Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Anh chị hãy tìm hiểu và phân tích một số lũ đặc biệt của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.85 KB, 15 trang )

Page |0
Câu hỏi : Anh chị hãy tìm hiểu và phân tích một số lũ đặc biệt của việt nam?
Bài làm:
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao do mưa lớn chảy từ nơi cao về nơi thấp trong
một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần.Nếu mưa lớn, nước mưa bị tích luỹ bởi các
trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật
chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống rất nhanh,cuốn theo đất đá, cây cối và cuốn đi mọi vật có
thể.Ở Việt Nam, có một số lũ đặc biệt như : lũ quét, lũ ống, lũ bùn, lũ đá, ...... Trong đó:

LŨ QUÉT:
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên
nhanh, biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi
được gọi là lũ quét. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các
vùng núi nước ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập và có sức tàn
phá lớn.
Lũ quét là một loại lũ nguy hiểm và rất lớn, xảy ra bất ngờ trên các sơng suối miền núi,
duy trì trong một thời gian ngắn ,lên nhanh và xuống nhanh, dòng chảy xiết có hàm lượng chất
rắn cao và có sức tàn phá lớn.
Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những
cơn mưa dơng,bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi
tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một
cách đột ngột với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy
vào độ rộng và độ dốc của con sơng bên dưới đập).

Hình ảnh lũ quét ở các tỉnh phía Bắc năm 2008.


Page |1
Câu hỏi : Anh chị hãy tìm hiểu và phân tích một số lũ đặc biệt của việt nam?
Bài làm:
Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao do mưa lớn chảy từ nơi cao về nơi thấp trong


một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần.Nếu mưa lớn, nước mưa bị tích luỹ bởi các
trướng ngại vật như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật
chắn, phá vỡ vật chắn, ào xuống rất nhanh,cuốn theo đất đá, cây cối và cuốn đi mọi vật có
thể.Ở Việt Nam, có một số lũ đặc biệt như : lũ quét, lũ ống, lũ bùn, lũ đá, ...... Trong đó:

LŨ QUÉT:
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên
nhanh, biên độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi
được gọi là lũ quét. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các
vùng núi nước ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập và có sức tàn
phá lớn.
Lũ quét là một loại lũ nguy hiểm và rất lớn, xảy ra bất ngờ trên các sơng suối miền núi,
duy trì trong một thời gian ngắn ,lên nhanh và xuống nhanh, dòng chảy xiết có hàm lượng chất
rắn cao và có sức tàn phá lớn.
Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những
cơn mưa dơng,bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi
tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một
cách đột ngột với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy
vào độ rộng và độ dốc của con sơng bên dưới đập).

Hình ảnh lũ quét ở các tỉnh phía Bắc năm 2008.


Page |2

Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:
+ Mưa với cường suất lớn
+ Nơi có độ dốc lưu vực trên 20% - 30% nhất là nơi có độ che phủ của thực vật thưa do lớp
phủ thực vật bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều kiện tập trung
hình thành dịng chảy dồn vào các sơng suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng

nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.


Page |3
Lũ quét thường xảy ra ở thượng nguồn các sơng nhánh, lưu vực nhỏ, có độ dốc lớn,
mặt đệm bị huỷ hoại năng. Lũ quét xảy ra trong thời gian ngắn từ 3-6h, vào ban đêm, trong các
tháng đầu mùa lũ như tháng VI, VII ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, tháng IX, X ở Trung Bộ.
Sự hình thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc
điểm địa hình, các hoạt động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực.
Đặc điểm của lũ quét thường chứa lượng vật rắn lớn và có sức tàn phá rất lớn:
+ Lũ quét có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn,chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn
đá, rất hay xảy ra ở nước ta ( hình 1)
+ Có sự tham gia của nước chảy tràn cùng các vật liệu tảng,cuội,bùn cát,cây cối lẫn lộn trong
nước.
+ Lưu lượng từ 500-2500 m3/s. Tốc độ dòng nước rất lớn,kèm theo những đợt sóng tràn.
+ Lũ quét thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
+ Lũ quét gây thiệt hại lớn về người và tài sản. ( hình 2)

Hình 1 : lũ quét bùn đá


Page |4

Hình 2 : Lũ quét gây thiệt hại về người và của
Dựa vào hình thức, quy mơ phát triển và các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà
lũ quét được phân ra các lọai chính sau:
1. Lũ quét sườn dốc: là lũ quét phát sinh chủ yếu do mưa lớn đột ngột xuất hiện trên lưu vực có
sườn dốc cao, độ dốc lớn, nước lũ tập trung nhanh. Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường
vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét mọi thứ trên đường đi.
2. Lũ qt nghẽn dịng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu vực có nhiều trượt

lở ven sơng, suối. Đó là các khu vực đang có biến dạng mạnh, sơng suối đào xẻ lịng dữ dội,
mặt cắt hẹp, sườn núi rất dốc. Do mưa lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên bị tắc nghẽn bởi đất đá
bị sạt lở tương tự như một đập chắn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường
là các vùng lòng chảo, những thung lũng. Khi nước lũ tích tụ đến mức đập chắn bị mất ổn định
và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lịng chảo khi bị nghẽn dịng được giải phóng đột ngột tạo
thành sóng lũ lớn về phía hạ lưu.


Page |5

3. Lũ bùn đá là dòng lũ đậm đặc bùn đá, chảy với động năng lớn. Lượng bùn đá trong dòng lũ
chủ yếu do sạt lở núi cung cấp. Một phần bùn đá được lấy từ vật liệu có sẵn trong lòng suối.
Đây là loại lũ quét đặc biệt nguy hiểm, thường gây nhiều thương vong lớn.
4. Lũ quét do vỡ đập, đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc cơng trình thuỷ điện, thuỷ nơng gây
ra. Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng dưới hạ du
5. Lũ quét hỗn hợp là lũ quét được hình thành đồng thời bởi ít nhất từ hai loại trên. Đây là dạng
lũ thường xảy ra nhiều ở vùng núi nước ta và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng.


Page |6

Cơ chế hình thành lũ qt :

Các vùng có nhiều khả năng xuất hiện lũ quét:


Page |7
- Miền Bắc:
+ Ở hữu ngạn sông Đà: Các lưu vực sông Nậm Pô, Nậm Mức huyện Mường Tè, Mường Lay
(Lai Châu); Nậm Pàn, Nậm La tỉnh Sơn La. Các lưu vực sông suối nhỏ thuộc tỉnh Cao Bằng,

Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hịa Bình…
+ Ở hữu ngạn sơng Lơ: Ngịi Nạc thuộc tỉnh Hà Giang.
+ Ở thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Lào Cai.
+ Ở hữu ngạn sơng Thao: khu vực Ngịi Đum, ngịi Đường thuộc tỉnh Lào Cai.
+ Ở thượng nguồn sông Chảy thuộc tỉnh Bắc Cạn.
- Miền Trung và khu vực Tây Nguyên:
+ Ở hữu ngạn sơng Mã (Thanh Hóa) : Lưu vực khe Luồng.
+ Ở hữu ngạn sông Cả: lưu vực khe Choang (Nghệ An); sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố (Hà Tĩnh).
Sông Đại Giang thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
+ Thượng nguồn sơng Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị.
+ Thượng nguồn sông Hương thuộc Thừa Thiên – Huế. Vùng A Lưới tỉnh Thừa Thiên – Huế.
+Thượng nguồn sông Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam.
+ Ở hữu ngạn sông Đà Rằng: sông Hinh thuộc tỉnh Phú Yên.
+ Thượng nguồn sông Sre – Poc thuộc tỉnh Đaklak.
-Miền Đông Nam Bộ:
+ Thượng nguồn sông La Ngà, sông Bé thuộc tỉnh Đồng Nai.


Page |8

Lũ quét gây sạt lở ở Lai Châu.
Như vậy, lũ quét là hiện tượng di chuyển của một khối nước khổng lồ từ cao xuống thấp
với tốc độ nhanh cũng như sức tàn phá lớn tùy thuộc vào độ dài, độ dốc,độ trơn của quãng
đường mà nó đi (những nơi như núi và đồi khơng có cây , lũ qt sẽ xuất hiện thường xun do
khơng có gì để chặn dịng nước), nó sẽ gây ra thiệt hại cực kỳ nghiêm trọng cho những nơi mà
nó đi qua. Với tốc độ cao và khối lượng lớn nó có thể cuốn trôi nhà cửa, cây cối gần như mọi
thứ trên đường đi. Hiện tượng lũ quét thường thấy ở nơi có độ dốc như dưới chân đồi núi, hay
ở trong thung lũng. Mặc dù sức mạnh và sức tàn phá cao nhưng lũ quét thường không xảy ra
lâu hơn sáu tiếng.
Đi cùng lũ quét có thể có nhiều trận lở đất, trượt bùn cùng những thứ mà nó cuốn theo

khiến cho lũ quét càng trở nên nguy hiểm khi mà khối lượng di chuyển khơng chỉ có nước.
Lũ qt có thể xuất hiện trên diện rộng nhưng diện tích lũ quét càng rộng thì sức tàn
phá sẽ càng kém do khối lượng nước bị phân tỏa ra chứ không tập trung gây thiệt hại.
Lũ quét không xuất hiện ở khu vực đồng bằng hay có sơng lớn. Vì ở khu vực đồng bằng
khơng có độ dốc cho nước chảy hoặc rất ít khiến cho nước từ cao đổ xuống bị mất tốc độ chỉ
có thể gây ngập chứ khơng cuốn được bất cứ thứ gì. Cịn ở khu vực có sông lớn cũng giống
như ở đồng bằng con sông sẽ nhận và điều tiết lượng nước này nếu quá nhiều thì sơng sẽ tràn
bờ gây ra những đợt lũ thơng thường chứ khơng tạo thành lũ qt vì nước di chuyển với tốc độ
chậm hơn nhiều so với lũ quét.


Page |9

LŨ ỐNG:
Lũ ống là sự chảy dồn nước bộc phát đột ngột từ cao xuống thấp với tốc độ rất cao vào
một thung lũng suối nhỏ hoặc một khe hẻm có quy mơ nhỏ hơn (từ vài trăm mét đến vài km)
theo sườn rất dốc, tạo thành một khối nước hình ống, thời gian xảy ra rất ngắn và sức tàn phá
cũng rất mạnh.

Lũ ống là hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa và chỉ có ở miền núi. Do địa
hình trên bề mặt trái đất khơng bằng phẳng, ở miền núi có nhiều dãy đồi núi đan xen và kéo
dài; giữa chúng là các thung lũng gắn liền với các Khe, suối, sông nhỏ. Tại những vị trí khe
suối, sơng nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát
nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm, đó là nơi thường sinh ra lũ ống.
Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho
nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dịng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.


P a g e | 10
Lũ ống có thể xảy ra ở những khu vực núi đá vơi, thường có các hang động, hồ chứa

ngầm được thơngvới bên ngồi bằng những cửa hang, khe núi nhỏ hẹp. Khi có mưa lớn, nước
tập trung nhanh về phía các hồ, động ngầm làm nước dâng cao, có áp lực lớn gây ra lũ ống tại
các cửa ra.
Lũ ống gây ngập lụt vùng thung lũng, đặc biệt có sức tàn phá rất lớn khu vực phía dưới
cửa ra, quét mọi thứ gặp phải trên đường đi.

Hình ảnh Lũ ống ở Nghệ An

Hình ảnh lũ ống ở Quảng Trị


P a g e | 11

LŨ BÙN ĐÁ :
Lũ bùn đá là những trận lũ xảy ra ở các sông miền núi và các dòng chảy tạm thời, mang
theo nhiều vật liệu hòn mảnh cứng như tảng sắc cạnh, tảng trịn cạnh, dăm cuội, cát và đất mịn
loại hạt sét.

Hình ảnh Lũ bùn ở vùng núi phía Bắc


P a g e | 12

Hình ảnh lũ đá ở Sa Pa
Cũng giống như những trận lũ bất kỳ nào, lũ bùn đá xảy ra đột ngột và nhanh chóng, có
tốc độ chảy lớn và tương đối lớn trong mấy tiếng đồng hồ (3 – 5 giờ trở lại), kèm theo những
đợt sóng do dịng bị tắc nghẽn, nhưng sau đó lại được khai thơng dưới sức ép của khối vật
chất mang theo mỗi lúc một nhiều. Trong những trường hợp như vật, đôi khi thời gian kéo dài lũ
bùn đá tăng đến 8 – 12 giờ.
Lũ bùn đá không đặc trưng cho chế độ dòng chảy, mà xảy ra bất ngờ, khi có sự qui tụ

các điều kiện nhất định tạo nên chúng.
Vì vậy, khác với trận lũ bình thường của sông miền núi, lũ bùn đá là một loại lũ có chứa
nhiều vật liệu rắn. Tất nhiên, khi dịng chảy chứa đầy vật liệu rắn, thì có sự chuyển từ lượng
sang chất. Động năng của dòng chảy như vật tăng theo tỉ lệ thuận với tích số giữa khối lượng
vật chất dịch chuyển và một nửa bình phương tốc độ chảy và nó trở nên có thể sản ra một
công rất lớn về mặt địa chất. Sự khác biệt về chất đáng kể như vật của các trận lũ bùn đá cho
phép ta xem chúng như là một loại hiện tượng địa chất. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho
rằng các dịng lũ bùn đá có độ lớn hơn 1,12 – 1,20l/m3, đat đến 1,50 – 1,90l/m3.


P a g e | 13
Tùy theo thành phần vật liệu rắn chiếm ưu thế mà các lũ bùn đá có thể gồm đá với
nước, bùn với đá và bùn. Việc tách riêng loại sau cùng (bùn) ra thường là qui ước để thấy rằng
lượng chứa vật liệu hòn mảnh thô không đáng kể và khối lượng vật chất chủ yếu chứa đầy lịng
chảy gồm có vật liệu hạt nhỏ và sét.

Hình ảnh lũ bùn đỏ ở Bình Thuận
Như các số liệu thống kê cho thấy, trong tự nhiên chủ yếu có hai loại lũ bùn và đá đầu.
Nói chung, những lũ bùn đá - nước có thành phần khơng đồng nhất, gồm đá tảng tròn và sắc
cạnh, dăm cuội, cát và chứa ít đất hạt mịn loại sét, dễ bị cuốn mất khỏi lũ bùn đá trong q trình
nó dịch chuyển cũng như khỏi những trầm tích do lũ bùn đá tạo nên ở các cửa sơng ngịi miền
núi và các dòng chảy tạm thời. Nhiều khi những trầm tích này là các vật liệu tích tụ hạt thơ nhất
như tảng sắc và tảng tròn cạnh, v.v…
Mật độ vật trong dịng lũ bùn thì thay đổi từ 1,15 đến 1,55 l/m3. Những dịng lũ gồm có
đá và bùn cũng có thành vật chất hạt thơ khơng đồng nhất, nhưng chúng lại chứa nhiều đất hạt
mịn loại sét hơn. Những dịng lũ gồm đá và bùn có độ cao hơn loại lũ gồm có đá và nước từ
1,20 – 1,30 đến 1,70 – 1,90l/m3 mà cịn có độ nhớt nhất định. Trầm tích của những dịng lũ
gồm đá và bùn tạo thành loại đất dính, giống như những dịng chảy “đông đặc”, những gờ,
những lưỡi tựa như sông băng. Các lũ bùn đá hoặc các dòng lũ bùn đá tạo nên một kiểu trầm
tích lục địa nhất định gọi là lũ tích. Chúng thường hợp thành những nón vật phóng, những vật

gấu và lớp phủ lũ tích ở các cửa sơng miền núi, cửa suối và các dịng chảy tạm thời, ở các
đồng bằng trước núi và các hố trũng giữa núi.


P a g e | 14

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA LŨ:
1. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu do hiệu
ứng nhà kính. Đây là nguyên nhân làm thay đổi khí hậu.
2. Cần xem xét kĩ kế hoạch khai thác rừng tự nhiên.
3. Nghiêm cấm, ngăn chặn kịp thời việc khai thác trái phép trên rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng (chủ yếu trong việc phòng hộ rừng đầu nguồn). Cần có dự án giúp đồng bào các dân
tộc dùng các vật liệu khác là nhà, lợp nhà thay gỗ.
4. Khảo sát các khu dân cư có nguy cơ bị lũ qt (vùng có lượng mưa bình qn trên
2.000mm/năm, nằm trên vùng núi có độ cao dốc lớn, bình qn trên 35 o , ở những địa hình gần
sơng suối hẹp, có độ cao so với mặt nước dưới 10m) cần di dới đến chỗ an toàn.
5. Đất nước đang phát triển, rừng và đất rừng đang là đối tượng để khai thác, xây
dựng,vì vậy bất cứ loại cơng trình nào, nhất là giao thông, thủy lợi cần phải nghiên cứu kĩ địa
chất, thủy văn, đánh giá môi trường cẩn thận. Hướng tới một nền sản xuất bền vững, cuộc
sống lâu dài, cân bằng sinh thái.



×