ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI
SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID – 19
TỚI NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA VIỆT NAM.
Họ và tên
: Ma Thị Nhung
Mã sinh viên
: 2117420010
Lớp tín chỉ
: TRI115(GD 1+2).8
Giảng viên hướng dẫn
: Th.S Đặng Hương Giang
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................4
I. SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ VAI TRỊ CỦA SẢN XUẤT HÀNG
HĨA ............................................................................................................4
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá, đặc trưng và ưu thế của
sản xuất hàng hoá......................................................................................4
1.1
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.........................................4
1.2
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa...................................................5
1.3
Ưu thế của sản xuất hàng hóa........................................................6
2. Hàng hóa..............................................................................................7
2.1
Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa...........................................7
2.2
Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa..............................9
2.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ
bản của sản xuất hàng hố.....................................................................10
2.4 Lượng giá trị hàng hóa, yếu tố cấu thành lượng giá trị của hàng
hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa...................11
II. ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ
HÀNG HĨA VIỆT NAM........................................................................14
1. Tình hình chung.................................................................................14
2. Ảnh hưởng của dịch COVID – 19 đến nền kinh tế hàng hóa Việt
Nam ...........................................................................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................19
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sản xuất hàng hoá ra đời là một bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển
lồi người, đưa lồi người thốt khỏi tình trạng “mơng muội”, xố bỏ nền
kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế của xã hội. Thêm vào đó, trong bối cảnh tình hình dịch
COVID 19 đang ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay, em muốn được
tìm hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của sự kiện này đến nền kinh tế của thế
giới nói chung và với Việt Nam nói riêng.
2. Vấn đề nghiên cứu
Vì đây là một bài tiểu luận, nên có sự giới hạn trong việc nghiên cứu, đề tài
chỉ tiếp cận và làm sáng tỏ được phần nào khái niệm, đặc trưng, ưu thế nền
sản xuất hàng hóa, cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh lên chúng.
3. Mục đích nghiên cứu
Tiếp cận bản chất và vai trị của nền sản xuất hàng hóa, cũng như sự ảnh
hưởng của nó đối với nền kinh tế, xã hội và phát triển đồng bộ các loại thị
trường.
4. Ý nghĩa nghiên cứu
Trước tiên bài tiểu luận là cơ sở đánh giá quá trình học tập, tự nghiên cứu,
tìm hiểu các nội dung học phần Triết học Marx-Lenin. Đồng thời có thể làm
tài liệu tham khảo cho sinh viên về sau.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Kiến thức chung về nền sản xuất hàng hóa, cũng như ảnh hưởng
của dịch bệnh lên chúng.
Thời gian: Từ 2/11/2021 đến 29/11/2021
Không gian: Lãnh thổ Việt Nam
3
6. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở định hướng nghiên cứu dựa trên cơ sở kinh tế chính trị của MarxLenin, các nghiên cứu của các chuyên gia, các bài báo được đăng trên các
tờ báo chính thống.
Cùng với đó là các phương pháp:
- Định lượng: thu thập, xử lí dữ liệu
- Định tính: phân tích vấn đề
- Phương pháp thơng kê
PHẦN NỘI DUNG
I. SẢN XUẤT HÀNG HĨA VÀ VAI TRỊ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá, đặc trưng và ưu thế của sản
xuất hàng hoá
I.1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa khơng xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã
hội loài người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có
các điều kiện:
Một là, phân cơng lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành
các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chun mơn hóa của
những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi
người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng
nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn
nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với
nhau.
Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
4
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa
những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong
điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải
thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để
nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện
khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát
triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng
phong phú.
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người khơng thể dùng
ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ
nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng
hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế
tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.
I.2 Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Theo chủ nghĩa
Marx-Lenin thì trong lịch sử lồi người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác
nhau là sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự
cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của
người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người
nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến... Trong khi đó, sản xuất hàng
hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ
không phải làđể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản
5
xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua
việc trao đổi, mua bán.
+ Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì
sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã
hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản
xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì,
như thế nào là cơng việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người. Tính chất
tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó
chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa MarxLenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở,
mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
+ Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá
trị sử dụng.
I.3 Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt cản bản trong lịch sử phát triển của
xã hội loài người. So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có
những đặc trưng và ưu thế cơ bản sau đây:
-
Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để
bán, vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản
xuất hàng hóa phát triển. Cịn sản xuất tự cung tự cấp với mục đích sản xuất
ra những giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản
xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
-
Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi
người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải
thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu
6
được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn. Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển mạnh mẽ. Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ
yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí
thấp nên khơng có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển
khoa học- cơng nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả.
- Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và
khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị
trường được mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các
địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật
chất và tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện
của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại với sản xuất tự cung tự cấp, sản
xuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuấtra khơng đủ tiêu
dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, khơng
có điều kiện để mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng
miền...Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hố
cũng có những mặt trái của nó như phân hoá giàu - nghèo giữa những người
sản xuất hàng hố, tiềm ẩn những khả năng khủng hồng kinh tế - xã hội,
phá hoại môi trường sinh thái, v.v
2. Hàng hóa
2.1
Khái niệm và thuộc tính của hàng hóa
Khái niệm của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất
định nào đó củacon người. Nó được sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị
trường. Hàng hóa có thể là những sản phẩm hữu hình như nhà cửa, thuốc
men cũng có thể là những sản phẩm vơ hình như dịch vụ, các phát minh
khoa học..
Hai thuộc tính của hàng hóa:
7
Hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng:
Một là: Giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng là cơng dụng của sản phẩm, nó thỏa
mãn một nhu cầu nào đó của con người.
Nhu cầu cho sản xuất: Máy móc, nguyên vật liệu
Nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân: Lương thực, thực phẩm....
Đặc điểm của giá trị sử dụng:
Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của vật quyết định. Khoa học
càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính ự nhiên của vật
cũng như giá trị sử dụng của nó
- Giá trị sử dụng được thể hiện ra trong khi tiêu dùng.
- Giá trị sử dụng được xác định về mặt chất và mặt lượng. Mặt chất do
thuộc tính tự nhiên của vật quyết định cịn mặt lượng nó được đo bằng các
đơn vi đo lường khác nhau
- Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của của cải xã hội.
- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Trong nền kinh tế hàng hóa giá
trị sử dụng đồng thời là cái mang giá trị trao đổi.
Hai là: Giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu tượng nhưng
được biểu hiện ra ở giá trị trao đổi, bởi vậy để nhận biết giá trị ta phân tích
từ giá trị trao đổi.
Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ trao đổi giữa giá trị sử dụng này lấy giá trị
sử dụng khác.
Đặc điểm của giá trị hàng hóa:
- Giá trị hàng hóa là do lao động tạo ra, vật gì khơng do lao động tạo ra thì
khơng phải là hàng hóa tuy rằng có giá trị sử dụng
- Giá trị hàng hóa được thể hiện ra trong khi trao đổi. Giá trị hàng hóa là nội
dung là cơ sở của giá trị trao đổi cịn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện
8
của giá trị. Khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo. C.Mác
nghiên cứu giá trị hàng hóa bắt đầu từ giá trị trao đổi tức là từ hình thức đến
bản chất
- Giá trị hàng hóa là một phạm trù lịch sử (chỉ tồn tại trong kinh tế hàng
hóa).
- Giá trị hàng hóa biểu hiện là quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất
vì: Giá trị hàng hóa là một phạm trù trừu tượng nhưng được biểu hiện ra
trong khi trao đổi, thực chất của hoạt động trao đổi chính là trao đổi lao
động cho nhau
2.2Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
Hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vừa thống nhất lại vừa mâu
thuẫn với nhau:
Một mặt: Chúng thống nhất với nhau vì hàng hóa phải có hai thuộc
tính, thiếu một trong hai thuộc tính, sản phẩm khơng phải là hàng hóa.
Mặt khác: Chúng mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ:
- Người sản xuất hàng hóa trong tay có giá trị sử dụng của hàng hóa nhưng
mục đích của họ là giá trị của hàng hóa.
- Người mua trong tay có giá trị của hàng hóa nhưng mục đích lại là giá trị
sử dụng của hàng hóa. Khi nào hàng hóa bán được trên thị trường, người
bán thực hiện được giá trị còn người mua thực hiện được giá trị sử dụng thì
mâu thuẫn được giải quyết, nếu không mâu thuẫn vẫn tồn tại. Mâu thuẫn
này thể hiện rõ trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của CNTB. Các nhà tư
bản chạy theo lợi nhuận ra sức sản xuất trong khi đó giai cấp công nhân bị
thất nghiệp, bần cùng dẫn đến thu nhập giảm sút, khơng có tiền để mua
hàng. Như vậy hàng hóa sản xuất ra khơng bán được, giai cấp tư sản khơng
thực hiện được giá trị hàng hóa cịn giai cấp cơng nhân thì khơng thực hiện
được giá trị sử dụng của hàng hóa. Người sản xuất quan tâm tới giá trị,
9
nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị
sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá
trị cho người sản xuất ra nó. Nếu khơng thực hiện giá trị sẽ khơng có giá trị
sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là
một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
2.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa và mâu thuẫn cơ bản của
sản xuất hàng hố
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị là bởi vì lao
động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt.
Lao động cụ thể
Khái niệm: Lao động cụ thể là lao động có ích, biểu hiện dưới hình
thức cụ thể của một nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ
thể có một mục địch riêng, đối tượng lao động riêng, phương tiện lao động
riêng và kết quả riêng.
Đặc trưng của lao động cụ thể:
- Các lao động cụ thể khác nhau về chất. Mỗi lao động cụ thể có một mục
đích riêng, dối tượng lao động riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng.
Tập hợp các lao động cụ thể hình thành nên hệ thống phân cơng lao động xã
hội.
- Khoa học càng phát triển thì lao động cụ thể càng đa dạng, phong phú, nó
phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội.
- Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
- Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, nó là điều kiện khơng thể
thiếu trong bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào
10
Lao động trừu tượng
Khái niệm: Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất
hàng hố khơng kể đến hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao
động nói chung của người sản xuất hàng hố về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
Đặc trưng của lao động trừu tượng:
- Là lao động đồng nhất.
- Tạo ra giá trị của hàng hóa, là cơ sở cho so sánh, trao đổi các giá trị sử
dụng khác nhau.
- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử
Như vậy, lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một
lao động. Nếu xét trên phương diện sản xuất giá trị sử dụng thì gọi là lao
động cụ thể. Nếu xét trên phương diện sản xuất ra giá trị thì gọi là lao động
trừu tượng. Hai mặt của lao động thống nhất với nhau và cũng mâu thuẫn
với nhau, biểu hiện thành mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa.
2.4 Lượng giá trị hàng hóa, yếu tố cấu thành lượng giá trị của hàng hoá và
các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.
Lượng giá trị của hàng hóa
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản
xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là
lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời
gian lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao
động của đơn vị sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra
một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội
với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình.
11
Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi
mới, sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản
xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi
đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản
xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ và hao phí lao động mới kết tinh
thêm.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian
lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, cho nên, về nguyên
tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần
thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị
của đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:
Một là, năng suất lao động.
Năng suất lao động là là năng lực sản xuất của người lao động, được
tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao
động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa. Do vậy, năng suất lao động tăng
lên, sẽ làm cho lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống. “Như
vậy là đại lượng giá trị của một hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng
lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao
động”
Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm
hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng
năng suất lao động.
12
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động gồm: i) trình độ khéo
léo trung bình của người lao động; ii) mức độ phát triển của khoa học và
trình độ áp dụng khoa học vào quy trình cơng nghệ; iii) sự kết hợp xã hội
của quá trình sản xuất; iv) quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; vì các
điều kiện tự nhiên
Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của
một đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ
lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất.
Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động. Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động,
việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên. Tổng
lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian
lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa khơng
thay đổi. Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn
trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biếng và sản xuất ra số
lượng hàng hóa ít hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa cịn thấp, việc
tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số
lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của
xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể
chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ
chức, kỷ luật lao động... Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao
động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra
nhiều hàng hóa hơn.
Hai là, tính chất phức tạp của lao động.
13
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động gian
đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động khơng địi hỏi có q trình đào tạo một
cách hệ thống, chun sâu về chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể
thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua
một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp
tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn, Lao động phức tạp là lao
động giản đơn được nhân bội lên. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà
quản trị và người lao động xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất
của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế
xã hội.
II.
ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID - ĐẾN NỀN KINH TẾ
HÀNG HĨA VIỆT NAM
1. Tình hình chung
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là
virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại
thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một
nhóm người mắc viêm phổi khơng rõ nguyên nhân. Theo thống kê chính
thức hiện nay, trên thế giới có 261.763.463 ca mắc, có 236.423.594 ca khỏi
bệnh và có tận 5.217.303 ca tử vong. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến
tính mạng con người cũng như nền kinh tế thế giới.
Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra được xác nhận lần
đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Đại dịch COVID-19
14
do virus SARS-CoV-2 gây ra có trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại Việt
Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Xã hội, kinh tế bị tác động bởi đại
dịch. Các hoạt động kiểm sốt đã diễn ra trong đó có hạn chế tự do di
chuyển.Trong năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát khá tốt dịch bệnh với tổng
số ca tử vong xác nhận cả năm là 35. Tuy nhiên, sang đến năm 2021, tình
hình dịch bệnh đã trở nên trầm trọng hơn với số ca mắc COVID-19 cùng
với số ca tử vong tăng đột biến. Đại dịch COVID-19 đã lan ra toàn bộ 63
tỉnh, thành tại Việt Nam. Nơi có dịch nặng nhất là TP Hồ Chí Minh với tổng
số 464.510 ca nhiễm và 17.857 ca tử vong (tính đến hết ngày 28/11/2021).
2. Ảnh hưởng của dịch COVID – 19 đến nền kinh tế hàng hóa Việt
Nam
Một là, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất
kinh doanh bị đình trệ: Hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Việt
Nam đều phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu, vật tư, phụ tùng… nhập
khẩu từ Trung Quốc nên khi dịch Covid 19 bùng nổ gây tê liệt nền kinh tế
Trung Quốc đã trực tiếp làm suy yếu hoạt động sản xuất kinh doanh của
Việt Nam. Trong đó, ngành cơng nghiệp điện - điện tử là ngành có kim
ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc (máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện). Covid -19 sẽ gây
ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị
trường tiêu thụ của ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến
nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước, dẫn đến tăng chi phí
sản xuất, lợi nhuận giảm. Các ngành sản xuất khác có nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu từ Trung Quốc như da giày, dệt may... cũng gặp khó khăn “kép”,
cả về nguồn cung đầu vào sản xuất và sức mua của thị trường sụt giảm.
Doanh nghiệp mới thành lập cũng giảm ở hầu hết các lĩnh vực, mức giảm
15
mạnh nhất trong lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (giảm 23%), lĩnh vực
bán bn, bán lẻ (giảm 11,8%), dịch vụ vận tải kho bãi (giảm 37,9%).
Do nhiều ngành sản xuất của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên vật liệu
nhập từ Trung Quốc nên dù nhiều nhà máy Trung Quốc mở cửa hoạt động
trở lại từ ngày 10/2, nhưng nhân cơng khơng quay lại đầy đủ vì trở ngại
giao thông và lo ngại lây dịch Covid-19. Do vậy, hoạt động sản xuất ở
Trung Quốc vẫn đình trệ. Việc kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc cũng chặt chẽ hơn. Điều này khiến nhiều ngành của Việt Nam vẫn
tiếp tục bị thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Hai là, thuế thu sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19: Hoạt động bất
động sản và đầu tư cá nhân sụt giảm gây tác động đến tình hình kinh tế và
sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, các nguồn thu giảm và mức tăng
trưởng thấp. Thuế thu nhập doanh nghiệp tuy tăng 1,25% (2/2020) so với
cùng kỳ nhưng đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 3 năm (20162019). Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm. Mức giảm
chủ yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng như bia,
thuốc lá, ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% nhưng cũng có mức
tăng trưởng thấp nhất do tác động ảnh hưởng dịch Covid-19.
Thuế giá trị gia tăng giảm 1,46% so với cùng kỳ. Thuế của khu vực
doanh nghiệp nhà nước trung ương giảm 10,8% và khu vực nhà nước địa
phương giảm 6,06%, khu vực ngoài quốc doanh giảm 3,13% so với cùng
kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng giảm 6,02% so với cùng kỳ. Mức giảm chủ
yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng như bia, thuốc lá,
ôtô. Thuế thu nhập cá nhân tuy tăng 7,92% so với cùng kỳ nhưng là mức
tăng thấp nhất trong 3 năm (2016-2019). Nguyên nhân là do sụt giảm của
hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoạt động đầu tư tư nhân.
16
Ba là, hoạt động đầu tư bị gián đoạn, chậm trễ: Không chỉ hoạt động
sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, mà nhiều kế hoạch tìm kiếm các cơ hội
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam đã bị hủy bỏ.
Không chỉ thu hút FDI gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu, nhân lực từ
Trung Quốc, mà những người Trung Quốc làm việc trong các dự án FDI ở
Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc và các nước
khác cũng bị tác động tiêu cực. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động
tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng của Trung Quốc nói
riêng và các nước khác nói chung cũng bị trì hỗn, bao gồm các hoạt động
tìm hiểu cơ hội đầu tư, các hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn
xúc tiến đầu tư... Nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt đối với các mặt hàng không
thiết yếu sẽ giảm mạnh, làm cho sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho lớn. Các
nhà đầu tư mới sẽ do dự chưa đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với các dự
án đã đầu tư, các nhà đầu tư sẽ hoãn lại việc tăng vốn. Thậm chí, các doanh
nghiệp FDI lớn, như Samsung, LG, Formosa, Apple, Toyota, Honda… cũng
gặp khó khăn về nguồn cung nguyên liệu và nhân lực đầu vào nhập từ
Trung Quốc.
Bốn là, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực,
hoạt động tài chính - tiền tệ cũng bị suy giảm: Dịch Covid-19 bùng phát
khiến nhiều thị trường chứng khốn thế giới “lao dốc” mạnh, trong đó thị
trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Châu Á. Thậm chí
giảm mạnh hơn cả các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc - nơi “ổ dịch”
Covid-19 khởi nguồn. VN-Index giảm hơn 5,78%, thậm chí có thời điểm
thủng đáy 900 điểm so với mức giảm của thị trường chứng khoán Thai SET
Index (Thái Lan) giảm hơn 2,66%; Kuala Lumpur Composite Index
(Malaysia) giảm hơn 2%; Hang Seng Index (Hồng Kông) giảm hơn 1,8%;
STI Index (Singapore) giảm hơn 1,6%. Trong khi tỷ giá USD/VND tiếp tục
17
tăng. Sở dĩ thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh là do kinh tế Việt
Nam phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc và tăng trưởng của thị trường
chứng khoán kém bền vững.
Do tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu dựa vào các
cổ phiếu vốn hóa lớn, nên khi các cổ phiếu này “lao dốc” dưới tác động của
dịch Covid-19 và những bất ổn của ngành, thì thị trường chứng khốn cũng
suy giảm theo.
Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Covid-19 tác động đến ngành
Ngân hàng ở những khía cạnh sau: Một là, làm giảm nhu cầu tiêu dùng,
giảm giao dịch ngoại thương, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số
doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực tài chính giảm; Hai
là, cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình
thấp hơn, đặc biệt là trong quý I và quý II/2020; Ba là, tiềm ẩn nợ xấu tăng,
khi các doanh nghiệp, hộ gia đình chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn
đến hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn; Bốn là, nhu cầu giao
dịch qua ngân hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt tăng do khách hàng
ngại tiếp xúc, tập trung đơng người. Trong kịch bản tích cực, dịch vụ tài
chính - ngân hàng - bảo hiểm giảm nhẹ 1% (Quí I+II/2020). Trong kịch bản
tiêu cực, dịch vụ tài chính ngân hàng giảm 1,5%.
Năm là, hoạt động của ngành du lịch khó khăn: Ngành du lịch có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam chiếm 8% GDP (2019), dự báo đạt
tỷ trọng 10% GDP (2025). Ngành du lịch chịu tác động tiêu cực của dịch
Covid 19, cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Thiệt hại nặng nề nhất là
ngành hàng không, khách sạn, lữ hành, nhà hàng do sụt giảm mạnh lượng
du khách quốc tế và khách Trung Quốc tới Việt Nam. Theo Bộ KHĐT,
Trung Quốc luôn đứng đầu trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam,
chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường khách lớn khác như Nhật Bản,
18
Mỹ, Đài Loan, trung bình khoảng 30% trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt
Nam.
Ngành giao thông vận tải, trong đó, vận tải hàng khơng chịu ảnh hưởng
nhiều nhất, bởi khách quốc tế sử dụng hàng không của Việt Nam chiếm gần
80%. Khách Trung Quốc đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm 70%
(2019). Các dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt… cũng chịu tác động tiêu
cực khi hoạt động thương mại và du lịch sụt giảm, khách đi lễ hội giảm.
Các dịch vụ hỗ trợ vận tải cũng sẽ giảm theo, như dịch vụ quản lý bay, dịch
vụ cảng hàng không sẽ bị ảnh hưởng.
Tác động của ngành du lịch là đa chiều. Nếu du lịch phát triển mạnh thì
có thể kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Ngược lại, du lịch “hắt
hơi” thì các lĩnh vực khác “sổ mũi” theo. Tất cả những thiệt hại này khó có
thể đo đếm và chắc chắn vượt hơn nhiều con số 7 tỉ USD như Tổng cục Du
lịch dự báo. Thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay đến Trung
Quốc là hơn 10.000 tỉ đồng. Nếu ngành du lịch phục hồi tháng 7/2020, tổng
thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra cho ngành hàng khơng lên tới 196
triệu USD. Khi thông thương đường sắt và hàng không với Trung Quốc bị
giảm khiến Việt Nam không thể nhận được đúng thời gian giao nhận
nguyên vật liệu, sản phẩm từ Trung Quốc, ảnh hưởng đến thời hạn giao
hàng cho bên thứ ba.
KẾT LUẬN
Qua những tìm hiểu trên, ta có thể phần nào hiểu rõ được về khái niệm cơ
bản của nền sản xuất hàng hóa, vai trị của nó trong việc phát triển kinh tế,
cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế của toàn cầu nói chung,
tác động đến nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam nói riêng. Bài
tiểu luận cũng phần nào cho thấy phản ứng và hành động của chính phủ
19
trong bảo vệ sự phát triển của nền kinh tế song hành với ổn định đời sống
nhân dân. Từ đó rút ra được những bài học với mỗi cá nhân chúng ta, ý thức
trách nhiệm của mỗi người dân chấp hành nghiêm túc các quy định của ban
ngành trong nỗ lực cùng chung tay vượt qua đại dịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “ Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin”, NXB
Chính trị Quốc gia, 2003
2. Giáo trình “ Kinh tế chính trị Mác-Lênin”, NXB Chính trị Quốc gia,
2004
3.
TS Bạch Hồng Việt, 08/12/2020, Tác động của đại dịch Covid-19 đến
tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam, Viện Hàn lâm
khoa học và Phát triển Việt Nam, />
Giáo trình “
Những ngun lí cơ
bản của Chủ nghĩa
Mác – Lênin” , NXB
Chính trị Quốc gia,
2013
TS. Bạch Hồng Việt TS. Bạch Hồng Việt
20
2. Giáo trình “ Kinh
tế chính trị Mác – Lê
nin”, NXB Chính trị
Quốc gia,
2004
Giáo trình “ Những
ngun lí cơ bản của
Chủ nghĩa Mác –
Lênin” , NXB
Chính trị Quốc gia,
2013
2. Giáo trình “ Kinh
tế chính trị Mác – Lê
21
nin”, NXB Chính trị
Quốc gia,
2004
22