Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

cách thức sx và triển khai chuỗi cung ứng zara

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
_____***_____

 

BÀI TẬP NHĨM MƠN KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài: Nghiên cứu cách thức sản xuất Zara và và phân tích
cách họ triển khai chuỗi cung ứng của mình
GVHD: Ths Đào Thị Hương Giang
Nhóm 8:
1.Đỗ Thị Lệ Thúy
2.Nguyễn Thảo Chi (Nhóm trường)
3.Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
4.Hồng Phương Anh
5.Đỗ Thành Trung
6.Đào Thị Quỳnh Anh
7.Nguyễn Thị Hậu

Hà Nội, 2021

Mục lục


I. Lý thuyết

3

1. Quản trị sản xuất trong KDQT

3



2. Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế

3

II.

2.1 Khái niệm

3

2.2 Nội dung

3

Áp dụng vào ZARA

7

1. Giới thiệu về ZARA

7

2. Quản trị sản xuất

8

3. Phân tích mơ hình chuỗi cung ứng của Zara (Sơ lược)

8


4. Phân tích quản trị chuỗi cung ứng

10

4.1 Outsourcing

10

4.2

11

Logistics

4.3 Kênh phân phối thị trường quốc tế
5. Đánh giá về phương pháp quản trị chuỗi cung ứng của Zara
III. KẾT LUẬN

14
15
16


I.

Lý thuyết

1. Quản trị sản xuất trong KDQT
Đối với các nhà quản trị sản xuất thì vấn đề quan trọng cần được xem xét là

nên sản xuất tập trung hay phân tán các cơ sở sản xuất.
- Sản xuất tập trung (centralized production) có nghĩa là gom các cơ sở sản xuất vào
một địa điểm, khu vực. Các công ty gom các cơ sở sản xuất vào một khu vực để theo
đuổi chiến lược chi phí thấp và khai thác tính kinh tế quy mơ - là những cơng ty theo
chiến lược tồn cầu. Thơng qua việc sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm giống
nhau tại một địa điểm mà các cơng ty tiết kiệm được chi phí sản xuất trên một đơn vị
sản phẩm.
- Sản xuất phân tán (decentralized production) có nghĩa là các cơ sở sản xuất được
đặt ở nhiều địa điểm cách xa nhau, thậm chí tại mỗi quốc gia nơi công ty tiêu thụ sản
phẩm sẽ có một cơ sở sản xuất. Đây thường là các công ty theo chiến lược đa quốc
gia.
2. Quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
2.1 Khái niệm
­ Quản trị  chuỗi cung  ứng là tồn bộ  các hoạt động mang tính hệ  thơng tổng thể  để
quản lý dịng ln chuyển của ngun vật liệu, thơng tin, tài chính và dịch vụ  bên
trong và giữa các cơng ty  trong cùng một chuỗi giá trị  từ  các nhà cung cấp tới
người tiêu dùng cuối cùng.
- Sự gia tăng của tồn cầu hóa sản xuất của các cơng ty khiến cho hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng của công ty trở thành hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu.
2.2 Nội dung
Các chức năng quản trị chuỗi cung ứng quốc tế
Giao nhận vận tải (logistics)
Giao nhận vận tải quốc tế bao gồm vận chuyển, quản trị lưu kho, bao gói
và giao nguyên liệu cho khách hàng
Mua hàng (Purchasing)
Nhà cung ứng
quốc tế

Mua hàng quốc tế làm cầu nối
với nhà cung cấp


Kênh phân phối thị trường (Market
channels)
Kênh phân phối thị trường quốc tế làm
cầu nối với khách hàng

Khách hàng
quốc tế


Vận hành (operations)
Vận hành là việc điều hành sản xuất, chất lượng, hội nhập trước sau, ưu
thế cạnh tranh.

a. Quản trị giao nhận vận tải (logistics) trong chuỗi cung ứng quốc tế
Quản trị logistic quốc tế liên quan đến các cơng việc quản trị tồn cầu về đặt
hàng, dự trữ, vận chuyển, và phối hợp với kho bãi, bao gói và giao hàng … cả chiều
xi và ngược trong dịng chuỗi. Vấn đề đầu tiên các công ty cần xây dựng một chiến
lược logistics quốc tế và cụ thể các kế hoạch đó rõ ràng ngay từ cơng việc đầu tiên
của quản trị logistics.
- Xây dựng chiến lược logistics quốc tế
Cách tiếp cận một chuỗi logistics quốc tế là cách tiếp cận chiến lược tồn cầu.
Một khi các cơng ty muốn tham gia hay tạo ra các chuỗi cung ứng tồn cầu thì khơng
thể khơng có chiến lược logistics quốc tế. Các cơng ty phải biết cơng việc mình tham
gia khâu nào, giá trị ra sao, mới tương tác ngược xuôi và so với tổng thể chuỗi cung
ứng như thế nào. Từ đó mới có cách thiết lập các cơng việc tiếp theo.
-

Thiết lập các trung tâm phân phối toàn cầu


Trung tâm phân phối toàn cầu (Global distribution center-DC) là toàn bộ trang
thiết bị vật chất liên quan đến địa điểm mà cho phép giao hàng hóa tới các nhà bán
bn bán lẻ hay người mua trực tiếp trên tồn cầu
Một trung tâm phân phối toàn cầu được thiết lập tầm chiến lược toàn cầu là thị
trường toàn cầu về các vật tư hàng hóa đó, được chấp nhận của cả cộng đồng kinh
doanh về sự đáng tin cậy. Hơn nữa các dịch vụ, năng suất, tính chuyên nghiệp của lao
động, điện nước, thông tin và phụ trợ cần phải được đảm bảo. Các chỉ tiêu phản ánh
hoạt động cơ bản của trung tâm này là chi phí, năng suất, tính hữu dụng, chất lượng
và chu trình thời gian cho 4 hoạt động cơ bản về nhận hàng, lưu kho, bốc hàng và gửi
hàng.
-

Quản trị dự trữ

Những vấn đề quan trọng trong quản trị dự trữ như nguyên liệu đầu vào, bán
thành phẩm nằm trên dây chuyền sản xuất, thành phẩm làm ra cần xác định lượng dự
trữ bao nhiêu là hợp lý để dòng luân chuyển được nhịp nhàng.


-

Quản trị bao gói và giao hàng quốc tế

Bao gói hàng hóa quốc tế chia 3 loại chính: bao bì chính, bao bì phụ và bao bị
chuyển tải. Mỗi loại bao bì lại cần có tính năng riêng như mục đích vận chuyển, bảo
vệ hay thơng tin.
Giao hàng quốc tế cũng cần cân nhắc các vấn đề công nghệ nhận hàng, lưu kho
và lựa chọn phân khu hàng hóa theo 3 cấp độ cơ khí đơn thuần, bán tự động và tự
động.
-


Quản trị vận chuyển quốc tế

Vận chuyển quốc tế có các hình thức như vận chuyển bằng đường biển, đường
không, đường bộ, đường ống, đường sắt và vận chuyển đa phương thức. Các công ty
vận chuyển ngày nay cũng rất đa dạng và cần những nghiệp vụ chuyên sâu về giao
nhận và vận chuyển.
Từ đó, việc giao nhận hàng đi và về, phế liệu hay dịch vụ logistics ngược cũng
chiếm một phần không nhỏ trong quản trị chuỗi cung ứng. Có thể thấy hoạt động này
qua sơ đồ sau (Logistics xuôi và ngược trong quản trị chuỗi cung ứng quốc tế)

b. Quản trị mua hàng chuỗi cung ứng quốc tế
Quản trị mua hàng quốc tế thường liên quan đến việc xây dựng chiến lược mua
hàng quốc tế, đáp ứng đơn hàng và giao hàng quốc tế và lựa chọn bạn hàng cung ứng
quốc tế.
- Chiến lược quản trị mua hàng quốc tế cũng xác định rõ mức độ và loại hình mua
hàng quốc tế từ chính các chi nhánh trên toàn cầu hay từ nhà cung ứng bên ngoài
quốc tế. Từ đó, có các quyết định phân tán sản xuất toàn cầu hay tập trung thuê, mua
ngoài.


- Th, mua ngồi quốc tế cũng có nhiều loại: mua ngồi từ các chi nhánh trên tồn
cầu của chính công ty hay từ các nhà cung cấp độc lập, các nhà cung ứng trong liên
minh chiến lược…
- Kênh mua hàng quốc tế cũng cần xem xét mua nguyên liệu, linh kiện và hàng hóa
theo yêu cầu của khách hàng cuối cùng, lập trung tâm điều phối từ nhà cung ứng ban
đầu đến các nhà cung cấp trung gian để phân cấp kênh mua hàng quốc tế.
- Lựa chọn nhà cung ứng quốc tế cũng cần xem xét các khía cạnh kinh tế, chính trị,
văn hóa và xã hội. Bộ tiêu chí đánh giá nhà cung cấp cơ bản sẽ bao gồm: chi phí tốc
độ giao hàng chất lượng hàng hóa, mức độ linh hoạt, an tồn và rui ro....

c. Quản trị vận hành trong chuỗi cung ứng quốc tế
Quản trị vận hành liên quan đến các nội dung quyết định tự làm hay mua
ngồi, phân tích chuỗi chi phí tổng thể của các khâu, tiêu chuẩn chất lượng quá trình
và mơ hình vận hành chuỗi.
- Cơng ty quyết định tự sản xuất những chi tiết, linh kiện hay sản phẩm cốt lõi
nhằm bảo vệ bí quyết cơng nghệ và khẳng định uy tín cam kết chất lượng của cơng ty.
Các chi tiết và linh kiện phụ thường được đặt mua ngoài từ các nhà cung ứng trên
toàn cầu.
- Tiêu chuẩn chất lượng quá trình là vấn đề trọng yếu trong quản trị chuỗi cung ứng
quốc tế. Các phương pháp quản trị sản xuất và tác nghiệp cần phải ứng dụng triệt để
nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng quản trị nói chung và từng khẩu, từng
bộ phận nói riêng.
- Xác định mơ hình vận hành chuỗi đã được Hội đồng chuỗi cung ứng đưa ra khung
ứng dụng, phương pháp cải tiến và công cụ đánh giá
d. Kênh phân phối hàng hóa trên thị trường quốc tế
Kênh phân phối trên thị trường quốc tế giải quyết các nội dung về kênh thị
trường, kênh marketing và kênh phân phối quốc tế. Cụ thể gồm:
- Kênh thị trường nào cơng ty có thể làm thỏa mãn khách hàng từ việc phát triển sản
phẩm, quản trị quan hệ khách hàng đến cung ứng hàng hóa cho khách hàng.
- Kênh marketing theo phương thức truyền tin, quảng cáo, truyền thông được xem
xét rõ ràng cho từng nhóm khách hàng quốc tế.
- Kênh phân phối quốc tế thường xác định rõ phương thức thâm nhập thị trường
quốc tế bán buôn hay bán lẻ.


II.

Áp dụng vào ZARA

1. Giới thiệu về ZARA

Zara là gì?
Zara là một nhãn hiệu thời trang và phụ kiện thuộc tập đoàn Inditex của Tây
Ban Nha. Sự kết hợp của các xu hướng thời trang mới nhất với chất lượng cao, giá cả
phải chăng đã đưa thương hiệu Zara đến với tất cả mọi người. Khơng có gì là ngạc
nhiên khi Zara lúc mới bắt đầu chỉ là một cửa hàng nhỏ thì nay đã trở thành nhà bán
lẻ lớn nhất thế giới và nhà sáng lập ra nó, Amancio Ortega đứng thứ 2 trong danh
sách những người giàu có nhất thế giới.
Lịch sử và các nhà sáng lập
Zara được thành lập năm 1975 bởi Amancio Ortega and Rosalía Mera. Trước
đó Ortega thành lập một nhà máy sản xuất váy Inditex vào năm 1963. Mười năm sau
đó, ơng bắt đầu một cửa hàng nhỏ được đặt tên là Zorba ở La Coruna, Tây Ban Nha
với một ngân sách khiêm tốn chỉ 30 Euro. Sau đó ơng đã đổi tên cửa hàng thành Zara
mà khơng hề có một mục đích cụ thể nào. Và đó là cách mà thương hiệu thời trang
được u thích trên tồn thế giới ra đời. Zara từ từ mở rộng phạm vi hoạt động từ một
thị trấn ra tồn bộ phần cịn lại của đất nước Tây Ban Nha và sau đó đến Bồ Đào Nha.
Vào những năm 90 các cửa hàng đã mở rộng sang thị trường Hoa Kỳ, Pháp và hầu
hết các nước Châu Âu. Ngày nay, Zara đã có gần 6500 cửa hàng trên 88 quốc gia trên
tồn thế giới.
Thành cơng
Bí quyết thành công của nhãn hàng Zara phần lớn là do tốc độ nắm bắt kịp thời
các xu hướng thời trang luôn thay đổi liên tục. Zara thường chỉ mất 1 hoặc 2 tuần để
phát triển một sản phẩm mới và đưa ra thị trường trong khi các nhãn hàng thời trang
khác có khi phải mất đến 6 tháng. Đó là cách mà Zara đánh bại các nhãn hàng khác
và trở thành nhãn hiệu được yêu thích nhất, đặc biệt là với những tín đồ thời trang
ln muốn thay đổi để bắt kịp xu hướng mới nhất.
Đối với Ortega, ông xem quần áo như một vật dụng dễ hỏng mà người ta
thường chỉ yêu thích và sử dụng chúng một thời gian. Vì vậy, các mặt hàng của Zara
thường được thiết kế, sản xuất và đưa ra cửa hàng không quá một hoặc 2 tháng. Nếu
bạn đến với cửa hàng Zara trễ một tuần, bạn sẽ khơng thể tìm thấy các mẫu trước đó.
Đó là lý do tại sao các khách hàng quen thuộc của Zara bị thôi thúc phải ghé thăm

cửa hàng thường xuyên.
Trụ sở chính và cửa hàng
Zara là một trong những cơng ty thân thiện với mơi trường. Nó sử dụng các
tấm năng lượng mặt trời và tua bin gió tại trụ sở chính ở La Coruna. Zara cũng được


biết đến là một trong số ít những thương hiệu sản xuất quần áo 100% khơng chất độc
hại.
Zara có mặt tại hơn 88 quốc gia, với hơn 6500 cửa hàng. Zara cũng bán hàng
trực tuyến thông qua trang web riêng.
Zara bán quần áo cho cả nam và nữ. Ngoài ra, họ cũng bán giày dép, mỹ phẩm
và phụ kiện. Gần đây, Zara bắt đầu với việc kinh doanh quần áo trẻ em. Có một điều
hết sức ngạc nhiên về Zara. Họ khơng quảng cáo cho thương hiệu của mình dưới bất
kỳ hình thức nào. Amancio chưa bao giờ nói chuyện với truyền thông hay đưa ra bất
cứ lời quảng cáo nào cho Zara. Zara không cần phải quảng cáo mới có thể mang lại
danh tiếng như ngày nay, chính chất lượng của nó đã làm nên tất cả.
2. Quản trị sản xuất
(Tổ chức sản xuất theo kiểu phân tán hay tập trung?)
Zara tập trung sản xuất ở Tây Bắc Tây Ban Nha, nơi đặt trụ sở chính của cơng
ty và The Cube. Nhưng họ đã chọn một cơ sở nằm trung tâm phân phối chính và hậu
cần. Cơ sở đó nằm ở Zaragoza, một trung tâm logistic lớn do chính phủ Tây Ban Nha
phát triển.
Nguyên liệu thô được các nhà cung cấp gửi đến trung tâm sản xuất của Zara.
Sau đó, hàng may mặc thành phẩm rời khỏi The Cube và được vận chuyển đến trung
tâm logistic của Zara ở Zaragoza. Và từ đó chúng được chuyển đến các cửa hàng trên
khắp thế giới bằng xe tải và máy bay.
Zara có thể giao hàng may mặc đến các cửa hàng trên toàn thế giới chỉ trong
vài ngày: Trung Quốc – 48 giờ; Châu Âu – 24 giờ; Nhật Bản – 72 giờ; Hoa Kỳ - 48
giờ. Zara sử dụng xe tải để giao hàng đến các cửa hàng ở châu Âu và sử dụng đường
hàng không để vận chuyển quần áo đến các thị trường khác. Zara có thể chi trả cho

việc tăng chi phí vận chuyển này bởi vì họ không cần phải giảm giá nhiều quần áo
cũng không tốn nhiều cho tiền quảng cáo.
Câu hỏi đặt ra: Doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng
sản phẩm như thế nào?
Câu trả lời là Doanh nghiệp Zara đã sử dụng mơ hình chuỗi cung ứng vơ cùng nổi
tiếng của mình.
2.

3. Phân tích mơ hình chuỗi cung ứng của Zara (Sơ lược)


- Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu đa dạng và sẵn có từ
hãng dệt may Inditex. Zara thu mua nguyên liệu đầu vào từ nhiều nhà cung cấp tại
Tây Ban Nha, Ấn Độ, Morocco và các nước Trung Đơng với sự trợ giúp của các văn
phịng tại Bắc Kinh, Bacelona, Hồng Kông và nhân viên tại trụ sở chính. Khoảng một
nửa số vải được mua trong tình trạng chưa nhuộm để có thể thay đổi linh hoạt ngay
trong một mùa thời trang. Ngoài ra, hệ thống thu mua và xưởng sản xuất mẫu luôn
được vận hành sâu sát với trụ sở thiết kế tại Tây Ban Nha để đảm bảo chất lượng và
tốc độ làm mẫu ở mức cao nhất.
- Nhà sản xuất:
● Tập trung sản xuất ở Tây Ban Nha là chủ yếu.
● Nguyên tắc sản xuất “Just-in-time”, “Đúng sản phẩm – với đúng số
lượng – tại đúng nơi – vào đúng thời điểm cần thiết”.
● 14 nhà máy tự động hóa cao cấp tại Tây Ban Nha cùng hệ thống robot
hiện đại.
● Sản xuất hơn 11.000 sản phẩm mỗi năm.
- Phân phối: Zara luôn đảm bảo mỗi địa điểm bán lẻ của mình ln nhận đủ số
lượng sản phẩm cần thiết. Điều này giúp củng cố thêm hình ảnh “số lượng có hạn” và
giảm thiểu hàng tồn. Trên thực tế, chuỗi cung ứng của Zara xử lý hơn 450 triệu sản
phẩm một năm, với chu kỳ bổ sung hàng mới trên khắp thế giới là 2 lần 1 tuần. Mỗi

cửa hàng Zara sẽ gửi 2 đơn đặt hàng mới mỗi tuần, và đáp lại, những đơn hàng này sẽ
được cung cấp vào những thời gian cụ thể. Theo một báo cáo gần đây nhất, chuỗi
phân phối của Zara có thể cung cấp sản phẩm tới từng cửa hàng tại Châu Âu trong 24
giờ và trong 40 giờ với các cửa hàng Châu Á và Châu Mỹ. Với giá thành sản phẩm đã
được niêm yết sẵn, các cửa hàng có thể ngay lập tức trưng bày và bán cho khách
hàng.
- Cửa hàng bán lẻ:


● Hơn 2100 cửa hàng bán lẻ tại 88 quốc gia trên thế giới
● Đặt tại các vị trí đắc địa và đắt giá nhất ở các thành phố lớn trên thế giới.
● Hệ thống bán lẻ online.
- Khách hàng: Zara đã nhắm đến các khách hàng trẻ chủ yếu. Họ là những
người trẻ nhạy cảm với giá cả. ... Zara nhắm vào những người phụ nữ chiếm phần lớn
nhất trong phân khúc mục tiêu của mình. Ngồi ra, nam giới cũng chiếm một phân
khúc nhỏ hơn của thị trường mục tiêu khách hàng và phân khúc nhỏ nhất là dành cho
thời trang trẻ em.
- Vận chuyển:
● Đường hàng không và hệ thống vận tải nhỏ.
● Giao hàng cho các cửa hàng Châu Âu trong vòng 24 giờ và các cửa hàng
Mỹ và Châu Á trong vòng chưa đầy 40 giờ.
- Tồn kho
● Duy trì ở mức thấp.
● Số lượng sản phẩm trên mỗi mẫu thiết kế ít.
● Mẫu mới chỉ có mặt trên kệ trong vịng 1 tháng.
- Hệ thống thông tin
● Trung tâm xử lý dữ liệu 24/7
● Thơng tin nhanh về hàng nhanh chóng được số hàng hóa gửi về bộ phận
thiết kế, sản xuất.
4. Phân tích quản trị chuỗi cung ứng

4.1 Outsourcing
4.1.1 Tự sản xuất hay mua ngoài, đặt ngoài
Phần lớn sản phẩm được sản xuất tại Tây Ban Nha và phần cịn lại được th
ngồi qua các nhà máy tại Châu Á và Châu Âu. Nhưng với tính chất mơn học Kinh
doanh quốc tế nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ phần thuê mua ngoài của Zara.
- Cách tiếp cận sản xuất: Zara sử dụng phương pháp “làm và mua” – tạo ra các
mặt hàng thời trang ở Tây Ban Nha, và sẽ thuê mua ngoài, sản xuất các thiết kế tiêu
chuẩn hơn với nhu cầu dự đoán cao hơn tại Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Á để giảm
chi phí sản xuất. Các mặt hàng thời trang và rủi ro hơn (khoảng một nửa số hàng hóa
của ZARA) được sản xuất tại một chục nhà máy thuộc sở hữu của công ty ở Tây Ban
Nha (Galicia), miền bắc Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Quần áo có thời hạn sử dụng
dài hơn (ví dụ: loại có nhu cầu dự đốn nhiều hơn), chẳng hạn như áo thun cơ bản, áo
phông trơn, các loại quần áo thường ngày được thuê ngoài cho các nhà cung cấp chi
phí thấp, chủ yếu ở châu Á. Ngay cả khi sản xuất ở châu Âu, Zara vẫn cố gắng giảm
chi phí bằng cách th ngồi các nhà máy lắp ráp, các xưởng nhỏ bên ngoài.


Các địa điểm được lựa chọn một cách chiến lược nhất để cân bằng giữa chi phí
hoạt động và khoảng cách tới thị trường bán lẻ.
4.1.2 Phân tích nhà cung cấp (Số lượng)
Theo báo cáo hàng năm gần đây nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua Tây Ban Nha
để trở thành trung tâm tìm nguồn cung ứng lớn nhất của Inditex. Trung Quốc là nhà
cung cấp lớn nhất, với 449 đối tác vào năm 2018.
Inditex đang thay đổi nguồn cung ứng tồn cầu của mình. Trung Quốc nắm giữ
nhiều động lực hơn trong bản đồ tìm nguồn cung ứng tồn cầu của Zara, trong khi họ
thu hẹp năng lực tại các thị trường gần gũi như Tây Ban Nha.
Inditex có 12 cụm cung cấp ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Maroc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam, Argentina và
Brazil, tập trung 92% sản lượng.
Năm 2018, Inditex đã bổ sung thêm 32 nhà cung cấp mới ở châu Á, trong

khi ở Mỹ, công ty này hoạt động với con số ít hơn 19 so với năm 2017 và ở khu vực
lân cận, với một nhà cung cấp ít hơn. Theo thống kê, Zara có 754 đối tác tại các trung
tâm châu Á, 665 tại các cụm gần tìm nguồn cung ứng và 30 tại Argentina và Brazil,
hai cụm công ty ở Mỹ. Khi thêm phần cịn lại của thế giới nơi Inditex cung cấp, tập
đồn làm việc với 1.040 nhà cung cấp ở châu Á (tăng 70 so với năm 2017), 459 ở
Liên minh châu Âu và 200 ở phần còn lại của châu Âu. Inditex cũng có 145 nhà cung
cấp ở Châu Phi và 22 ở Châu Mỹ, ít hơn 26 so với năm 2017. Tuy nhiên, 57% năng
lực sản xuất của tập đoàn là gần thị trường quê nhà, Tây Ban Nha, một tỷ lệ tương tự
so với năm 2017.
⇨ Cơng ty có tổng cộng 1.866 nhà cung cấp và 7.232 nhà máy trên toàn thế

giới.
4.2 Logistics

4.2.1 Xây dựng chiến lược logistics quốc tế
Zara thu mua nguyên liệu đầu vào từ nhiều nhà cung cấp tại Tây Ban Nha, Ấn
Độ, Morocco và các nước Trung Đông với sự trợ giúp của các văn phịng tại Bắc
Kinh, Barcelona, Hồng Kơng và nhân viên tại trụ sở chính.
Zara ln đảm bảo nhà máy do tập đồn sở hữu duy trì khả năng sản xuất hơn 85%
nhu cầu của thị trường, việc này giúp Zara kiểm sốt được số lượng, tốc độ và mẫu
mã hàng hóa sẽ tung ra.
Sản phẩm tồn kho chỉ chiếm dưới 10% trong kho hàng của Zara, so với tỷ lệ
trung bình là 17-20%. Zara luôn đảm bảo mỗi địa điểm bán lẻ của mình ln nhận đủ
số lượng sản phẩm cần thiết. Điều này giúp củng cố thêm hình ảnh “số lượng có hạn”


và giảm thiểu hàng tồn. Trên thực tế, chuỗi cung ứng của Zara xử lý hơn 450 triệu sản
phẩm một năm, với chu kỳ bổ sung hàng mới trên khắp thế giới là 2 lần 1 tuần
Zara không đầu tư vào PR, quảng cáo mà tập trung vào xây dựng chuỗi cửa
hàng với địa điểm và cách trưng bày tinh vi, được xây dựng bởi một đội ngũ thiết kế

và kiến trúc sư riêng.
Thiết lập các trung tâm phân phối tồn cầu
Thành cơng của Zara cịn nằm ở độ phủ sâu rộng trên khắp thế giới. Tây Ban
Nha luôn là thị trường lớn nhất của hãng. Tuy nhiên, Vào năm 1988, công ty bắt đầu
mở rộng ra thị trường quốc tế qua Porto, Bồ Đào Nha. Trong năm 1989, thương hiệu
tiến vào Hoa Kỳ, và sau đó là Pháp trong năm 1990. Hiện Zara có hơn 2.100 cửa
hàng tại 83 quốc gia trên thế giới. Mới đây nhất, hãng chính thức mở cửa hàng ở Việt
Nam và gây ra cơn sốt khiến bất kỳ hãng thời trang nào cũng phải thèm muốn.
Bí mật thành cơng của Zara là ở cấu trúc quyền lực tập trung, quá trình đưa ra
và thực hiện quyết định nhịp nhàng trơn tru.
Nằm cạnh Cube là trung tâm phân phối chính rộng lớn. Mỗi năm khoảng 450
triệu sản phẩm được sản xuất ra, trong đó 150 triệu chiếc được phân loại và kiểm tra
ở trung tâm này. Dù một chiếc áo được làm ra ở Bồ Đào Nha hay Morocco, ở Trung
Quốc hay Bangladesh, nó vẫn được chuyển đến Tây Ban Nha trước khi đến cửa hàng.
Trong khu này cịn có 11 nhà máy của Zara. Mỗi chiếc áo sơ mi, áo len hay váy
được làm ra ở đây sẽ được gửi trực tiếp đến trung tâm phân phối bằng hệ thống tàu
điện ngầm tự động. Các vùng lân cận có rất nhiều nhà thầu phụ từng làm việc cho
công ty từ thời Amancio Ortega thành lập Zara năm 1975.
Ortega vẫn giữ một bàn làm việc ở trước cửa phịng riêng tại Cube. Ơng ngồi
giữa các nhà thiết kế, nhân viên marketing, nhân viên lên kế hoạch… Ở đó cịn có
thơng tin về những gì đang được bán, những gì đang bán chạy nhất hay đang ế tại các
cửa hàng trên toàn thế giới. Điều này cho phép bộ phận thiết kế nhanh chóng thay đổi
cho phù hợp.
Các nhà máy ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Morocco và Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất
những sản phẩm hợp mốt nhất và chiếm khoảng một nửa hàng trong kho của Zara.
Những chiếc áo phông, áo len và các sản phẩm cơ bản, truyền thống hơn sẽ được sản
xuất tại những nhà máy ở châu Á, nơi có chi phí nhân cơng thấp hơn, và sau đó lại
chuyển về Tây Ban Nha bằng đường biển.
Khi hàng mới đã được kiểm tra, phân loại và gắn tag xong, chúng được đóng
gói ngay trong đêm, chất lên những xe tải và chuyển ngay đến các cửa hàng hay đến

sân bay. Hầu hết các cửa hàng sẽ nhận được hàng muộn nhất là sau 48 giờ.
Zara có thể chịu được nếu chi phí nhân cơng và vận chuyển tăng lên bởi hãng
khơng phải giảm giá để cạnh tranh như các đối thủ. Tiền quảng cáo cũng không nhiều
mà hàng vẫn bán “đắt như tôm tươi”. Tỷ lệ hàng tồn thấp hơn rất nhiều so với mức
trung bình của ngành.
4.2.2


4.2.3

Quản trị dự trữ

Việc quản lý hàng tồn kho được đảm bảo đầy đủ bằng các giải pháp CNTT
hiệu quả. Tại thời điểm này, mạng lưới thông tin và truyền thông mà công ty sử dụng
tạo ra lợi thế về chi phí cho hoạt động và cho phép tuân theo nguyên tắc cơ bản là
phản ứng nhanh chóng với sự thay đổi theo u cầu.
Ngồi ra, sự thành cơng và tính linh hoạt cho phép các nhà quản lý của công ty
xác định nhanh thời hạn sản xuất do thời gian thực hiện ngắn, xu hướng thời trang đa
dạng và nguồn cung hạn chế. Nhìn chung, mơ hình hàng tồn kho của ZARA dựa trên
ba trụ cột chính: hàng tồn kho trong cửa hàng, hàng tồn kho và dự báo nhu cầu được
kiểm soát chặt chẽ bởi các bộ phận sáng tạo.
4.2.4 Quản trị bao gói và giao hàng quốc tế
● LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
Khi Zara tối ưu hóa cách xếp xe tải của mình, quy hoạch vận tải đường bộ của họ
tiếp tục được cải thiện. Zara đã cố gắng lấp đầy các xe tải phục vụ các trung tâm phân
phối của mình một cách hiệu quả nhất có thể, với tải trọng trung bình là 58 mét khối.
Con số này thể hiện mức cải thiện hàng năm là 16%, tức giảm 200 xe tải mỗi năm.
Tương tự như vậy, Zara đã tăng lượng xe tải phục vụ các trung tâm hậu cần lên mức
trung bình 65 mét khối, loại bỏ 500 xe tải mỗi năm.
Ngoài ra, Zara sử dụng những chiếc xe tải này như một kênh hậu cần ngược

lại để vận chuyển một cách hiệu quả các mặt hàng được trả lại cho các cửa hàng của
họ. Điều này đã dẫn đến việc cải thiện 20% khối lượng hàng hóa của các xe tải chở
hàng từ châu Âu trở về, với mỗi xe tải vận chuyển trung bình 600 kiện hàng. Riêng ở
châu Âu, kênh hậu cần ngược này đã tiết kiệm được 900.000 km vận tải và lượng khí
thải đi kèm.
● Phương pháp đóng gói GREEN TO PACK 2016 được thể hiện trên những con
số
Túi nhựa mỏng hơn 10% dùng để vận chuyển quần áo. Hộp được tái sử dụng đến
5 lần trước khi chúng được tái chế, 101,8 triệu móc treo được tái sử dụng, 1 tỷ thẻ
bảo mật được tái chế. Zara trực tuyến: 100% đơn đặt hàng được vận chuyển trong
hộp các tông tái chế… Và hơn 50% số bìa cứng tái chế đó đến từ hộp của chính họ.
Tại Tây Ban Nha: 100% hộp của Zara được làm từ bìa cứng tái chế từ hộp của chính
họ.
Zara đã thay đổi quy định nội bộ của họ để sử dụng túi nhựa mỏng hơn 10% để
vận chuyển quần áo của họ. Điều này đã cho phép họ gửi các lơ hàng dày đặc hơn: vì
nhiều vật phẩm hơn vừa với mỗi hộp, nên tổng thể cần ít bìa cứng hơn.


Zara cũng đang nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng của các hộp các tơng để chúng
có thể được tái sử dụng nhiều lần hơn và tái chế dễ dàng hơn.
4.2.5 Quản trị vận chuyển quốc tế (nguyên vật liệu)
Bởi vì ZARA thiên về sử dụng các cơng nghệ cao để vận chuyển và phân phối
sản phẩm, nên vấn đề vận chuyển là không thể thiếu để thực hiện các chuyến hàng
kéo dài hai tuần đến các cửa hàng. Vải và các nguyên liệu khác cũng nhanh chóng
được phân phối do các trung tâm cung ứng nằm gần trụ sở chính.
4.3 Kênh phân phối thị trường quốc tế
Kênh phân phối thị trường quốc tế giải quyết các nội dung về kênh thị
trường, kênh marketing và kênh phân phối quốc tế, cụ thể gồm:
4.3.1 Kênh thị trường
Một trong những nguyên tắc khi thiết kế sản phẩm của Zara đó là khách hàng

chính là những nhà đồng sáng tạo thiết kế sản phẩm. Những ý kiến đóng góp, phản
hồi từ khách hàng sẽ được đưa đến cơ sở chính và chuẩn hóa lại thơng tin theo các
định nghĩa chung. Từ đó cho phép những nhà thiết kế có thể nhanh chóng thực hiện
thiết kế sản xuất ra những mẫu mới đưa đến các cửa hàng trên thế giới.
Một trong những bí quyết thành công của Zara là sử dụng Công nghệ nhận
dạng tần số vô tuyến (RFID) trong các cửa hàng của mình. Thương hiệu sử dụng
các hệ thống tiên tiến để theo dõi vị trí hàng may mặc và nhanh chóng cung cấp
cho khách hàng những mặt hàng có nhiều nhu cầu nhất. Ngồi ra, nó cịn giúp giảm
chi phí tồn kho, cung cấp sự linh hoạt để tạo ra các thiết kế mới, cho phép thực hiện
các đơn đặt hàng trực tuyến từ kho của các cửa hàng gần nhất với địa điểm giao
hàng, giảm chi phí giao hàng cho người dùng.
4.3.2 Kênh marketing
Thay vì quảng cáo, Zara sử dụng vị trí cửa hàng và cách trưng bày cửa hàng
làm yếu tố chính trong chiến lược Marketing của mình. Bằng cách chọn những địa
điểm kinh tế lớn trong thành phố, tại những địa điểm này những mẫu thiết kế mới
và nổi bật nhất của họ sẽ được trưng bày trên các cửa sổ lớn và được thay đổi liên
tục. Vì vậy mà Zara luôn đảm bảo tỷ lệ lượng khách hàng đến các cửa hàng đều là
rất cao.
Là một nhà bán lẻ thời trang nhanh, Zara sớm nhận thức được sức mạnh của
thương mại điện tử và đã xây dựng thành công sự hiện diện trực tuyến cùng với trải
nghiệm khách hàng chất lượng cao. Zara đã ra mắt cửa hàng trực tuyến của mình
vào tháng 9 năm 2010. Ban đầu trang web có sẵn ở Tây Ban Nha, Anh, Bồ Đào


Nha, Ý, Đức và Pháp, sau đó được mở rộng sang Áo, Ireland, Hà Lan, Bỉ. và
Luxembourg. Trong 3 năm tiếp, cửa hàng trực tuyến đã có mặt tại Hoa Kỳ, Nga,
Canada, Mexico, Romania và Hàn Quốc. Vào năm 2017, cửa hàng trực tuyến của
Zara đã ra mắt tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ. Gần hơn
vào tháng 3 năm 2018, thương hiệu đã ra mắt trực tuyến tại Úc và New Zealand.
Hiện nay, cửa hàng trực tuyến của Zara đã có mặt trên 66 quốc gia.

4.3.3 Kênh phân phối quốc tế
Các dòng sản phẩm của Zara được cung cấp trên toàn cầu phản ánh nhu
cầu và mong muốn đặc biệt của khách hàng về thể trạng, khí hậu và văn hóa. Zara
cung cấp các kích cỡ nhỏ hơn ở Nhật Bản, quần áo đặc biệt dành cho phụ nữ ở các
nước Ả Rập và quần áo theo mùa khác nhau ở Nam Mỹ. Sự khác biệt này trong
việc cung cấp sản phẩm giữa các quốc gia diễn ra thuận lợi nhờ sự tương tác
thường xuyên giữa các quản lý cửa hàng địa phương của Zara và đội ngũ sáng tạo
Zara.
5. Đánh giá về phương pháp quản trị chuỗi cung ứng của Zara
Hiệu quả: theo báo cáo kinh doanh của Inditex, cơng ty mẹ của Zara, thì hãng
thời trang bình dân giá rẻ này có mức tăng trưởng lợi nhuận 7% trong năm 2017,
doanh số bán hàng trực tuyến của Inditex đã tăng 41%, đạt 10% doanh thu của nhóm.
Đặc biệt, trong danh sách những thương hiệu may mặc có giá trị cao nhất năm 2017,
Thành tựu: Zara xếp ở vị trí thứ 6 với 11,3 triệu USD, vượt mặt bao ông lớn
khác trong ngành thời trang như Cartier hay Rolex.


Nhờ những thành cơng đó, vào cuối năm 2018, ơng chủ của Zara là Amancio
Ortega đã xếp thứ 2 trong top 10 tỷ phú thời trang giàu nhất thế giới, chỉ sau mỗi
Bernard Arnault - ông chủ của LVMH sở hữu 1 loạt thương hiệu thời trang nổi tiếng
như Louis Vuitton, Givenchy...
Tính đến đầu năm 2019, nó có doanh thu hàng năm là 22 tỷ đô la và giá trị
thương hiệu là 13,18 tỷ đô la. Thương mại điện tử chiếm 10% doanh số bán hàng của
Inditex và tăng hơn 40% năm trước.
III.

KẾT LUẬN
Phương pháp quản trị cung ứng đã được phân tích bên trên thực tế đã đem lại
những thành tựu, thành công vô cùng to lớn cho Zara nói chung và cũng là một
phương pháp vơ cùng hiệu quả để những doanh nghiệp khác có thể học hỏi và áp

dụng.



×