Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM THỊ THINH
Biên tập nội dung:
TS. VÕ VĂN BÉ
TS. HOÀNG MẠNH THẮNG
ĐINH ÁI MINH
NGUYỄN PHƯƠNG THÙY
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Sửa bản in:
Đọc sách mẫu:
LÊ THỊ HÀ LAN
NGUYỄN THU THẢO
PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
ÁI MINH
VIỆT HÀ
5
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
C. Mác, một vĩ nhân, một nhà khoa học thiên tài, người chiến sĩ cộng sản lỗi
lạc, người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân quốc tế, đã để lại cho nhân loại một di
sản đồ sộ trên nhiều lĩnh vực. Đánh giá về công lao của C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã
khẳng định: "Giống như Ðác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ,
Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử lồi người... Nhưng khơng phải chỉ có
thế thơi. Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Với việc phát hiện
ra giá trị thặng dư trong lĩnh vực này thì lập tức một ánh sáng đã hiện ra trong khi tất
cả các cơng trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản cũng như của
các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa vẫn đều mị mẫm trong bóng tối".
Tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư được C. Mác viết trong thời gian
từ tháng giêng 1862 đến tháng bảy 1863. Đây là một cơng trình khoa học lớn nghiên
cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hòn đá tảng trong toàn bộ học
thuyết kinh tế của C. Mác, nguồn tư liệu để ông viết bộ Tư bản. Nội dung tác phẩm
được chia làm ba phần:
Phần thứ nhất: Về khoa kinh tế chính trị trước Ri-các-đơ.
Phần thứ hai: Về Ri-các-đô.
Phần thứ ba: Về các nhà kinh tế học sau Ri-các-đơ.
Tác phẩm này đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản trong
tập 26 phần I, phần II và phần III của bộ C. Mác và Ph. Ăng-ghen toàn tập năm 1995
(được dịch dựa vào bản tiếng Nga) và thường được coi như tập 4 của bộ Tư bản, dù
rằng tác phẩm được hình thành trước khi bộ Tư bản ra đời.
6
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh C. Mác (1818-2018), cùng với việc xuất bản
bộ Tư bản, nhằm giúp cho độc giả, đặc biệt là các nhà kinh tế học, có tài liệu nghiên
cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bộ sách Các học thuyết về giá
trị thặng dư. Bộ sách gồm ba quyển tương ứng với ba phần của tập 26 bộ C. Mác và
Ph. Ăng-ghen toàn tập xuất bản năm 1995.
Tuy Nhà xuất bản đã rất cố gắng, nhưng bộ sách khó tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong độc giả góp ý phê bình để lần xuất bản sau, bộ sách có chất lượng tốt hơn.
Xin trân trọng giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc.
Tháng 10 năm 2018
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7
LỜI GIỚI THIỆU
Các học thuyết về giá trị thặng dư là thành quả nghiên cứu của C. Mác
về khoa học kinh tế chính trị tại Anh, là nguồn tư liệu quý để C. Mác viết bộ
Tư bản vĩ đại.
Sau khi quyển III bộ Tư bản được xuất bản, Ph. Ăng-ghen có ý định biên
tập và xuất bản tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư của C. Mác, nhưng
ông đã không kịp thực hiện. Tác phẩm này được Cauxky xuất bản lần đầu trong
những năm 1905-1910, nhưng còn rất nhiều thiếu sót. Đến những năm 19541961, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, trực thuộc Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Liên Xô, mới thẩm định tỉ mỉ, xác minh rõ nguyên bản và
cho ra mắt bạn đọc tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư như hiện nay. Vì
vậy, tác phẩm này thường được coi là quyển IV của bộ Tư bản. Trong C. Mác và
Ph. Ăng-ghen toàn tập do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản từ
năm 1993 đến năm 2001, tập 23 bao gồm quyển I - Tư bản, tập 24 là quyển II Tư bản, tập 25 phần I và tập 25 phần II là quyển III - Tư bản, tác phẩm Các học
thuyết về giá trị thặng dư được xếp vào tập 26 phần I, 26 phần II và 26 phần III.
Như vậy, trật tự các tác phẩm được xếp theo thời gian xuất bản. Tuy nhiên, nếu
xét theo thời gian biên soạn và nội dung vấn đề thì phải đặt tác phẩm Các học
thuyết về giá trị thặng dư trước bộ Tư bản, chứ khơng thể coi là quyển IV của Tư
bản vì C. Mác viết tác phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư từ tháng giêng
năm 1862 đến tháng bảy năm 1863, còn quyển I bộ Tư bản được xuất bản năm
1867, quyển II năm 1885 và quyển III năm 1894.
Các học thuyết về giá trị thặng dư là bức tranh tồn cảnh về tình hình
nghiên cứu khoa học kinh tế chính trị thời trước khi C. Mác bắt tay viết
8
LỜI GIỚI THIỆU
bộ Tư bản. Trong tác phẩm này, ông đã khái quát những ưu điểm và khuyết
điểm trong phương pháp nghiên cứu dẫn đến những quan niệm đúng đắn và
sai lầm của các trường phái kinh tế tư bản. Trong tác phẩm này, C. Mác nêu
rõ, tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm sai lầm là đã không xét giá
trị thặng dư dưới dạng thuần túy mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi nhuận
và địa tô.
Trước phái trọng nông, người ta chỉ lấy trao đổi để giải thích giá trị thặng
dư dưới hình thái lợi nhuận, tức là chỉ giải thích giá trị thặng dư bằng việc
bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, hay cịn gọi là “lợi nhuận do chuyển
nhượng”. Công lao quan trọng nhất của phái trọng nông là ở chỗ họ đã phân
tích tư bản trong giới hạn của tầm mắt tư sản; họ đã chuyển công tác nghiên
cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực
sản xuất trực tiếp, như vậy là họ đã đặt cơ sở cho việc phân tích nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Họ đã coi những hình thái tồn tại vật chất của tư bản là
những hình thái sinh lý của xã hội. Sai lầm ở đây là họ đã biến hình thái sản
xuất tư bản chủ nghĩa thành một hình thái tự nhiên vĩnh cửu của sản xuất.
Đối với họ, lao động nông nghiệp là lao động sản xuất duy nhất và là lao
động duy nhất tạo ra giá trị thặng dư, còn địa tơ là hình thái duy nhất của giá
trị thặng dư.
A. Smít đã do dự giữa hai định nghĩa về giá trị trao đổi, tức là giữa định
nghĩa đúng cho rằng giá trị của các hàng hóa là do khối lượng lao động cần thiết
để sản xuất ra các hàng hóa đó quyết định và định nghĩa sai khi cho rằng giá trị
đó ngang với số lượng lao động sống mà hàng hóa đó có thể mua được. Khi
nghiên cứu nguồn gốc giá trị thặng dư A. Smít đã theo định nghĩa đúng, và đã
chỉ rõ: lợi nhuận có được là do lao động mà người công nhân đã thực hiện vượt
số lượng lao động mà anh ta dùng để trả tiền cơng của mình, tức là bù lại tiền
cơng của mình bằng một vật ngang giá. Như vậy A. Smít đã nắm được nguồn
gốc thực sự của giá trị thặng dư. Nhưng khi xét mối quan hệ giữa lao động và tư
bản, A. Smít lại băn khoăn: khơng hiểu vì sao trao đổi ngang giá mà nhà tư bản
lại thu được lợi nhuận. Từ đó, A. Smít có cảm nhận: hình như việc trao đổi giữa
lao động đã vật hóa và lao động sống đã đem lại một sự thay đổi trong việc định
LỜI GIỚI THIỆU
9
giá trị tương đối của các hàng hóa. Bởi vậy, ông ta kết luận rằng khi mà điều
kiện lao động đã đối lập với người công nhân làm th thì thời gian lao động
khơng cịn là thước đo nội tại điều tiết giá trị trao đổi của hàng hóa nữa. Theo
C. Mác, sai lầm này là do A. Smít (và cả Đ. Ricácđơ nữa) đã khơng phân biệt
được lao động và sức lao động, mặc dù A. Smít biết rất rõ rằng thời gian lao
động chi phí vào việc tái sản xuất ra sức lao động và nuôi dưỡng sức lao
động rất khác với số lao động mà sức lao động có thể thực hiện được.
C. Mác đã tìm hiểu sâu các học thuyết của Đ. Ricácđơ về địa tô, về giá
trị thặng dư, về lợi nhuận, về tích lũy tư bản, đã chỉ ra những thành tựu và
những hạn chế của Đ. Ricácđô. Mặc dù Đ. Ricácđô cịn mắc nhiều thiếu sót,
như phủ định địa tơ tuyệt đối; trình bày các quy luật về lợi nhuận một cách
trực tiếp với tư cách là những quy luật về giá trị thặng dư, không qua những
khâu trung gian; coi toàn bộ tư bản là tư bản khả biến; phủ nhận việc sản
xuất thừa phổ biến dẫn tới khủng hoảng; coi chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao sự
phát triển của nhân loại, tồn tại vĩnh viễn… C. Mác vẫn ca ngợi Đ. Ricácđô
là một nhà khoa học trung thực: “Nếu quan điểm của Ricácđơ phù hợp tồn
bộ với lợi ích của giai cấp tư sản cơng nghiệp, thì đó chỉ là vì lợi ích của giai
cấp này phù hợp - và chỉ trong chừng mực chúng phù hợp - với lợi ích của
sản xuất hay với lợi ích của sự phát triển năng suất lao động của con người.
Ở chỗ nào giai cấp tư sản mâu thuẫn với sự phát triển đó thì Ricácđơ cũng
chống lại giai cấp tư sản một cách khơng thương xót cũng như trong những
trường hợp khác ông ta đã chống lại giai cấp vô sản và bọn quý tộc”1.
Còn T. R. Mantuýt lại dựa vào mặt yếu của A. Smít để tìm cách xây
dựng một học thuyết chống lại học thuyết mà Đ. Ricácđô đã xây dựng dựa
trên mặt mạnh của A. Smít, nhằm rút ra những kết luận có lợi đối với giới
quý tộc để chống lại giai cấp tư sản hoặc có lợi đối với cả hai giai cấp để
chống lại giai cấp vơ sản.
__________________________________________________________
1. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.26,
phần II, tr.169.
10
LỜI GIỚI THIỆU
Các học thuyết về giá trị thặng dư không chỉ là nguồn tư liệu quan trọng
để C. Mác viết bộ Tư bản mà cịn có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều lĩnh
vực. Từ tác phẩm này có thể rút ra một bài học rất quý cho những người
nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội. Đó là muốn kế thừa có phê
phán những thành tựu của những người đi trước, để có thể bổ sung những
phát kiến mới, góp phần thúc đẩy mơn khoa học mà mình theo đuổi lên tầm
cao mới thì nhất thiết phải nắm được đầy đủ tình hình nghiên cứu về môn
khoa học này. C. Mác không phải là người đầu tiên phát hiện ra giá trị thặng
dư, nhưng ông đã luận chứng lý luận ấy một cách chặt chẽ, sáng tỏ và phát
triển lý luận đó một cách triệt để, nhờ kế thừa có phê phán các đại biểu xuất
sắc của môn khoa học này. Tác phẩm này là nguồn tư liệu quý cho những
người nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế, nhất là nghiên cứu về phái trọng
nông, kinh tế chính trị tư sản cổ điển, và kinh tế chính trị tầm thường. Đọc kỹ
tác phẩm này sẽ hiểu sâu sắc hơn những nguyên lý và những phạm trù kinh
tế chính trị được trình bày trong bộ Tư bản. Một số vấn đề quan trọng được
trình bày xen kẽ theo những mục tương hợp trong bộ Tư bản, khiến người
đọc muốn hiểu rõ và đầy đủ phải tổng hợp, hệ thống hóa, nhưng trong tác
phẩm Các học thuyết về giá trị thặng dư lại phân tích các quan điểm khác
nhau về từng vấn đề ấy thành một chuyên mục giúp người đọc nghiên cứu
thuận lợi hơn.
Trong lý luận về giá trị thặng dư, C. Mác đã vạch trần thực chất bóc lột
tư bản chủ nghĩa là cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản. Theo C. Mác, việc bóc lột lao động đều có trong tất cả các hình thái
xã hội từ khi xã hội phân chia giai cấp đến nay. Nhưng chỉ khi nào kẻ sở hữu
tư liệu sản xuất tìm ra được người cơng nhân tự do, với tư cách là đối tượng
bóc lột, và bóc lột người cơng nhân đó nhằm mục đích sản xuất ra hàng hố
để thu được giá trị tăng thêm, thì khi đó mới là bóc lột giá trị thặng dư, tư
liệu sản xuất mới trở thành tư bản.
Sự vĩ đại của C. Mác là ở chỗ ông đã phát hiện ra rằng, quan hệ mua bán
giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua
LỜI GIỚI THIỆU
11
bán một loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá
trị và giá trị sử dụng khác với các hàng hóa thơng thường. Giá trị của hàng
hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản
xuất sức lao động, nó được tính bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu
cần thiết để tái sản xuất sức lao động của người công nhân và bao hàm những
yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc… Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức
là tiêu dùng nó trong q trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị
lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó, dù nhà tư bản trả đủ giá
trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được
phần giá trị dơi ra. Phần dôi ra này được Mác gọi là giá trị thặng dư. Như
vậy, bóc lột giá trị thặng dư là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật kinh tế tuyệt đối của phương thức sản
xuất đó, quyết định sự phát sinh, phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản.
Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác đã vạch rõ bản chất của nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá trị thặng dư, vén tấm màn che bí mật
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ quá trình ra đời, phát triển và tiêu
vong của chủ nghĩa tư bản. Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã có nhiều thay đổi
so với thời đại của Mác. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những
mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản đã có một số điều
chỉnh về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, phân phối cho phù hợp với thời
đại và xoa dịu sự phản kháng của người lao động, nhưng vẫn không làm thay
đổi bản chất bóc lột giá trị thặng dư của nhà tư bản. Bóc lột giá trị thặng dư
vẫn là điều kiện sống còn, đặc trưng của chủ nghĩa tư bản. Học thuyết giá trị
thặng dư vẫn là vũ khí tư tưởng sắc bén của giai cấp vô sản trong cuộc đấu
tranh với giai cấp tư sản. Nắm vững học thuyết giá trị thặng dư và bản chất
của sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Trước đây, do quan niệm giá trị thặng dư chỉ có dưới chế độ tư bản, đồng
nhất sản xuất giá trị thặng dư với bóc lột nên đã hình thành quan điểm sai lệch
rằng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa khơng có sản xuất giá trị thặng dư trong
12
LỜI GIỚI THIỆU
doanh nghiệp. Điều đó dẫn đến sự nhận thức sai lệch về kinh tế tư nhân, về
vai trò của giới doanh nhân, hạn chế sự phát triển của sản xuất, không phát
huy được tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Tuy nhiên, giá trị thặng dư luôn
gắn liền với sản xuất hàng hóa, là mục tiêu của nhà sản xuất, của các doanh
nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, sản xuất giá trị thặng dư và hàng hóa sức lao động vẫn tồn tại khách
quan trong nền sản xuất xã hội. Do vậy, trong quá trình xây dựng nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần phải nhận thức và vận dụng một
cách đúng đắn, sáng tạo lý thuyết sản xuất giá trị thặng dư cho phù hợp với
thực tiễn.
GS. TS. NGND. Đỗ Thế Tùng
13
[NỘI DUNG BẢN THẢO CUỐN
"CÁC HỌC THUYẾT VỀ
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ"]1
[VI - 219b] Nội dung quyển vở VI:
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư2
a) Sir Giêm-xơ Xtiu-át
b) Phái trọng nơng
c) A.Xmít [VI - 219b]
[VII - 272b] [Nội dung quyển vở VII]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
a) A.Xmít (tiếp theo)
(Nghiên cứu xem làm thế nào mà lợi nhuận hàng năm và tiền
cơng hàng năm lại có thể mua được những hàng hóa đã sản
xuất ra trong năm, những hàng hóa này, ngồi lợi nhuận và
tiền cơng ra, còn bao gồm cả tư bản bất biến nữa) [VII - 272b]
[VIII - 331b] [Nội dung quyển vở VIII]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
c) A.Xmít (kết thúc)3 [VIII - 331b]
[IX - 376b] [Nội dung quyển vở IX]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
c) A.Xmít. Kết thúc
d) Nếch-ke [IX - 376b]
14
[NỘI DUNG BẢN THẢO]
[X - 421c] [Nội dung quyển vở X]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
Ngoài đề. Biểu kinh tế của Kê-nê
e) Lanh-ghê
f) Brây
g) Ơng Rốt-béc-tút. Ngồi đề. Lý luận mới về địa tô [X-421c]
[XI - 490a] [Nội dung quyển vở XI]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
g) Rốt-béc-tút
Ngoài đề. Những nhận xét về lịch sử khám phá ra cái gọi
là quy luật Ri-các-đô
h) Ri-các-đô
Lý luận về giá cả các chi phí ở Ri-các-đơ và A.Xmít (Bác
bỏ)
Lý luận của Ri-các-đơ về địa tơ
Những biểu địa tơ chênh lệch có giải thích
[XI - 490a]
[XII - 580b] [Nội dung quyển vở XII]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
h) Ri-các-đơ
Biểu địa tơ chênh lệch có giải thích
(Xét ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị các tư liệu sinh hoạt
và nguyên liệu - do đó, cũng xét ảnh hưởng của sự thay
đổi giá trị các máy móc - đến cấu thành hữu cơ của tư bản)
Lý luận của Ri-các-đơ về địa tơ
Lý luận của A.Xmít về địa tô
[NỘI DUNG BẢN THẢO]
15
Lý luận của Ri-các-đô về giá trị thặng dư
Lý luận của Ri-các-đô về lợi nhuận [XII - 580b]
[XIII - 670a] [Nội dung quyển vở XIII]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư, v.v.
h) Ri-các-đô
Lý luận của Ri-các-đơ về lợi nhuận
Lý luận của Ri-các-đơ về tích lũy. Phê phán lý luận đó.
(Giải thích các cuộc khủng hoảng từ hình thái cơ bản của
tư bản)
Những điểm khác ở Ri-các-đô. Kết thúc phần về Ri-các-đô
(Giôn Bác-tơn)
i) Man-tút [XIII - 670a]
[XIV - 771a] [Nội dung quyển vở XIV và dàn bài của những
chương cuối cùng cuốn "Các học thuyết về giá trị thặng dư"]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
i) Man-tút
k) Sự tan rã của trường phái Ri-các-đô
(To-ren-xơ, Giêm-xơ Min, Prê-vơ, những tác phẩm có tính
chất luận chiến, Mắc-Cu-lốc, Uây-cơ-phin, Stiếc-linh,
Giôn Xtiu-ác Min)
l) Những đối thủ của các nhà kinh tế chính trị học4 (Brây với
tư cách là đối thủ của các nhà kinh tế chính trị học) 5
m) Ram-xây
n) Séc-buy-li-ê
o) Ri-sớt Giôn-xơ 6 . (Kết thúc của phần 5 này)
Phần thêm vào: Thu nhập và những nguồn của thu nhập 7
[XIV - 771a]
[XV - 862a] [Nội dung quyển vở XV]
5) Các học thuyết về giá trị thặng dư
16
[NỘI DUNG BẢN THẢO]
1) Những đối thủ vô sản dựa trên cơ sở của Ri-các-đô
2) Ra-ven-xtơn. Kết thúc8
3) và 4) Hốt-xkin 9
(Của cải hiện có trong mối quan hệ của nó đối với sự vận
động của sản xuất)
Cái gọi là tích lũy [Aufhäufung] chỉ là một hiện tượng của
lưu thơng (dự trữ, v.v. - những thùng chứa của lưu thông)
(Lợi tức kép; việc dựa vào lợi tức kép để giải thích việc
giảm tỷ suất lợi nhuận)
Khoa kinh tế chính trị tầm thường 10
(Sự phát triển của tư bản sinh lợi tức trên cơ sở của nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa)
(Tư bản sinh lợi tức và tư bản thương nghiệp trong mối
quan hệ của chúng đối với tư bản công nghiệp. Những
hình thái cổ hơn. Những hình thái phái sinh)
(Nạn cho vay nặng lãi. Lu-the, v.v.) 11 [XV - 862a]
17
[NHẬN XÉT CHUNG]
[VI - 220] Tất cả các nhà kinh tế chính trị học đều phạm phải
cái sai lầm là đã không xét giá trị thặng dư dưới dạng thuần túy,
với tư cách là giá trị thặng dư, mà xét dưới hình thái đặc thù là lợi
nhuận và địa tơ. Từ chỗ đó, tất nhiên phải phát sinh ra những nhầm
lẫn như thế nào về mặt lý luận, điều đó sẽ được bóc trần đầy đủ hơn
ở chương ba, là chương phân tích cái hình thái rất biến tướng mà
giá trị thặng dư đã mang lấy khi chuyển sang hình thái lợi nhuận 12 .
18
[NỘI DUNG BẢN
N THẢO]
19
[CHƯƠNG I]
SIR GIÊM-XƠ XTIU-ÁT
[SỰ KHÁC NHAU GIỮA
"LỢI NHUẬN DO CHUYỂN NHƯỢNG"
VÀ SỰ TĂNG THỰC TẾ CỦA CỦA CẢI]
Trước phái trọng nơng, người ta chỉ lấy trao đổi để giải thích
giá trị thặng dư, - tức là lợi nhuận, giá trị thặng dư dưới hình thái
lợi nhuận, - chỉ giải thích giá trị thặng dư bằng việc bán hàng hóa
cao hơn giá trị của nó. Xét tồn bộ, thì Sir Giêm-xơ Xtiu-át đã
không vượt qua được những khuôn khổ của cái quan niệm chật
hẹp trên đây; hay nói cho đúng hơn, chính ơng ta là người đã diễn
đạt một cách khoa học cái quan niệm đó. Tơi nói: đã diễn đạt "một
cách khoa học". Thật vậy, Xtiu-át không tán thành điều không
tưởng cho rằng giá trị thặng dư mà nhà tư bản cá biệt nhận được
bằng cách bán hàng hóa cao hơn giá trị của nó, là một sự sáng tạo
ra của cải mới. Vì thế, ơng phân biệt lợi nhuận thực tế và lợi
nhuận tương đối:
"Lợi nhuận thực tế không phải là một sự thiệt thịi cho ai cả; nó là kết quả của
việc tăng thêm lao động, sự chuyên cần hoặc sự khéo léo, và nó làm cho tài sản của
xã hội tăng lên hoặc phát triển thêm... Lợi nhuận tương đối là một sự thiệt thòi đối
với một người nào đó; nó chứng tỏ rằng cán cân của cải giữa những phía hữu quan
đã biến động, nhưng khơng giả định một sự tăng thêm nào vào tổng số của cải cả...
Để hiểu lợi nhuận hỗn hợp cũng không có gì khó khăn lắm: đó là một thứ lợi nhuận
20
[CHƯƠNG I]
... một phần là tương đối, một phần là thực tế... Cả hai loại lợi nhuận này có thể
tồn tại gắn chặt với nhau trong cùng một công việc kinh doanh" ("Principles of
Political Economy", voi. I. The Works of Sir James Steuart etc., ed. by General
Sir James Steuart, hir son etc. in 6 volumes. London, 1805, tr.275-286).
Lợi nhuận thực tế phát sinh từ việc "tăng thêm lao động, sự
chuyên cần và sự khéo léo". Xtiu-át đã khơng tìm xem lợi nhuận đó
phát sinh từ việc tăng thêm này như thế nào. Những điều ông ta bổ
sung thêm về việc lợi nhuận đó làm cho "tài sản của xã hội" tăng
thêm và phát triển thêm, có thể cho phép người ta kết luận rằng
Xtiu-át hiểu đó chỉ là việc tăng thêm khối lượng các giá trị sử
dụng, do sự phát triển của sức sản xuất của lao động gây nên, và
ơng ta xét lợi nhuận thực tế đó hồn tồn tách với lợi nhuận của các
nhà tư bản là thứ lợi nhuận bao giờ cũng giả định rằng giá trị trao
đổi phải tăng lên. Những đoạn trình bày về sau của ơng hồn tồn
xác nhận ý kiến này.
Cụ thể, ơng ta nói:
"Trong giá cả của hàng hóa, tơi xét thấy hai yếu tố là thực sự tồn tại và khác
hẳn nhau: giá trị thực tế của hàng hóa và lợi nhuận do chuyển nhượng [profit
upon alienation]" (tr.244).
Như vậy là giá cả hàng hóa gồm có hai yếu tố hồn tồn khác
nhau: một là, giá trị thực tế của hàng hóa, hai là, "lợi nhuận do
chuyển nhượng", tức là lợi nhuận thực hiện được khi chuyển
nhượng, khi bán hàng hóa đó ra.
[221] Như vậy, có được "lợi nhuận do chuyển nhượng" đó là
do giá cả hàng hóa cao hơn giá trị thực tế của nó, hay nói một
cách khác, là do hàng hóa được bán cao hơn giá trị của nó. Ở đây,
cái mà bên này được bao giờ cũng là cái mà bên kia mất. Khơng
có một sự "tăng thêm nào vào tổng số của của cải cả". Lợi nhuận, đáng lẽ phải nói là giá trị thặng dư - là tương đối, và chung quy
chỉ làm cho "cán cân của cải giữa những phía hữu quan biến
động”. Bản thân Xtiu-át cũng bác bỏ cái quan niệm cho rằng có
thể giải thích được giá trị thặng dư bằng cách đó. Học thuyết của
SIR GIÊM-XƠ XTIU-ÁT
21
ông về sự "biến động của cán cân của cải giữa những phía hữu
quan", mặc dù nó khơng hề đề cập tới bản chất và nguồn gốc của
bản thân giá trị thặng dư, nhưng vẫn có tác dụng quan trọng khi
chúng ta nghiên cứu sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp
khác nhau, dưới những mục đích khác nhau như lợi nhuận, lợi tức,
địa tơ.
Xtiu-át cho rằng toàn bộ lợi nhuận của nhà tư bản cá biệt chỉ
nằm trong giới hạn "lợi nhuận tương đối", "lợi nhuận do chuyển
nhượng" đó thơi, - điều đó lộ rõ trong đoạn văn sau đây:
Ơng ta nói: trung bình thì "giá trị thực tế" được quy định bởi "số lượng" lao
động mà "thông thường một người thợ trong nước có thể thực hiện được... trong
một ngày, một tuần, một tháng, v.v.". Hai là, nó được quy định bởi "giá trị các tư
liệu sinh hoạt của người thợ và những chi phí cần thiết khác để thỏa mãn nhu cầu
cá nhân... cũng như để mua sắm những dụng cụ nhà nghề của anh ta; tất cả những
cái đó vẫn phải lấy mức trung bình"... Ba là, bởi "giá trị các vật liệu" (tr.244-245).
"Nếu biết được ba khoản đó, thì có thể xác định được giá cả của sản phẩm. Giá
cả ấy không thể thấp hơn tổng số ba khoản trên, nghĩa là không thể thấp hơn giá
trị thực tế. Tất cả số thặng ra ngoài giá trị thực tế này là lợi nhuận của chủ
xưởng. Lợi nhuận này bao giờ cũng ăn khớp với số cầu, và vì thế nó sẽ thay đổi
tùy theo tình hình (s.đ.d., tr.245). "Do đó cần phải có một số cầu lớn để cho các
cơng trường thủ công được phồn vinh... Các nhà công nghiệp căn cứ vào số lợi
nhuận mà họ tin chắc sẽ thu được để điều chỉnh mức chi tiêu và lối sống của họ
cho phù hợp" (s.đ.d., tr.246).
Vì vậy, ta thấy rõ: lợi nhuận của "chủ xưởng", của nhà tư bản
cá biệt, bao giờ cũng chỉ là "lợi nhuận tương đối", bao giờ cũng
chỉ là "lợi nhuận do chuyển nhượng", bao giờ cũng phát sinh từ
chỗ giá cả của hàng hóa cao hơn giá trị thực tế của nó, từ chỗ
hàng hóa được bán cao hơn giá trị của nó. Do đó, nếu tất cả mọi
hàng hóa đều được bán theo giá trị của chúng thì sẽ khơng có một
lợi nhuận nào.
Xtiu-át đã dành cho vấn đề này một chương riêng, trong đó ơng
nghiên cứu tỉ mỉ xem