Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.74 KB, 1 trang )
Sản xuất hàng hóa là một quá trình hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia
trên thế giới. Sản xuất hàng hóa tồn tại và phát triển dưới CNXH vì dưới CNXH còn tồn tại nhiều
hình thưc sở hữu khác nhau và trình độ phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Sản
xuất hàng hóa làm cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng và mối quan hệ giữa
con người vs con người ngày càng phát triển. Nó là đkiện để nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần người lđ. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng của sản xuất và lưu thông hàng
hóa. Nó có tác dụng điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, đồng thời kích thích cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lđ. Nó còn thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và
phân hóa giầu nghèo giữa những người sx hàng hóa. Do các tác động trên mà quy luật giá trị
trong nền sản xuất hàng hóa là một quy luật vô cùng quan trọng và không thể thiếu được.
Do tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa cùng vs những tác động của
nó lên nền kinh tế hàng hóa, VN cần phải thực hiện các phương án, các chính sách nhằm vận
dụng tốt quy luật giá trị vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Với những hiểu biết còn hạn chế của em về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở
VN cũng như vốn kiến thức về môn Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, em xin viết
bài tiểu luận này với mong muốn vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu về “Học thuyết
giá trị và ý nghĩa vận dụng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Trong bài tiểu luận này, em xin được vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương
pháp tổng hợp, thống kê nhằm đi sâu phân tích quy luật giá trị và vai trò của nó trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở VN.
Bài tiểu luận của em còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý và bổ sung để các bài sau em
viết tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy cô đã giúp em hoàn thành bài
tiểu luận này.
Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất,nên sản xuất xã hội
mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp trong một giới hạn nhất định.
Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu mới, con người dần thoát khỏi nền khinh
tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế hàng hoá phát triển
càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có những ưu
việt của nó , đó là sự thoả mãn tối đa nhu cầu của con người vói một khối lượng hàng hoá khổng
lồ. Tuy nhiên nó cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là trong chế độ xã hội TBCN , một chế độ xã