Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận Đạo đức không phải là cái tự có mà là kết quả của sự tự ý thức, muốn tự ý thức thì phải có tri thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.41 KB, 15 trang )

1. DẪN NHẬP
Lội ngược dòng lịch sử phương Tây ta có thể khẳng định rằng, mỗi thời đại
sau này đều xây dựng một quan niệm, một hình ảnh của riêng mình về thời cổ
đại. Hy Lạp cổ đại đã đem lại một mô hình văn minh nói chung, văn minh như
là văn minh. Tuy nhiên, mô hình đó là phức tạp và rất mâu thuẫn. Nhưng nó
vẫn sẽ mãi mãi là một mô hình hấp dẫn, đặc biệt là những khi nền văn minh ở
đâu đó bị đe dọa hay đang tìm kiếm xung lượng mới để có được hơi thở khỏe
mạnh. Mô hình Hy Lạp là mô hình tĩnh, nó hướng vào việc tự vệ chứ không
phải vào sự tự phát triển. Điều này thể hiện tính chất bi đát của số phận thời
cổ đại. Vì nó thực không có khả năng sống sót trong điều kiện biến đổi, chính
điều này định trước sự tiêu vong của nó. Nhưng chất tĩnh cho phép mô hình
được nghiên cứu tỉ mỉ. Điều quan trọng nhất là ở chỗ do chất ấy nên có thể
đưa vào thành phần của bất kỳ nền văn minh nào. Thực ra, khi đó cần giải
quyết vấn đề phức tạp về con đường và phương hướng đưa vào như vậy, tức
vấn đề dung hợp với cái sẽ của nó.
“Triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng và củng cố những thủ thuật tư duy phổ
biến, không bị hạn chế ở một cái gì đó bên ngoài, trước hết là ở niềm tin và
kinh nghiệm cảm tính. Cách tiếp cận triết học là cách tiếp cận tất cả mọi thứ
từ góc độ tính có logic vô hình của suy luận. Đây là sự phân tích và tổng hợp
bằng tư duy, dần dần vạch ra nguyên nhân của các sự vật vốn thường không
nhận thức được đối với các giác quan. Đồng thời đây cũng là lý luận được
xây dựng không phải vì các nhu cầu thực tiễn hay các nhu cầu khác, mà hoàn
toàn vì việc tìm tòi chân lý”[1]. Quá trình đưa thời cổ đại vào một nền văn
hóa làm xuất hiện những khả năng mới.
Tựu trung, cánh cửa của thành quốc chính là ngõ vào triết lý nhân sự của
Socrates. Nó là cái lăng kính xuyên qua đấy ông nhận diện và xác định không
những chỉ con người, mà ngay cả mọi giá trị nhân bản như sự hiền minh, đạo
hạnh, công chính…Và cũng chính vì công chính chẳng hạn là một ý niệm
không ai có thể định nghĩa dứt khoát, mà việc truy tìm giải đáp cho loại câu
hỏi muôn đời ấy, lúc đầu chỉ là một tiền đề cho việc tổ chức thành quốc, dân
dần trở thành cứu cánh tự thân. Khởi hành từ một vấn đề chính trị, công


chính là gì? Socrates tìm lại thấy giải đáp cho một khắc khoải nhân chính
khác, đâu là lối sống cao đẹp nhất ở triết học. Cha đẻ của triết lý chính trị, ở
phương Tây Socrates còn là một hình tượng truyền thống của triết lý nói
chung. Ở vào thời kỳ Socrates là thế kỷ rực rỡ nhất ở Athenes, thời kỳ trước
ông tư tưởng triết học chỉ là nói chuyện về vũ trụ, khoa học… còn Socrates là
lấy con người làm đối tượng của triết học. Sự tồn tại của con người bao giờ
cũng mang tính cộng đồng. Vì vậy đạo đức làm nền tảng của đời sống con
người. Nhưng theo Socrates: “Đạo đức không phải là cái tự có mà là kết quả
của sự tự ý thức, muốn tự ý thức thì phải có tri thức”. Tư tưởng triết học của
ông lúc bấy giờ ảnh hưởng khá mạnh mẽ ở tầng lớp thanh niên trẻ, và cho
đến tận bây giờ tuy xã hội mỗi người một phát triển, khoa học kỹ thuật tiên
tiến, nền văn minh nhân loại phát triển như bây giờ. Nhưng vấn đề tri thức và
đạo đức vẫn là vấn đề con người phải đặt lên hàng đầu dù trong một xã hội
phát triễn như hiện nay. Đây là lý do thúc đẩy nhười viết chọn đề tài ghi trên
làm đề tài khảo cứu cho tập tiểu luận này.
Có rất nhiều phạm vi nghiên cứu liên hệ tới đề tài này, nhưng trong phạm vi
tiểu luận này, người viết chỉ tập trung vào các điểm sau:
– Quan niệm của Socrates về đạo đức con người
– Đạo đức là khoa học là lối sống
– Những đặc trưng của triết học Socrates
– Hãy tự biết lấy mình…
Để cho tập tiểu luận tăng thêm phần sinh động và sắc bén, người viết chỉ sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu tổng hợp, chứng minh, so sánh.v.v… để
làm cho sáng tỏ vấn đề mà mình diễn đạt.
1. NỘI DUNG
A. Giới Thiệu Tác Giả Tác Phẩm
1.1. Giới Thiệu Tác Giả
“Socrate sinh năm (469- 399) trước công nguyên, tại Aten, xuất thân trong
một gia đình nghèo, cha làm nghề đẽo đá, mẹ làm bà đỡ”[2], lúc nhỏ ông theo
phái Biện Thuyết và ông chịu ảnh hưởng của phái này trong việc xác định đối

tượng triếthọc và cách thức truyền đạt tư tưởng sau này. Nhà nước Athenes
đào tạo trẻ con khá toàn diện nhằm hình thành thể chất và tinh thần cho
thành viên tương lai của nước nhà. Chính vì thế, Socrates cũng giống như bao
đức trẻ khác ở nước Athenes được học điêu khắc, phép tính toán, tu học từ,
âm nhạc, kịch nghệ thuật… được đào tạo khá toàn diện, thậm trí cả triết học.
Đến năm 18 tuổi, ông cũng phải giải quyết một vấn đề quan trọng đối với
nước nhà Athenes. Lúc bấy giờ mỗi người dân phải được thừa nhận là một
công dân của nước Athenes. Sau khi đã kiểm tra những thủ tục hết sức phức
tạp và tỉ mỉ, cuối cùng ông cũng được công nhận là một công dân chính thức
của nước Athenes. Nhưng là một công dân từ 18 tuổi đến 20 tuổi phải đi
nghĩa vụ quân sự. Socrates cũng không ngoại lệ, tuy nhiên khi xét về lý lịch thì
gia đình ông thuộc đẳng cấp áp cuối nên ông phải làm những công việc nặng
nhọc như đẽo đá. Sau đó, ông gặp nhà triết học Achelai và một người bạn
thân Criton đã giúp ông rất nhiều trên con đường học vấn. Suốt cả cuộc đời
Scorates sống trong cảnh nghèo túng, toàn bộ tài sản của ông không đủ mua
một nô lệ tốt đáng giá 5 mina. Ông sống rất giản dị “đi chân đất, ăn mặc tềng
toàng nhưng lại có trí nhớ tuyệt vời và sức khỏe vô song”[3].
Năm 399 trước công nguyên, Socrates bị nhà bạo chúa thứ 10 là Gritias đồng
ý xử án ông tội tử hình, bao gồm 3 mục:
-“ Sự vô thần của Socrates
– Việc du nhập các thần linh mới
– Làm suy đồi thanh niên”[4].
Nếu xét theo ba mục thì Socrates bị phạm vào tội chính trị và mức án tử hình.
Ông bị buộc phải uống thuốc độc, nhưng trước khi nhận án tử hình Socrates
nói rằng “con người chỉ có thể nhận biết những gì nằm trong quyền hạn của
mình, tức linh hồn mình. Hãy nhận biết chính mình”[5]. Nghĩa là mình như
thực thể xã hội và thực thể đạo đức. Lời nói của ông là một lời minh chứng
cho sự trong sáng và lòng trung thành đối với đất nước Athenes. Một con
người rất mực trung thành với pháp luật nhà nước Athenes và yêu tổ quốc.
Đây cũng chính là bi kịch của cuộc đời Socrates. Tuy nhiên, sau cái chết của

ông, tên tuổi và tư tưởng triết học của ông đã đưa lên đến đỉnh điểm của nền
triết học thời cổ đại Hy Lạp.
1.2. Giới Thiệu Tác Phẩm
Nền triết học lấy tên tuổi Socrates làm điểm mốc cho thời kì cổ đại và ông là
một trong ba ông tổ của nền triết học phương Tây. Ông là triết gia nhưng
không để lại tác phẩm nào. Socrates thường trình bày các quan điểm của
mình bằng lời dưới hình thức hội thoại, hay tranh luận. Vì theo Socrates chữ
viết làm cho con người ỷ lại không chịu tư duy. Vì vậy những gì chúng ta biết
về Socrate chủ yếu qua ghi chép và bình luận của các học trò của ông, tiêu
biểu là Platon, Xe1nophone, và Aristophane. Tuy ông không viết một tác
phẩm nào nhưng ông để lại cả hệ thống triết học cho học trò của ông xiển
dương. Việc lấy Socrates làm tiêu chí để phân kỳ triết học Hy Lạp và La Mã cổ
đại tự nó đã làm thẩm định những giá trị của tư tưởng Socrate đối với sự
phát triển của triết học trong lịch sử.
Chính vì thế ở phương Tây, khi đánh giá về Socrates người ta thường có
chung một nhận định:“ Socrates là hiện thân của bước rẽ trong hành trình
của triết học đưa triết học từ trên đỉnh Olimpic cao chót vót, từ chiêm
ngưỡng sự huyền diệu của ánh sáng trăng ngà, từ thôi thúc muốn biết mặt
trời cháy bỏng từ đâu mà có, biển cả vì sao trưa xanh, chiều thẫm về với tâm,
từ trăn trở của đời sống con người. Nơi con người chân đạp đất đầu đội trời
để sống trong kiếp người của nó”[6].
Như vậy, cả cuộc đời ông làm việc cho chính nghĩa, không mong danh lợi và
dạy học miễn phí. Ông chấp nhận sống đời thật giản dị để biểu dương lối sống
triết học của mình và cuộc đời Socrates đã chứng minh phần nào phong cách
đạo đức mà ông đã đặt ra. Đây là đường hướng một triết gia đã chọn cho
mình một lối đi, tuy nhiên lối đi này không máy ai đồng tình bởi lẽ “ trung
ngôn nghịch nhĩ” lời nói ngây thật khó nghe.
1. Những Đặc Trưng Của Triết Học Socrates
2.1. Những Nội Dung Chính Của Triết Học Socrates
Con người với đời sống thực của nó là vấn đề then chốt của triết học Socrates.

Đó là bước chuyển từ nguyên lý vũ trụ sang nguyên lý nhân sinh. “Con người
hãy tự nhận thức lấy mình”.Câu nói được ghi ở đền Đenphi ấy đã trở thành
tuyên xưng của một quan niệm mới về triết học. Đánh giá về bước dịnh
chuyển này Le1on Brunschvicg đã viết: “sáng kiến của Socrates là một lời hô
hào chúng ta ý thức về chính mình và lời hô hào ấy tất nhiên sẽ đóng một con
dấu trên diễn tiến của văn minh chúng ta mà từ nay không thể xóa mờ được”.
Augustin đã có lý khi đánh giá con người và triết học của Socrates: “Socrates
đã vượt qua cái nhìn cũ về đối tượng triết học, chuyển từ đề tài vũ trụ sang
tồn tại của con người, xây dựng đạo đức theo tinh thần của cái thiện và lý
trí”. Socrates đã lấy con người làm đối tượng và là đối tượng duy nhất của
triết học. Nếu như văn hóa Hy Lạp quan niện con người như tiểu vũ trụ, phản
ánh lại toàn bộ vũ trụ. Socrates cũng tán thành quan niệm này, nhưng đồng
thời Socrates là người đầu tiên nhấn manh tính đặc thù của con người, sự
khác biệt căn bản của con người, tâm hồn, năng lực, ý thức, vì nó tồn tại, nó
hoạt động nên so sánh với sự cấu thành của giới tự nhiên khác nhau.
Do vậy, “Con người tự thể nghiệm bản thân mình bằng cách suy xét mọi thứ ở
bên ngoài như một vấn đề”, mọi cái ở bên ngoài là những cái hư vô và trống
rỗng, cho nên bản chất của con người không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên
ngoài; của cải; vật chất; địa vị xã hội… Thậm chí cả thể xác và trí tuệ của con
người cũng không tồn tại mà thông qua đó mọi cái bên ngoài đi vào con
người và là cái cấu thành bản chất con người. Đó là nguyên tác nội tại của
tâm hồn cho nên không phải ngẫu nhiên mà Socrates lại nói: “Không phải
tiền bạc sanh ra lòng dũng cảm, mà là lòng dũng cảm sanh ra tiền bạc và
những của cải khác cho con người là cả trong cuộc sống riêng tư lẫn cuộc
sống xã hội.
Vì thế Socrates dạy học trò của mình thành nhà triết học chứ không dạy
những mánh lớn để kiếm tiền như một số nhà ngụy biện. Ông cho rằng: “Triết
học không phải là ấn tín của thần linh mà triết học là bến bờ của tri thức”.
Người ta không thể làm điều ác nếu người ta có tri thức xác định về cái thiện,
ác không phải là cái bẩm sinh, sở dĩ con người biết cái gì là thiện vì nó không

phải là cái ác. Ranh giới giữa thiện và ác được phân biệt bằng sự hiểu biết, do
vậy thiện chính là tri thức. Tri thức là đạo đức. Nhờ có tri thức con người mới
tự hiểu mình và khi đã hiểu mình thì người đó biết cái gì lợi cho mình và hiểu
rõ mình có thể làm gì và không thể làm gì. Cái ác hoàn thành là do sự dốt nát,
thiếu hiểu biết. Nhiều hành vi phạm tội hoàn toàn không có mục đích dịnh sẵn
mà do kém cỏi về mặt tri thức xúi giục. Tri thức trong quan niệm Socrates có
sức mạnh vạn năng như sức mạnh của thần linh.
Nhờ nó mà con người trở nên thánh thiện, thoát tục, đổi hướng về thế giới
linh thiêng. Ông nói: “Phần lớn thiên hạ cho rằng tri thức không có sức mạnh
và không thể hướng dẫn chỉ đạo; có lẽ vì vậy người ta chẳng hề bận tâm với
nó. Mặc dù không hiếm khi đạt dược tri thức, họ vẫn quả quyết rằng không
phải tri thức hướng dẫn họ. Mà một cái gì đó khác như dục vọng, khoái cảm,
tình yêu, sợ hãi, buồn rầu. Họ nghĩ tri thức như một tên tù nhân, ai cũng
muốn lôi kéo về phía mình”. Không chỉ đánh giá cao vai trò của tri thức mà
Socrates đòi hỏi nhận thưc sự vật thì phải biết sự vật đó là gì và theo ông
nắm được khái niệm tức là nắm được bản chất của sự vật”[7].
Theo Socrates, chỉ có cái thện phổ biến mới là cơ sở đạo đức, mới là tiêu
chuẩn của đức hạnh. Ai tuân theo cái thiện phổ biến thì người đó mới có đạo
đức. Muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó, muốn hiểu được nó
phải có phương pháp. Đó là phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc
tranh luận, tọa đàm, luận chiến. Phương pháp này về sau được gọi là phương
pháp Socrates bao gồm bốn yếu tố:
› “Mỉa mai” là nêu câu hỏi nhằm làm cho người đối thoại sa vào mâu
thuẫn. Đó là hỏi mẹo, hỏi vặn, hỏi châm biếm.
› “Đỡ đẻ” là thủ pháp đi liền với thủ pháp thứ nhất và được thực hiện sau
khi thực hiện tiến hành thủ pháp “mỉa mai”. Bởi vì theo Socrates sau khi đã
làm đối phương tranh luận thấy được cái sai của mình thì cần phải giúp đỡ
họ tìm ra lối thoát bằng cách đạt tới tri thức đúng, từ bỏ tri thức sai lầm đã
có ở mình.
› “Quy nạp” là phương pháp xuất phát ừ những cái riêng lẻ, khái quát lên

thành cái chung, có ý nghĩa phổ biến. Nghĩa là từ bỏ những hành vi đạo đức
cụ thể, riêng lẻ, phân biệt nó với cái ác, cái phi nghĩa.
› “Định nghĩa” là chỉ hành vi đạo đức thuộc loại nào, quan hệ với nhau
như thế nào. Nghĩa là làm cho người đối thoại thấy cần phải làm như thế
nào cho đúng với cái thiện phổ biến.
Trong học thuyết của mình Socrates đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để minh họa
cho phương pháp của mình. Qua những ví dụ đó ông muốn chứng minh rằng:
Nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì người ta không thể nào phân biệt
được một vật nào đó có phải vàng hay không. Phương pháp Socrates có ý
nghĩa tích cực trong lĩnh vực giáo dục. Về sau, nó thường được sử dụng như
một phương pháp cần thiết trong tranh luận để đạt đến chân lý, để truyền
thụ kiên thức một cách có hiệu quả và phát huy được khả năng sáng tạo của
người tranh luận, người tiếp thu kiến thức”[8].
Vậy theo Socrates, một nền đạo đức không cần kêu gọi đến giáo điều của các
hệ thống thần học, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của tôn giáo. Qua tư
tưởng đó chúng ta thấy rằng, đạo đức liên hệ rất mật thiết đến việc ổn định
xã hội. Ở nơi nào có đạo đức thì nơi đó xã hội sẽ được ổn định. Trong xã hội
ổn định thì con người mới thấy đạo đức, cho chúng ta thấy về niềm tin đạo
đức đích thực chung cho mọi tầng lớp và đưa đến xã hội an lạc hạnh phúc
trọn vẹn.
2.2. Thế Giới Quan Và Nhân Sinh Quan
2.2.1. Thế Gới Quan
Socrates đã nhận thấy rằng: Thời thanh niên ông cũng như bao nhà triết học
khác say mê nghiên cứu về giới tự nhiên để rồi mới biết mình là ngộ nhận.
Ông nói: “lúc trẻ tuổi, tôi thật sự có khát vọng về một loại thông thái được gọi
là nhận thức tự nhiên. Tôi coi một điều kì lạ và bất bình thường là hiểu biêt
nguyên nhân của mỗi hiện tượng tại sao mọi cái sinh ra và tại sao lại chết, và
tại sao lại tồn tại. Và tôi thường chuyển từ cực này sang cực khác và trước
hết đã tự đặt cho mình câu hỏi như: Khi tương tác, khi nào cái nóng cái lạnh
tạo ra sự mục rữa và phải chăng cái sinh thể sống hình thành khi đó?

Chúng ta tư duy bằng cái gì, máu, không khí hay lửa? Tôi cũng suy nghĩ về sự
phá hủy của mọi cái hiện tồn, về những biến đổi diễn ra ở trên trời và dưới
đất và tất cả để rốt cuộc tự coi mình hoàn toàn không thích hợp với sự
nghiên cứu này”[9].
Quan điểm này không đồng nghĩa với việc loại bỏ nhu cầu nghiên cứu về tự
nhiên, nghiên cứu những vấn đề bên ngoài liên quan đế đời sống của con
người, mà Socrates chỉ muốn ám chỉ rằng các hiện tượng tự nhiên như thế
này thế khác hay như nó đang diễn ra là do mục đích của tạo hóa quy định.
Do vậy những khi tưởng rằng chúng ta nắm được các hiện tượng tự nhiên, có
thể điều chỉnh được tự nhiên thì đó chỉ là ảo tưởng. Bằng chứng là muốn có
mưa có gió thì con người vẫn phải cầu xin các thần linh với tư cách là nhà
mục đích luận mang nặng tính chất tôn giáo, ông khẳng định “mọi cái trên
thế giới này đều do thần linh sáng tạo ra để làm lợi ích cho con người.
Thần linh cho ánh sáng để con người nhìn thấy mọi vật, cho ban đêm để nghỉ
ngơi, cho ánh sáng của trăng sao để con người xác định thời gian, cho ruộng
đất để con người cày cấy làm ra cái ăn. Mặt trời chỉ cách xa trái đất một
khoảng cách nhất định để con người đủ sức chịu đựng cái nóng và cái lạnh
của trời đất”[10]
2.2.2. Nhân Sinh Quan
Theo quan điểm của Socrates “Chúng ta không thể nghiên cứu bản tính con
người theo cách mà chúng ta phát hiện ra bản chất của những hiện tượng
vật lý. Có thể mô tả những hiện tượng vật lý thông qua những đặc điểm
khách quan của chúng, trong khi đó thì chỉ có thể miêu tả và xác định con
người thông qua ý thức của nó.
Điều này có nghĩa là con người là thực thể thường xuyên tìm kiếm bản thân
mình, kiểm tra, thử nghiệm bản thân mình và điều kiện sinh tồn của mình.
Chính tâm thế định hướng có phê phán, thử nghiệm đối với cuộc sống là cái
quy định giá trị của cuộc sống : “Thiếu sự thể nghiệm thì cuộc sống không còn
là cuộc sống dành cho con người”, Socrates nói. Khi khẳng định điều đó, ông
đồng thời cũng phát hiện và khẳng định sự hiện diện tâm hồn như dấu hiệu

quan trọng nhất của bản tính con người. Tâm hồn trong quan niệm của ông
là năng lực tự ý thức vì nó tồn tại, nó hoạt động. Do vậy con người tự thể
nghiệm bản thân mình bằng cách suy xét mọi thứ ở bên ngoài như một vấn
đề. Cuộc tìm kiếm câu trả lời chính là cuộc sống tâm hồn là bản chất của nó.
Nằm ở bên ngoài quan hệ với con người, mọi cái bên ngoài: Của cải, địa vị xã
hội, quyền lực, thậm chí cả đặc điểm về thể xác và trí tuệ của bản thân con
người, đơn giản là không còn tồn tại đối với con người.
Điều quan trọng và duy nhất mà thông qua đó mọi cái bên ngoài đi vào trong
con người và là cái cấu thành bản chất con người, đó là nguyên tắc nội tại
của tâm hồn, nguyên tắc không được phép vi phạm nếu không muốm không
làm người nữa. Socrates còn cho rằng: “Thể xác giống như công cụ vì nó có
thể thực hiện những hành vi nhất định. Nếu như vậy, thì cần phải có ai điều
khiển công cụ ấy”.
Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi ấy không phải là thể xác, thực ra đây là cái mà
thể xác phục vụ. Cái mà thể xác phục vụ, là vô hình, là không cảm giác thấy,
nhưng nó tự chứng tỏ một cách không bác bỏ được về mình thông qua hành
vi hợp lý của thể xác. Một vấn đề khác là thời điểm ra đời của thế giới tinh
thần đòi hỏi sự đột phá những nỗ lực từ phía bản thân con người. Những nỗ
lực trí tuệ đạo đức cần để bảo vệ và duy trì thế giới nội tâm của mình, sự
quan tâm đến tâm hồn của mình. Nhờ phát hiện này, Socrates đã tạo ra một
truyền thống đạo đức và trí tuệ nuôi dưỡng châu Âu cho tới đời nay.
Khi nói tới giá trị cuộc sống, chúng ta thực sự bước vào lĩnh vực đạo đức học,
khoa học về đạo đức và luân lý mà Socrates có quyền được coi là sáng lập.
Đạo đức học cổ được phân chia thành :
› Học thuyết về phúc lợi
› Học thuyết về các đức hạnh
› Học thuyết về nghĩa vụ
Học thuyết Socrates về phúc lợi, tức phần thứ nhất của đạo đức học là những
phúc lợi cầu thành phúc lợi tối cao, tức hạnh phúc cuộc đời bao gồm:
1. Sức khỏe tốt và cơ thể cường tráng vì chúng tạo điều kiện thuận lợi cho

cuộc sống có đạo đức.
2. Tinh thần, các năng lực trí tuệ và năng lực của tâm hồn khỏe mạnh.
3. Nghệ thuật và khoa học rất hữu ích cho cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc;
Nhưng chỉ nên làm chúng cho tới khi chúng còn hữu ích cho cuộc sống.
4. Tính hữu nghị cũng là một phúc lợi quý giá và hữu ích. Nhưng nó chỉ có thể
tồn tại giữa những người tốt.
5. Sự hòa thuận giữa cha mẹ, con cái và anh em vì thần linh tạo ra cho họ sự
tương trợ.
6. Cộng đồng công dân hay nhà nước vì nếu có được tổ chức tốt thì nó sẽ bảo
đảm cho mọi công dân những lợi ích to lớn.
Socrates thừa nhận ba đức hạnh cơ bản: Sự kiềm chế (tự chủ), sự dũng cảm
và sự công bằng. Ba đức hạnh này cộng lại thành sự thông thái. Sự thông thái
là đức hạnh nói chung và thể hiện ở khả năng phân biệt giữa cái tốt và cái
xấu, cái hữu ích và cái tai hại. Sự tự chủ là cơ sở cho mọi đức hạnh khác.
Thiếu nó thì chúng ta không thể sống và làm việc[11].
1. Những nhận định về Triết học của Socrates
3.1. Những Mặt Tích Cực Đóng Góp
Học thuyết tri thức của Socrates không phải là một học thuyết được xây dựng
theo quan điểm thuần túy lý thuyết, mà là nhằm những mục tiêu thực tiễn.
Nói cách khác, ông chỉ muốn biết khái niệm nhân đức là gì với mục đích duy
nhât là thực hiện nhân đức ấy trong cuộc sống. Điểm này tất nhiên dẫn tới
điểm trọng yếu trong lý thuyết luân lý của Socrates. Đó là chủ trương đồng
hóa nhân đức với tri thức. Nói cách khác, đó là chủ trương: “tri thức như là
nhân đức” và “đồng hóa tri thức với hành động”. Chính vì vậy mà tư tưởng
triết học của Socrates được trải rộng trên bốn luận đề trục:
-Thứ nhất, con người là đối tượng duy nhất của triết học.
-Thứ hai, cái làm nên sự tồn tại của con người chính là ý thức về sự tồn tại
của nó. Sự tồn tại của con người bao giờ cũng mang tính cộng đồng. Vì vậy
đạo đức là nền tảng của đời sống con người.
-Thứ ba, đạo đức không phải là cái tự có mà là kết quả của sự tự ý thức và để

tự ý thức thì phải có tri thức, vì vậy tri thức là cót lõi của đạo đức.
-Thứ tư, là phương pháp tiếp cận chân lý. Nếu như các nhà ngụy biện, họ lấy
tiền làm mục đích cứu cánh, dạy cho học trò những mánh lớn để kiếm tiền thì
Socrate lại dạy học trò của mình thành nhà triết học. Với ông triết học là con
đường duy nhất làm cho tâm hồn của chúng ta trở lên thanh cao xa lánh
được những dục vọng, khoái cảm, khiếp sợ của cuộc đời. Bốn đề mục này
quan hệ chặt chẽ với nhau trên con đường đi tìm kiếm tri thức chân thật, bản
chất để giúp con người sống đúng với tư cách và phận sự của nó trong đời
sống xã hội. Chúng cũng chính là những nguyên tắc cơ bản của biện chứng
Socrates[12].
Tư tưởng triết học của Socrates như đã nói ở trên chúng ta thấy Socrate tuy
là một nhà triết gia, tuy ông chưa phân tích được nghiệp báo và nhân quả
trong đạo Phật nhưng ông đã biết tự kiềm chế dục vọng và thông qua lí tính
thì con người có quyền làm chủ lấy mình tức là làm chủ mọi hành vi, lời nói
của mình và chịu trách nhiệm với chính mình. Tuy nhiên ông chỉ đề cao tri
thức mà chưa đạt đến trí tuệ. Tri thức là do sự học hỏi mà đạt được. Đạo đức
tối thượng, trí tuệ tối thượng và một nhà tâm lí siêu việt, nhiếp phục cả ba
cõi. Nhưng với một nhà triết học như Socrates đã có tư tưởng Phật giáo và đề
cao cuộc sống đạo đức là một bấc đáng kính. Tuy cuộc đời và tư tưởng của
Socrates không thể so sánh với đức Phật, nhưng đã nói lên tinh thần hướng
thiện và cuộc sống đạo đức của ông. Socrates đã để lại cho đời một tinh thần
vô ngã. Đồng thời làm cho mọi người công nhận chân lí, phải chăng đó là
chân lí tuyệt đối mà đức Phật đã tìm ra chách đây hơn 2500 năm nhưng luôn
luôn có giá trị bất biến với không gian và thời gian vô tận.
3.2. Những Mặt Còn Hạn Chế
Có lẽ với chính Socrates, ý tưởng nền tảng ấy chưa hoàn toàn có tính cách
duy lý hoặc là về một số sự kiện trong đời sống của ông, hoặc là về chính ông
chưa khai triển được hết những yếu tố căn bản về lý thuyết chứa đựng trong
ý niệm ấy, về mặt đạo đức mang tính cảm tính, quan điểm về cái đẹp nằm
trong ý niệm chưa rõ ràng, về mặt siêu hình học và mỹ thuật chưa có phôi

thai, vấn đề giáo dục thì chưa có trường lớp rõ ràng còn có nhiều hạn chế,
quả như E.Boutroux đã nhận định: “kỳ cùng, tuy Socrates có thất bại phần
nào trong công việc ông đã khởi sự, nhưng đối với ông, không phải là một
công trạng nhỏ bé khi người đầu tiên, ông đã am hiểu một tri thức đạo đức
phải như thế nào và đặt những tiền đề đầu tiên cho tòa nhà mà các môn đệ
trứ danh của ông sẽ hoàn tất.
Như thế cũng đủ nói lên vì sao Socrates đã chiếm một chỗ đứng vĩ đại trong
lịch sử tinh thần của nhân loại và sự thán phục của bao thế hệ liên tiếp đối
với ông”.
Một trong những môn đệ trứ danh nhất của Socrates đã khai triển một cách
hoàn hảo lý thuyết đạo đức về thiện theo khuynh hướng duy lý chính là
Palaton. Trong lý thuyết ấy một điểm lòng cốt được triệt để khai thác là thay
vì tìm ở vũ trụ ngoại tại nguyên tắc nền tảng cho tri thức và hành động thì
phải tìm trong chính những miền sâu của linh hồn. Nói khác, đối với Socrates,
như đã trình bày: Chỉ trong linh hồn tức lý trí của ta mới khám phá ra được
chân lý mà chân lý cũng là sự thiện.
Như thế tuy rằng Socrates đã cấm đoán triết học không được tìm kiếm
nguyên nhân của vạn vật. Platon chính là môn đệ đã đi tìm nguyên nhân đích
thực của vạn vật trong một số thế giới khác gọi là lý giới, phân biệt hoàn toàn
với thế giới cảm giác của ta.
Từ đó mới phát triển một quan niệm mới về vạn vật tức là vượt ra bên ngoài
những sự vật cảm giác để vươn tới suối nguồn lý tưởng đã sinh hạ chúng, nói
khác một triết học về những lý tưởng đến thay chỗ cho triết học về vũ trụ
thiên nhiên. Công trình vĩ đại của Piaton sẽ rút ra hậu kết ấy từ lý thuyết của
Socrates và cải biến nó thành một siêu hình học vĩ đại làm nền tảng và mô
phạm cho tất cả mọi nền siêu hình học, mỹ thuật, giáo dục, tương lai[13]
1. KẾT LUẬN
Nói đến triết học phương Tây thì không ai mà không nhắc đến Socrates, ông
sinh năm 469 và mất năm 399 trước công nguyên, ông là một nhà triết gia,
nhưng khi chết đi ông không để lại một tác phẩm nào, ngày nay mà chúng ta

biết đến ông là cũng nhờ những người học trò như Platôn…đã viết về
ông.“Con người hãy tự nhận thức lấy mình”. Đó là them chốt của triết học
Socrate, Léon brunscbvicg đã viết: “Sáng kiến của Socrates là một lời hô hào
chúng ta có ý thức về chính mình và lời hô hào ấy tất nhiên sẽ đóng góp một
con dấu trên diễn tiến của văn minh chúng ta mà từ nay không thể xóa mờ
được”[14].
Với tinh thần mình tự biết mình mà ông đã rút ra được qua bao nhiêu năm
tháng, mà ông mong muốn hy vọng những người học trò của ông cũng thấm
nhuần tư tưởng ấy. Chính ông là người “đỡ đẻ”, tức đỡ những tư tưởng triết
học cho học trò của mình là Platon, Aristote…Đồng thời đó cũng đánh dấu
một bước ngoặc trên diến tiến của nền văn minh lịch sử. Bởi vậy, Auqustin đã
có lí khi đánh giá con người và triết học của Socrate. “Socrates đã vượt qua
cái nhìn cũ về đối tượng triết học, chuyển từ đề tài vũ trụ sang tồn tại của con
người, xây dựng đạo đức trên tinh thần của cái thiện và lí trí”[15].
Nếu đạo đức trong siêu hinh học, nguồn gốc đạo đức là thượng đế, hiện thân
của cái thiện và đức hạnh. Thượng đế là tiêu chuẩn duy nhất của đạo đức và
là người có quyền phán xét, đánh giá tính đạo đức hành vi của con người, là
được hạnh dựa trên nền tảng của cái thiện để đánh giá phẩm chất cao quý
của con người.
Như vậy đạo đức rút từ cuộc sống thực tiễn của con người, quá trình thực
tiễn của xã hội chứ không do một thế lực siêu hình nào có thể ban phát đạo
đức. Sở dĩ con người chịu nhiều khổ đau là do sống thiếu đạo đức, tri thức, tự
ý thức mà tạo ra điều ác nên tự mình phải nhận lãnh kết quả mà minh đã tạo.
Socrates là người có công khai sáng chân lý ấy bằng chinh phục đời và tư
tưởng triết học của ông. Tuy nhiên, với “tri thức” như Socrates nói thì chỉ mới
trên lý thuyết mà thôi. Ông có công nâng triết học lên đến đỉnh cao của nền
văn minh, nhưng nếu theo tư tưởng thực hành của Socrates đề cao tri thức
và cho tri thức là đạo đức để áp dụng thiết thực vào cuộc sống hiện taị cho xã
hội thì chỉ đạt ở mức tương đối và còn hạn chế mà thôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

]
1. Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng
Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2006.
2. SA MUELEN OCH STUMPF, Lịch Sử Triết Học Và Các Luận Đề, Nhà Xuất
Bản Lao Động, 2007.
3. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn, Đại Cương Lịch Sử
Triết Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí
Minh, 2006.
4. Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Nhà Xuất Bản Thành
Phố Hồ Chí Minh, 2000.
5. Trí Hải – Bửu Đích (dịch), Nhà Tủ Thư và Sưu Khảo Viện Đại Học Vạn
Hạnh, 1971.
6. Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Cương Lịch Sử
Triết Học, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001.
7. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Lịch Sử Triết Học, Nhà Xuất Bản Giáo Dục,
2006.
8. Nguyễn Ngọc Thu – Bùi Văn Mưa, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết
Học, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2003.
9. PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch, Giáo Trình Đại Cương Lịch Sử Triết Học.

[1] Đỗ Minh Hợp- Nguyễn Thanh- Nguyễn Anh Tuấn, Đại cương Lịch Sử Triết
Hoc Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.
74 – 77.
[2] PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch, Giáo Trình Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Tr.
29.
[3] Đỗ Minh Hợp- Nguyễn Anh tuấn, Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương
Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 80-81.
[4] Đỗ Minh Hợp- Nguyễn Anh tuấn, Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương
Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, Tr.87.
[5] PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch, Giáo Trình Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Tr.

29.
[6]Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.91-92.
[7]Sđd, tr.94-96.
[8]Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Cương Lịch Sử Triết
Học, Nhà Xuất Bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.64-65.
7
Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr. 92.
[10] Sđd, tr.93.
[11]Đỗ Minh Hợp- Nguyễn Anh tuấn, Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương
Tây, Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.98-100.
[12]Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng
Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.94-97.
[13] Lê Tôn Nghiêm, Socrates, Tủ Sách Đạo Sĩ Triết Gia Và Nghệ Sĩ Nhân Loại
Sài Gòn Việt Nam, 1971, tr. 100-106.
[14]Nguyễn Tiến Dũng , Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Tổng
Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2006, tr.93-94.
[15] Sđd, tr.94.

×