và yêu cầu nhà nhập khẩu phải thanh tốn tại phịng ngoại hối của ngân hàng thương
mại mà nhà xuất khẩu có tài khoản. Kết quả, nhà xuất khẩu nhận được tiền đúng hạn và
ngân hàng sẽ thu được khoản thanh toán khi đến hạn từ nhà nhập khẩu.

6


C. Đặc điểm thị trường ngoại hối
- Đối tượng mua bán là ngoại hối vốn đã mang yếu tố quốc tế.
- Thị trường ngoại hối khơng nhất thiết có địa điểm giao dịch hiện hữu tập trung, mà là
bất cứ đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau.
- Xét trên phạm vi quốc tế thì thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động 24/24h do sự
chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới. Chẳng hạn, khi thị trường khu vực
châu Á đóng cửa thì thị trường khu vực châu Mỹ bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, xét trên
giác độ thị trường ở mỗi quốc gia thì thị trường ngoại hối hoạt động trong một khoảng
thời gian nhất định trong ngày gọi là ngày làm việc (working day). Giờ giao dịch thay đổi
tuỳ thuộc vào tập quán kinh doanh ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, thị trường có thể giao
dịch từ 9h sáng đến 3h chiều. Điều này liên quan đến việc tính ngày trong các giao dịch
ngoại hối, từ đó để tính các mốc giao dịch như ngày kí kết hợp đồng, ngày giao nhận
ngoại hối…
- Giá cả hàng hóa trên thị trường ngoại hối chính là tỉ giá hối đối được hình thành một
cách linh hoạt dựa trên quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường. Do vậy, thị trường hối
đối có tính nhạy cảm cao (biến động liên tục).
- Thị trường ngoại hối là thị trường có tính chất tồn cầu. Sự phát triển của hệ thống

thơng tin và công nghệ hiện đại giúp các giao dịch trên thế giới diễn ra nhanh chóng, khối
lượng giao dịch lớn dẫn đến chi phí giao dịch thấp và hoạt động của thị trường trở nên
hiệu quả.
- Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng (interbank) với các
thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
- Đồng tiền sử dụng nhiều nhất trong giao dịch của thị trường ngoại hối là đồng Đô la
Mỹ (USD), tiếp đến là các ngoại tệ mạnh khác như Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng
Anh (GBP),..

7


CHƯƠNG II . PHÁP LUẬT VỀ NGOẠI HỐI
2.1 Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối
2.1.1 Các chủ thể có thẩm quyền quản lí nhà nước về ngoại hối
Theo dữ liệu tại Điều 40 Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013
về Pháp lệnh ngoại hối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lí ngoại hối ở Việt
Nam bao gồm :
- Chính phủ là cơ quan hành pháp có thẩm quyền chung , chịu trách nhiệm trước Quốc
hội trong việc thực hiện vai trị thống nhất quản lí nhà nước về ngoại hối và hoạt động
ngoại hối trên toàn lãnh thổ Việt Nam .
- Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quan chức năng của Chính phủ , được Chính phủ
trao quyền hạn trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối trên lãnh
thổ Việt Nam .
Với vai trò là ngân hàng trung ương , Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thẩm quyền
thực hiện các nghiệp vụ ngoại hối bằng cách tham gia trực tiếp vào các giao dịch ngoại
hối , thơng qua đó nhằm thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia theo nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội .
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý ngoại hối và hoạt
động ngoại hối được quy định tại Điều 31 Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010.

Ngoài ra , theo Điều 32 của Luật ngân hàng nhà nước năm 2010 , Ngân hàng nhà nước
còn được trao thẩm quyền quản lí dự trữ ngoại hối nhà nước để trực tiếp thực thi chính
sách tiền tệ quốc gia , điều hồ cán cân thanh tốn quốc tế ...
- Các bộ , cơ quan ngang bộ , cơ quan thuộc Chính phủ , uỷ ban nhân dân các tỉnh ,
thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối
trong phạm vi nhiệm vụ , quyền hạn được pháp luật quy định .
2.1.2 Đối tượng quản lí nhà nước về ngoại hối
Theo quy định tại Điều 2 Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013
về Pháp lệnh ngoại hối , đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối bao gồm :

8


- Các tổ chức , cá nhân là người cư trú , người khơng cư trú có hoạt động ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam ;
- Các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động ngoại hối .
Như vậy , có hai dấu hiệu cơ bản để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng
chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối . Hai dấu hiệu đó là :
- Tổ chức , cá nhân phải là người cư trú , người không cư trú theo quy định của pháp
luật Việt Nam .
- Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam .
2.1.3 Nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối
Nhà nước thực hiện việc quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương thức
chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong
quản lí ngoại hối; quy định những hành vi pháp lí cụ thể mà các chủ thể có hoạt động
ngoại hối phải thực hiện (với tư cách là nghĩa vụ) hoặc có thể thực hiện (với tư cách là
quyền); quy định các chế tài áp dụng đối với người vi phạm pháp luật về ngoại hối. Vì
vậy, nghiên cứu nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối có nghĩa là nghiên cứu các vấn đề
cơ bản sau đây:
- Các chủ thể và phạm vi thẩm quyền của các chủ thể đó trong hoạt động quản lí nhà

nước về ngoại hối ;
- Chế độ thông tin , báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại hối ;
- Thanh tra , kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động ngoại hối ;
- Chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ngoại hối .

2.2 Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối
2.2.1 Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai
* Khái niệm giao dịch vãng lai
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày
11/7/2013 về Pháp lệnh ngoại hối , giao dịch vãng lai được nhà làm luật định nghĩa là
“ giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú khơng vì mục đích chuyển vốn ” .
9


* Các loại giao dịch vãng lai
- Giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên đến xuất khẩu , nhập khẩu hàng hoá và dịch
vụ : Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 70 / 2014 / NĐ - CP , người cư trú có nguồn
thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa , dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước
ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam
phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán , trừ một số
trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc
toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài . Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên
quan đến xuất khẩu , nhập khẩu hàng hoá , dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển
khoản thơng qua tổ chức tín dụng được phép .
- Giao dịch chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam : Người cư trú là tổ
chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản
ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép . Người
cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào
tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13
Nghị định số 70 / 2014 / NĐ - CP .

- Giao dịch chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài : Người cư trú là tổ chức
được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ , viện trợ
hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Người không
cư trú , người cư trú là người nước ngồi có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu
ngoại tệ hợp pháp được chuyển , mang ra nước ngồi ; trường hợp có nguồn thu hợp pháp
bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển , mang ra nước ngoài .
- Giao dịch mang ngoại tệ tiền mặt , đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất ,
nhập cảnh : Người cư trú và người không cư trú là cá nhân khi xuất , nhập cảnh được
phép mang theo người số lượng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam bằng tiền mặt theo mức quy
định của Ngân hàng nhà nước trong từng thời kì , phù hợp với chính sách quản lí ngoại
hối của Nhà nước .
2.2.2 Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vốn
* Khái niệm

10


Giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người khơng cư trú với
mục đích đầu tư .
Theo quy định của pháp luật hiện hành , giao dịch vốn bao gồm các hình thức:
- Đầu tư trực tiếp ;
- Đầu tư gián tiếp vào các giấy tờ có giá ;
- Vay và trả nợ nước ngồi ;
- Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài ;
- Các hình thức đầu tư khác .
a . Giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng vốn ngoại tệ
Giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng ngoại tệ được hiểu là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc các tài sản khác
trị giá được bằng ngoại tệ nhằm thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam và trực tiếp
quản lí hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Chủ thể tham gia giao dịch đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bằng ngoại tệ
bao gồm người cư trú và người không cư trú . Để thực hiện các hoạt động đầu tư bằng
ngoại tệ vào Việt Nam, người cư trú và người không cư trú phải tuân thủ các quy định sau
đây về quản lí ngoại hối :
- Khi chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ vào Việt Nam , nhà đầu tư nước ngoài phải
chuyển vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng
được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam .
- Trong quá trình tiếp nhận và quản lí , sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng
ngoại tệ , người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngoài tham
gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại
tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu , chi ngoại tệ liên quan đến
hoạt động đầu tư trực tiếp .
- Khi chuyển vốn ra nước ngoài dưới dạng vốn điều lệ , vốn đầu tư trực tiếp , vốn vay ,
lãi và chi phí vay nước ngồi , các khoản thu nhập hợp pháp khác từ quá trình đầu tư , nhà
đầu tư và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải thực hiện chuyển vốn thơng
11


qua tài khoản đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ đã mở tại tổ chức tín dụng . Trong trường hợp
có nguồn thu là tiền Việt Nam thì người cư trú , người khơng cư trú có quyền chuyển đổi
thành ngoại tệ bằng cách mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại
hối để chuyển số ngoại tệ đó ra nước ngồi thơng qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp .
b . Giao dịch đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bằng ngoại tệ
Theo quy định của pháp luật hiện hành , nhà đầu tư là người cư trú có quyền đầu tư vốn
ra nước ngồi dưới các hình thức như :
a ) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư ;
b ) Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài ;
c ) Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để
tham gia quản lí và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngồi ;
d ) Mua , bán chứng khốn , giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thơng qua các quỹ đầu tư

chứng khoán , các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngồi ;
đ ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư .
c . Giao dịch vay , cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ
Giao dịch vay , cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ được hiểu là sự thoả thuận giữa
Chính phủ , người cư trú là tổ chức , cá nhân Việt Nam với chính phủ , người khơng cư
trú là tổ chức , cá nhân nước ngồi thơng qua việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng
quốc tế .
- Đối với giao dịch vay , cho vay nước ngoài của Chính phủ , Bộ Tài chính sẽ là cơ
quan đại diện cho Chính phủ trong việc đàm phán với bên nước ngoài về số vốn vay , thời
hạn cho vay , lãi suất vay và phương thức hoàn trả vốn vay .
- Đối với các giao dịch vay , cho vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế
( bao gồm cả các tổ chức tín dụng ) , việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng với bên
nước ngồi phải tn thủ các quy định về điều kiện vay , điều kiện cho vay , đăng kí
khoản vay , mở và sử dụng tài khoản vốn vay , trả nợ , thu hồi nợ , rút vốn và chuyển
tiền , báo cáo tình hình vay và cho vay , xác nhận đăng kí với Ngân hàng nhà nước Việt
Nam . Riêng đối với trường hợp cho vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế ,
về nguyên tắc chỉ được thực hiện sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép .
12


- Đối với các giao dịch vay , trả nợ nước ngoài của người cư trú là cá nhân , việc kí kết
và thực hiện hợp đồng tín dụng chỉ được thực hiện sau khi đã có sự cho phép của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước đồng thời đáp ứng được các điều kiện về vay , trả nợ nước ngoài
theo quy định của Ngân hàng nhà nước .
d . Giao dịch phát hành chứng khốn trong và ngồi nước
Pháp luật hiện hành về chứng khoán ở Việt Nam cho phép người cư trú là tổ chức được
phát hành chứng khốn bằng ngoại tệ ở nước ngồi để huy động vốn cho các hoạt động
của mình . Ngược lại , pháp luật cũng cho phép người không cư trú là tổ chức được phát
hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam .
Đối với nguồn vốn thu được từ phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh

thổ Việt Nam , tổ chức phát hành là người không cư trú được phép chuyển đổi thành
ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam .

2.3 Pháp luật điều chỉnh đối với hành vi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt
Nam
Theo pháp luật hiện hành, người cư trú và người không cư trú có quyền sử dụng ngoại
hối của mình trên lãnh thổ Việt Nam theo nguyên tắc sau đây :
- Người cư trú và người không cư trú được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các tổ
chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp của mình trên lãnh thổ Việt
Nam.
- Người cư trú là tổ chức , cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của mình
ở nước ngồi để thoả mãn các nhu cầu chính đáng , hợp pháp của mình theo quy định của
pháp luật .
- Người cư trú , người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ ,
mang theo người , cho tặng , thừa kế , bán cho các tổ chức tín dụng được phép , chuyển ,
mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu và mục đích hợp pháp của
mình . Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các tổ
chức tín dụng được phép và được nhận tiền vốn gốc , tiền lãi bằng ngoại tệ .

13


- Người không cư trú là tổ chức , cá nhân được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt
Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu , chi theo quy định của
pháp luật .
- Người cư trú là cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để
thực hiện các giao dịch thu , chi và giao dịch đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật
Việt Nam .
- Người cư trú và người không cư trú là cá nhân được sử dụng thẻ thanh toán quốc tế để
giao dịch với khách hàng thông qua các tổ chức tín dụng được phép và các đơn vị chấp

nhận thẻ . Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ
ngân hàng thanh toán thẻ .

2.4 Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
Ở Việt Nam , hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối hiện nay có thể được thực hiện bởi
các tổ chức chuyên nghiệp là ngân hàng , tổ chức tín dụng phi ngân hàng . Ngoài ra , các
tổ chức khác nếu thoả mãn điều kiện do pháp luật quy định thì cũng được phép cung ứng
dịch vụ ngoại hối nhưng chỉ đóng vai trò là những tổ chức hỗ trợ cho hoạt động của tổ
chức tín dụng .
a . Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng là ngân hàng
Theo quy định hiện hành , khi đáp ứng các điều kiện do Ngân hàng nhà nước quy định ,
các tổ chức tín dụng là ngân hàng được phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối sau đây :
- Cung cấp các giao dịch hối đối dưới hình thức giao dịch giao ngay , giao dịch kì
hạn , giao dịch hoán đổi , giao dịch quyền lựa chọn , giao dịch hợp đồng tương lai và các
giao dịch hối đối khác theo thơng lệ quốc tế ;
- Huy động vốn , cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định
của pháp luật ;
- Phát hành và làm đại lí phát hành thẻ thanh toán quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam ;
- Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền , thanh toán trong nước và quốc tế cho người cư trú
và người không cư trú , thực hiện các nghiệp vụ nhận và chi trả ngoại tệ ;
- Chiết khấu , tái chiết khấu các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ ;
14


- Uỷ nhiệm cho tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng ác làm đại lí cung ứng một số dịch
vụ ngoại hối , bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ , dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ ... ;
- Cung cấp dịch vụ ủy thác và quản lí tài sản bằng ngoại hối ;
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối ( ví dụ , mua , bán , sáp nhập ,
bảo lãnh và đại lí phát hành chứng khốn bằng ngoại tệ ... ) ;
- Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối ;

- Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp
luật Việt Nam .
b . Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Nếu các tổ chức tín dụng là ngân hàng được pháp luật cho phép cung ứng hệ thống dịch
vụ ngoại hối đa dạng cho mọi đối tượng khách hàng trên thị trường thì các tổ chức tín
dụng phi ngân hàng lại chỉ được pháp luật cho phép cung ứng một số dịch vụ ngoại hối
quan trọng , phù hợp với tính chất , đặc điểm và quy mô hoạt động của mỗi loại hình tổ
chức tín dụng phi ngân hàng .
Cơng ty tài chính
➢ Cung cấp các giao dịch hối đối dưới hình thức giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán
đổi, quyền lựa chọn và các giao dịch hối đoái khác phù hợp với thơng lệ quốc tế.
➢ Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ, phát hành trái phiếu,
giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng
trong và ngoài nước.
➢ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng ngoại tệ, chiết khấu, tái chiết khấu,
cầm cố các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, bảo lãnh tín dụng bằng ngoại tệ.
➢ Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối.
➢ Nhận và chi, trả ngoại tệ.
➢ Ủy nhiệm cho các tổ chức kinh tế làm đại lý đổi ngoại tệ, đại lý chi, trả ngoại tệ.
➢ Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.
15


Cơng ty cho th tài chính
➢ Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên bằng ngoại tệ, phát hành trái phiếu, giấy
tờ có giá bằng ngoại tệ, vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng trong và ngồi
nước.
➢ Cho th tài chính bằng ngoại tệ.
➢ Bảo lãnh tín dụng bằng ngoại tệ.
➢ Thực hiện các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại tệ.

➢ Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.
c . Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức kinh tế khơng phải là tổ
chức tín dụng
Dịch vụ đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng khi được uỷ nhiệm.
Dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ: làm đại lý cung ứng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ
cho tổ chức tín dụng.
Theo quy định hiện hành , hầu hết các dịch vụ ngoại hối được phép thực hiện bởi các tổ
chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đều là những dịch vụ ít quan trọng , khơng
q phức tạp về quy trình nghiệp vụ và chủ yếu được thực hiện với tư cách là bên đại lí
được ủy quyền của tổ chức tín dụng.

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI Ở VIỆT
NAM
3.1 Công tác quản lý các giao dịch vốn
Quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài : để đảm bảo yêu cầu về quản lý ngoại hối nói
riêng, mục tiêu chính sách tiền tệ - tín dụng nói chung, trong quá trình phối hợp với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư về thẩm định các dự án đầu tư ra nước ngồi, NHNN đã chủ động
phân tích, đánh giá thận trọng các yếu tố liên quan đến nguồn vốn và việc sử dụng vốn
bằng ngoại tệ (đặc biệt là nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng trong nước) để đầu tư ra
nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện dự án, đồng thời đảm bảo sự ổn
định của thị trường ngoại tệ trong nước; chủ động nắm bắt nhu cầu vốn ngoại tệ đầu tư ra

16


nước ngoài trong từng thời kỳ để kịp thời tham mưu về các cơ chế, chính sách có liên
quan.
Quản lý hoạt động vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp: Để tiếp tục cải thiện
môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, khuôn khổ pháp lý về quản lý vay trả nợ
nước ngồi của doanh nghiệp khơng được Chính phủ bảo lãnh được tiếp tục hồn thiện.

Theo đó, thủ tục hành chính trong lĩnh vực vay và trả nợ nước ngồi tiếp tục được đơn
giản hóa; đồng thời, thống nhất quản lý ngoại hối đối với các đối tượng đi vay nước ngoài
đảm bảo phù hợp với quy định mới tại Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp và Luật quản lý và
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Công tác quản lý thị trường vàng: Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện quản lý thị
trường vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, triển khai các giải pháp đồng
bộ, linh hoạt để quản lý thị trường vàng và củng cố kết quả chống “vàng hóa” trong nền
kinh tế, bao gồm: (i) Theo dõi sát diễn biến thị trường vàng trong nước và quốc tế để chủ
động, kịp thời có giải pháp điều hành phù hợp; (ii) Tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại thị trường
vàng miếng; (iii) Phối hợp với các Bộ, ngành chức năng có liên quan để quản lý thị
trường vàng theo chủ trương và chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ; (v) Đẩy mạnh cơng
tác truyền thông để tiếp tục tạo được sự đồng thuận của dư luận đối với các chính sách
quản lý thị trường vàng của Nhà nước.

3.2 Công tác quản lý các giao dịch vãng lai và hạn chế sử dụng ngoại tệ trên
lãnh thổ
* Công tác quản lý các giao dịch vãng lai được thực hiện theo hướng đảm bảo nguyên
tắc tự do hóa các giao dịch vãng lai, đảm bảo ngoại tệ cho các giao dịch hợp pháp của tổ
chức, dân cư và khuyến khích nguồn ngoại tệ từ kiều hối chuyển về…
Nhu cầu ngoại tệ phục vụ hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp và nhu cầu chuyển
ngoại tệ của cá nhân cho các mục đích hỗ trợ người thân học tập, chữa bệnh ở nước ngoài
được hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đáp ứng đầy đủ.
Chính sách thu hút kiều hối tiếp tục được thực hiện thơng thống và phù hợp với xu thế
hội nhập. Mạng lưới hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ của các TCTD và tổ chức kinh tế
tiếp tục được mở rộng cùng với công nghệ hiện đại đã cho phép xử lý giao dịch chuyển

17


tiền kiều hối với mức độ tự động cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng nhanh chóng,

thuận tiện.
* Công tác hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ được thực hiện theo nguyên tắc trên
lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, Nhà nước khuyến khích việc nắm giữ
VND, hạn chế tình trạng đơ la hóa trong lãnh thổ:
Trên cơ sở quy định chi tiết tại Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng
dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, NHNN đã chủ
động phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Công thương kiểm soát
hoạt động mua bán, sử dụng ngoại tệ trái phép trên thị trường tự do, hoạt động ngoại hối
tại khu vực biên giới; phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố và trực tiếp chỉ đạo NHNN
chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra và thực hiện xử lý nghiêm các trường
hợp mua bán, sử dụng ngoại tệ bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Nhờ đó, tâm lý găm
giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư giảm. Thị trường ngoại tệ tự do ngày càng thu
hẹp và bám sát tỷ giá liên ngân hàng.
* Công tác thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, ổn định tỷ giá, thị trường
ngoại hối và tăng quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước
Việc thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng được thể hiện rõ nét qua hiệu quả của
chính sách quản lý việc thu đổi ngoại tệ, chính sách mua, bán ngoại tệ tiền mặt của TCTD
được phép với cá nhân,… Hiện nay, mạng lưới hoạt động của các đại lý đổi ngoại tệ ngày
càng được mở rộng nhằm thu hút lượng ngoại tệ trong dân cư vào hệ thống ngân hàng và
là một trong những kênh quan trọng thu hút được nguồn ngoại tệ tiền mặt từ cá nhân là
người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, thăm viếng…

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật ngân hàng nhà nước năm 2010;
2. Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013 về Pháp lệnh
ngoại hối
3. Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Đại học Luật Hà Nội, Nxb: Công an

Nhân dân 2017, Chủ biên: Ts. Võ Đình Tồn;
4. ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh: “Công tác quản lý ngoại hối và một số thành tựu
nổi bật trong năm 2017”, 28/02/2018;
5. ThS.

Hoàng Văn Thành: “Pháp luật về ngoại hối”,
/>%20slide/LAW111_Bai7_v1.0014107209.pdf;

6. Nguyễn Ngọc Hà: “Ngoại hối là gì? Hoạt động ngoại hối là gì? Quy định
pháp luật về ngoại hối”, 01/09/2021, />
19



×