Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tài chính doanh nghiệp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.79 KB, 8 trang )

Mơn : Tài chính doanh nghiệp 1
Đề bài : Trình bày các công cụ huy động nợ ngắn hạn và dài hạn của các
doanh nghiệp ở VN hiện nay? Cho ví dụ minh họa .
Bài làm
1 Khái niệm
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các
tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thơng qua q trình thực hiện
các nghiệp vụ tín dụng, thanh tốn, các nghiệp vụ kinh doanh khác…
Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân
hàng thương mại, nó đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động
kinh doanh của ngân hàng .
Huy động vốn là các hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo vốn
cho hoạt động kinh doanh của mình dưới các hình thức như: Vay vốn, huy
động vốn, phát hành, chào bán chứng khoán, liên doanh, liên kết trong và
ngồi nước hình thành quỹ tín thác bất động sản…
2 Các công cụ huy động nợ ngắn hạn và dài hạn của các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay .
2.1 Công cụ nợ ngắn hạn
2.1.1 Huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng
Đây là nguồn vốn ngắn hạn rất quan trọng và phổ biến, mọi doanh
nghiệp đều nên tận dụng nguồn vốn này, tuy nhiên nên căn cứ vào chu kỳ
sản xuất kinh doanh, khả năng nợ và hệ số nợ hiện tại để quyết định thời
gian vay, số tiền vay một cách phù hợp .
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay, ngân hàng Nhà nước vẫn đang
duy trì mức lãi suất thấp và dự báo trong tương lai gần mặt bằng lãi suất


sẽ không tăng quá nhiều . Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận với
nguồn vốn chi phí thấp .
Doanh nghiệp có thể huy động tín dụng ngân hàng bằng cách làm việc
trực tiếp với các Ngân hàng thương mại trong đó lưu ý:


+ Doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài sản đảm bảo cho từng món vay, tài
sản đảm bảo có thể là: Bất động sản, phương tiện vận tải, hàng hóa…
+ Doanh nghiệp nên làm việc với nhiều Ngân hàng tại cùng một thời
điểm để lựa chọn các chính sách tín dụng phù hợp với nhu cầu tài chính
của doanh nghiệp mình. Mỗi ngân hàng sẽ có lợi thế riêng, ưu đãi riêng
về lãi suất, điều kiện cho vay, tỷ lệ sử dụng tài sản đảm bảo, tỷ lệ sử dụng
quyền phải thu trong thế chấp tài sản, … và điều doanh nghiệp cần làm là
cân nhắc kĩ từng chính sách của từng ngân hàng đó.
Ví dụ : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội – MB là một trong số ít
các ngân hàng chấp nhận quyền phải thu (quyền đòi nợ) để sử dụng làm
tài sản tín chấp khi thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
2.1.2 Huy động vốn bằng tín dụng thương mại
Việc chịu mua hàng hóa của các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ sẽ hình
thành nên khoản nợ phải trả với nhà cung cấp, đây được xem như hình
thức tín dụng thương mại của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được nhận hàng hóa dịch vụ để sản xuất kinh doanh trong
khi chưa phải trả tiền ngay, điều này giúp cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi đúng theo kế hoạch mà
chưa cần sử dụng nguồn vốn nội tại của mình.
Hình thức này có vai trò cực kỳ quan trọng trong các nguồn tài trợ ngắn
hạn, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ, vốn hoạt động còn hạn chế, cần tận
dụng nguồn lực này một cách hợp lý.
Tín dụng thương mại cần lưu ý những điểm sau :
+ Cung cấp vốn nhanh, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, thường khơng có nhiều điều kiện ràng buộc.


+ Nếu đã tạo được uy tín với nhà cung cấp thì việc đàm phán tín dụng của
doanh nghiệp khá dễ dàng, có thể đạt được nguồn vốn tín dụng lớn với
thời gian đáo hạn đủ dài. Thực tế có những nhà cung cấp lớn có thể cho

phép dư nợ lên đến hàng tỷ đồng và thời hạn thanh toán lên đến nhiều
tháng.
+ Đi kèm với tín dụng thương mại có thể giá mua chịu hàng hóa dịch vụ
bị đội cao q mức bình thường. Hoặc việc khơng trả tiền ngay có thể
doanh nghiệp sẽ khơng được hưởng các khoản giảm giá hàng bán, chiếc
khấu thương mại …
+ Cần cân nhắc linh hoạt khi sử dụng tín dụng thương mại, xác định chi
phí cơ hội khi sử dụng loại tín dụng thương mại đó, khi chi phí cơ hội q
lớn thì doanh nghiệp có thể sử dụng phương thức thanh tốn ln cho nhà
cung cấp thay vì sử dụng tín dụng thương mại.
+ Bị hạn chế bởi quy mô vốn, đối tượng tín dụng, tất nhiên khơng phải
nhà cung cấp nào cũng cho phép tín dụng thương mại và điều này hoàn
toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp của
mình.
Ví dụ : Cty A mua chịu hàng hóa của Cty B, khi Cty A bán số hàng hóa
đã mua chịu của Cty B đi và thu về một khoản tiền, Cty A vẫn chưa trả nợ
cho Cty B ngay mà lại dùng số tiền đó vào một chu kỳ SXKD khác của
mình và Cty lúc này trở thành khách nợ của Cty B. Trong trường hợp này
theo thương mại thì người ta gọi đây là Tín dụng TM (vì số vốn này Cty
A chỉ có thể có được trong q trình trao đổi thương mại với Cty B).
2.1.3 Nợ phải trả ngắn hạn có tính chất chu kỳ
Trong q trình kinh doanh Doanh nghiệp có phát sinh một số khoản có
nghĩa vụ tài chính nhưng chưa phải thanh toán ngay, việc này tạo ra
nguồn tài trợ cho doanh nghiệp sử dụng, ví dụ như: tiền lương, tiền công


trả cho người lao động, các khoản thuế, tiền BHXH phải nộp nhưng chưa
đến thời hạn phải trả, …
Khi sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp cần lưu ý phải thanh tốn
đúng hạn, nếu khơng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp khi trả

lương chậm, bị phạt chậm nộp tiền thuế và phạt hành chính nếu trả chậm
tiền thuế, BHXH,…
Trong thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp do nợ tiền bảo hiểm xã hội
quá lâu dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và có thể
dẫn tới việc thanh kiểm tra của cơ quan bảo hiểm tại doanh nghiệp.
Ví dụ: Ngày 02/04/2021, UBND Thành phố Hà Nội đã đề nghị xử lý
hình sự đối với 14 doanh nghiệp trốn đóng BHXH.
Ngồi ra các nguồn vốn ngắn hạn trên, doanh nghiệp cịn có thể sử dụng
các nguồn khác như tiền đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng, tín dụng
thư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể…
* Một số ưu và nhược điểm của huy động vốn ngắn hạn
Ưu điểm :
- Thông thường việc sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có
thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn.
- Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thơng thường thấp hơn so với tín
dụng trung, dài hạn .
- Doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn do thời gian
đáo hạn ngắn, có thể sử dụng phương pháp đảo nợ giữa các nguồn huy
động vốn khác nhau.


Nhược điểm :
- Nghĩa vụ phải thanh toán trong thời gian ngắn gây ra áp lực trả nợ ngắn
hạn lớn, nếu tình hình kinh doanh diễn ra khơng thuận lợi như kế hoạch
đã định, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn
các khoản nợ đến hạn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh ngày nay .
- Tín dụng ngân hàng thường địi hỏi tài sản thế chấp và có thể bị thu giữ
tài sản nếu quá hạn trả nợ mà doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ
- Khi đi vay, doanh nghiệp thường bị phụ thuộc vào các điều kiện cho

vay vốn của chủ nợ
2.2 Công cụ nợ dài hạn
2.2.1 Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khốn có kỳ hạn từ 01 năm trở lên
do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các
nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái
phiếu.
Theo quy định, đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm:
– Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu là Công ty cổ phần và công ty
TNHH được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh
nghiệp.
Một số lưu ý khi sử dụng trái phiếu:


- Đối với doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận được đánh giá là ổn
định và tăng trưởng trong tương lai thì việc sử dụng trái phiếu là hợp lý
- Cần xem xét hệ số nợ hiện tại của doanh nghiệp: Nếu ở mức thấp thì
phù hợp nhưng nếu đã ở mức cao thì cần cẩn trọng.
Ưu và nhược điểm của phát hành trái phiếu
Ưu điểm :
- Lợi tức được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN
- Lợi tức được giới hạn ở mức độ nhất định, thường thấp hơn cổ phiếu ưu
đãi
- Không phải chia sẻ quyền phân chia lợi nhuận cao cho các trái chủ
- Không phải chia sẻ quyền quản lý và quyền kiểm sốt doanh nghiệp cho
các trái chủ
- Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn so với cổ phiếu thường và
cổ phiếu ưu đãi
Nhược điểm :

- Buộc phải trả lợi tức cố định đúng thời hạn đã quy định trước
- Tăng hệ số nợ của doanh nghiệp
- Phải trả nợ gốc đúng hạn (khác với cổ phiếu ưu đãi thì khơng bắt buộc
phải trả lợi tức cố định đúng hạn mà có thể trì hỗn sang kỳ sau)
2.2.2 Phát hành cổ phiếu
Để huy động vốn dài hạn, doanh nghiệp có thể phát hành hai loại cổ
phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
2.2.3 Th tài chính
Trên góc độ tài chính, thuê tài chính là một phương thức tín dụng trung
và dài hạn, theo đó người cho thuê cam kết mua tài sản theo yêu cầu của


người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản thuê. Đây là hình
thức huy động vốn trung và dài hạn khá phù hợp với các doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định thời gian thuê tài sản tối thiểu phải
chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. Do đó thời hạn thuê
thường rất dài.
Trong thời gian thuê, người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa,
bảo hành tài sản và không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn (trừ
trường hợp do lỗi của Bên cho thuê). Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê
được chuyển giao quyền sở hữu, mua lại, hoặc tiếp tục thuê tài sản đó
theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
2.2.4 Vay dài hạn các tổ chức tín dụng
+ Vay dài hạn ngân hàng và các cơng ty tài chính là một nguồn vốn tín
dụng quan trong trong sự phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt động kinh doanh, việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi
ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vay
nợ ngân hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình.
+ Vay vốn dài hạn ngân hàng thơng thường được hiểu là vay vốn có thời

gian trên một năm. Hoặc trong thực tế, người ta chia thành vay vốn trung
hạn (1 – 3 năm), vay vốn dài hạn (trên 3 năm).
Ví dụ : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB) đã
tích lũy 5 năm lợi nhuận (từ năm 2013 đến năm 2017) để tận dụng phát
triển kinh doanh, sau đó mới thực hiện việc chia cổ tức cho cổ đông, điều
này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn để ngân hàng này phát triển nhanh


chóng và trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt
Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×