Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

DE CUONG DIA LY DU LICH CO TRINH BAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.63 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÝ DU LỊCH
Câu 1: Trình bày khái niệm, cách phân loại địa hình, phân tích tác động của các loại địa hình
đến phát triển du lịch ở Việt Nam.
Khái niệm địa hình
Địa hình là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất lâu dài, do tác động của lực nội sinh và
ngoại sinh. Địa hình là nền tảng quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra các hoạt động của con người.
Đối với hoạt động du lịch các dạng địa hình là nhân tố tạo nên phong cảnh, làm cho cảnh sắc thiên
nhiên thêm lôi cuốn và hấp dẫn. Địa hình cùng với nước mặt, thảm thực vật, thời tiết và các cơng
trình nhân tạo để du khách tham quan, thưởng ngoạn. Địa hình cịn là tác nhân gây ra những hệ quả
thời tiết- khí hậu liên quan đến hoạt động du lịch.
Tác động của địa hình đối với hoạt động du lịch
Bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời là nơi xây dựng các
cơng trình kỷ thuật phục vụ du lịch. Tác động của địa hình đến hoạt động du lịch thể hiện qua:
-

Mức độ thuận lợi của địa hình đối với giao thơng đến điểm du lịch

-

Diện tích mặt bằng xây dựng các cơng trình du lịch

Khi đánh giá độ dốc địa hình đối với việc vận chuyển đến điểm du lịch và xây dựng cơng
trình phục vụ du lịch có thể phân ra các cấp độ theo độ dốc như sau:
-

Từ 0- 80: nhỏ, thuận lợi

-

Từ 8- 120: trung bình, tương đối thuận lợi


-

Từ 12- 350: lớn, khó khăn

-

Trên 350: rất lớn, rất khó khăn

Phân loại và đặc điểm của địa hình
Dựa vào hình thái bề mặt người ta chia ra thành:
-

Địa hình đồng bằng (hay địa hình bằng phẳng): bề mặt đất ít bị phân cách, bề mặt tương

-

đối đồng đều, không chênh lệch nhau nhiều.
Địa hình đồi núi: bề mặt đất bị phân cách nhiều do sự chênh lệch về độ cao giữa đồi, núi
và thung lũng.

Trên địa hình đồng bằng và đồi núi có các dạng địa hình lồi ( như đồi, gị, đống) và địa hình
lõm (hay trũng) như thung lũng, vạt đất sâu.

1


Dựa vào độ cao ( độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối), trong điều kiện cụ thể của nước ta có
thể chia làm 3 vùng:
-


Vùng núi hay vùng thượng du ở độ cao lớn hơn 500m so với mặt nước biển.
Vùng đồi gò hay trung du ở độ cao 50-500m.
Vùng đồng bằng ở độ cao nhỏ hơn 50m.

Địa hình vùng núi đặc trưng cho địa hình xói mịn, cịn địa hình đồng bằng đặc trưng cho địa
hình bồi tụ.
Ngồi ra cịn thể phân ra thành năm kiểu địa hình:


Địa hình đồng bằng: Địa hình bằng phẳng, đơn điệu. Phân bố dân cư tập trung, nền văn hóa xã
hội phát triển. Hình thành loại hình du lịch đồng q
Ví dụ: Ở ĐBSCL là loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn. Chợ nổi đã trở thành

một thương hiệu du lịch, là một điểm đến hấp dẫn, đặc sắc của TP.Cần Thơ. Nơi đây được nhiều du
khách quốc tế lựa chọn là điểm đến trong các chuyến du lịch về miền Tây. “ Ngày hội du lịch chợ
nổi Cái Răng” năm 2016 đã thu hút nhiều lượt du khách. Cũng như 6 tháng đầu năm 2017 TP. Cần
Thơ đã thu hút hơn 3,7 triệu lượt khách du lịch.


Địa hình đồi: Địa hình vùng đồi thường tạo ra một khơng gian thống đãng bao la rất thích hợp
với các loại hình du lịch dã ngoại như cắm trại, tham quan theo chun đề văn hóa lịch sử.
Ví dụ: Du lịch cắm trại ở Đồng Cao ( Bắc Giang). Đây là địa điểm thu hút khá nhiều du

khách bởi vẻ đẹp cịn hoang sơ.


Địa hình núi: Địa hình vùng núi có độ chia cắt lớn, có sức hấp dẫn mạnh đối với du khách.
Khai thác loại hình du lịch: thể thao, thám hiểm, tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học.
Ví dụ: du lịch leo núi chinh phục Phanxipang- Nóc nhà Đông Dương. Đỉnh Phanxipang cao


3143m là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vỹ với những điều kỳ thú đang chinh phục lòng say mê leo núi
của du khách ở cả trong và ngồi nước.
• Địa hình Karst ( đá vơi): là kiểu địa hình được hình thành do nước chảy qua các loại đá dễ hịa
tan: đá vơi, đá phấn, thạch cao, đá đơlơmit, muối mỏ. Địa hình Karst tạo được sự quan tâm rất
lớn của du khách do có các cảnh quan thiên nhiên sinh động và đẹp mắt. Khai thác các loại
hình du lịch: Du lịch mạo hiểm, tham quan nghiên cứu khoa học, du lịch chuyên đề lịch sử
khảo cổ,…
Kiểu địa hình karst ngập nước tập trung ở vùng biển Đông Bắc, trên Vịnh Hạ Long và vịnh
Bái Tử Long với hàng nghìn hịn đảo đá vôi tạo nên một kỳ quan hùng vĩ và Vịnh Hạ Long được
UNESCO xếp hạng là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1994.
2


Địa hình Karst tạo nên nhiều phong cảnh đẹp vì núi non hùng vĩ nhiều hình dáng, đặc biệt là
các hang động và sông suối ngầm kỳ ảo là đối tượng du lịch rất hấp dẫn. Nhiều hang động là nơi cư
trú của người cổ xưa, đã để lại nhiều đi tích khảo cổ học rất có giá trị
Hiện nay nước ta đã có nhiều hang động được khai thác phục vụ du lịch như động Phong Nha,
Tam Cốc- Bích Động, động Hương Tích, hang Bồ Nâu, động Thiên Đường,…


Địa hình bờ bãi biển: Tài ngun bờ biển có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động du lịch. Các
loại hình du lịch có thể khai thác: du lịch tắm biển, tắm nắng, du lịch tham quan, du lịch
nghiên cứu hệ sinh thái biển đảo, du lịch thể thao, nghĩ dưỡng.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng tài nguyên du lịch biển lớn, có chiều dài

bờ biển 3260 km. Dọc bờ biển có khoảng 125 bãi biển, bãi các bằng phẳng, đủ điều kiện để phục vụ
hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam, có nhiều bãi tắm đẹp trải dài từ
Móng Cái đến Hà Tiên như: Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nhan Trang, Mũi Né, Long Hải, Phú
Quốc,…
Những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ Đại Lãnh ( dưới chân đèo Cả) và Vịnh

Vân Phong cho đến Phan Thiết. Đây là tiềm năng lớn để tạo nên các khu du lịch biển có thể cạnh
tranh được với các khu du du lịch biển của nước ta trong khu vực.
Nước ta có hơn 4000 hịn đảo lớn, nhỏ. Trên các đảo có nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp
còn nguyên vẻ hoang sơ và những điều kiện tự nhiên rất tiêu biểu để phát triển loại hình du lịch
biển. Tiêu biểu nhất là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo,…
Câu 2: Trình bày tác động của khí hậu đến phát triển du lịch ở Việt Nam
Khái niệm khí hậu
Khí hậu đóng một vai trị quan trọng đối với hoạt động du lịch, trong đó hai chỉ tiêu khí hậu
đáng chú ý nhất là t0 và độ ẩm, ngồi ra cịn có ánh nắng, lượng mưa, gió,…Khí hậu là nhân tố có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành tính thời vụ du lịch.
Phân loại và đặc điểm của khí hậu:

Thích nghi

T0TB hàng
năm
18-24

T0TB tháng
nóng nhất
24-27

Biên độ năm
của T0TB
<6

Lượng mưa hàng
năm mm
1250-1900


2

Khá thích nghi

24-27

27-29

6-8

1900-2550

3

Nóng

27-29

29-32

8-14

>2550

4

Rất nóng

29-32


32-35

14-19

<1250

Hạn
g
1

Ý nghĩa

3


5

Khơng thích nghi

>32

>35

>19

<650

Tác động của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam
Khí hậu Việt Nam
-


Nước ta nằm trong vành đai khí hậu nóng, có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
Mùa đơng du lịch trên núi
Mùa hè phát triển nhiều loại hình du lịch

Ảnh hưởng của khí hậu thể hiện rõ nét ở các loại hình du lịch nghĩ biển, nghỉ núi và mức độ
nhất định trong du lịch chữa bệnh. Đối với du lịch nghỉ biển, các thành phần như ánh nắng, độ ẩm,
hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm như vị trí địa lý, độ sâu, chiều dài, chiều rộng của bãi tắm,
…sẽ quyết định đến nhu cầu của khách.
Tính mùa vụ của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu


Mùa du lịch cả năm ( liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khống, du
lịch trên núi cả mùa đơng và mùa hè…

Ví dụ: Du lịch chữa bệnh suối khống Kim Bơi.


Mùa đông là mùa du lịch trên núi đối với một số nước vùng ôn đới. Sự kéo dài của mùa
đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đơng và các loại hình du
lịch mùa đơng khác

Ví dụ: do có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người nên ở nhiều vùng núi cao
của nước ta như Sapa, Tam Đảo, Mẫu Sơn, Bà Nà,…đều được lựa chọn và hình thành nhiều điểm
du lịch nghỉ núi.


Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như: du
lịch biển, du lịch trên núi và ở khu vực đồng bằng- đồi,…


Điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du
lịch. Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim,
chụp ảnh kỉ niệm,… Nếu có những tai biến thiên nhiên như bão, mùa gió, gió bụi, lũ lụt,… sẽ làm
cản trở đến kế hoạch du lịch của du khách.
Trong mùa nắng nóng, nếu điểm du lịch có thời tiết mát mẻ( như khu vực núi cao) thì điểm
đó có khả năng thu hút du khách với các loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh từ nơi phân phối khách và
làm phong phú thêm sản phẩm du lịch

4


Nếu điểm du lịch có điều kiện khí hậu khơng thuận lợi( như mùa mưa với mưa lớn kéo dài)
trong khi các địa bàn chủ yếu của đất nước đang trong mùa du lịch thì điểm du lịch đó sẽ mất khách.
Ví dụ: Thành phố Huế vốn rất nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích cố
đơ Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, nhưng trong mùa mưa với lượng mua lớn và kéo dài đã làm
nản lòng du khách.
Việc đánh giá sự khơng đồng nhất của các yếu tố khí hậu- thời tiết như trên là cơ sở quan
trọng để đề xuất những giải pháp tổ chức hoạt động du lịch theo mùa một cách phù hợp. Một số
hiện tượng thời tiết có thể tác động đến sự ổn định và bền vững của các thành phần tự nhiên khác
cũng như các cơng trình nhân tạo.
Câu 3: Trình bày tác động của tài nguyên nguyên nước đến phát triển du lịch ở Việt Nam
Khái niệm tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và nước biển, đại dương. Nước trên lục địa có
nước mặt (sơng, hồ các loại) và nước dưới đấtm (nước ngầm). Có giá trị đối với du lịch là nước trên
mặt (cơ sở để hình thành các loại hình du lịch sơng nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các
loại hình du lịch biển)
Nước rất cần thiết cho đời sống và cho các nhu cầu khác của xã hội. Các tổ hợp du lịch ở
vùng khô cạn và nửa khô cạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cận nhiệt và ơn đới thì
nhu cầu cung cấp nước là rất lớn.
Phân loại, đặc điểm và tác động của tài nguyên nước đối với hoạt động du lịch của nước ta

Các đối tượng nước chính sau đây đã được khai thác như tài nguyên du lịch là bề mặt nước
và các bãi nơng ven bờ


Bề mặt nước tạo ra những phong cảnh đẹp, yên tĩnh, thanh bình. Bề mặt nước là khơng
gian để có có thể xây dựng các cơng trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi,
bến thuyền, …các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở dịch vụ thu hút rất đông du khách
nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng.

Ví dụ: nhà hàng nổi làng Bè sơng Chà Và (Long Sơn),…


Các bãi biển hoặc các bãi ven hồ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các loại hình
du lịch như dạo chơi, du lịch tắm sông, biển và thể thao như: bơi lội, đua thuyền, lướt
ván, nghỉ dưỡng…Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn

nước.
Ví dụ:
5


Biển với dịng chảy ven bờ có tốc độ nhỏ, nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm
biển: Nha Trang (Khánh Hịa), Vịnh Lăng Cơ (Huế), Mũi Né (Bình Thuận),…
Biển có sóng lớn phù hợp với lướt sóng: Non Nước (Đà Nẵng), Mũi Né (Bình Thuận),…
Biển nước trong và có nhiều động thực vật đẹp phù hợp với môn lặn biển: Phú Quốc (Kiên
Giang), Nam Du (Kiên Giang),…
Trong số các loại tài nguyên nước, cần phải nói đến nước khống. Các điểm suối khống,




suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên rất quý giá để khai thác các loại hình du lịch
tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Việt Nam có 400 nguồn nước nóng từ 400C đến
-

1500C. Người ta chia nước khống thành các nhóm:
Nhóm nước khống Cacbonic: Là nhóm nước khống q, có cơng dụng giải khát rất tốt và
chữa một số bệnh như cao huyết áp, sơ vữa động mạch nhẹ, các bệnh hệ thần kinh ngoại
biên.
Ví dụ: Nước suối Vĩnh Hảo (Phan Thiết – Bình Thuận)

-

Nhóm nước khống Silic: là nhóm nước khống có cơng dụng chữa một số bệnh như: đường
tiêu hóa, thần kinh, thấp khớp,…
Ví dụ: Nước suối Kim Bơi(Hịa Bình), Hội Vân (Phù Cát – Bình Định)

-

Nhóm nước khống Brom – Iot – Bo: là nhóm nước khống có tác dụng chữa một số bệnh
ngồi da, thần kinh,…
Ví dụ: Nước suối Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phịng)



Nước khống có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh: suối nước nóng Kênh Gà (Ninh
Bình), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa- Vũng Tàu), Đam Rơng (Lâm Đồng),…

Câu 4: Trình bày cách phân loại di tích lịch sử và cho ví dụ cụ thể ở Việt Nam để chứng minh (
Di sản)
Khái niệm di sản văn hóa

Theo luật di sản văn hóa của Việt Nam năm 2001 : “ Di sản văn hóa là những cơng trình xây
dựng và các di vật, cổ vật, báu vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử - văn hóa và
khoa học”.
Theo cơng ước Di sản thế giới thì di sản văn hóa thế giới là:


Các di tích: Các tác phẩm kiến trúc, tác phẩm điêu khắc và hội họa, các yếu tố hay các cấu
trúc có tính chất khảo cổ học, ký tự, nhà ở trong hang đá và các cơng trình có sự liên kết giữa
6


nhiều đặc điểm, có giá trị nổi bật tồn cầu xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa


học.
Các quần thể cơng trình xây dựng: Các quần thể này hoặc tách biệt hay liên kết lại với nhau,
có giá trị nổi bật tồn cầu về kiến trúc, về tính đồng nhất hay vị trí của chúng trong cảnh



quan, xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật và khoa học.
Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên hoặc các tác phẩm có sự kết hợp giữa thiên
nhiên và nhân tạo và các khu vực trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu
xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.
Di sản văn hóa chia ra: Di sản văn hóa phi vật thể và Di sản văn hóa vật thể.


Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn học, khoa học,
được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ , lưu truyền khác, bao gồm: tiếng nói, chữ viết tác

phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối
sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học
cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân



gian khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao
gồm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, báu vật quốc
gia.

Tiêu chuẩn xếp hạng di sản văn hóa
1.

Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm

2.

hàng đầu của tài năng con người
Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ
thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một

3.
4.

thời kỳ nhất định,trong một khung cảnh văn hóa nhất định.
Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.
Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng
hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý


5.

nghóa.
Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền
thống nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị

6.

hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được
Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng
đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng
7


sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí
(tiêu chuẩn này được xét kèm theo một trong các tiêu
chuẩn trên trong một số trường hợp đặc biệt)
Đến đầu năm 2000 UNESCO đã xét duyệt và công nhận 630 di
sản thế giới, bao gồm:
o
o
o

480 Di sản văn hóa
128 Di sản thiên nhiên
22 Di sản hỗn hợp

Đến 8/2010 có 911 di sản thế giới, trong đó có:
o
o

o

704 Di sản Văn Hóa
180 Di sản Thiên nhiên
27 Di sản hỗn hợp.

Ở Việt Nam đến năm 2015 có 16 di sản văn hoá thế giới
1. Quần thể kiến trúc Huế (Thừa Thiên-Huế) (1993).
2. Phố cổ Hội An ( Quảng Nam ) (1999).
3. Khu di tích Mỹ Sơn ( Quảng Nam ) (1999).
4. Nhã nhạc Cung đình Huế ( Thừa Thiên-Huế) (2003)
5. Khong gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005 )
6. Hát quan Họ ( Bắc Ninh ) (2009)
7. Ca Trù ( Hà Nội ) (2009)
8. Mộc bản triều Nguyễn (2009)
9. Di sản tư liệu Thế Giới ( Văn miếu Quốc Tử Giám ) (2010)
10. Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội ( 2010 ).
11. Hội Gióng (2010)
12. Thành nhà Hồ ( Thanh Hóa) (2011)
13. Hát Xoan – Phú Thọ (2011)
14. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012)
15. Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013)
16. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (2012)
Di sản văn hóa Phố cổ Hội An:
8


Khu phố cổ Hội An rộng chừng 5km2 đã được UNESCO cơng nhận là Di sản Văn hóa Thế
giới (ngày 04/12/1999).
Phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm

nhiều cơng trình nhà ở, hội qn, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ,...
những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố
phường Hội An với một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị
như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như
một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị
Nằm gần sân bay Chu Lai của Quảng Nam và cảng hàng khơng quốc tế hiện đại Đà Nẵng,
Hội An cịn có một ưu thế đặc biệt với vị trí nằm trên “Con đường di sản văn hóa miền Trung” bao
gồm: Hội An- Mỹ Sơn- Huế. Đây được xem là điều kiện khách quan thuận lợi giúp Hội An thu hút
được một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước.
Hội An nổi tiếng là thành phố lễ hội, từng đứng thứ 5 của nhóm “Thành phố lễ hội tốt nhất
tại Châu Á” do tạp chí Smart Travel Asia bình chọn. Hội An đã chọn ra 22 lễ hội trong số gần 100 lễ
hội trên địa bàn thành phố để xây dựng lịch lễ hội định kỳ hàng năm. Đây là những lễ hội có khả
năng hấp dẫn cơng chúng, thu hút du khách, bao gồm cả lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn
giáo, lễ hội đương đại,… như lễ hội tết Dương lịch; lễ hội giỗ tổ nghề may; lễ hội văn hóa thể thao
miền biển, lễ vía Lục tánh vương gia, lễ viá bà Thiên Hậu, lễ Vu Lan, Tết Trung Thu,…
Tham quan các di tích với lối kiến trúc lâu đời và tinh tế: Nhà cổ Quân Thắng, Miếu ông Địa,
Miếu thờ tổ nghề gốm Nam Diệu,…
Nhiều làng nghề truyền thống thu hút khách du lịch: làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế,
làng mộc Kim Đồng, làng đúc đồng Phước Kiều,…
Ẩm thực đặc trưng của Hội An: Cơm gà Hội An, mì quảng, cao lầu,…
Di sản văn hóa Hội An đã và đang mang lại những lợi ích to lớn cho ngành du lịch Việt Nam,
là một trong những điểm đến nổi bật và thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngồi nước.
Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Ngun
Được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vât thể năm 2005. Khơng gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên có những giá trị rất lớn trên nhiều mặt: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa.
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có những giá trị lịch sử khơng nhỏ:
-

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã phản ánh một thời kỳ phát triển thịnh vượng của nước
ta từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng.

9


-

Trải qua nhiều thế kỉ vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, chiến đấu chống kẻ thù, đồng bào
các dân tộc Tây Nguyên đã sáng tạo và định hình những loại nhạc khí phù hợp với cuộc sống
của núi rừng. Cồng chiêng là loại nhạc khí biểu hiện tính cộng đồng rất cao.Trong tất cả các
loại lễ hội ở Tây Nguyên, kể cả những công việc nhỏ của từng gia đình đều khơng thể thiếu
được tiếng cồng chiêng. Cồng chiêng đã thực sự gắn bó với đời sống hàng ngày của đồng
bào Tây Nguyên như hình tượng cây tre trong đời sống của dân tộc Việt Nam ở các làng xóm

-

thân yêu.
Văn hóa cồng chiêng được phát triển từ nền văn hóa đồng thau của dân tộc, mà đại diện tiêu
biểu là trống đồng ra đời cách đây 3000 năm, là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa

-

của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn Tây Nguyên.
Cồng chiêng còn là nhạc cụ gốc, là âm thanh cội nguồn, là ngọn nguồn của tất cả các loại

-

nhạc cụ khác của Tây Nguyên.
Giá trị văn hóa:
Thứ nhất: Giá trị cố kết cộng đồng“ Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” . Với các
dân tộc Tây Nguyên, phương tiện để nối kết cộng đồng chính là cồng chiêng. Tiếng cồng
chiêng vang lên để nối kết cá thể với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng này với cộng

đồng khác của cùng một dân tộc. Chiêng cồng đã trở thành biểu tượng cuộc sống các dân tộc
Tây Nguyên.

-

10


-

Thứ hai: Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy. Cồng chiêng là tài sản quý giá, biểu
tượng cho quyền lực và sự giàu có. Nhà nào có nhiều chiêng, có chiêng quý là nhà có quyền
lực và giàu có trong bn làng. Với người Tây Ngun, cồng chiêng và văn hố cồng chiêng

-

là tài sản vơ giá.
Thứ ba: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hoá cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Bản sắc văn hố các dân tộc ít người ở Tây Ngun thể hiện đậm đà nhất trong cồng chiêng

-

và sinh hoạt văn hố cồng chiêng.
Thứ tư: Giá trị tinh thần“ Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Theo quan niệm
của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng

-

chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao (Tín ngưỡng vạn vật linh thiêng).
Thứ năm: Giá trị biểu thị đặc trưng văn hố tộc người hoặc nhóm tộc người. Mỗi dân tộc Tây

Nguyên có một cách chơi chiêng khác nhau. Người dân bình thường ở Tây Ngun tuỳ
khơng phải là những chun gia âm nhạc, nhưng chỉ cần nghe tiếng chiêng là họ phân biệt

-

được đó là dân tộc nào.
Thứ sáu: Giá trị về mặt nghệ thuật“ Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Nghệ
thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu

-

vực Đông Nam Á.
Thứ 7: Giá trị về mặt du lịch“ Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Là một sáng tạo
mang tầm kiệt tác nhân loại, khơng gian văn hố cồng chiêng Tây Ngun có khả năng hấp
dẫn, thu hút khách du lịch đến thưởng thức và nghiên cứu.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2013.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình

nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca
sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban
nhạc. Đờn ca tài tử hay cịn gọi là cổ nhạc, dựa trên cổ nhạc hình thành nên bộ môn nghệ thuật Cải
lương một thời đã thu hút được rất nhiều sự yêu mến.
Có lịch sử khá lâu đời và được bắt nguồn từ truyền thống văn hóa đa dạng của miền Trung và
miền Nam Việt Nam. Đờn ca tài tử ln khẳng định rõ vai trị khơng thể thiếu của mình trong đời
sống xã hội người Việt, được cộng đồng cư dân ở vùng miệt vườn, sông nước Nam bộ tự nguyện
chấp nhận, tự do tham gia thực hành, sáng tạo, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam .
Các bài bản được sáng tạo dựa trên nhạc Lễ, nhạc Cung Đình, nhạc dân gian miền Trung và
Nam, được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt từ 20 bài gốc ( bài Tổ) cho 4 điệu ( hơi),
11



gồm: 6 bài Bắc ( diễn tả sự vui tươi, phóng khống), 7 bài Hạ ( dùng trong tế lễ, có tính trang
nghiêm), 3 bài Nam ( diễn tả sự an nhàn, thanh thoát), 4 bài Oán ( diễn tả sự đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ dùng trong Đờn ca tài tử gồm: đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam,
sáo( thường là sáo bảy lỗ). Hiện nay, có một loại đàn mới do các nghệ nhân cải biến là Guitar phím
lõm.
Nghệ nhân là những người biểu diễn Đờn ca tài tử. Người đờn là người chơi nhạc cụ, được
gọi là Danh cầm, còn người hát gọi là Danh ca.
Những tên tuổi nổi tiếng của Đờn ca tài tử: Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo- cây đại cổ thụ của dân ca tài
tử Nam Bộ, Nhạc sĩ Cao Văn Lầu- tác giả của bài Dạ cổ Hoài Lang,…
Đờn ca tài tử biểu diễn trong các lễ hội, sau thời gian thu hoạch hoặc bên cạnh đó cịn có thể
được chơi trong bóng mát của cây, trên con thuyền hoặc vào những đêm trăng sáng. Được thực hành
theo nhóm, theo câu lạc bộ, các nhạc cơng thường trình diễn theo hình thức song tấu, tam tấu, hồ
tấu rất ít khi độc tấu. Dàn nhạc thường ngồi cùng trên một bộ ván hoặc chiếu để biểu diễn với phong
cách thảnh thơi dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lịng bản”.
Từ đó cho thấy đờn ca tài tử cũng tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách
Ví dụ: Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II tổ chức tại Bình Dương năm 2017. Sự kiện
diễn ra trong năm ngày với chủ đề “Phương Nam ngày mới”, có sự góp mặt của hơn 500 nghệ sĩ,
nghệ nhân đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham dự.
Câu 5: Trình bày khái niệm lễ hội, cách phân loại lễ hội và giá trị của lễ hội đối với phát triển
du lịch ( Cho ví dụ cụ thể ở Việt Nam để chứng minh)
Khái niệm lễ hội
Theo tạp chí người đưa tin UNESCO (12-1989): “ Lễ hội đã dệt nên tấm thảm mn màu mà
ở đó mọi sự đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng
khống, của cải và khốn khó, cơ đơn và kết đồn, trí tuệ và bản năng”
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu
sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng
về một sự kiện lịch sử trọng đại: ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những
nỗi lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.

Lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội

12


o

Phần lễ ( nghi lễ): có ý nghĩa quan trọng và linh thiêng, chứa đựng những giá trị văn
hóa truyền thống, giá trị thẩm mĩ, và triết học sâu sắc của cộng đồng. nó mang ý nghĩa

o

lớn trong việc hấp dẫn du khách. Phần lễ là hạt nhân của lễ hội.
Phần hội: diễn ra những hoạt động biểu tượng của tâm lý cộng đồng, văn hóa dân tộc,
chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, xã hội và thiên nhiên.
Trong hội, thường có những trò chơi, thi đấu, biểu diễn…mang lại niềm vui cho mọi
người. Đây chính là một điểm tạo lực hấp dẫn mạnh nhất đối với du khách.

Các loại hình lễ hội:


Lễ mừng sự kiện đời sống như sinh nở, cưới xin, tân gia,…Đó là những hành động tập thể,
qua đó ghi nhận những thời điểm quan trọng trong mỗi cộng đồng, dân tộc. Nhiều khách du



lịch rất ưa thích đến lễ hội này ở các quốc gia.
Lễ hội “ Phục hồi” – Làm sống lại ký ức về một quá khứ hay một nền văn hóa đã tiêu vong.
Ví dụ như Lễ Ngàn năm Thăng Long, Vinh qui bái tổ,…




Lễ hội có nghi lễ mơ phỏng một cuộc tế lễ, ví dụ như lễ đâm trâu của đồng bào Ê-đê, Noel



Chúa Phục Sinh,..
Lễ hội kỷ niệm mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều tổ chức một cách trang nghiêm.
Những lễ hội này thường tổ chức long trọng và mang tính giáo dục cao. Ví dụ, ngày Quốc
khánh, ngày Quốc tế Lao động 1-5,…

Theo thống kê năm 2009 cả nước có 7966 lễ hội, trong đó :
-

Lễ hội dân gian: 7039 ( chiếm 88,36% tổng số lễ hội toàn quốc)
Lễ hội dân gian thật đặc sắc với du khách bốn phương. Các trò vui chơi ở lễ hội đa dạng như:

thi bắn nỏ, đấu vật (hội cổ Loa), đấu vật, đấu võ, chạy thi ( hội hoa Vi Khê, Nam Định, thi bắn nỏ,
ném còn ( vùng đồng bào dân tộc phía Bắc). Đặc biệt nhất là thi đánh đu, không chỉ xuất hiện trong
các dịp lễ hội lớn, mà còn là một trò vui chơi dân dã trong những ngày Tết ở khắp làng xã.
Lễ hội dân gian ở nước ta diễn ra quanh năm suốt từ Bắc đến Nam, nhưng tập trung nhiều
nhất vào mùa xuân. Ví dụ như Lễ hội Đền Hùng ngày 10/3 Âm lịch ( Phú Thọ), lễ hội núi Bà Đen
( Tây Ninh), Lễ hội Lồng tồng của người Tày, Nùng, Lễ hội mừng năm mới của người Khmer Nam
Bộ,…
-

Lễ hội lịch sử: 322 ( chiếm 4,16%)
Với niềm tự hào dân tộc, các lễ hội lịch sử, cách mạng đã được tổ chức vào dịp kỉ niệm các

ngày lễ lớn của dân tộc với ý nghĩa giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng.

13


Ví dụ như lễ hội làng Sen- Nghệ An (19/5 Dương lịch), Lễ hội Uống nước nhớ nguồn ( 27/7
Dương lịch)
-

Lễ hội Tơn giáo: 544 ( chiếm 6,28%)
Ví dụ như Hội Phật Tích, Lễ hội Chùa Bái Đính,…

-

Lễ hội du nhập từ nước ngồi: 10 (chiếm 0,12%)
Ví dụ như Ngày lễ Tình yêu ( Valentine- 14/2 dương lịch), Lễ hội Hóa trang ( Hallowen- bắt

đầu từ 31/10 dương lịch), Lễ Giáng sinh ( Noel-25/12 dương lịch),…
-

Các lễ hội khác ( chiếm 0,05%)
Ví dụ: Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, Festival Hoa Đà Lạt, Festival Huế ( hai năm tổ chức một

lần), Fesival lúa gạo- Đồng Bằng Sông Cửu Long,…
Khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch, cần chú ý những đặc điểm sau đây:
Thời gian của lễ hội: Các lễ hội không phải diễn ra quanh năm, mà chỉ tập trung trong thời
gian ngắn. Nhìn chung chúng thường diễn ra vào mùa xuân. Có lễ hội được tiến hành trong khoảng
một, hai tháng, nhưng cũng có lễ hội diễn ra trong một, hai ngày. Trong thời gian diễn ra lễ hội,
khách du lịch hướng đến rất đông với nhiều muc đích khác nhau, trong đó có cả mục đích đi du lịch.
Chẳng hạn lễ hội Đền Hùng năm 2010 đón trên 5,5 triệu lượt khách.
Quy mơ lễ hội: qui mô quốc gia, quốc tế. Các lễ hội quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch và nhất là khả năng thu hút du khách

Địa điểm diễn ra lễ hội: Các lễ hội thừơng được tổ chức tại những di tích lịch sử- văn hóa.
Khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch. Lễ hội gắn với di tích và khơng tách rời
di tích. Di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển
tải tinh hoa ấy đến với đời thường
Câu 6: Hiểu thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc và tác động của bản sắc văn hóa dân tộc đến
phát triển du lịch ( cho ví dụ cụ thể để chứng minh)
Định nghĩa về bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần đặc thù riêng của một dân tộc, do họ
sáng tạo và tích lũy trong sự tương tác giữa môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Bản sắc văn
hóa là tổng thể các đặc trưng của văn hóa, mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn,
do vậy muốn nhận biết nó phải thơng qua vơ vàn các sắc thái văn hóa, là biểu hiện của bản sắc văn

14


hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó
tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học là những điều kiện sinh sống, những phong tục,
tập quán, hoạt động sản xuất với những sắc thái riêng của các dân tộc (bản sắc văn hóa). Thể hiện
qua các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống sinh hoạt, về kiến trúc cổ, trang
phục dân tộc.
Tác động của bản sắc văn hóa dân tộc đến phát triển du lịch Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em sinh sống trên dải đất dài hình chữ S cùng là
con Rồng cháu Lạc, cùng mở mang xây dựng non sông liền một dải từ Lũng Cú ( Phía Bắc) đến
Rạch Tàu ( Phía Nam), từ đỉnh Trường Sơn ( Phía Tây) đến quần đảo Trường Sa (phía Đơng).
Việt Nam là nơi giao lưu các nền văn hóa cùng các luồng di cư của các tộc người trong khu
vực. 54 dân tộc được chia theo 8 nhóm ngơn ngữ:
-

Nhóm 1: Việt- Mường ( có 4 dân tộc)

Nhóm 2: Tày – Thái (có 8 dân tộc )
Nhóm 3: Mơn- Kh’me (có 21 dân tộc)
Nhóm 4: Mơng- Dao ( có 3 dân tộc)
Nhóm 5: Kadai ( có 4 dân tộc)
Nhóm 6: Nam Đảo ( có 5 dân tộc)
Nhóm 7: Hán ( có 3 dân tộc)
Nhóm 8: Tạng ( có 6 dân tộc)
Trong đó dân tộc Việt ( Kinh) thuộc nhóm ngơn ngữ Việt –Mường.
Mỗi tộc người dù có số dân ít hay nhiều, trình độ kinh tế- xã hội cao hay thấp đều có nền văn

hóa riêng với những nét độc đáo, hợp thành văn hóa Việt Nam đa bản sắc. Mỗi nền văn hóa đó được
thể hiện qua các yếu tố:
-

Vật thể ( kết cấu làng bản, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, các cơng trình kiến trúc – tín
ngưỡng)
Ví dụ:
Người Ê Đê sống ở nhà sàn dài. Nhà dài Ê Đê là thường rất dài vì là nơi ở chung có khi của

cả một dịng họ và thường xuyên được nối dài thêm mỗi khi một thành viên nữ trong gia đình xây
dựng gia thất.
Các cơng trình kiến trúc của Việt Nam có xu hướng hịa mình vào thiên nhiên, ẩn hiện trong
thiên nhiên tiêu biểu như Chùa Một Cột là một cơng trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội và của Việt
Nam. Cho đến nay, nó vẫn là một trong những hình ảnh tượng trưng cho Hà Nội mang hình dáng
một tịa sen đang nở trên mặt nước.
15


Áo dài được xem là “quốc hồn” của người phụ nữ Việt Nam. Không đơn thuần là trang phục
truyền thống, áo dài cịn là một nét văn hóa nói nên nhân sinh quan tinh thần của người phụ nữ Việt

Nam. Chính nét đẹp và ý nghĩa sâu sắc tiềm ẩn trong chiếc áo dài nên có thể nói rằng tà áo dài Việt
Nam xứng đáng mệnh danh là “nét duyên dáng Việt Nam”. Áo dài Việt Nam mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc và được xem là di sản văn hóa, là niềm tự hào của người Việt Nam.
-

Phi vật thể ( nền văn học dân gian, nền âm nhạc dân gian như các loại hình dân ca, nhạc cổ,
nhạc cụ dân tộc)
Ví dụ:
Đàn Bầu là biểu tượng đặc sắc và độc đáo của văn hóa Việt. Đối với dân tộc Việt Nam âm

nhạc truyền thống mềm mại nhưng linh hoạt, dữ dội nhưng êm đềm, tâm tình nhưng đầy khát vọng
và giá trị cội nguồn cao cả. Nhạc Hội đàn Bầu lần thứ I, sau đó là “Hội thảo đàn Bầu” do Viện
Nghiên cứu âm nhạc Việt Nam tổ chức năm 1978 đã thu hút đông đảo các nghệ nhân ở nhiều lứa
tuổi tham gia và đóng góp ý kiến quý báu cho sự phát triển của nghệ thuật biểu diễn đàn Bầu.
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình
nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nơng thôn Nam Bộ hát ca
sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban
nhạc. Thơng qua việc thực hành Đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền
khẩu, nghề thủ cơng,… cũng được bảo tồn và phát huy.
-

Các phong tục tập qn, luật tục, lễ hội, các hình thái tín ngưỡng và tơn giáo,…
Ví dụ:
Lễ bỏ mả của dân tộc Bana, Ê Đê,…
Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời

nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ
cây.
Các tộc người dù có thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, song đều có truyền thống
đồn kết, gắn bó để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Bản sắc văn hóa của các dân tộc trên lãnh thổ nước ta là một tài sản quý giá. 54 dân tộc là
những bản sắc văn hóa độc đáo, hội tụ nhiều yếu tố bản địa và khu vực.
Ví dụ: Văn hóa người Thái có vẻ đẹp tinh tế mang tính hịa hợp với thiên nhiên, văn hóa
người Khmer Nam Bộ hài hịa và bí ẩn trong lớp vỏ Phật giáo, văn hóa người Việt (Kinh) ở đồng
bằng và trung du có sự đa dạng nhờ vào đặc tính linh động và tiếp thu cái mới.
16


Chính sự đa dạng này đã tạo nên bức thảm mn màu văn hóa dân tộc Việt Nam, tạo thành
sản phẩm du lịch có giá trị. Cộng đồng các dân tộc và văn hóa tộc người có sự thống nhất trong đa
dạng tạo nên nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam. Khai thác những nét đặc sắc của nền văn hóa
truyền thống các dân tộc là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển du lịch.

17



×