Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài tập lớn Triết học Phân tích mối quan hệ biện chứng vật chất và ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin từ đó xây dựng dự án nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.72 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN
Mơn: Triết học Mác - Lênin
Đề 2: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc
lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thư

Họ và tên: Nguyễn Vũ
Mã sinh viên: 11216289
Lớp: LLNL1105(221)_34

Hà Nội – 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN
Mơn: Triết học Mác - Lênin
Đề 2: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng quan điểm này trong việc
lập dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thư

Họ và tên: Nguyễn Vũ
Mã sinh viên: 11216289
Lớp: LLNL1105(221)_34


Hà Nội – 2022
Trang | 2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………4
I.Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của Triết
học Mác – Lênin………………………………………………………………………………6
1.

2.

3.

Vật chất........................................................................................................................... 6
1.1.

Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về vật chất: ............................................ 6

1.2.

Phương thức tồn tại của vật chất:......................................................................... 8

Ý thức............................................................................................................................ 11
2.1.

Nguồn gốc của ý thức: .......................................................................................... 11

2.2.


Bản chất của ý thức:............................................................................................. 12

2.3.

Kết cấu của ý thức:............................................................................................... 13

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ...................................................... 14

II.Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của Triết học
Mác – Lênin để lập dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện
nay……………………………………………………………………………………………16
1.

2.

3.

4.

Thực trạng và lý do cần thiết phải lập dự án ............................................................ 16
1.1.

Thực trạng: ........................................................................................................... 16

1.2.

Lý do cần thiết phải lập dự án: ........................................................................... 17

Mục đích và yêu cầu đặt ra đối với dự án ................................................................. 17
2.1.


Mục đích: .............................................................................................................. 17

2.2.

Yêu cầu đặt ra: ..................................................................................................... 18

Dự án nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay ......... 18
3.1.

Cơ sở lý luận: ........................................................................................................ 18

3.2.

Lựa chọn phương án và lý giải lựa chọn:........................................................... 19

3.3.

Thực tiễn hiện nay: .............................................................................................. 21

Kết luận ........................................................................................................................ 23

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………..24
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………..25

Trang | 3


LỜI MỞ ĐẦU
Từ thuở sơ khai lập quốc của các Vua Hùng cho đến Nhà nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam (tiền thân là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) – nhà nước
của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng
Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua những cuộc kháng chiến
trường kỳ để có được độc lập, tự do như ngày nay. Suốt chiều dài của lịch sử là
những trang hào hùng, vẻ vang của dân tộc suốt 4000 năm lập quốc và giữ quốc.
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước luôn muốn làm sao để cho “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, cơng bằng và văn minh”. Và đóng góp khơng nhỏ vào
cơng cuộc kiến thiết đất nước đó là giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương
lai của đất nước. Chính vì thế, nhiệm vụ được đặt ra cho ngành giáo dục cũng
như tồn xã hội đó là việc đáp ứng được nguồn nhân lực vững vàng về kiến thức
chuyên môn, kỹ năng trong các công việc nhất định và chắc chắn khơng thể thiếu
đó chính là kiến thức về nhận thức chính trị, tư tưởng. Và do đó, các bộ mơn Lý
luận chính trị được đưa vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu đó, và Triết học
Mác – Lênin góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện nhiệm vụ này.
Hiện nay, Triết học nói chung là một bộ phận gắn liền và không thể tách rời trong
bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào. Với những vấn đề Triết học về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức; giữa tồn tại và tư duy luôn là cơ sở, nền tảng,
là phương hướng cho các hoạt động thực tiễn, đưa lý luận vào xây dựng và phát
triển xã hội.
Là một sinh viên Kinh tế, là cơng dân nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam đang theo học các bộ môn thuộc học phần Lý luận chính trị cùng với kinh
nghiệm bản thân trong các cuộc thi về môn Lịch Sử, bản thân em thơng qua bài
tập lớn này muốn tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn về Triết học Mác – Lênin. Cụ thể hơn
là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, để rồi từ đó vận dụng quan
điểm này thiết kế, xây dựng một dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ về
Trang | 4


lịch sử Việt Nam hiện nay. Và vì những lý do trên, em chọn đề bài số 2 trong số
3 đề bài từ GVHD là TS. Nguyễn Thị Lê Thư.

Nội dung bài tập lớn của em sẽ được thể hiện qua 2 phần lớn chính là:
I.

Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan

điểm của Triết học Mác – Lênin.
II.

Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý

thức của Triết học Mác – Lênin để lập dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới
trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay.
Trong quá trình thực hiện bài tập lớn, thơng qua nguồn tham khảo chính là giáo
trình Triết học Mác – Lênin (dành cho bậc Đại học hệ khơng chun Lý luận
chính trị) do Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chủ biên và những nguồn tham khảo
khác được trích dẫn tương ứng trong bài, chắc hẳn bài làm sẽ khơng thể khơng
tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp cũng như là lượng thứ
với lần làm bài tập lớn đầu tiên này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trang | 5


I. Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan
điểm của Triết học Mác – Lênin
1. Vật chất
1.1. Quan niệm của Triết học Mác – Lênin về vật chất:
- Trong quá trình phát triển kéo dài, để phản bác lại chủ nghĩa duy tâm, thuyết
bất khả tri và chủ nghĩa duy vật siêu hình, C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin đã
đưa ra những tư tưởng rất quan trọng về vật chất.

- Về phần mình, C.Mác không đưa ra bất kỳ một định nghĩa cụ thể nào về vật
chất nhưng vẫn vận dụng đúng đắn quan điểm duy vật biện chứng để phân tích
các vấn đề chính trị - xã hội. Đặc biệt trong phân tích q trình sản xuất vật
chất của xã hội, ngồi ra còn mở rộng quan điểm duy vật biện chứng về vật
chất để phân tích tồn tại xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội
và ý thức xã hội.
- Cịn với Ph.Ăngghen, theo ơng thì để có một quan niệm đúng về vật chất thì
cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù
của triết học với bản thân các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất.
Vật chất với tính cách là vật chất, là sáng tạo thuần túy của tư duy và đồng
thời cũng là một trừu tượng thuần túy, khơng có sự tồn tại cảm tính. Ơng cũng
chỉ ra rằng, bản thân phạm trù vật chất cũng không phải sự sáng tạo tùy tiện
của con người mà là kết quả của con đường trừu tượng hóa của tư duy con
người về các sự vật, hiện tượng có thể cảm biết được bằng các giác quan.
- Đặc biệt, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, về thực chất, nội hàm phạm trù vật
chất chẳng qua là sự tóm gọn, tập hợp theo những thuộc tính chung của tính
phong phú, mn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng các giác quan của các
sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất.
- Từ nghiên cứu lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen rút ra được, vật chất trong
xã hội chính là sự tồn tại, tồn tại ở đây chính là bản thân con người cùng với
những điều kiện sinh hoạt vật chất của con người, hoạt động vật chất và những
quan hệ vật chất giữa người với người.
Trang | 6


- Trên cơ sở tiến hành tổng kết toàn diện những thành tựu mới nhất của khoa
học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa hoài nghi, duy tâm hoặc
xuyên tạc hay mưu toan xóa bỏ những thành tựu mới trong nhận thức cụ thể
của con người về vật chất, cũng như đã kế thừa những tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen, V.I Lênin đã đưa ra định nghĩa về “vật chất”. V.I Lênin đặc biệt

quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này, với tư
cách là một phạm trù triết học và đem đối lập với phạm trù ý thức trên phương
diện nhận thức luận cơ bản. V.I Lênin cũng chỉ rõ: “không thể đem lại cho hai
khái niệm nhận thức luận này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng
trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước”.
- Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I
Lênin định nghĩa vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”.
- Định nghĩa vật chất của V.I Lênin bao hàm các nội dung sau:
+ Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý
thức và khơng lệ thuộc vào ý thức.
+ Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem
lại cho con người cảm giác.
+ Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
- Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm vật chất của triết học Mác – Lênin:
Định nghĩa vật chất của V.I Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng; cung cấp nguyên tắc
thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chống lại chủ nghĩa duy tâm,
thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng
trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này. Nó còn tạo sợi dây liên kết
giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tạo thành
một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo nên nền tảng lý luận khoa học
Trang | 7


cho việc phân tích một cách duy vật biện chứng các vấn đề của duy vật lịch
sử.
1.2. Phương thức tồn tại của vật chất:

Phương thức tồn tại của vật chất là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của
vật chất. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳngđịnh: Vận động là cách thức tồn
tại, đồng thời là hình thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là hình
thức tồn tại của vật chất.
1.2.1. Vận động
- Với tư cách là một khái niệm triết học, vận động theo nghĩa chung nhất là mọi
sự biến đổi nói chung. Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung
nhất, - tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính
cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn
ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Sự tồn tại của vật chất là bằng
cách vận động, tức là vật chất ln trong q trình biến đổi khơng ngừng. Thế
giới vật chất, từ thiên thể khổng lồ đến những hạt cơ bản vô cùng nhỏ, từ giới
vô cơ đến hữu cơ, từ hiện tượng tự nhiên đến hiện tượng xã hội, mọi thứ luôn
ở trong trạng thái không ngừng vận động. Chúng (các sự vật, hiện tượng) là
một thể thống nhất, có kết cấu nhất định giữa các nhân tố, các khuynh hướng,
các bộ phận tương tác qua lại với nhau gây ra biến đổi. Vậy ra, vận động của
vật chất là tự thân nó tạo ra và tự nó mang tính phổ biến. Thơng qua vận động,
vật chất biểu hiện sự tồn tại của nó với các loại hình dạng phong phú, mn
vẻ, vơ tận. Do vậy nên con người chỉ nhận thức được sự vật, hiện tượng bằng
cách xem xét chúng trong quá trình vận động. Vận động là thuộc tính cố hữu
và là phương thức tồn tại của vật chất, nó tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra
và cũng không thể bị triệt tiêu.
- Những hình thức vận động cơ bản của vật chất. Một hình thức vận động cụ
thể thì có thể mất đi và chuyển hóa thành hính thức vận động khác. Hình thức
vận động hết sức đa dạng, được biểu hiện với quy mơ, trình độ và tính chất
Trang | 8


hết sức khác nhau. Ph.Ăngghen dựa vào thành tựu khoa học thời đại mình, đã

chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản là: cơ học, vật lý, hóa
học, sinh học và xã hội. Cơ sở phân chia đó dựa trên các ngun tắc: các hình
thức vận động phải tương ứng với trình độ của tổ chức vật chất các hình thức
vận động có mối liên hệ phát sinh (hình thức vận động cao nảy sinh trên cơ sở
của hình thức vận động thấp và bao hàm cả hình thức vận động thấp); hình
thức vận động cao khác về chất so với hình thức vận động thấp và khơng thể
quy về hình thức vận động thấp. Việc phân chia như thế có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc phân chia đối tượng và xác định mối liên hệ giữa các ngành
khoa học, và vạch ra các nguyên lý đặc trưng cho sự tương quan giữa các hình
thức vận động của vật chất. Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ
không thể tách rời nhau; giữa hình thức vận động cao và thấp ln tồn tại một
hình thức vận động trung gian (đây chính là mắt khâu chuyển tiếp giữa các
hình thức vận động). Kết cấu vật chất là nhất định và được đặc trưng bởi một
hình thức vận động riêng biệt của nó. Do đó, việc thấy rõ mối liên hệ giữa các
hình thức vận động là quan trọng nhưng cũng cần phải phân biệt sự khác nhau
nhau về chất của chúng. Trong tương lai có thể sẽ có nhiều hình thức vận động
mới được tìm ra nhờ vào sự phát triển của trình độ tổ chức vật chất, tuy nhiên
vẫn phải dựa vào những nguyên tắc căn bản của sự phân loại. Việc nghiên cứu
sự thống nhất và khác nhau của các hình thức vận động của vật chất vừa có ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng, vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc; giúp con
người đề phòng và khắc phục sai lầm trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn
xã hội.
- Vận động và đứng im. Sự vận động không ngừng, tồn tại vĩnh viễn của vật
chất không thể bị triệt tiêu mà còn bao hàm cả sự đứng im tương đối. Theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là một trạng thái ổn
định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ
thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là
điều kiện cho sự vận động chuyển hóa của vật chất. Đứng im là một trạng thái
mang tính tạm thời, trong mối quan hệ nhất định, với một hình thức vận động
Trang | 9



cụ thể. Đứng im còn là một trạng thái vận động – vận động trong thăng bằng,
trong sự ổn định tương đối. Đứng im dù chỉ mang tính tạm thời, nhưng nó lại
chứng thực cho hình thức tồn tại thật sự của vật chất, là điều kiện cho sự vận
động chuyển hóa của vật chất. Nếu khơng có đứng im thì sự ổn định của sự
vật khơng tồn tại và con người cũng không bao giờ nhận thức được chúng, và
sự vật cũng không thể thực hiện được sự vận động chuyển hóa tiếp theo. Vận
động và đứng im tạo sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập; vận động
là tuyệt đối cịn đứng im mang tính tương đối. Sự vật, hiện tượng khác nhau,
hoặc có thể trong cùng một sự vật, hiện tượng nhưng trong các mối quan hệ
khác nhau, ở các điều kiện khác nhau thì đứng im cũng khác nhau. Do vậy,
phải nghiên cứu vận động và đứng im của sự vật, hiện tượng theo quan điểm
lịch sử, cụ thể.
1.2.2. Không gian và thời gian
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định tính khách quan của khơng gian và
thời gian, xem chúng là hình thức tồn tại của vật chất vận động.
- Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính; thời gian
là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, là sự kế
tiếp của q trình. Khơng có khơng gian và thời gian thuần túy tách rời vật
chất vận động.
- Vì khơng tách rời nhau nên thực chất khơng gian và thời gian là một thể thống
nhất không gian – thời gian. Vật chất có ba chiều khơng gian và một chiều
thời gian.
- Khơng gian và thời gian nói chung là vơ tận, xét cả phạm vi lẫn tính chất. Còn
đối với một sự vật, hiện tượng cụ thể thì chúng có tận cùng và hữu hạn.
- Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian, thời gian là cơ
sở lý luận khoa học để phản bác lại những quan niệm duy tâm, siêu hình tách
rời hai phạm trù trên với vật chất vận động. Và quan niệm đó cũng quán triệt
nguyên tắc phương pháp luận về tính lịch sử trong nhận thức và hoạt động

thực tiễn.
Trang | 10


2. Ý thức
2.1. Nguồn gốc của ý thức:
- Theo C.Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “ý niệm
chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và
được cải biến đi ở trong đó”
- Ý thức được xác định từ hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã
hội.
 Xét về nguồn gốc tự nhiên:
- Theo V.I. Lênin khẳng định rằng: ý thức chỉ là thuộc tính của vật chất. Tuy
nhiên, nó khơng phải của mọi dạng vật chất mà là thuộc tính của một dạng vật
chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người. Mối quan hệ giữa bộ óc người
hoạt động bình thường và ý thức khơng thể tách rời bộ óc.
- Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức
phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Từ giới tự nhiên vô cơ có kết cấu vật
chất đơn giản với trình độ phản ánh mang tính thụ động, chưa có định hướng
cho đến giới tự nhiên hữu sinh với kết cấu vật chất phức tạp, có trình độ phản
ánh sinh học có tính định hướng, lựa chọn; trình độ phản ánh được nâng cao,
có bước tiến lớn trong nhận thức.
- Như vậy, với sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có
năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
 Xét về nguồn gốc xã hội:
- Sự phát triển của giới tự nhiên lên các cấp độ mới tạo ra tiền đề có năng lực
phản ánh, tuy thế nhưng nó chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức. Chỉ có từ thực
tiễn, cụ thể là hoạt động thực tiễn của loài người mới là nguồn gốc trực tiếp
quyết định sự ra đời của ý thức. Ý thức, ngay từ đầu, bản thân nó đã là một
sản phẩm của xã hội, và nó vẫn vậy chừng nào con người cịn tồn tại. Ý thức

bao hàm trong nó cả từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội, và là hiện
tượng mang bản chất xã hội.
- Để tồn tại, con người – một giống lồi đặc biệt trong xã hội ln biết tạo ra
những thứ vật phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Ph.Ăngghen chỉ
Trang | 11


ra động lực xã hội trực tiếp thúc đẩy ra đời của ý thức trước hết là lao động;
sau lao động và cũng đồng thời với lao động chính là ngơn ngữ. Sở dĩ hai động
lực đó được Ph.Ăngghen chỉ ra vì chúng kích thíc bộ óc của con vượn, dần
dần bộ óc vượn ấy chuyển thành bộ óc con người. Thông qua hoạt động cải
tạo thế giới khách quan mà con người từng bước nhận thức được thế giới và
có ý thức sâu sắc về nó.
- Ý thức được hình thành khơng phải từ q trình tiếp thu thụ động thế giới
khách quan vào bộ óc mà chủ yếu từ hoạt động thực tiễn. Trải qua thực tiễn,
trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, với nhiều loại đối tượng cùng
với cả những phát triển của tri thức khoa học, những sáng tạo khoa học trong
tư duy được con người thực hiện hóa, cho ra đời nhiều vật phẩm chưa có trong
tự nhiên – đó là “giới tự nhiên thứ hai” in đậm dấu ấn bàn tay và khối óc con
người.
- Lao động mang tính xã hội, nó làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh
nghiệm. Từ đó, ngơn ngữ được hình thành; ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của
ý thức, và cũng là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm của
xã hội. Ý thức là một hiện tượng có tính xã hội, do đó nếu khơng có ngơn ngữ
thì ý thức khơng thể được hình thành.
- Chung quy lại, ý thức xuất hiện là kết quả của quá trình lịch sử tiến hóa lâu
dài của tự nhiên, của lịch sử trái đất; đồng thời cũng là kết quả trực tiếp của
thực tiễn xã hội – lịch sử của con người. Trong đó, nguồn gốc tự nhiên là điều
kiện cần; nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ. Nếu chỉ nhấn mạnh một trong hai
nguồn gốc, dù là chỉ tự nhiên hay chỉ xã hội thì sẽ dẫn đến quan niệm sai lầm,

phiến diện mang hơi hướng của chủ nghĩa duy tâm hoặc duy vật siêu hình;
khơng thể hiểu được thực chất của hiện tượng ý thức, của tinh thần lồi người
nói chung. Nghiên cứu nguồn gốc của ý thức là cách tiếp cận bản chất của ý
thức, khẳng định bản chất xã hội của ý thức.
2.2. Bản chất của ý thức:
Trang | 12


- Khác với chủ nghĩa duy tâm cường điệu hóa vai trò ý thức một cách thái quá,
chủ nghĩa duy vật siêu hình tầm thường hóa vai trị của ý thức thì chủ nghĩa
duy vật biện chứng đã luận giải một cách khoa học nhất về bản chất của ý thức.
- Vật chất và ý thức là hai hiện tượng, một mặt khác nhau về bản chất nhưng lại
mang tính chung nhất của thế giới hiện thực, ln có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Vì vậy, để tìm hiểu đúng bản chất của ý thức cần xem xét nó trong
mối quan hệ với vật chất.
- Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là q trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
2.3. Kết cấu của ý thức:
- Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần tìm hiểu và xem xét ý thức ở nhiều
góc độ, khía cạnh; tiếp cận từ nhiều chiều sẽ đem lại tri thức nhiều mặt về cấu
trúc và cấp độ của ý thức.
- Các lớp cấu trúc của ý thức: Muốn cải tạo được sự vật thì con người cần phải
có hiểu biết sâu sắc về sự vật đó. Dựa trên các lớp cấu trúc thì ý thức bao hàm
trong đó tri thức, tình cảm và ý chí.
- Các cấp độ của ý thức:
+ Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với
ý thức về thế giới bên ngoài.
+ Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm sốt của ý
thức.
+ Vơ thức là những hiện tượng tâm lý khơng phải do lý trí điều khiển, nằm

ngồi phạm vi của lý trí mà ý thức khơng thể kiểm sốt được trong một lúc nào
đó.
 Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”:
- Cùng với sự phát triển của xã hội, khoa học công nghệ hiện đại đã phát triển
mạnh mẽ, tạo ra những máy móc, cơng cụ khơng chỉ thay thế lao động cơ bắp
mà còn thay thế một phần lao động trí óc. Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là
máy móc có ý thức như con người. Máy móc chỉ là kết cấu kỹ thuật do con
người sáng tạo ra, còn con người là thực thể xã hội được hình thành trong trong
Trang | 13


tiến trình lịch sử tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên và thực tiễn xã hội. Máy móc
khơng thể tái tạo hiện thực khách quan như con người, cho nên dù máy móc có
hiện đại đến đâu chăng nữa cũng khơng thể hồn thiện như bộ óc con người.
- Con người là thực thể tự nhiên – xã hội có ý thức, là chủ thể sáng tạo ra mọi
giá trị vật chất và tinh thần, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con
người có vai trò to lớn trong đời sống hiện thực, là chủ thể có ý thức. Do vậy
cần có thái độ đúng đắn về con người để quan tâm, chăm lo phát triển con người
toàn vẹn cả về thể chất và tinh thần, đặc biệt là thế hệ trẻ.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Chủ nghĩa duy tâm đã trừu tượng hóa, tách rời ý thức, tinh thần vốn có của con
người thành một lực lượng thần bí, tiên thiên; dẫn con người ta dễ đến con
đường “ngu dân”. Cịn chủ nghĩa duy vật siêu hình lại tuyệt đối hóa yếu tố vật
chất, nhấn mạnh một chiều một chiều của vật chất và phủ nhận tính độc lập của
ý thức; không cho thấy được hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan.
- Trên cơ sở phép biện chứng duy vật, đi kèm là những thành tựu mới nhất của
khoa học tự nhiên, các nhà kinh điểm chủ nghĩa Mác – Lênin đã khắc phục hạn
chế, sai lầm để đưa ra những khái quát đúng đắn về hai lĩnh vực lớn nhất của
thế giới là vật chất và ý thức.
- Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện

chứng; trong đó, vật chất quyết định ý thức cịn ý thức tác động tích cực trở lại
vật chất.
- Từ quan điểm trên, ta xét mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo
hai vấn đề:
 Vật chất quyết định ý thức: được thể hiện qua 3 khía cạnh
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung từ đó gián tiếp quyết định bản chất của ý
thức.
- Thứ ba, vật chất là điều kiện, là chất liệu để hiện thực hóa ý thức từ đó quyết
định sự vận động, phát triển của ý thức.
Trang | 14


 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất: được thể hiện
qua 4 khía cạnh
- Thứ nhất, ý thức có tính độc lập tương đối ở chỗ, ý thức phản ánh thế giới vật
chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra nhưng khi đã ra đời thì ý
thức có đời sống của riêng nó, khơng lệ thuộc máy móc vào vật chất.
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
- Thứ ba, vai trò của ý thức ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người;
nó quyết định rằng hành động đó là đúng hay sai, là thành hay bại.
- Thứ tư, vai trò của ý thức ngày càng to lớn cùng với sự phát triển của xã hội.
- Ý nghĩa phương pháp luận: Nguyên tắc phương pháp luận ở đây chính là tơn
trọng tính khách quan đồng thời kết hợp nó với tính năng động chủ quan. Trên
cơ sở ngun tắc đó, mỗi hành động của một con người “duy lý” luôn phải dựa
trên các quy luật khách quan, dựa vào khách quan để tạo ra cho bản thân, cho
xã hội sự “chủ quan” mang tính thích hợp vào một thời điểm nhất định. Cải tạo,
cải biên sự vật, hiện tượng nào đó phải bắt nguồn từ gốc rễ của nó, từ những
mối liên quan vốn ở trong nó. Tránh bệnh chủ quan, duy ý chí, ý lại, bảo thủ,..;

đồng thời cũng phải nâng cao tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai
trò nhân tố con người. Đặc biệt, công tác giáo dục tư tưởng cần được xem trọng,
nâng cao trình độ khoa học, bồi dưỡng ý chí cách mạng cho các tầng lớp nhân
dân. Việc tiếp thu tri thức nhân loại, tri thức khoa học cần phải có chọn lọc;
phải biết kết hợp hài hịa lợi ích từ cá nhân, tập thể cho đến xã hội. Trong nhận
thức và hành động phải khách quan, không vụ lợi.

Trang | 15


II.Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
của Triết học Mác – Lênin để lập dự án nhằm nâng cao nhận thức cho giới
trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng và lý do cần thiết phải lập dự án
1.1. Thực trạng:
- Hiện nay tình trạng nhận thức của giới trẻ về lịch sử nước nhà hết sức báo động.
Phần đa các em không nắm được những điều cơ bản, cốt lõi nhất của lịch sử.
Việc chạy theo thành tích, theo đuổi những môn học được coi là “thời thượng”
đã khiến giới trẻ dần bỏ qua và lãng quên đi lịch sử.
- Tình trạng xuống cấp trong việc nhận thức lịch sử Việt Nam của giới trẻ được
thể hiện một phần thông qua việc học và thi bộ môn Lịch sử; phần còn lại được
thể hiện trong các cuộc phỏng vấn của các nhà Đài với giới trẻ trên đường phố.
Điểm thi bộ môn Lịch sử luôn đứng “hàng thấp nhất” trong tất cả bộ môn tổ
chức thi ở kỳ thi tốt nghiệp cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, việc mượn đề của thí
sinh sau giờ thi cịn xuất hiện những đáp án các em khoanh nó bất hợp lý với
các phần sử Việt Nam. Điển hình hơn là cuộc phỏng vấn của phóng viên
Chuyển động 24h phát trên VTV1 ngày 11/7/2015 về vấn đề “Quang Trung và
Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?”, rất nhiều bạn trẻ được mời tham
gia phỏng vấn đã đưa ra những câu trả lời sai lệch, gây nhức nhối và gióng lên
một hồi chuông báo động về việc nhận thức lịch sử của giới trẻ.

- Việc chương trình giáo dục phổ thơng mới cho khối Trung học phổ thông đưa
môn Lịch sử vào môn học tự chọn đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã
hội. Từ vấn đề này đưa ra nhiều góc nhìn mới cho giới trẻ nói riêng và tồn xã
hội nói chung về nhận thức về lịch sử nói chung và lịch sử Việt Nam nói riêng.
- Một khía cạnh của việc nhận thức Lịch sử Việt Nam của giới trẻ bị ảnh hưởng
bởi việc giảng dạy, nhận được sự giáo dục từ hệ thống, từ xã hội. Việc ứng
dụng các phương pháp giảng dạy, nâng cao nhận thức về lịch sử cho các cấp
học chưa được hiệu quả. Chính vì thế nên đa phần giới trẻ thường bỏ qua và
không chú tâm đến lĩnh vực này.
Trang | 16


- Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh khơng mấy tích cực thì hiện nay các cuộc
thi về Lịch sử Việt Nam, các cuộc thi về Tư tưởng, lý luận đã ngày càng được
triển khai sâu rộng cho tất cả các cấp học. Việc các mơ hình cuộc thi được nhân
rộng nhận được sự tán dương từ xã hội cũng như sự tham gia nhiệt tình đến từ
phần đa giới trẻ.
1.2. Lý do cần thiết phải lập dự án:
- Từ thực trạng đáng báo động trên, việc cần thiết lập một dự án nhằm nâng cao
nhận thức cho giới trẻ về lịch sử Việt Nam là cấp thiết. Đây không chỉ là nhiệm
vụ của riêng bất kỳ cá nhân nào, mà nó là nhiệm vụ của tồn dân, của tồn xã
hội.
- Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, việc
ứng dụng nghiên cứu này vào xây dựng dự án nâng cao nhận thức cho giới trẻ
về Lịch sử Việt Nam là hết sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu tất yếu của khách
quan đưa đến.
- “Dân ta phải biết Sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” – câu nói của
Bác ln đặt ra cho bản thân em – người đang thực hiện việc ứng dụng nghiên
cứu trên vào xây dựng dự án rằng phải hiểu được sâu sắc mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, hiểu rõ thực tại khách quan (mà ở đây chính là tâm tư, nguyện

vọng từ giới trẻ) để xây dựng một dự án đạt được hiệu quả cao nhất. Hiệu cả
về số lượng tiếp cận và cả về chất lượng của các đối tượng sau tiếp cận với dự
án nâng cao nhận thức về Lịch sử Việt Nam cho giới trẻ.
2. Mục đích và yêu cầu đặt ra đối với dự án
2.1. Mục đích:
- Mục đích xuyên suốt, lâu dài của dự án là “nâng cao nhận thức cho giới trẻ về
Lịch sử Việt Nam”.
- Để đạt được mục đích xuyên suốt, dự án hướng tới từng mục tiêu bằng mối
quan hệ biện chứng cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, làm rõ thực trạng việc tiếp cận Lịch sử Việt Nam của giới trẻ.
+ Thứ hai, củng cố niềm tin của giới trẻ đối với Lịch sử Việt Nam.
Trang | 17


+ Thứ ba, đưa ra giải pháp định hướng trong việc tiếp cận Lịch sử Việt Nam
cho giới trẻ trong ngắn hạn và dài hạn.
2.2. Yêu cầu đặt ra:
Yêu cầu xuyên suốt của dự án là vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật
chất và ý thức để nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử Việt Nam
hiện nay.
3. Dự án nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử Việt Nam hiện nay
3.1. Cơ sở lý luận:
- Việc xây dựng dự án trước hết được em phân tách theo mơ hình 3 bước sau:
+ Bước 1: Phân tích các yếu tố khách quan.
-

Nếu cái khách quan không mâu thuẫn, chứa đựng đầy đủ nội dung thì

điểm khởi đầu của vấn đề nằm trong yếu tố khách quan.
-


Nếu cái khách quan thiếu, chưa đầy đủ thì điểm khởi đầu của việc giải

quyết: phải làm xuất hiện cái yếu tố cịn thiếu đó.
+ Bước 2: Phát huy từ cái chủ quan, làm năng động sáng tạo nó bằng các phương
án khác nhau.
+ Bước 3: Lựa chọn phương án phù hợp nhất trên cơ sở hiệu lực và hiệu quả.
- Dựa trên mơ hình 3 bước trên, từ thực trạng, mục đích và yêu cầu của dự án ta
tiến hành bước 1 như sau:
+ Khách quan: Giới trẻ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
+ Chủ quan: Nâng cao nhận thức về lịch sử.
- Phân tích: Cái khách quan không mâu thuẫn với cái chủ quan, hàm chứa đầy
đủ. Do vậy, khởi đầu của vấn đề xây dựng dự án bắt nguồn từ giới trẻ trong
cuộc sống hiện đại ngày nay. Từ cái khách quan cho thấy có những phương án
cho dự án cho bước 2 như sau:
+ Đổi mới sáng tạo phương pháp giảng dạy lịch sử cho thế hệ trẻ.
+ Áp dụng công nghệ (minh họa 3D, video,..) trong việc tiếp cận lịch sử.
+ Triển khai thực chất, sâu rộng các cuộc thi về tìm hiểu Lịch sử văn hóa dân
tộc.
Trang | 18


+ “Thực tế hóa” bằng các hoạt động trải nghiệm, tham quan các di tích lịch sử
(hay cịn được gọi là các “địa chỉ Đỏ”)
+ Tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, nghệ thuật cho giới trẻ.
+ Định hướng cho các bậc phụ huynh trong việc giáo dục con cái trong cách
tiếp cận lịch sử Việt Nam.
+ Ra mắt các kênh truyền hình, các loạt phim về lịch sử suốt 4000 năm của dân
tộc.
+ Hướng giới trẻ nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của việc nhận thức và

khắc ghi lịch sử nước nhà.
+…và nhiều phương án khác.
3.2. Lựa chọn phương án và lý giải lựa chọn:
- Từ việc phân tích và đưa ra các phương án, dự án của em sẽ tập trung vào
phương án:““Thực tế hóa” bằng các hoạt động trải nghiệm, tham quan các
địa chỉ Đỏ”.
- Việc em chọn phương án này để tạo dự án nhằm nâng cao nhận thức của giới
trẻ về lịch sử Việt Nam vì:
+ Thứ nhất, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra định hướng phát triển: “Phát
triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát
triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn
hóa. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và điều kiện xã hội thuận lợi nhất để
khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người
Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất
nước.”. Từ đó cho thấy định hướng của Đảng về cơng tác văn hóa – là một
phần của lịch sử để từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của lịch sử đất nước tác
động đến hành động của con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng
có sức ảnh hưởng đến sự thăng tiến của đất nước trong tương lai nối dài.
+ Thứ hai, hiện nay các di tích lịch sử, bảo tàng trên cả nước đang được trùng
tu, tu bổ và phục dựng lại thành những địa điểm văn hóa, du lịch tầm cỡ quốc
Trang | 19


gia, quốc tế. Điều này là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhằm thu hút sự chú
ý của giới trẻ hiện nay. Chính sự mới mẻ, tươi mới nhưng vẫn giữ được nét đặc
trưng của những di tích đã đi qua suốt những năm tháng khốc liệt của lịch sử.
+ Thứ ba, việc ứng dụng công nghệ vào các khu di tích, bảo tàng lịch sử khơng
những khơng gây ảnh hưởng đến sự tơn nghiêm của chúng mà cịn tạo thêm

nhiều nét uy nghi hơn cho các di tích đã đi qua năm tháng, chứng kiến những
thời kỳ khốc liệt của đất nước suốt chiều dài lịch sử.
+ Thứ tư, những di tích, những bảo tàng lịch sử trải dài theo suốt chiều dọc,
chiều ngang của đất nước và thường là địa điểm thường có sự “tìm về”, “thăm
lại” của những nhân chứng sống – những cựu chiến binh, những cô/cậu thanh
niên xung phong cũng như những nhà Sử học, Khảo cổ học,…Việc có được sự
xuất hiện của họ sẽ làm trực quan hơn, sinh động hơn về những gì xuất hiện ở
những khu di tích, bảo tàng. Đây là cách tiếp cận mang tính mới, sáng tạo hiện
đang được thí điểm thực hiện ở một số nơi.
+ Thứ năm, những khu di tích, bảo tàng lịch sử ln là nơi có giá vé vào cửa
miễn phí hoặc chi phí rẻ và có ưu đãi cho học sinh, sinh viên – đối tượng của
giới trẻ hiện nay. Chính vì những khoản bỏ ra rất nhỏ so với những gì nhận
được về kí ức oanh liệt, hào hùng của sử sách, của cha ông để lại nên các bạn
trẻ không ngần ngại đến và chiêm nghiệm.
+ Thứ sáu, việc “thương mại hóa” và hướng tới là những điểm đến văn hóa, du
lịch thì những “địa chỉ Đỏ” ngày càng tổ chức những tour tham quan, là nơi tổ
chức các hoạt động giao lưu, học hỏi hướng đến bộ phận giới trẻ. Việc những
tour tham quan được các tổ chức chính trị - xã hội, trường học hay các đội nhóm
lựa chọn sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho những bạn tham gia. Để rồi từ đó
lan tỏa những giá trị Việt Nam đến nhiều người hơn trong giới trẻ, đến tồn xã
hội.
- “Vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức” là mối quan hệ biện chứng luôn
đúng kể từ khi nó ra đời cho đến hiện tại, là tiền đề và là cơ sở lý luận cho thực
tiễn của dự án mà bản thân em đưa ra. Từ cái vật chất là ngôn ngữ của Nghị
quyết, của loa đài tuyên truyền cho đến cái vật chất là những khu di tích, bảo
Trang | 20


tàng lịch sử và những thứ khác như công nghệ, con người,.. đã tác động mạnh
mẽ đến nhận thức lịch sử Việt Nam của giới trẻ hiện nay. Chính mối quan hệ

biện chứng giữa vật chất và ý thức theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin
đã giúp em phân tích và xâu chuỗi các vấn đề để kết hợp các mối quan hệ vật
chất khác nhau nhằm xây dựng dự án tác động vào cái ý thức của giới trẻ nhằm
nâng cao nhận thức của họ về lịch sử Việt Nam.
3.3. Thực tiễn hiện nay:
- Việc triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã và đang được thực
hiện sâu rộng, toàn diện và đồng bộ tới các cấp ủy và tầng lớp nhân dân. Giới
trẻ ít nhiều cũng đã được tiếp cận cả về nội dung lẫn hình thức của văn kiện đặc
biệt quan trọng này. Do đó, việc có những chuyển biến tích cực trong nhận thức
lịch sử của giới trẻ đang dần được hình thành. Những lúc có dịp nghỉ ngơi, thư
gian thì các điểm di tích tại Thủ đơ và các tỉnh/thành phố khác luôn đông đúc
các bạn đến tham quan và tìm hiểu. Các tổ chức chính trị - xã hội như Thành
đồn Hà Nội cũng khuyến khích các bạn tham gia các tour đến “địa chỉ Đỏ”
như Hoàng thành Thăng Long,…
- Hiện nay công tác chăm lo cho văn hóa, lịch sử dân tộc được các cấp chính
quyền hết sức quan tâm. Điển hình chính là việc cho tu bổ và phục dựng các di
tích lịch sử từ thời phong kiến. Ngồi ra cơng tác khảo cổ cũng đã tìm được và
đưa về những di vật mang ý nghĩa lịch sử to lớn của dân tộc. Các khu di tích
được tu bổ trở nên khang trang hơn nhưng vẫn mang nét tơn nghiêm của nó có
thể kể đến như nhà tù Hỏa Lị, bảo tàng Phịng khơng – khơng quân Việt Nam,
bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,…
- Trong thời đại công nghệ số, chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin qua các
phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội được hết sức đẩy mạnh. Việc giới
trẻ tiếp cận được các nguồn tin chính thống đến từ Ban Quản lý các khu di tích
cũng là một điều tốt nhằm nâng cao nhận thức. Điển hình như trang Facebook
“Di tích nhà tù Hỏa Lị – Hoa Lo Prison Relic” là một ví dụ sinh động. Việc
đăng tải những nội dung lịch sử dưới dạng “thông tin của giới trẻ” tạo ra sự
hứng thú và nhằm thu hút đa dạng các bạn trẻ đến thăm và tìm hiểu về khu di
Trang | 21



tích hơn. Bên cạnh đó cịn có nhiều chun trang mạng khác có những video
dựng đồ họa lẫn thực tế về những di tích khác, gây sốt và tạo niềm hứng thù
tìm hiểu lịch sử trong giới trẻ. Hiện nay, các khu di tích đã có một số khu thực
tế ảo, tài hiện đầy đủ và sắc nét các cổ vật, các chiến công cũng như thuyết
minh về những câu chuyện lịch sử của dân tộc từ thuở sơ khai lập quốc. Chính
vì thế việc đi vào trong tiềm thức và cung cấp tri thức cho giới trẻ dần có hiệu
quả hơn.
- “Nhân chứng sống” – những người đã trải qua những năm tháng lịch sử của đất
nước là một trong những nguồn truyền cảm hứng giúp nâng cao nhận thức của
giới trẻ về lịch sử. Chỉ có những người đã từng trải, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực lịch sử mới có cách để biến chuyển đưa kiến thức đến cho người khác một
cách rõ ràng và mạch lạc nhất. Những “địa chỉ Đỏ” đang dần tiếp cận theo
hướng này để tăng cường giáo dục nhận thức về lịch sử cho giới trẻ. Điển hình
là việc phóng sự về những năm tháng chiến tranh với sự tham gia của các cựu
chiến binh; hay có thể kể đến là sự xuất hiện của cựu tù chính trị Nguyễn Đình
Phương tại khu di tích nhà tủ Hỏa Lị đúng dịp 30/4 để tưởng nhớ đến đồng
đội, đồng chí của mình,…
- Hiện nay, giá vé vào cửa là miễn phí hoặc rất rẻ cịn có ưu đãi cho học sinh,
sinh viên là một trong những điều kiện khách quan thúc đẩy sự ham muốn tìm
tịi kiến thức để nâng cao nhận thức của giới trẻ. Chi phí rẻ phù hợp với túi tiền
của giới trẻ thu hút họ đến những “địa chỉ Đỏ” với tần suất nhiều hơn. Với
những gì bỏ ra so với thứ được nhận lại thì rõ ràng là một “món hời”. Vừa khơi
dậy được khát vọng Việt, tinh thần Việt.
- “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là một trong
những câu ca dao, tục ngữ mang tính đúng đắn vượt thời gian. Việc một bạn
trẻ nhận thức được lịch sử không thể sánh bằng tập thể, nhóm bạn. Chính vì thế
nên các “địa chỉ Đỏ” đã tích cực sáng tạo ra các loại tour theo đoàn hoặc các sự
kiện tập thể nhằm đạt được mục đích là tuyên truyền đúng về lịch sử Việt Nam
đến giới trẻ nói riêng và xã hội nói chung. “Đêm thiêng liêng” là một trong

những ví dụ điển hình mà các “địa chỉ Đỏ” nên áp dụng. Đây là chương trình
Trang | 22


tổ chức vào tối thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần của khu di tích nhà tù Hỏa Lị. Ở
chương trình này các hoạt động thăm quan của các bạn trẻ cũng như khách du
lịch sẽ được “đồng bộ hóa”, “thực tế hóa” theo lộ trình với sự tham gia của các
thuyết minh viên và được thực tế trải nghiệm những hoạt động của năm tháng
xưa cũ của thế hệ cha anh. Hay chương trình “Tập huấn cán bộ Đồn” hàng
năm của trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho các cán bộ Đoàn là trải nghiệm
sinh động, thực tế và trực tiếp đến các “địa chỉ Đỏ” giúp nâng cao năng lực kỹ
năng mềm và nhận thức cho những cán bộ cấp cơ sở. “Hành trình Tơi u Tổ
quốc tơi” cũng là một hoạt động ý nghĩa của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí
Minh cho cán bộ đồn các cấp được đến các “địa chỉ Đỏ” nhằm khơi dậy khát
vọng tự hào dân tộc, tự hào Việt Nam.
4. Kết luận
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hiện nay thì việc xây dựng dự án nhằm nâng cao
nhận thức cho giới trẻ về Lịch sử Việt Nam là “Thực tế hóa các hoạt động trải
nghiệm, tham quan các địa chỉ Đỏ” là một lựa chọn tất yếu và phù hợp với
khách quan hiện nay. Nó khơng chỉ bao hàm mỗi mình nó mà cịn hàm chứa
những phương án khác như đây là cách đổi mới phương pháp giáo dục lịch sử
hay đồng bộ hóa được cơng nghệ số vào các hoạt động. Cơ sở lý luận theo quan
niệm của triết học Mác – Lênin đã cho thấy rằng việc lựa chọn phương án này
làm dự án là một lựa chọn đúng đắn. Thực tiễn cũng cho thấy nó đang được áp
dụng tại một số “địa chỉ Đỏ” và thu hút được sự chú ý của đối tượng mà dự án
đang hướng tới. Việc dự án này được nhân rộng và áp dụng cho các “địa chỉ
Đỏ” khác trong thời gian tới khơng những góp phần nâng cao nhận thức của
giới trẻ về lịch sử Việt Nam mà còn khơi dậy tinh thần yêu nước, tinh thần dân
tộc và khát vọng Việt trong giới trẻ nói riêng và tồn xã hội nói chung suốt
chiều dài lịch sử 4000 năm văn hiến. Để rồi từ đó góp phần xây dựng đất nước

ngày càng phát triển, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Tuổi trẻ Việt Nam xung kích xung phong thực hiện thắng lợi
các Nghị quyết của Đảng và xuyên suốt thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ trọng
tâm là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Trang | 23


KẾT LUẬN
Trên cơ sở lý luận về mối quan hệ biện chứng về vật chất và ý thức theo quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin em đã vận dụng để phân tích và xây dựng dự án
nhằm nâng cao nhận thức về Lịch sử Việt Nam cho giới trẻ hiện nay. Với chiều
dài lịch sử hơn 4000 năm với những trang sử vàng hào hùng, những cơng trình
kiến trúc mang dấu ấn đi theo năm tháng là một trong những điều đáng quý của
dân tộc ta. Việc xây dựng dự án để nâng cao nhận thức về lịch sử cho giới trẻ là
điều cấp thiết, phù hợp với xu thế khách quan hiện nay. Văn hóa và lịch sử luôn
song hành cùng nhau nhằm khơi dậy khát vọng Việt, tinh thần dân tộc Việt xứng
đáng là “động lực phát triển trung tâm” trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Trên cơ sở nghiên cứu từ
lý luận và thực tiễn để đưa ra một dự án nhằm nâng cao nhận thức về lịch sử cho
giới trẻ như trên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng và tạo được niềm hứng khởi
với những kết quả bước đầu có ý nghĩa đáng khích lệ. Dự án đã và đang được cụ
thể hóa bằng các hoạt động bước đầu có những kết quả khởi sắc, giới trẻ đã dần
dần được nâng cao nhận thức của mình để từ đó phân biệt được đúng sai, phản
bác lại những luận điểm xuyên tạc, xét lại lịch sử của một bộ phận những người
có nhận thức sai lệch, chống phá cách mạng. Giới trẻ dần dần trở thành một bộ
phận góp phần xây dựng cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi!

Trang | 24



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021): Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dành cho
bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021): Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
3. Tạp chí Xây dựng Đảng (2021): Hội nghị Văn hóa tồn quốc triển khai thực
hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, />Home/thoisu/2021/16140/Hoi-nghi-Van-hoa-toan-quoc-trien-khai-thuc-hienNghi-quyet.aspx
4. Phan Tuyết (2015): “Đừng chê nữa, mà hãy làm để trẻ không nhầm Nguyễn Du
là Quang Trung”, />5. Báo Ninh Bình (2021): Để học sinh thích học mơn lịch sử,
/>732998.htm
6. Di tích nhà tù Hỏa Lò – Hoa Lo Prison Relic (2022): Xuất hiện tại Hỏa Lị hơm
nay:, />Và một số bài viết khác trên fanpage của Di tích nhà tù Hỏa Lị – Hoa Lo Prison
Relic.

Trang | 25


×