Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài chính doanh nghiệp 1.3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.94 KB, 22 trang )

1

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.3
Đề tài 1: Nội dung chính sách cổ tức của công ty cổ phần, tác động của các
hình thức chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu và tình hình tài chính doanh nghiệp. Liên
hệ thực tế tại tập đoàn FPT.
I. Cơ sở lý luận
1. Chính sách cổ tức
1.1. Khái niệm: cổ tức và chính sách cổ tức
Cổ tức được hiểu là phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho
các cổ đông (chủ sở hữu công ty)
Chính sách cổ tức là chính sách ấn định phân phối giữa lợi nhuận giữ lại tái
đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông.
1.2. Các hình thức chi trả cổ tức:
Thông thường, có 3 phương thức chi trả cổ tức cơ bản là: cổ tức bằng tiền
mặt, cổ tức bằng cổ phiếu, và cổ tức bằng tài sản. Trong đó, 2 phương thức đầu là
phổ biến nhất.
Cổ tức trả bằng tiền mặt
Hầu hết cổ tức được trả dưới dạng tiền mặt. Cổ tức tiền mặt được trả tính
trên cơ sở mỗi cổ phiếu, được tính bằng phần trăm mệnh giá. Trả cổ tức bằng tiền
mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm vốn lợi nhuận, nghĩa là làm
giảm vốn cổ phần cổ đông.
Cổ tức trả bằng cổ phiếu
Trả cổ tức bằng cổ phiếu là doanh nghiệp đưa ra thêm những cổ phiếu của
doanh nghiệp theo tỷ lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Doanh nghiệp
không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Hình thức trả cổ tức
bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lợi nhuận cho các mục
đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông.Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống
như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá
trị cổ phần giảm xuống. Trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên
2



và phần lợi nhuận giảm xuống. Trong khi đó tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi
cổ phần.
Cổ tức trả bằng tài sản
Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động
sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm
xảy ra trong thực tiễn.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định chi trả cổ tức:
Các yếu tố khách quan:
Các quy định pháp lý về việc trả cổ tức là các cơ sở ban đầu cho quyết định
chính sách và hoạt động chi trả cổ tức của mỗi doanh nghiệp. Một số nguyên tắc
quan trọng về việc trả cổ tức của công ty: nguyên tắc lợi nhuận ròng, nguyên tắc tài
chính lành mạnh, nguyên tắc lập quỹ dự trữ.
Xu thế vận động của nền kinh tế: nếu nền kinh tế suy thoái, lãi suất thị
trường sụt giảm, có ít cơ hội đầu tư. Nếu có nhu cầu về vốn, công ty dễ dàng vay
vốn với lãi suất thấp và có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức.
Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có nhiều cơ hội đầu tư, nguồn vốn khan
hiếm, lãi suất thị trường tăng cao, công ty phải tăng lượng giữ lại để đáp ứng nhu
cầu đầu tư và sẽ làm giảm phần chi trả cổ tức.
Chi phí phát hành chứng khoán: việc phát hành chứng khoán thường được
thực hiện bởi các tổ chức bảo lãnh phát hành chuyên nghiệp, tất yếu sẽ nảy sinh chi
phí phát hành. Nếu chi phí phát hành cao, công ty sẽ quyết định tăng phần giữ lại
để tái đầu tư và ngược lại.
Tâm lý của nhà đầu tư: những người đã về hưu có xu hướng muốn nhận thu
nhập ổn định nên luôn muốn công ty trả cổ tức cao, đều đặn. Ngược lại, những nhà
đầu tư trẻ thường ưa mạo hiểm, có thể hy sinh khoản thu nhập từ cổ tức để công ty
có thể giữ lại lợi nhuận sau thuế để đầu tư.
Vị trí của các cổ đông trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá
nhân: khi công ty do một số đại cổ đông nắm giữ, họ thường muốn chia cổ tức với
3


tỷ lệ thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân với mức cao và ngược lại.
Các yếu tố chủ quan
Cơ hội đầu tư: công ty có những cơ hội đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lợi cao
thường có xu hướng giữ phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, do vậy chỉ dành
một phần nhỏ để chia cổ tức.
Nhu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn: nếu nhu cầu thanh toán các khoản
nợ đến hạn cảu DN lớn sẽ buộc DN phải ưu tiên thanh toán nợ trước, điều này ảnh
hưởng trực tiếp tới việc chi trả cổ tức.
Mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt được của công ty: nếu tỷ suất lợi nhuận
trên vốn của công ty cao hơn các công ty khác thì cổ đông có xu hướng muốn để lại
phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư để tăng thu nhập trong tương lai, và
ngược lại.
Sự ổn định về lợi nhuận của công ty: một công ty có lợi nhuận tương đối ổn
định có thể dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức và ngược lại.
Khả năng thâm nhập vào thị trường vốn: những công ty lớn, thời gian hoạt
động lâu dài, ổn định về mặt lợi nhuận, uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro
thấp sẽ dễ dàng huy động vốn hơn. Do đó, công ty này có thể dành nhiều lợi nhuận
sau thuế để trả cổ tức cho cổ đông hơn.
Quyền kiểm soát công ty: DN có thể tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu,
điều này sẽ làm pha loãng quyền kiểm soát công ty của các cổ đông hiện hành. Nếu
các cổ đông hiện hành muốn duy trì quyền quản lý, kiểm soát công ty thì DN
thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư và ngược lại.
Tình hình luồng tiền của công ty: một DN kinh doanh có lãi không đồng
nghĩa với việc DN đó có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Do đó, trước khi
quyết định trả cổ tức bằng tiền DN cần xem xét khả năng cân đối luồng tiền của
mình.
Chu kỳ sống của doanh nghiệp: chu kỳ sống của một DN nói chung trải qua
4 giai đoạn: ra đời, phát triển, hoàn thiện và suy thoái. Trong mỗi giai đoạn, công ty
4


phải thiết lập chính sách tài chính cụ thể (đã bao gồm chính sách cổ tức). Ví dụ:
trong giai đoạn công ty mới thành lập, sản phẩm chưa chiếm lĩnh được thị trường,
uy tín chưa cao, khả năng huy động vốn khó khăn công ty cần giữ lại phần lớn lợi
nhuận sau thuế để tái đầu tư.
1.4 . Các chính sách cổ tức thông dụng
Chính sách ổn định cổ tức
- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định cổ tức: Theo đó, công ty duy trì
trả cổ tức đều đặn qua các năm với biến động nhỏ
- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt
được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức;
đồng thời, khi đã tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khi
công ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài
trong tương lai.
- Lợi ích của việc theo đuổi chính sách ổn định cổ tức: ổn định tâm lý của cổ
đông, giữ chân được lượng cổ đông ổn định, thị giá cổ phiếu tăng, rủi ro đầu tư
thấp
- Bất lợi: Cty bỏ lỡ cơ hội đầu tư, gia tăng chi phí vay vốn hoặc phát hành
thêm cổ phiếu mới, gia tăng rủi ro tài chính do vay vốn, nguy cơ mất quyền kiểm
soát do phát hành cổ phiếu mới.
Chính sách thặng dư cổ tức
- Được xây dựng trên cơ sở lý thuyết ổn định lợi tức cổ phần.Theo đó, công
ty duy trì trả cổ tức liên tục qua các năm với mức trả các năm tương đối ổn định, có
thể có sự biến động, song không đáng kể so với sự biến động lợi nhuận hang năm
của công ty.
- Công ty chỉ thực hiện chi trả cổ tức ở mức cao hơn khi công ty có thể đạt
được sự gia tăng lợi nhuận một cách vững chắc, đủ khả năng cho phép tăng cổ tức;
đồng thời, khi đã tăng cổ tức thì sẽ cố gắng duy trì cổ tức ở mức đã định cho tới khi
công ty thấy rõ không thể hi vọng ngăn chặn được sự giảm sút lợi nhuận kéo dài
5


trong tương lai.
-Lợi ích của theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức: Cổ tức tăng nhanh, thị giá
tăng nhanh, uy tín công ty tăng, hài lòng cổ đông
-Bất lợi: rủi ro đầu tư cao, LN giữ lại để tái đầu tư có xu hướng thấp
1.5. Vai trò của chính sách cổ tức:
- là công cụ đảm bảo lợi ích cho cổ đông Đại bộ phận cổ đông đầu tư vào
công ty đều mong đợi được trả cổ tức do vậy, chính sách phân chia cổ tức ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập của các cổ đông. Mặt khác, việc công ty duy trì trả cổ
tức ổn định hay không ổn định, dều đặn hay dao động thất thường sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự biến động giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán.
- Là công cụ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của công ty: Chính
sách cổ tức lien quan tới việc xác định lượng tiền mặt dung trả cổ tức cho các cổ
đông. Vì vậy, nó có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách tài trợ và chính sách đầu tư
của công ty. Việc phân chia lợi tức cổ phần quyết định số lợi nhuận lưu giữ nhiều
hay it, điều này ảnh hưởng tới nguồn vốn bên trong tài trợ cho các nhu cầu mở rộng
sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Mặt khác, việc trả cổ tức sẽ làm
giảm lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu huy động vốn
từ bên ngoài của công ty.
2. Tác động của hình thức chi trả cổ tức tới giá cổ phiếu và tình hình tài
chính của CTCP
 Trả cổ tức bằng tiền
Hầu hết cổ tức của công ty được trả bằng tiền mặt, bởi điều này sẽ thuận lợi
cho cổ đông trong việc sử dụng vào các mục đích có tính chất tiêu dung cá nhân.
Mức cổ tức tiền mặt được trả có thể được tính trên cơ sở mỗi cổ phần, hoặc theo tỷ
lệ % so với mệnh giá cổ phiếu.
Từ công thức xác định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu cổ tức:

6




Trong đó: Po là giá cổ phiếu ở thời điểm hiện tại
Dt là cổ tức dự kiến nhận được ở cuối năm thứ t
r: tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư
Pn: giá bán cổ phiếu ở cuối năm thứ n
Từ công thức trên có thể thấy, với mức tỷ suất lợi nhuận xác định mức cổ tức
dự tính trong tương lai có quan hệ trực tiếp tới giá cổ phiếu. Tuy nhiên, trả cổ tức
cao không có phải luôn đi cùng với giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường, nó còn
phụ thuộc vào cách tiếp cận của nhà đầu tư khi ra quyết địn mua cổ phiếu. Có nhà
đàu tư mong muốn nhận được các khoản cổ tức đều đặn hàng năm, có nhà đầu tư
lại hy vọng nhận được thu nhập lãi vốn (chênh lệch giá bán ra và giá mua vào cổ
phiếu). Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm ảnh hưởng tới phần lợi nhuận giữ
lại để đầu tư. Nếu phần lợi nhuận giữ lại được đầu tư có hiệu quả sẽ đảm bảo cho
sự tăng trưởng lâu dài của công ty, từ đó sẽ tạo niềm tin tăng giá cổ phiếu trong
tương lai. Khi mức độ trả cổ tức bằng tiền tăng qua các năm sẽ có tác dụng tích cực
tới tâm lý nhà đầu tư, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và giá cổ phiếu có thể tăng.
Tác động tới tình hình tài chính doanh nghiệp, việc chi trả cổ tức bằng tiền sẽ
làm giảm lượng tiền mặt của công ty, giảm khả năng thanh toán, khả năng tự cung
ứng vốn của doanh nghiệp trong năm tài chính tiếp theo. Nếu nhu cầu sử dụng vốn
vượt quá khả năng tự cung ứng, doanh nghiệp buộc phải đi vay để đầu tư và doanh
nghiệp sẽ phải đối mặt với gánh nặng nợ vay.
- Trả cổ tức bằng cổ phiếu
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh
toán và nhu cầu đầu tư của công ty. Vì vậy trong một số trường hợp thay vì trả cổ
tức bằng tiền, công ty có thể tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông sẽ làm
giảm NAV tăng lưu lượng cổ phiếu, khả năng cung ứng cổ phiếu trên thị trường
t
n

n
t
t
t
r
P
r
D
P
)1()1(
1
0






7

tăng qua đó thị giá cổ phiếu giảm.
Mặt khác trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp
vì vốn điều lệ = mệnh giá cổ phiếu * khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên
trên thực tế công ty không thu được một đồng nào và có thể dẫn tới nguy cơ pha
loãng quyền điều hành do tỷ lệ sở hữu thay đổi sau khi phát hành cổ phiếu nội bộ.
- Trả cổ tức bằng tài sản khác
Mặc dù không có tính chất phổ biến , song các công ty cổ phần cũng có thể
trả cổ tức bằng các tài sản khác: chứng khoán của công ty khác, khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, thành phẩm, hàng hóa, bất động sản, ... việc trả cổ tức bằng tiền
mặt sẽ làm giảm các khoản đầu tư, giảm lượng hàng hóa, thành phẩm... từ đó làm

giảm tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty và đặc biệt nó làm giảm nghiêm trọng uy
tín của công ty kéo giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Vì vậy việc trả cổ tức bằng tài sản
khác chỉ được thực hiện trong trường hợp công ty không thể sử dụng các phương
án trả cổ tức khác.
II. Thực tiễn tại tập đoàn FPT
1. TẬP ĐOÀN FPT
Trụ sở chính: Tòa nhà FPT, lô B2 Cụm sản xuất tiểu thủ Công nghiệp và
Công nghiệp nhỏ Đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Website: www.fpt.com.vn
Điện thoại: +84 4 73007300
Fax: +84 4 37687410
Về kinh doanh: Kết thúc năm tài chính 2009, với những nỗ lực trong kinh
doanh, quản trị, doanh số toàn tập đoàn đạt mức 18.751 tỷ đồng (tương đương trên
1 tỷ USD), đạt 109, 8% kế hoạch đề ra, tăng 11, 6% so với năm 2008.
Lãi trước thuế đạt trên 1.702, 2 tỷ VND, vượt 12, 3% so với kế hoạch năm và
tăng 37, 3 % so với cùng kỳ năm 2008. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt
gần 1.061, 8 tỷ VND, so với năm 2008 đã tăng 17, 3%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
8

bình quân là 7.486, 5 đồng trên một cổ phiếu, tăng 18, 4% so với cùng kỳ năm
2008.
Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các
lĩnh vực kinh doanh truyền thống của FPT như: Tích hợp hệ thống; Xuất khẩu phần
mềm; Viễn thông; Đào tạo và Phân phối sản phẩm công nghệ viễn thông vẫn đạt
được kết quả tích cực.
Các lĩnh vực này đã hoàn thành kế hoạch đề ra về lợi nhuận trong năm 2009
lần lượt là 108%; 87, 5%; 101, 9%; 102, 8% và 105, 1%.
Về nhân sự: Tính tới 31/12/2009, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại
FPT đã đạt tới con số 10.163.
Về cơ cấu tổ chức: FPT hiện có:

- 11 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT
Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group);
Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần
Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học
FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần
Quảng cáo FPT; Đại học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công
nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT
Land); Công ty Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online).
- 3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities),
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Tiên Phong.
- Có mặt tại 9 quốc gia trên thế giới và các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh và thành phố Đà Nẵng.
Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT:
- Công nghệ Thông tin và Viễn thông: Tích hợp hệ thống, Giải pháp phần
mềm, Dịch vụ nội dung số, Dịch vụ dữ liệu trực tuyến, Dịch vụ Internet băng thông
rộng, Dịch vụ kênh thuê riêng, Điện thoại cố định, Phân phối sản phẩm công nghệ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×