Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đền Quán Thánh - Hồ Tây - chùa Trấn Quốc - phủ Tây Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.51 KB, 31 trang )

1

Lộ trình tham quan
cụm di tích Hồ Tây
Thời
gian
6h

7h
7h15
7h20

Điểm dừng
Trường đại
học cơng
nghiệp Hà
nội
Bên ngồi
đền Qn
Thánh
Trước cửa
đền
Sân đền

Thời
gian
t/m

Ghi chú

- Tập trung đồn, lên xe di


chuyển đến đền quán thánh

60p

Điểm danh theo danh
sách, cho sinh viên lên
xe

-Cây đa, bia hạ mã, mặt trước
tam quan
- Tứ trụ

15p

Tập trung đoàn + phát vé

5p

- Mặt sau tam quan
- Tượng voi phục, nhà bia
- Hòn non bộ, sân đại bái

20p

- Thắp hương, làm lễ

10p

- Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ
- Giới thiệu bên trong đền


30p

- Tự do tham quan

10p

Nội dung hướng dẫn tham quan

7h50

Cửa bái
đường
Bên trong
đền

8h20

Sân đền

8h30

Trên xe

8h40

Các bóng
cây mát,
ghế đá


Di chuyển từ đền Quán Thánh
=> Hồ Tây
- Lịch sử hồ Tây, các tên gọi
- Hồ Trúc Bạch, đường Thanh
Niên

9h10

Hồ Tây

- Tự do tham quan , chụp ảnh

15p

Di chuyển từ Hồ Tây => Chùa
Trấn Quốc

5p

Chuyển đồn, dẫn
đồn

7h40

9h25

10p
30p

có 1 thành viên trong

nhóm sẽ sắp đồ lễ

Một thành viên trong
nhóm sẽ thu lễ
Chuyển đoàn, dẫn
đoàn
Tập trung đoàn để
thuyết minh

9h30

Cổng chùa
Trấn Quốc

-Lịch sử, khái quát chùa
- Tam quan chùa

10p

Tập trung đoan để
thuyết minh

9h40

Sân đại bái

- Thắp hương, làm lễ

10p


Một thành viên trong
nhóm sắp đồ lễ
1


2

9h50

10h25
10h50

11h

Sân đại bái

- Nhà Tổ, Gác chuông
Sân sau của
- Cờ phướn
chùa
-Vườn tháp
Sân sau của
- Tự do tham quan , chụp ảnh
chùa
Trên xe

14h

Trên xe


14h15

Nghi mơn

14h25

Trong phủ
chính

Sân trước
phủ chính

14h40

15h15

15h20

15h50
16h05

- Phật giáo
- Tiền đường, thượng điện và
cách sắp xếp tượng
- Nhà bia, cây bồ đề

- Di chuyển từ nhà háng Sen =>
Phủ Tây Hồ
- Giới thiệu tín ngưỡng thờ mẫu
- giới thiệu tam quan phủ Tây

Hồ

10p

Một thành viên trong
nhóm thu lễ
Tập trung đồn và cho
đoàn lên xe di chuyển
sang nhà hàng Sen để
ăn trưa sau đó nghỉ
ngơi

15p

Tập trung đồn

10p

Tập trung đồn để
thuyết minh

- Làm lễ

15p

Một thành viên trong
nhóm sắp đồ lễ

- giới thiệu Phủ Tây Hồ
- Truyền thuyết về Mẫu Liễu

Hạnh
- Lầu Cô, Lầu Cậu
- Phủ chính, lầu sơn trang, cây
si di sản

35p

- Truyền thuyết về thần Trâu
vàng, đền kim ngưu, cây đa di
sản,
- Giới thiệu về gác chuông và
gian nhà khách

Phủ Tây Hồ - Tự do tham quan, chụp ảnh
Trên xe

25p

Di chuyển từ chùa Trấn Quốc
=> Nhà hàng Sen

Phủ Tây Hồ Di chuyển sang Đền Kim Ngưu

Sân trước
đền

35p

- Tập trung đoàn trên xe quay
trở về Đại học Công Nghiệp Hà

Nội kết thúc chuyến tham quan

5p

Dẫn đồn

30p

15p

Một thành viên trong
nhóm thu lễ

60p

Tập trung đoàn, điểm
danh theo danh sách

2


3

Bài Thuyết Minh
Đền Quán Thánh
Chào mừng cô và các bạn sinh viên đã đến tham quan và học tập tại cụm di
tích Hồ Tây.
Lời đầu tiên cho phép tơi xin được tự giới thiệu tên tôi là…, là thuyết minh viên
tại cụm di tích Hồ Tây. Ngày hơm nay thì tơi rất vui mừng khi được hướng dẫn
đồn ta tham quan và học tập tại cụm di tích nổi tiếng này. Thay mặt cho ban

quản lý tôi xin chúc cô và cấc bạn có một buổi tham quan thực sự vui vẻ và thu
lượm được nhiều điều bổ ích cho cơng việc học tập của mình. Và để cho buổi
tham quan diễn ra như mong muốn thì tơi xin có một số lưu ý với các bạn đó là
các bạn nên giữ trật tự, khơng tách khỏi đồn, tránh nói những điều thô tục,
không tùy tiện chạm tay vào hiện vật và trong q trình tham quan thì cơ và các
bạn có thể quay phim chụp ảnh.
Thưa cơ và các bạn, chúng ta đã tham quan khám phá những điểm đến của Hà
Nội đầu tiên đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám- trường ĐH đầu tiên của Việt Nam,
nơi ghi danh những vị hiền tài của dân tộc.tiếp đó là phủ chủ tịch - nơi vị cha già
kính yêu của chúng ta an nghỉ giữa vịng tay ơm trọn của hàng triệu người con
Việt Nam, rồi Chùa Một Cột- dáng sen vươn lên từ bùn lầy hàng nghìn năm Bắc
thuộc và chúng ta vừa kết thúc chuyến tham quan và học tập tại khu di tích
Hồng Thành Thăng Long- dấu ấn hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Và ngày
hôm nay chúng ta sẽ đặt chân đến điểm cuối cùng trong chuyến tham quan học
tập đó chính là cụm di tích Hồ Tây – lá phổi xanh của thủ đơ Hà Nội, cái nơi của
nền văn hóa phong phú và đặc sắc gắn liền với huyền sử của dân tộc.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chng Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”
Thưa cô và các bạn, chắc hẳn cô và các bạn đã từng một lần nghe qua cái tên
“Thăng Long tứ trấn” có phải khơng ạ? Vâng, Thăng Long tứ trấn là bốn ngôi
đền trấn thủ bốn phương của kinh thành Thăng Long xưa, một trong tứ trấn của
kinh thành Thăng Long xưa cũng chính là điểm dừng chân đầu tiên của chúng ta
tại cụm di tích Hồ Tây - đền Quán Thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ.
Đền Quán Thánh nằm ở cuối đường Cố Ngư xưa( trước kia là một con đập
được đắp lên để đánh cá) nay là đường Thanh Niên, phường Quán Thánh, quận
Ba Đình- Hà Nội. Đền Quán Thánh là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng
Long xưa, trấn giữ phía Bắc kết hợp với đền Kim Liên trấn giữ phía Nam, đền
Bạch Mã trấn giữ phía Đơng và đền Voi Phục trấn giữ phía Tây tạo nên Thăng

Long tứ trấn nổi tiếng trong huyền sử.
3


4

Đền Quán Thánh có từ thời Cao Biển (thế kỷ IX) ở phía Nam sơng Tơ Lịch.
Đền thờ Huyền Thiên đại đế - vị thần cai quản phương Bắc giúp diệt trừ yêu ma
quanh kinh thành Thăng Long xưa. Vào thời nhà Lê các vua thường hay lui tới
cầu mưa mỗi khi hạn hán, theo tư liệu cũ đền Quán Thánh được xây dựng vào
những năm đầu khi Lý Thái Tổ định đô (1010), mở rộng kinh thành dời đền từ
Hoa Lư về Thăng Long vị trí như ngày nay. Năm 1823, vua Minh Mạng lên ngôi
đổi tên đền thành Trấn Vũ Quán đến đời vua Thiệu Trị 1842 thì đổi tên thành
Quán Thánh như hiện nay. Đền Quán Thánh được cơng nhận là di tích lịch sử
cấp quốc gia đợt một năm 1962. Và bởi vẻ đẹp tuyệt hảo khi kết hợp với chùa
Kim Liên, chùa Trấn Quốc bên cạnh Hồ Tây, vua Thành Thái đã ban cho đền
tấm biển đề “Bắc Kỳ đệ nhất danh thắng”.
Hiện tại đoàn chúng ta đang có mặt tại đền Quán Thánh, xin mời cơ và các
bạn hướng mắt theo phía tay tơi chỉ, tấm bia ở phía trước tường bao kia chính là
bia Hạ Mã, và ở bên kia cũng có một tấm bia hệt như vậy, chúng ta cũng từng
thấy bia Hạ Mã ở Văn Miếu rồi đúng không ạvà ý nghĩa của tấm bia Hạ Mã tại
đây cũng có ý ngĩa tương tự với tấm bia tại Văn Miếu QTG. Hạ Mã có nghĩa là
xuống ngựa, người đi ngựa phải xuống ngựa, người đội mũ nón thì phải ngả mũ
nghiêng nón khi gặp tấm bia này,và bia Hạ Mã nó được coi là cột mốc đánh dấu
vị trí ngự, thể hiện gianh giới của đền.
Ngay phía trước tấm bia đó chính là cây đa, nếu lá cờ là vật để chúng ta nhận ra
đình đền chùa thì cây đa cũng vậy. Theo quan niệm xưa “Thần cây đa, ma cây
gạo, cú cáo cây bồ đề” vì vậy mà cây đa là nơi để thần linh trú ngụ hay đây còn
là nơi nương tựa dựa dẫm của những linh hồn bơ vơ để hưởng chút hương lộc
của chúng sinh. Và cây càng lớn càng tươi tốt thì vị thần được thờ càng linh

thiêng.
Phía trước chúng ta đó chính là nghi mơn ngoại nằm ở mép đường Thanh Niên.
Và các bạn có nhớ là chúng ta đã từng gặp hình ảnh nghi mơn ngoại ở đâu
khơng ạ? Dạ vâng chính là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nghi môn ngoại tại đền
Quán Thánh cũng có những hình ảnh, họa tiết và kiến trúc tương đương với nghi
môn ngoại tại Văn Miếu, nhưng cũng có nững điểm khác biệt rõ rệt. Như cơ và
các bạn đã thấy thì nghi mơn ngoại gồm tứ trụ, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ rất cân
xứng, tứ trụ có vách ngăn giữa hai cột và có tường bao quanh, trên thân của tứ
trụ thì được khắc các dòng chữ tiếng Hán. Trên vách ngăn giữa hai trụ thì trên
cùng là hồ lơ, dưới là hổ phù, hổ xuống núi. Trái hồ lô, từ nút thắt lên là vũ trụ
dưới nút thắt là trái đất thể hiện cho sự ơn hịa quy hợp giữa trời và đất. Cịn
hình ảnh hổ xuống núi thể hiện cho sức mạnh thay đổi cuộc sống. Nghi mơn tại
Văn Miếu thì nhỏ hơn, và chúng ta có thể thấy ngay điểm khác biệt nữa đó là
trên đỉnh của 2 trụ lớn tại Văn miếu QTG là hình ảnh hai con nghê chầu, 2 trụ
nhỏ là hình ảnh bốn con phượng, cịn ở đây thì ngược lại.
Họa tiết trên nghi mơn ngoại rất phong phú và đặc sắc, chúng được đắp nổi bởi
những hình con nghê, con phượng và mặt hổ phù. Từng chi tiết đều được khắc
họa rất công phu và điêu nghệ phải khơng ạ?... Hình ảnhmãnh hổ hạ sơn là thể
hiện cho sự quyền quy oai phong, sự linh thiêng và sức mạnh phi thường để bảo
4


5

vệ cho đấng thần linh cho nhân dân, bởi vậy mà khn mặt của nó trơng dữ tợn
như kia ạ.
Trên đỉnh của hai trụ lớn kia là hình ảnh bốn con phượng quay lưng vào nhau
đầu quay ra bốn hướng. Chúng ta bắt gặp hình ảnh con phượng rất nhiều tại đình
đền chùa và những nơi uy nghi như là hồng cung,..Hình ảnh con phượng thể
hiện cho sự may mắn, hạnh phúc, sự thiêng liêng sang trọng và quyền lực.

Ở đỉnh của hai trụ nhỏ bên cạnh đó là con nghê ạ. Hình ảnh con nghê mang yếu
tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, là biến
thể từ sư tử và chó dữ, nó có sức mạnh như cúa tể mn lồi vì vậy mà nhiều
người dễ nhầm lẫn giữa con nghê và kỳ lân. Theo một số tài liệu thì lại cho rằng
hình ảnh con nghê lại là con trâu con chó .Và hình ảnh con nghê xuất hiện tại
đình đền với tư cách giám sát khách hành hương, ngăn trừ tà ma và những ý
nghĩ xấu xa. Nếu bắt gặp hình ảnh con nghê tại bất cứ đâu thì chúng ta phải bỏ
những ý nghĩ xấu xa hay không trong sạch.
Sau nghi mơn ngoại chúng ta có thể thấy ngay đây chính là Tam Quan của
đền, Tam Quan gồm 3 tầng đó là thiên địa và nhân, có đề Trấn Vũ Quán từ phải
sang. Theo như cô và các bạn đang quan sát ở đây là mặt trước của tam quan với
ba cánh cổng, một cổng chính và hai cổng phụ, theo thời xưa kia thì cổng chính
chỉ dành cho vua chúa và thần linh còn hai cổng phụ ở hai bên là dành cho dân
chúng, cịn hiện nay thì cổng chính được sử dụng chủ yếu. ơ hai bên tường theo
hướng tay chỉ của tôi, một bên là bức tranh mai điểu một bên là tùng hạc. và vẫn
là những hình ảnh quen thuộc như con nghê mãnh hổ hạ sơn,… Bốn góc tam
quan là hệ thống tứ trụ nối liền với các tường đao bít đốc. Dọc theo thân trụ có
đơi câu đối chữ Hán màu đen trên nền vơi quét trắng mang ý nghĩa ca ngợi việc
học hành thi cử và đỗ đạt, tạm dịch là:
“Xa trông sừng sững
Non cơng Long Đỗ Chung linh
Lâu đài soi bóng Tây Hồ nước
Lịch đại lẫy lừng đế đô tứ trấn nổi danh
Đến quán ngang tầm Vũ Đương Sơn”
Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ nhưng lại chịu nhiều sự ảnh hưởng
của đạo giáo. Đạo giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một trong Tam giáo tồn
tại từ thời Trung Quốc cổ đại song song với Nho giáo và Phật giáo, nằm ở thế kỉ
thứ IV trước CN, khi tác phẩm Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện và Lão Tử là
người được coi là khai sinh hay sáng tạo ra Đạo giáo. Đạo giáo nói đến các thủ
thuật để trường sinh bất lão, có thể ngồi thiền tự ngẫm, dùng các loại thuốc, đào

tiên, linh đan như trong phim Tây Du Kí của truyền hình Trung Quốc Tơn Ngộ
Khơng đã ăn cắp linh đan và sau đó thì trường sinh bất lão hay dùng các thủ
thuật đạo giáo phù thủy. Khi luyện đạo giáo người ta có thể sử dụng các pháp
thuật mà đã tu luyện được để bài trừ u ma, giúp ích cho dân nhưng cũng có
những phù thủy lại gây hại cho đời.
5


6

Bây giờ xin mời cô và các bạn theo tôi, chúng ta tiếp tục vào tham quan bên
trong đền Quán Thánh. Xin mời cô và các bạn tập trung tại vị trí này để chúng ta
tìm hiểu mặt trong của tam quan, tam quan có hai tầng lầu với gác chng ở
phía trên cùng, quả chng cao gần 1.5m nặng 1 tấn và được đúc vào năm 1677
cùng với tượng Huyền Thiên Trấn Vũ. Trên thân chng được trang trí bởi hình
ảnh con rồng, tồn bộ quai chng là một đơi rồng chung lưng vào nhau. Thân
chng lớn, có hình trụ đứng vát ở vai tạo ra thế vững chắc, và quả chng này
thì khơng được thỉnh hàng ngày. Các bạn hãy hướng mắt lên hình trịn kia ạ, đây
chính là bát qi với đường kính 1,5m.Tồn bộ Tam quan đền Quán Thánh được
xây trên nền những phiến đá xanh lớn ghép lại với nhau.
Ở ngay phía dưới Tam Quan đây chính là hai tượng voi phục hướng mặt vào
nhau chầu ở hai bên, xin mời cô và các bạn quan sát. Hình ảnh voi phục rất phổ
biến tại các đình đền ở miền Bắc nước ta, nó là phương tiện trung chuyển chở
đồ, dáng chầu này thể hiện sự quy phục, quy thuận, và nó cịn thể hiện cho sức
mạnh của thần linh được thờ. Ở mỗi đình đền thì tượng voi phục có những thần
thái sắc thái riêng thể hiện nét riêng của mỗi đình đền.
Xin mời cơ và các bạn chúng ta hướng mắt về phía trướcở cuối con đường kia
là nhà bia, lưu văn bia do tiến sĩ Lê Hy Vinh soạn, nội dung nói về các thời điểm
trùng tu đền. Và ngay bên cạnh nhà bia là đền thờ liệt sĩ được xây theo dạng
phương đình(hình vng), bên trong có bàn thờ với dong chữ thiêng liêng “Tổ

quốc ghi cơng” để tỏ lịng biết ơn đối với các anh hùng đã hi sinh vì tự do dân
tộc.
Thưa cô và các bạn, chúng ta đang đứng tại phần sân đền có rất nhiều cây xanh
rợp bóng. Cây cối ở đây rất tưới tốt phải không ạ? Và mỗi cây ở đây lại mang
những ý nghĩa riêng của nó. Những cây cổ thụ có sức mạnh che chở thần Huyền
Thiên, còn tầng cây thẳng thể hiện cho sự ngay thẳng, chính trực, thể hiện cho
tầng lớp được tơn trọng trong xã hội. và cuối cùng đó là tầng thấp, những cây cỏ
bụi là nơi trú ngụ của các linh hồn vì vậy mà trong đình đền thường có các quy
định là khơng dẫm lên cỏ, khơng vứt rác bừa bãi vừa để bảo vệ môi trường vừa
để bảo vệ và tôn trọng cõi tâm linh. Và ngay chính giữa đây, con đường lát gạch
màu trắng chính là con đường thần đạo, đường này trước kia chỉ dành cho vua
chúa và các thần linh đi.
Xin mời cô và các bạn hướng mắt về phía trước, ngay phía trước kia chính là
hịn non bộ, được dựng bởi những hịn đá có hình dạng khác nhau xếp cạnh nhau
giống như một dãy núi trùng điệp, ở đây là ba ngọn núi ở nơi khác thì họ có thể
làm đến 5 hoặc 7 ngọn núi. Và các bạn có thắc mắc rằng tại sao tại sử dụng số lẻ
không ạ? Vâng số lẻ thể hiện cho chữ dương và thể hiện cho sự sống, sự sinh sơi
nảy nở. Hịn non bộ thể hiện sự hòa hợp giữa âm và dương sự tương thuận hịa
hợp giữa đất trời và con người. Ngồi ra nó cịn có tác dụng như một bức bình
phong ngăn chặn những luồng gió độc, hay những ý nghĩ xấu xa vào đền.
Ngay phía sau hịn non bộ là cửa bái đường, bậc tam cấp trước bái đường có
một lư hương lớn, tiếp đến là bàn để chuẩn bị đồ tế lễ, xin mời cô và các bạn
quan sát ạ. Ngoài hiên bái đường, bên trái đắp nổi tượng cọp xuống núi, bên
6


7

phải đắp nổi tượng cá hóa rồng.Cơ và các bạn đã từng nghe đến sự tích cá chép
hố rồng chưa ạ? Ngày xưa ở bên Trung Quốc, trên sơng Hồng Hồ, có một

chiếc cầu đá được gọi là Vũ Mơn. Nếu những con cá chép muốn trở thành rồng
thì phải nhảy qua cây cầu này trong dịp thuỷ triều lên vào tháng ba âm lịch. Do
đó hình ảnh này có ý nghĩa rất lớn và nó khuyên nhủ con người rằng phải kiên
trì cố gắng vì con đường đến với thành cơng rất khó khăn. Ngồi ra, ở bên phải
có bảng giới thiệu lịch sử tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Sau đây mời cô và các bạn chúng ta hãy xếp hàng và đến trước cửa bái đường
dâng hương làm lễ và lưu ý là mỗi người chỉ được thắp một nén hương thôi ạ…
Thưa cô và các bạn, đền Quán Thánh hiện nay mang nét kiến trúc thời nhà
Nguyễn, kết hợp nhà cửa với cây muỗm cổ thụ. Cấu trúc đền gồm hai lớp, như
chúng ta đang thấy ở phía ngồi cửa đền đây chính là lớp ngồi là nhà Đại Bái
cao ráo, lộng lẫy với hệ thống cột, xà, cửa võng sơn son thếp vàng.Ngay ngoài
hiên là bức phù điêu tuyệt mỹ làm bằng đồng miêu tả cảnh sinh hoạt của tam
phủlà Thiên phủ, Thuỷ phủ và Địa phủ hết sức sinh động. Với những nét chạm
nhỏ, mỏng nhưng sắc sảo, hình ảnh con người, thần tiên những toà lầu rực rỡ
hiện lên hết sức chân thực và rõ nét. Toàn bộ bức phù điêu được sơn màu vàng.
Tuy nhiên qua thời gian, có nhiều chỗ đã chuyển sang màu nâu, song nó càng
làm cho những nét chạm khắc nổi rõ hơn . Hai bên tả hữu treo biển đồng chữ
bạc của vua Thiệu Trị (1841-1847) ban cho. Ngơi chính điện tức là bái đường
nơi đặt tượng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ gồm bốn lớp mái bốn hàng hiên,
chính giữa là bức hồnh phi đề Trấn Vũ Qn, hai tượng hồi có khắc các bài thơ
ca ngợi vẻ đẹp của đền và tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn như
Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm,…
Xin mời cô và các bạn chúng ta tiến vào trong để tham quan gian đại bái, nơi
đặt bàn thờ và rất nhiều đồ vật thuộc chốn linh thiêng. Ở ngay chính giữa có hai
cây đèn đồng, mời cơ và các bạn quan sát. Đèn được chia làm bốn phần: cổ đèn,
đĩa đèn, thân đèn và chân đế. Những bộ phận này được đúc rời sau đó khớp lại
với nhau bởi những đường răng và ở bên cạnh đôi đèn đồng này được đặt đơi lọ
lục bình. Lọ có men trắng và hoa lam, theo hồ sơ đền Quán Thánh thì đơi lọ này
có niên đại từ thế kỷ 18 là gốm của nhà Thanh, ngồi trang trí thì nó cịn dùng
để đựng nước khi tắm tượng. Và ở ngay chính giữa kia đó chính là nhang án,

đây là một trong hai nhang án lớn nhất tại đền, nhang án được làm theo dạng
một chiếc tủ nhỏ hình chữ nhật có nhiều ngăn nhỏ lắp kín, được chạm khắc các
họa tiết tinh xảo, chia làm hai phần, phần trên khắc họa cảnh hồng cung vua
chúa, ở dưới là hình ảnh thế giới động thực vật phong phú. Bức chạm khắc này
thể hiện sự hài hòa gần gũi giữa con người và thiên nhiên. Chầu ở hai bên là hai
con hạc. ngoài ra cịn có bộ bát bảo bát khí những vũ khí của thần Huyền Thiên.
Ở phía bên kia ạ,đối diện với chúng ta có một chiếc khánh đồng rất lớn, có chiều
cao 111cm và chiều dài 129cm. Hai mặt bên khánh có hai núm trịn, xung quanh
núm có 22 hại trịn nổi tạo cho núm khánh có dạng gương sen. Phần tai khánh
hình một chiếc lá để giữ có đúc lỗ để treo. Riêng phần bụng đc nối liền bởi hàng
hoa văn hình chữ T thuận ngược chiều với nhau. Trên khánh có ghi chữ “ Trấn
7


8

Vũ Quán khánh”do một Đại Đô đốc thời Tây Sơn cúng tiến vào năm Cảnh
Thịnh thứ 2(1795).
Ngoài thờ thần Huyền Thiên trong bái đường còn thờ các vị thần khác như tứ
đại nguyên suý pháp tượng, đặc biệt có một pho tượng ngồi trong khảm, cơ và
các bạn có thể quan sát đây ạ. Tương truyền đó là ơng Trùm Trọng, một ông
trùm phường đúc đồng làng Ngũ Xá đã đúc pho tượng thánh Trấn Vũ. Sau khi
qua đời thì các học trị của ơng đã đúc tượng ơng để bày tỏ lịng biết ơn đối với
người thầy của mình. Đền hiện nay còn lưu giữ nhiều cổ vật bia đá, hơn 180
hành vi câu đối, những bức tranh và bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thi ca thế kỷ thứ
XVIII-XIX vì vậy nơi đây được coi là di tích có giá trị văn hóa cao về văn hóa,
nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc.
Điều đặc biệt và nổi bật nhất tại đền Quán Thánh mà khi nhắc đến ai cũng biết,
các bạn có biết là điều gì khơng ạ? Dạ vâng đó chính alf pho tượng Huyền Thiên
Trấn Vũ. Sau đây xin mời cô và các bạn chúng ta tiến vào phía trong nội cung để

cùng tìm hiểu về pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Trước kia khi đền mới được xây dựng thì pho tượng được làm bằng gỗ, đến năm
1677 dưới thời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc đã cho trùng tu lại đền và pho
tượng được các nghệ nhân đúc đồng làng Ngũ Xá đúc bằng đồng đen(loại đồng
rất quý hiếm) cao 3.96m,nặng 4 tấn,chu vi 8m, ngồi oai nghiêm trên bệ đá cẩm
thạch cao hơn 1m. Tượng mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng lại có nét
bình thản hiền hậu, mắt mở nhìn thẳng, đầu trần, chân đất, tóc xõa ra sau lưng,
tay phải chống lên Tam Thai Thất Tinh kiếm, mũi kiếm chống lên trên lưng rùa,
rắn cuốn quanh kiếm, tay trái dơ lên ngang ngực, ngón trỏ và út chỉ thẳng lên
trời, ngón cái và hai ngón giữa tạo thành ấnkhuyết kiều an ủy ấn. Kiểu ngồi
niệm chú này theo đạo giáo gọi là giải tọa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một
công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân
ta cách đây 3 thế kỷ.
Cơ và các bạn có thắc mắc rằng tại sao mà trên thanh kiếm của HuyềnThiên
Trấn Vũ lại có con rùa và rắn không ạ?Dạ vâng thưa cô và các bạn, sau khi thần
đắc đạo đã tự mổ bụng mình lôi ruột gan ra và vứt vào trong hang sâu, trải qua
một thời gian thì những bộ phận này đã biến thành hai yêu quái rùa và rắn làm
hại dân lành, thần Huyền Thiên đã dùng thanh kiếm và thu phục hai con yêu
quái này, vì vậy mà rùa và rắn nằm trong tư thế thu phục, thuần phục. và hình
ảnh con rùa và rắn cịn là hiện thân của Ma Vương( Long Vương) cũng bị thần
Huyền Thiên đánh bại.
Thưa cô và các bạn, một người trông coi đền Quán Thánh lâu đời cho biết, trải
qua những thăng trầm lịch sử thì pho tượng cũng trải qua nhiều biến cố. Thời
kháng chiến, thực dân Pháp đã có ý định nấu chảy pho tượng để lấy đồng, nhưng
nhiều người có ý định phá pho tượng có kẻ chết người bị điên vì vậy mà ý định
này khơng thành. Vì thế mà pho tượng này rất có giá trị lịch sử.
Ơng cịn cho biết, vào những ngày rằm lễ tết nhiều người đến để làm lễ, nhiều
người chỉ thành tâm khấn vái nhưng có người quá tin vào tâm linh dùng tay
thậm chí là khăn mặt xoa vào tượng để lấy điều may mắn, tốt cho sức khỏe. Vì
8



9

vậy mà bây giờ nó đã trở thành quan niệm và pho tượng phần nào đó đã hư hại.
Các bạn là những người hướng dẫn viên trong tương lai, tôi mong rằng các bạn
sẽ có cái nhìn đúng đắn và khách quan về quan niệm này để có thể bảo vệ, bảo
tồn những giá trị lịch sử những bảo vật quý hiếm như thế này.
Thưa cô và các bạn huyền sử đền Quán Thánh gắn liền với hình ảnh thánh Trấn
Vũ, một nhân vật tài giỏi phi thường và lẫm liệt oai nghiêm xuất thân từ núi Võ
Đang Trung Quốc. Trấn Vũ thực ra là thái tử của nước cổ đại xa xưa, do hoàng
hậu Thiên Thắng sinh ra từ hông bên trái, lớn lên chàng là một người anh dũng
quyết diệt trừ hết yêu ma và chầng đã không nối ngôi mà được một vị chân nhân
truyền cho các phù phép, đạo thuật và sau đó thì trở thành thánh trấn phía bắc.
Sự tích nói rằng Huyền Thiên Trấn Vũ đã nhiều lần sang giúp nước Việt ta đánh
đuổi giặc ngoại xâm tràn từ biển vào đời Hùng Vương thứ VI và giặc Thạch
Linh vào đời Hùng Vương thứ VII… Ngoài ra tương truyền rằng kinh thành
Thăng Long ngày ấy bị nhiều yêu ma quấy nhiễu làm hại dân lành, Ngọc Hồng
rủ lịng thương nên đã phái Huyền Thiên Trấn Vũ xuống cai quản phương Bắc,
diệt yêu trừ quái giúp nhân dân, từ đó nhân dân được sống yên ổn. Thánh Trấn
Vũ còn giúp diệt hồ ly ở đời Hùng Vương thứ IV, giúp diệt trừ tinh gà trắng xây
thành Cổ Loa và cái tên Đầm Xác Cáo của Hồ Tây cũng có liên quan đến thánh
Trấn Vũ, theo truyền thuyết kể lại thì thời thượng cổ ở gần hồ có một con cáo
chín đi hồnh hành gây họa cho dân chúng vượt khoảng xa hơn 40 dặm vắng
vẻ vẫn khơng có ai dám ở. Nhờ có đức của Huyền Thiên giáng xuống thì cuộc
sống của người dân mới trở lại bình thường. Cái tên đầm Xác Cáo được hình
thành như vậy…
Thưa cơ và các bạn đền Qn Thánh không chỉ nổi tiếng với nghệ thuật
đúc đồng độc đáo mà còn mang đậm nét đẹp phong phú tuyệt mỹ và điêu nghệ
của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Xin mời cô và các bạn quan sát trên các các bộ

phận kiến trúc bằng gỗ của đền thì chạm khắc các đề tài như tứ linh, dơi, cá,
tùng, trúc, cúc, mai, lãng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần
gian và thượng giới. Nghệ thuật chạm khắc này mang đậm phong cách nghệ
thuật thời Hậu Lê.
Thưa cô và các bạn hãy nhìn sang phía bên trái của đền ở trước kia ạ, đó chính
là dãy nhà tả vu. Trước kia tả vu hữu vu ở đình chùa đền miếu thường là nơi để
chuẩn bị đồ lễ và để kiệu, hiện nay dùng để trưng bày và bán đồ lưu niệm, các
bức tranh chủ yếu là tranh sơn dầu và màu nước. Nếu cơ và các bạn nào có nhu
cầu mua về làm q thì có thể vào đó để tham khảo ạ.Sau đây cơ và các bạn có
thể tự do tham quan trong đền và thể hiện tấm lòng thành kính của mình.
Chúng ta vừa tham quan xong đền Quán Thánh, một ngôi đền nổi tiếng về
mặt lịch sử văn hóa ,sinh hoạt tín ngưỡng và kiến trúc điêu nghệ. Cơ và các bạn
cịn ai muốn hỏi thêm hay cịn thắc mắc về vấn đề nào khác khơng ạ? Tôi sẽ giải
đáp cho cô và các bạn để cô và các bạn hiểu rõ hơn ạ.
Nếu khơng cịn câu hỏi nào thì tiếp theo bạn………sẽ tiếp tục đồng hành cùng
cơ và các trong chuyến tham quan cụm di tích Hồ tây ngày hơm nay. Chúc cơ và
các bạn có một buổi tham quan thật sự vui vẻ.
9


10

Hồ Tây
Vâng thưa cô và các bạn vừa rồi cô và các bạn đã được tìm hiểu về đền Quán
Thánh, một ngơi đền có giá trị cao về lịch sử, các bạn có thấy thú vị về vị thần
Huyền Thiên khơng ạ? Dạ vâng thì tiếp theo đây tơi sẽ tiếp tục đồng hành cùng
cô và các bạn trong chuyến tham quan ngày hôm nay.
Tôi xin được tự giới thiệu tên tơi là……….là thuyết minh viên tại cụm di tích
Hồ Tây. Ngày hơm nay thì tơi rất vui mừng khi được hướng dẫn đoàn ta tham
quan và học tập tại cụm di tích nổi tiếng này. Thay mặt cho ban quản lý tơi xin

chúc cơ và cấc bạn có một buổi tham quan thực sự vui vẻ và thu lượm được
nhiều điều bổ ích cho cơng việc học tập của mình. Và để cho buổi tham quan
diễn ra như mong muốn thì tơi xin có một số lưu ý với các bạn đó là các bạn nên
giữ trật tự, khơng tách khỏi đồn, tránh nói những điều thơ tục, khơng tùy tiện
chạm tay vào hiện vật và trong quá trình tham quan thì cơ và các bạn có thể
quay phim chụp ảnh.
Sau đây xin mời cô và các bạn chúng ta di chuyển đến Hồ Tây để cùng tìm hiểu
về lá phổi xanh của thủ đô. Xin mời cô và các bạn di chuyển theo tơi ạ.
Xanh xanh óng ánh trời Hồ Tây
Bàng bạc phau phau mặt nước đầy.
Giăng lá phượng vươn như ổ nhện
Thu mình khép lại một nhành cây.
Xa xa tiếng sáo nghe vang vang
Văng vẳng chim kêu chíp chíp lầy.
Huyền ảo chiều tà in bóng ngả
Lung linh tuyệt cảnh ở nơi đây.
Vâng nơi mà các bạn đang đứng đây chính là Hồ Tây. Hồ Tây nằm ở phía Tây
Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500 ha, đường vòng quanh hồ dài 17
km. Ngành địa dư lịch sử đã chứng minh rằng, hồ là một đoạn sơng Hồng rớt lại,
sau khi đổi dịng, có thể tới cả hàng nghìn năm. và bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục
với lịch sử của hồ.....
Trước khi có tên gọi là hồ tây như bây giờ thì hồ cũng trải qua rất nhiều thời kỳ
lịch sử với những tên gọi khác nhau gắn với văn hóa từng thời đại, vớiý chí chủ
quan của con người, nên mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu
chuyện dân gian khác nhau.
Tôi sẽ kể cho quý khách nghe về 6 tên gọi lịch sử của hồ bằng 6 câu chuyện đã
được lưu truyền lại.
1.Đầm Xác Cáo
Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của Hồ Tây. Tên gọi này gắn với sự tích
con Hồ ly tinh chín đi. Sự tích kể rằng nơi đây ngày xưa là rừng rậm hoang vu

và nhiều gị núi. Ở đó, có một con Hồ ly tinh chuyên tác oai tác quái quấy nhiễu
đời sống dân lành. Nhưng việc diệt trừ Hồ ly tinh được kể trong các câu chuyện
10


11

dân gian cũng khác nhau. Một chuyện cho rằng Lạc Long Qn vì thương xót
con dân nên đã dâng nước biển dìm chết con cáo và tạo ra hồ nước. Một câu
chuyện khác kể về Huyền Thiên cũng vì thương xót và nghe lời cầu khẩn của
dân chúng mà diệt trừ con cáo. Việc diệt trừ xảy ra ác liệt, khi con cáo bị diệt
xong đã tạo ra một hồ nước. Từ đó, hồ có tên là Đầm Xác Cáo.
2.Hồ Kim Ngưu
Hồ Kim Ngưu gắn với sự tích con trâu vàng. Song sự tích này được kể khác
nhau. Một câu chuyện kể rằng
ngày xưa ở Núi Tiên Du có con Trâu vàng bị một Pháp sư yểm bùa, vùng dậy
chạy. Chạy mãi, chạy mãi qua mỗi nơi, bằng sức mạnh của mình, nó đều tạo ra
các dấu tích. Cuối cùng nó chạy tới đầu Sơng Tơ gặp một hồ nước, nó nhao
xuống bơi lội thỏa thích rồi ở ln trong lịng như đứa con lưu lạc vừa tìm được
mẹ. Từ đó, Hồ Tây có tên là Hồ Kim Ngưu.
3.Lãng Bạc
Theo Tây Hồ chí thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng,
Tướng quân Mã Viện với tư cách là kẻ thơn tính văn hóa đã gọi Hồ Tây là Lãng
Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những
ngày giơng bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ vô
cùng hùng tráng
4.Dâm Đàm
Dâm Đàm với ý nghĩa là đầm tràn đầy nước. Có lẽ ý nghĩa ấy muốn nói tới sự
rộng lớn, mênh mang sóng nước của Hồ Tây. Tên gọi này cũng khơng biết chính
xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo cố GS. Trần Quốc Vượng thì Dâm

Đàm có tên thật từ thời Lý - Trần (Thế kỷ X – XV) với huyền tích Lý Nhân
Tơng ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần,
trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và
ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là Hồ mù sương.
5.Tây Hồ
Sử sách ghi rằng: “Đến năm 1573, để tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy
Đàm, người ta đổi là Tây Hồ”. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngồi lý do trên, có lẽ
việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ
nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo
Trung Quốc là chuyện bình thường. Nhiều người giải thích rằng Tây Hồ nghĩa là
hồ phía Tây Kinh thành, e khơng hợp lý. Cũng như Hà Đông, nếu xem bản đồ
Hà Nội, thì địa danh trên khơng đúng theo phương vị Đơng và Tây. Tây Hồ là
cách đọc Hán Việt của Hồ Tây, và Hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài,
nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước.
6.Đoài Hồ
Chúa Trịnh Tạc (1657 – 1682) được phong tước Tây Vương, nên địa danh có
chữ Tây bị ơng ra lệnh đổi thành Đồi (quẻ Đoài thuộc phương Tây – ý nghĩa
như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên
Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ. Nhưng cái tên Đồi Hồ khơng được dùng lâu, đến
hết đời Chúa Trịnh Tạc dân ta gọi lại như cũ là: Hồ Tây.
11


12

Hi vọng rằng qua những câu chuyện tôi vừa kể các bạn sẽ phần nào hiểu được
nguồn gốc lịch sử của cái tên Hồ Tây như ngày nay.
Đứng ở đây các bạn có cảm nhận được sự tươi mát và trong lành của nơi đây
khơng ạ?
Vâng chính vì điều này mà dù trong quá khứ hay hiện tại thì hồ vẫn mang 1 ý

nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân toàn thành phố. Hồ Tây được coi là bức
tranh Hà Nọi đa màu, là lá phổi xanh của Hà Nội, giúp điều hịa khơng khí, tạo
bầu khơng khí trong lành, không chỉ là nơi nghỉ ngơi thư giãn, hồ còn là nguồn
cung cấp thủy hải sản lớn cho thành phố. Những sản vật sen hay hay đặc sản
bánh tơm bún ốc có thể nói là tiêu biểu cho ẩm thực nơi đây. Mọi người sẽ có
những cảm nhận tuyệt vời nếu thử thưởng thức chúng đấy ạ.
ĐƯỜNG THANH NIÊN
Vâng như các bạn thấy con đường rợp bóng mà chúng ta đang đi đây chính
là đường Thanh Niên . Mời các bạn theo tôi, chú ý đi theo hàng để mình cùng di
chuyển sang đường qua cơng viên Lý Tự Trọng và trong khi di chuyển tôi sẽ
giới thiệu cho các bạn về lịch sử con đường lãng mạn này.
Vâng, Phải nói rằng hiếm có con đường nào ở Hà Nội có được một vị trí độc
nhất như đường Thanh Niên, nằm giữa Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch, kéo dài
khoảng 1 km từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Qn Thánh-Thụy Kh. Ở đây có bạn
nào tị mị về đường Thanh Niên tại sao lại có tên gọi như vậy khơng ạ?
Vâng, có thể ngay cả người gốc Hà Nội cũng chưa chắc đã nắm rõ được
thông tin này. Vì cái tên Thanh Niên thật sự được ẩn chứa rất nhiều những câu
chuyện dài về vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, Hồ Chủ Tịch
và cũng là người đặt cái tên ấy cho con đường này vào năm 1960. Con đường
trước khi có tên gọi như bây giờ vốn là một con đập đắp được xây dựng vào đầu
thế kỉ 17 để giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch mang tên Cố Ngự nghĩa là giữ vững,
sau đó do người dân đọc chệch thành Cổ Ngư . ( các bạn có thể thấy phía bên
tay phải tơi đây là hồ trúc bạch mà lát nữa chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.)
Vâng, sau khi Hà Nội được giải phóng, cả thủ đơ bước vào công cuộc xây dựng
cuộc sống mới, con đường bắt đầu được xây lại và mở rộng bởi chính bàn tay
của thế hệ thanh niên. Người chính kiến cảnh này và quyết định đặt con đường
mang tên những người góp cơng xây dựng nó như là một sự đánh dấu, ghi nhận
công lao to lớn của đội ngũ thanh niên thủ đô bấy giờ. ở trong quá khứ hay hiện
tại thì đường Thanh Niên vẫn là 1 con đường rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn
đối với người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, ngay

trước mắt đây chúng ta có thể thấy nó chính là cầu nối gắn kết đền qn thánh
với chùa trấn quốc-gắn kết những cơng trình xưa.
Người ta ưu ái đặt cho đoạn đường này là một trong những đoạn đường đẹp nhất
hà nội.... Dù ngắm nhìn đường Thanh Niên ở bất kỳ hướng nào, ở bất kỳ thời
điểm nào trong ngày, nó vẫn ln tuyệt đẹp trong mắt người dân Hà Nội. Nhìn
từ trên cao, con đường uốn lượn chẳng khác nào một dải nơ vắt ngang dòng
nước trong xanh của hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Rồi cũng có người cho rằng, trơng
con đường giống như một cây cầu nhỏ phủ đầy cây xanh, rất nên thơ và trữ tình.
12


13

Hẳn là vì vậy lên đây được xem là chốn hẹn hị lý tưởng cho các cặp tình nhân
những ngày cuối tuần như hôm nay.... nếu quý khách nào cảm thấy mệt mỏi bởi
đường xá xe cộ tấp lập hãy thử lưu lại đây nếu có cơ hội để như được quay lại
tuổi trẻ của mình.
Bây giờ mời các bạn tự do chụp ảnh, trong lúc mọi người ngắm cảnh tôi sẽ giới
thiệu chi tiết luôn cho các bạn cùng biết thêm về lịch sử Hồ Trúc bạch trước
nhé...
HỒ TRÚC BẠCH
Hồ Trúc Bạch nằm ở phía tây bắc của trung tâm thành phố Hà Nội. Nằm
men theo đường thanh niên kế bên Hồ Tây. Theo ghi chép trước đây hồ trúc
bạch là một góc của hồ tây do khép kín nên sóng yên bể lặng người dân mới đắp
đập kè đê để đánh cá dễ hơn, sau đó chúa trịnh cho đắp con đê rộng ra và gọi là
đê Cố Ngự. Khi mới ngăn ra hồ chưa có tên riêng nên mới chỉ gọi là một góc
của hồ tây. Bên hồ là làng trúc yên do trồng nhiều trúc nên có thể gọi là trúc
lâm.
Vào thể kỷ XVIII chúa trịnh giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ
và cũng được gọi là trúc lâm. Sau đó Trúc Lân trở thành nơi giam giữ của các

cung nữ pham tội họ buộc phải dệt lụa để tư nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất
đẹp và trở lên nổi tiếng khắp vùng, lụa đẹp bóng bẩy gọi là lụa trúc, chữ Hán là
Trúc Bạch từ đó xuất hiện làng nghề chuyên dệt lụa với cái tên là làng trúc và hồ
cũng được gọi là hồ Trúc Bạch.
hồ Trúc Bạch cịn gắn liền với 1 sự kiện lịch sử vơ cùng quan trọng, đó là
t11/1968 giặc lái Mỹ John macken cùng với chiếc máy bay Mỹ bắn rơi xuống hò
Trúc bạch, các chiến sĩ tự vệ của ta đã bắt sống hắn. Ngày nay có dựng một bia
kỉ niệm chiến công. Hơn 10 năm sau Macken trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ,
ông trở lại Việt Nam ngắm tượng đài mang hình ảnh mình đầu cúi tay dơ lên trời
và ông bày tỏ sự mong đợi được đưa tấm bia này về Mỹ làm kỉ niệm 1 thời lầm
lỗi.
Như vậy hơm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những tên gọi của hồ tây
thơ mộng, vẻ đẹp và câu chuyện tình thi vị của đường thanh niên cùng với lịch
sử hồ trúc bạch. Tôi mong đây sẽ là 1 phần tư liệu quý báu làm hành trang giúp
các bạn trở thành những hướng dãn viên giỏi trong tương lai.

Chùa Trấn Quốc
Chào mừng cô và các bạn sinh viên trường đại học công nghiệp Hà Nội đã đến
tham quan và học tập tại cụm di tích Hồ Tây. Lời đầu tiên cho phép mình được
tự giới thiệu tên mình là……….. Là thành viên của nhóm Sunshine, hơm nay
mình rất vinh dự khi được hướng dẫn cô và các bạn tham quan và học tập tại
khu di tích nổi tiếng này. Thay mặt nhóm mình xin chúc các bạn có 1 buổi tham
quan thực sự vui vẻ và gặt hái được nhiều kiến thức bổ ích cho cơng việc học
tập của mình.
13


14

Vừa rồi các bạn vừa được tham quan đền Quán Thánh – Một trong “Thăng Long

Tứ Trấn” của xứ Hà Thành xưa, cũng như các câu chuyện đặc sắc về Hồ Tây Và
để tiếp tục chuyến tham quan cụm di tích Hồ Tây ngày hơm nay mời cơ và các
bạn đến với một địa danh không kém phần nổi tiếng đó là chùa Trấn Quốc được
biết đến là một trong ngôi chùa cổ nhất ở kinh thành Thăng Long đời nhà Lê nay
thuộc quận Ba Đình ( Hà Nội). 4/1962 chùa được nhà nước xếp hạng “ di tích
lịch sử văn hóa cấp quốc gia” .Và ngơi chùa cổ nhất Hà Nội với trên 1.500 năm
tuổi vừa lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail
(Anh) bình chọn.
Kính thưa q khách, trong kiến trúc truyền thống của người Việt, việc lựa chon
vị trí dựng đình, chùa, miếu đóng vai trị rất quan trọng. Chính vì thế, trước khi
khởi tạo một cơng trình kiến trúc nào đó, cha ơng ta đã chú ý rất nhiều đến việc
chọn vị trí sao cho phù hợp với chức năng sử dựng và đảm bảo về mặt thẩm mỹ
của cơng trình. Như các bạn có thể nhìn thấy chùa tọa lạc ở vị trí vơ cùng đẹptrên một bán đảo nhỏ của Hồ Tây, với ba mặt sóng vỗ quanh năm, một mặt nối
liền với đường Cổ Ngư xưa (nay là đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận
Tây Hồ, thành phố Hà Nội)-chính là con đường này đây ạ! Nơi này địa thế rất
đẹp vì bãi đất có hình con cá vàng - đầu cá là ngôi chùa (ngôi chùa quay hướng
nam- hướng Nam là hướng của đế vương và là phương trí tuệ), đi cá là đường
đi vào chùa.
Lịch sử
Sau đây mình xin giới thiệu sơ qua về lịch sử của chùa:
- Chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc có nghĩa là Mở nước - gắn liền
với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân, được khởi dựng từ thời Tiền Lý - Lý Nam
Đế, năm 541-548 (thế kỷ thứ VI), tại thôn Yên Hoa gần bờ sông Hồng.
Dưới triều Vua Lê Nhân Tông, Thái Hậu Ỷ LAN đã nhiều lần đến cùng các vị
cao tăng đến đây đàm đạo.
-Đến đời vua Lê Thái Tông thế kỉ XV (năm 1433-1442) nhà vua đổi tên chùa là
chùa An Quốc.
-Đến năm 1615 vào đời vua Lê Kính Tơng do bờ tả bãi sông hồng bị lở đến sát
đền chùa nên nhân dân chính quyền đã cho dời tồn bộ chùa về hòn đảo Kim
Ngư(đảo cá vàng) địa điểm ngày nay. Nơi này đã được các vua nhà Lý dựng

cung Thúy Hoa và đời Trần dựng điện Hàn Nguyên dùng làm nơi hóng mát,
xem đua thuyền đánh cá.
-Đến đời vua Lê Hy Tông thế kỉ XVII-XVIII (1680 – 1705), chùa được đổi tên
gọi là Trấn Quốc. Tuy có sự di chuyển trên địa danh học nhưng chùa vẫn giữ
nguyên được giá trị tâm linh của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia, dân tộc.
- Năm 1639, Chúa Trịnh cho tu sửa bán đảo Kim Ngưu thành hành cung để vua
chúa vui chơi giải trí. Chúa Trịnh xây tam quan, hành lang 2 bên, trồng sen xung
quanh đảo. Nơi thờ tự bỗng trở thành chốn hành lạc nhà chúa. Đến 1788 quân
Tây Sơn ra Bắc rồi mới thơi. Khi đó nhà Lê được dịp trả thù họ Trịnh cho lửa
đốt hết. Dân đã ra sức ngăn cản để chốn này thờ Phật. Do đó nhà Lê chỉ phá vỡ
14


15

chỗ vua chúa ăn chơi. Sau đó nhân dân đã cùng nhau trùng tu lại chùa và tiếp tục
là nơi thờ cúng.
- Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa ban 20 lạng bạc để tu sửa.
-Năm 1842, Vua Thiệu Trị đến thăm chùa và ban 1 đồng tiền vàng lớn 200 quan
tiền cho đổi tên là chùa Trấn Bắc. Tuy nhiên nhân dân vẫn quen gọi là chùa Trấn
Quốc.
- Năm 1934 chùa bị dổ nát và được trùng tu một lần nữa.
- Năm 1983, Hòa Thượng Kim Cương Tử về trụ trì và chùa được trùng tu lại đẹp
hơn. Nhưng tên chùa có từ thời vua Lê Hy Tơng đã được nhân dân quen gọi cho
tới nay. Trải qua nhiều đợt trùng tu chùa có sự thay đổi nhiều song quy mô và
kiến trúc vẫn giữ được kết quả của đợt trùng tu 1815 (vua Gia Long)
Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu
hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan,
du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội.

Tam quan
Bây giờ mời cô và các bạn di chuyển theo mình theo mình để tìm hiểu rõ hơn về
ngôi chùa nổi tiếng này.
Trước mặt chúng ta là Tam Quan của chùa. Chùa trước đây cũng có Tam quan
theo lối chồng diềm, bao hàm ý nghĩa Phật triết sâu sắc. Cổng gồm 2 tầng 8 mái
tượng trưng cho tiết lí âm dương là khởi tạo mn lồi. Vào đợt trùng tu gần đây
chùa đã cho dựng lại tam quan bằng nguyên vật liệu hiện đại là vôi vữa và xi
măng tuy nhiên vẫn được thể hiện theo phong cách truyền thống.
Ở chính giữa là bốn chữ: “Trấn Quốc Cổ Tự”. Hai bên phía trên có ghi ba chữ
“Phương Tiện mơn”.
-Tầng mái thứ nhất có 4 đầu đao trang trí hình rồng,phượng đầu hướng lên trên,
đi và cánh phượng được cách điệu hình lá cúc.
-Trên tầng mái của thứ 2 chùa có một con vật rất giống rồng mọi các bạn có biết
đó là con gì khơng ạ! Đó là con Si Vẫn là con thứ 2 của rồng, là linh vật có đầu
rồng, miệng rộng, thân ngắn. Tương truyền li vẫn thích ngắm cảnh và thường
giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung
điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình n cho cơng
trình.
Nhìn tồn bộ, Tam Quan chùa Trấn Quốc không đơn thuần là những mảnh đắp
trang trí cho lộng lẫy lối vào mà nó cịn là gạch nối mang tính chất linh thiêng,
vì khi du khách bước qua cổng chùa là bước vào một thế giới siêu linh, cực
lạc.Các bạn còn thắc mắc gì khơng ạ, nếu có mình xin được giải đáp trong tầm
hiểu biết của mình.
Trước khi vào phía trong, để buổi tham quan được đạt kết quả tốt , tôi xin lưu ý,
các bạn giữ trật tự, đi nhẹ nói khẽ, không gây ôn ào, không tùy tay chạm vào
hiện vật.
Như quý khách thấy, chúng ta đang đi trên con đường nhỏ dẫn lên nhà bái
đường và chính điện, dọc suốt con đường là những đường nét tinh xảo được
15



16

chạm khắc bằng đá mang họa tiết của bộ tùng, cúc, trúc, mai, đối xứng với long
ly quy phượng.
Nguồn gốc phật giáo
Mời các bạn đứng tập chung tại đây
Hiện tại chúng ta đang đứng tại sân đại bái của chùa. Trước mặt các bạn là nhà
Thiêu Hương, Tiền đường, Thượng điện. Phía bên tay phải của tơi là cây bồ đề
và nhà bia.
Giống như hầu hết những ngôi chùa khác ở Việt Nam, kết cấu và nội thất chùa
Trấn Quốc có sự sắp xếp trình tự và theo ngun tắc khắt khe của Phật giáo.
Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngơi chính bao gồm Tiền đường, nhà thiêu
hương và thượng điện nối thành hình chữ Cơng ( 工 ). Tiền đường quay mặt ra
HồTây, hai bên Tiền đường là nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành
lang tả vu và hữu vu. Phía sau thượng điện là gác chuông, vườn tháp trong chùa
nhà Tổ và nhà bia. Phía trong nhà Thượng điện có nhiều tượng, các bức tượng
này được sắp xếp từ cao xuống thấp. Mỗi hàng mang một ý nghĩa khác nhau.
Đứng đây chúng ta có thể quan sát bao quát được phía trước của chùa và trước
khi tìm hiểu sâu hơn về mặt trước của chùa chúng ta sẽ tìm hiểu qua một chút về
Phật Giáo.
Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ từ thế kỉ thứ V, VI trước công nguyên. Đến thế
kỉ VIII sau công nguyên phật giáo ở Ấn Độ cơ bản đã tiêu vong nhưng lại phát
triển ở các nước khác trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Có nhiều tài liệu ghi
lại rằng phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm – khoảng thế kỉ II-III trước
công nguyên. Nhờ đặc tính nhập thế cùng những giá trị nhân bản sâu sắc mà
Phật đã bám rễ và cắm gốc vững bền trong tâm hồn người Việt, Thời kì phát
triển thịnh vượng của Phật giáo Việt Nam. Trong giai đoạn này thì Phật Gi
được coi là quốc giáo có vị trí quan trọng ảnh hưởng mọi mặt tới đời sống xã hội
. Đây cũng là thời kì hình thành các chùa chiền ở trên cả nước. Trong con người

Việt chùa trở thành khơng gian tín ngưỡng và là nơi truyền giảng đạo lý , hành
hương lễ bái.Phật giáo khuyên con người ta làm những việc thiện, cuộc sống
ln có luật nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy nên con người nên làm
những việc thiên để tích đức cho đời sau. Có 10 đạo lý nơi bật của Phật giáo :
* Đức Phật là một con người chứ không phải là một Thượng đế:
* Phật giáo khơng hình thành tổ chức giáo quyền thế giới
* Đạo Phật phản ánh khách quan chân lý thực tại:
* Thành tựu do tu tập chứ không phải tự nhiên sinh ra hay do một đấng bậc nào
ban phát:
* Đạo Phật luôn lấy con người làm trung tâm:
* Phật giáo là tôn giáo tôn trọng sự sống
* Đạo Phật hướng tới việc đào luyện con người có đầy đủ bi, trí, dũng:
* Đạo Phật chủ trương phải tự lực giải thoát:
* Phật giáo là tôn giáo gần với khoa học:
* Phật giáo là tôn giáo bình đẳng, u chuộng hịa bình
16


17

chùa Trấn Quốc là sự tiêu biểu cho ta hình dung sức sống lâu bên và được xem
là trung tâm phật giáo thời Lý và thời Trần.
Tiền đường
Tiền đường được dựng quay ra Hồ Tây, phía trước nhà là một sân gạch rộng.
Hiên và nền nhà Tiền đường được làm cao hơn mặt sân 0.15m. Tòa Tiền đường
làm theo kiểu tường hồi bít đốc, mái trước dài hơn mái sau, lợp ngói kiểu vẩy
hến. . thân trụ hình vng, trên thân đắp nổi các câu đối bằng chữ Hán. Đỉnh trụ
phía trên đắp bốn con chim trĩ quay đầu ra bốn hướng, đi hướng lên phá trên
kết thành hình trái giành. nền nhà được lát bằng gạch Bát Tràng. Khung cửa có
gắn các núm gỗ trịn gọi là mắt cửa. Có nhiều người cho rằng đây là biểu tượng

của bầu sữa mẹ được nghệ thuật hoá và linh thiêng hoá, với ý nghĩa cầu phúc
cho Phật tử mỗi khi vào chùa.
Để vào Tiền đường chúng ta phải bước qua ngưỡng cửa cao 0,2m. đây không chỉ
là một kiến trúc thuần túy mà cịn có ý ngĩa tâm linh. mọi cái xấu xa đều phải
được gạt lại chỉ còn tâm sáng bước vào thế giới linh thiêng.
Cách sắp xếp tượng
Các bạn có thể thấy trước mặt của các bạn là phần chính điện - phần quan trọng
nhất của ngơi chùa, thể hiện trang nghiêm nhất và cũng là nơi thể hiện kiến trúc
đọc đáo của ngơi chùa. Nhìn theo hướng tay tơi chỉ, đây chính là ban Đức Ơng.
Ban thờ Đức Ông là ban thờ đầu tiên khi chúng ta bước vào. Đức Ơng là ngài
cấp cơ độc, một vị trưởng giả giàu nhưng đầy từ tâm, thường đem của cải giúp
đỡ những người cô quả, cô đơn mà thành tên. Ngai nghe phật giảng Đạo mà giác
ngộ, đã tự bỏ tiền mua vườn của thái tử Kỳ Đà dâng cho phật, được Thích Ca
tán than và cho cai quản tất cả mọi cảnh chùa thế gian. Vì thế ban thờ ngài được
đặt ở bên trái nơi các khách hành hương cần phải tiếp cận trước khi vào lễ Phật.
Đối xứng với bàn thờ đức Ơng là ban Quan Cơng , hai bên có hai hượng nhỏ là
Châu Xương và Quan Bình. Cịn hai vị to lớn mà q khách nhìn thấy, bên trái
là Khuyến Thiện ( mặt trắng ) và bên phải là trừng ác ( mặt đỏ ) thường gọi là
ông thiện, ông ác.
Điểm đáng chú ý nhất tại thượng điện là các pho tượng trong chùa không chỉ
đảm bảo sự khắt khe trong đạo phật mà còn là sự đầy đủ và độ tinh xảo pho
tượng phật. Các bức tượng trong chùa được sắp xếp theo những nguyên tắc
riêng và mang một ý nghĩ sâu sắc. Và sau đây tơi xin giải thích về hệ thống
tượng ở đây.
Lớp tượng thứ nhất là 3 pho Tam thế được đặt ở trên cao và sâu nhất của thượng
điện tên đầy đủ là Tam thế thường trụ pháp thân. Tam thế tức là 3 thời, quá khứ
gọi là trang niên kiếp, hiện tại gọi là hiền kiếp, vị lai gọi là tinh tú kiếp. Mỗi kiếp
này sấp xỉ 1 tỷ 344 triệu năm, một tên khác là Tam thế tam thiên phận có nghĩ là
3000 vị thần nối tiếp nhau giáo hóa chúng sinh trong 3 đại kiếp. Như vậy Tam
thế phật là hội tụ của 1000 vị phật trong 1 thời.

Tiếp đến là lớp tượng phật thứ 2 trên phật điện chùa Trấn Quốc là bộ di đà Tam
tôn bao gồm A di đà phật ngồi giữa, bên trái là Quan thế âm bồ tát, bên phải là
Đại thế chí bồ tát. Bộ tượng mang chức năng tiếp dẫn chúng sinh có phật quả về
17


18

thế giới tịnh độ tức thế giớ cực lạc nằm ở phía Tây, người Việt Nam coi phật A
di đà là vị cứu tinh giải thoát những tâm hồn đau khổ và tin rằng cứ thành tâm
niệm phật A di đà thì sẽ được siêu sinh vì thế tên A di đà đã trở thành lời chào
nhau của những tín đồ phật giáo ở Việt Nam
Tiếp theo là lớp tượng thứ 3 tượng thích ca cùng với 2 đệ tử thân thiết là A Lan
và Ca Diếp.
Còn đây là bộ tượng thứ tư là Đức phật Di Lặc là hiện thân của nguồn hạnh
phúc, no đủ yên lành vì thế tượng di lạc chùa Trấn Quốc được đặt với thân hình
béo tốt, ngộ nghĩnh, sinh động, ngực nở, bụng to tròn, miệng cười tự nhiên rạng
rỡ, tượng ngồi trên tòa sen.
Lớp tượng thứ 5 là quan âm chuẩn đề được đặt ở chính diện, tượng có 11 tay
đan xem theo hình khai mỏ, đơi tay chính được chắp trước ngực, cách ấn chuẩn
đề, với ấn này chỉ được kết khi đước phật hoặc bồ tát cần một sức mạnh vô biên
để cứu độ chúng sinh.
Tiếp đến là lớp tượng thứ 6, lớp tượng thứ 6 là tòa cửu long, và tượng thích ca
sơ sinh. Tượng thích ca sơ sinh khơng đơn giản chỉ nói về sự xuất thế của thánh
nhân mà cị là lời tun ngơn gắn với phật đạo. Hai tượng Đại phạm hay còn gọi
là Đại phạm thiên vương và Đế thích được gắn 2 bên tịa cửu long với tư cách là
thiên thần trợ thủ cho thích ca sơ sinh lúc chưa thành đạo, thượng đế thích ở bên
trái, Phạm thiên ở bên phải.
Lớp tượng cuối cùng là lớp tượng thứ 7, lớp tượng thứ 7 là lớp tượng thích ca
nhập nhất bàn, đây là điểm nổi bật nhất của chùa Trấn Quốc, và cũng là bức

tượng có niên đại sớm nhất trong các bức tượng ở chùa Trấn Quốc, tượng bằng
gỗ thế vàng lộng lẫy có thể nói là một kiệt tác tạc tượng nghệ thuật ở Việt Nam.
Tư thế của pho tượng được cho là đặc biệt bởi các cao tăng khác khi vào nếp
bàn đều ở tư thế tựa, cịn phật thích ca mâu ni khi vào nếp bàn ở tư thế nằm.
Nỗi bức tượng không chỉ là một kiệt tác nghệ thuật mà nó cịn có ý nghĩa tâm
linh sâu sắc ở trong đó.
Nhà bia
Xin mời Quý khách hãy quan sát theo cánh tay tơi chỉ. Chùa Trấn Quốc có tất cả
14 bia nhưng trong đó có 4 bia khơng ghi niên đại. Bia sớm nhất trong số đó
chính là tâm bia trước mặt Quý khách. Đó là bia “Trấn Quốc tự bi ký”, được xây
dựng 1639 được đặt trên lưng rùa do tiến sĩ Nguyễn Xuân Chính viết.
Cây bồ đề
Và trước mặt các bạn là cây bồ đề đây là món quà của cố Tổng thống Ấn Độ
tặng chùa trong chuyến thăm Việt Nam và được ông trồng vào ngày 21/3/1959.
Bồ đề được xem là loài cây thiêng liêng trong Phật giáo nơi Đức Phật đã giác
ngộ hoàn toàn sau 49 ngày thiền định.. Khi đến gốc cây bồ đề thiêng người ta
thường vái ba vái rồi đi quanh cây 81 vòng theo chiều ngược kim đồng hồ,
không suy nghĩ, không tạp niệm, khơng nói chuyện, bước đi thong thả, khoan
thai. Khi đủ vòng 81 mới lại vái ba vái nơi gốc bồ đề và khấn lời mình mong
muốn. Đó cũng là 81 vòng giác ngộ mà Đức Phật đã làm trước đây khi người
18


19

ngồi lại thiền định nơi gốc cây bồ đề. Khi nói đến hai chữ Bồ đề chúng ta hình
dung được đây là một loại cây linh thiêng và cao quý nhất, có thể cảm nhận
niềm Hỉ - Lạc vơ biên khi ngồi dưới bóng cây Bồ đề, hơn nữa cây Bồ đề còn
tượng trưng cho niềm tin vững chắc về sự Sinh tồn của Phật giáo cũng như sự
Tín tâm của người Phật tử đối với ngôi Tam bảo. Cây Bồ đề chính là bóng dâm

che mát, là ánh sáng trí tuệ ln soi sáng và tưới tẩm cho những ai đang khát
khao tìm về cội nguồn an lạc; đó cũng là tuệ giác được nuôi dưỡng bằng mầm
non Bồ đề trong từng Sát na của tâm thức.
Phía sau cây bồ đề là nhà bia thuyết minh giáo lí bất chính đạo cho mọi người
học tập. tấm bia được khắc lên nhiều ngôn ngữ khác nhau nằm để du khác từ
mọi phương đều có thể hiều.
Như vậy, các bạn vừa nghe tơi thuyết trình xong về mặt trước của ngơi chùa.
Qua đây chúng ta có thể hiểu một phần nào về cấu trúc, ý nghĩa tâm linh của
ngôi chùa và một số điều đặc biệt về ngôi chùa. Bạn nào cịn có điều gì thắc mắc
thì có thể đặt câu hỏi dành cho tôi? Sau khi đã nghe giới thiệu xong thì bây giờ
kính mời cơ và các bạn vào trong để làm lễ dâng hương cũng như tham quan rõ
hơn.
Vâng kính thưa q khách, chùa Trấn Quốc khơng chỉ có từng này vẻ đẹp thì
tiếp theo chúng ta sẽ đến với bạn … tìm tiểu thêm về mặt sau của chùa. Để giúp
các bạn tìm hiểu được hết những nét độc đáo tồn bộ về ngơi chùa này.
Mặt sau của chùa
Kính thưa quý khách! Như chúng ta đã biết Trấn Quốc là ngơi chùa cổ nằm có
danh tiếng ở Việt Nam. Chùa được vinh danh la “ Di tích lịch sư văn hóa cấp
quốc gia” vào 1962. Và ngay sau đây, quý khách hãy cùng theo chân tôi đến
tham quan một cơng trình có ý nghĩa đó chính là “ bảo thấp lục độ đài sen trong
khuôn viên chùa”
Mặt Tây Hồ lung linh bóng nước
Ngọn tháp nầy Trấn Quốc gửi hồn ta
Dang tay đi dưới bầu trời thuở trước
Di tích này lưu lại bóng hình ta.
( Lâm Như Tạng- Tu Viện Quảng Đức)
Nhà tổ
Kính thưa q khách! Nằm vng góc về bên trái, đằng sau gác chng là nhà tổ
với hai chức năng chính hiện nay là thờ Mẫu thờ Tổ. Nhà Tổ được làm theo kiểu
tường hồi bít đốc, ngói lợp kiểu vẩy hến. Ở đay có bộ khung gỗ bề thế gồm 6 bộ

vì theo kiểu chồng rường giá chiêng, tọa thành 5 gian. BA gian giữa thờ Tổ, hai
gian bên thờ Mẫu.
Giữa nhà Tổ có gắn một y mơn trang trí đặc sắc. Trang trí được thực hiện
với kỹ thuật chạm lộng và chạm bong kênh , tạo những họa tiết khá sinh động.
Chủ đề trang trí là mặt hổ phù, rồng vờn mây và phường. Chính giữa của Y mơn
là 1 mặt hồ phù - biểu tượng cầu no đủ của cư dân nông nghiệp.
19


20

Nhà tổ có 12 pho tượng, mang tính chân dung cao, nét mặt rất giống với
người sống, không giống tượng phật. Tượng ngồi trong tư thế kiết già, áo cà sa
chạm nong kênh trùm xuống tân bệ. Đặc biệt là có 1 pho tượng mới làm, tạo
theo mặt của vị sư mới viên tịch ở chùa: tượng bằng đồng thiếp vàng, lộng lẫy.
Gác chuông
Nối liền 2 dãy hành lang là gác chuông. Gác chuông chia làm 2 tầng, tầng trên
thấp hơn để treo chuông, tầng dưới hiện nay dùng làm nhà khách. Kết cấu của
gác chng được dựa lực chính tên 8 cột mái, các cột này chạy thẳng tới các bộ
mái trên. Tầng trên có 4 bộ vì nó kết cấu kiểu giá chiêng làm đơn giản. Qủa
chuông được treo ở đây lớn, có dáng cân đối hài hịa. Trên thân chng có trang
trí hoa văn rồng có khắc 4 chữ Hán “ Trấn Bắc Tự Chung” chuông chùa Trấn
Bắc. Tất cả các chuông ở đấy đều đánh vào chập tối và rạng sáng mang ý nghĩa
thức tỉnh. Thúc đẩy con người tịnh tiến tu hành để vượt ra ngồi tội lỗi.
Cờ Phướn
Q khách hãy nhìn sang bên trên lá cờ đang bay phấp phới có đi dài kia có
tên gọi là cờ phướn.Cứ đến các ngày lễ trọng, chùa nào cũng treo cây phướn.
Cây phướn cao cùng các loại phướn nhỏ dùng để trang trí đàn tràng, tạo nên
cảnh trí trang nghiêm, rất riêng của lễ hội Phật giáo. Ấy thế, cội nguồn và ý
nghĩa của cây phướn ra sao lại là chuyện không dễ để tỏ tường.

Câu chuyện phổ biến giải thích lai lịch cây phướn ở xứ ta là Sự tích cây phướn
nhà chùa, truyện kể rằng:
Xưa có một người chun mơn ăn thịt người. Hắn đã từng bắt giết không biết
bao nhiêu nhân mạng. Tuy hung ác vô đạo, nhưng hắn lại thờ mẹ rất có hiếu.
Một hơm, có một nhà sư đi qun giáo qua đó bị hắn bắt. Khi hắn sắp giết thịt
thì mẹ hắn ra xin hộ cho nhà sư. Thấy mẹ năn nỉ quá, hắn đành buông dao rồi
hỏi nhà sư làm gì và đi đâu. Nghe nhà sư kể chuyện, cả hai mẹ con rất hối hận
về những tội ác từ trước đến nay. Hai mẹ con cũng muốn kiếm một vật cúng cho
nhà chùa nhưng ngặt vì trong nhà chả có gì đáng giá cả. Nhưng người con đã
tình nguyện nạp bộ lịng của mình đưa về cúng Phật. Vừa nói hắn vừa rạch bụng
moi ruột đưa ra. Nhà sư cũng nhận lấy nhưng đến bờ suối thì quẳng ln xuống
nước. Có con quạ thấy vậy, tha bộ ruột ấy bay đến chùa, đậu trên ngọn cây kêu
lên om sòm. Đức Phật rõ chuyện, khen thưởng con quạ mà phạt tội nhà sư.
Đồng thời đưa hai mẹ con nhà kia lên trời thành Phật. Từ đó nhà chùa làm cây
phướn để ghi nhớ việc ấy. Trên cây phướn bao giờ cũng tạc hình con quạ ngậm
một tấm lụa dài độ hai ba mươi thước. Tấm lụa tượng trưng cho bộ ruột của
người đã rạch bụng cúng Phật. Có rất nhiều các dị bản khác nhau liên quan đến
cây phướn, mỗi câu chuyện, mỗi hình tượng biểu trưng tại những nơi linh thiêng
đều có ý nghĩa riêng biệt. Tuy rằng, có nhiều cách lí giải khác nhau nhưng đều
tựu chung tại một điểm đó là hướng con người ta tới những điều thiện để cuộc
sống tốt đẹp hơn

20


21

Vườn tháp
Phía bên tay phải của tơi chính là vườn tháp- một điểm nhấn tạo nên nét riêng
cho chùa Trấn Quốc. Với nhiều tháp cổ từ thế kỉ 18, nổi bật là tòa Bảo tháp Lục

Độ Đài Sen được xây dựng năm 1998. Xin mời quý khách hãy cùng tôi tham
quan vườn tháp và cùng tìm hiểu , khám phá nững nét khác biệt về vẻ đẹp làm
nên nét riêng biệt, nổi bật của tịa bảo tháp. Bảo tháp có 11 tầng cao 15m, mỗi
tầng có 6 ơ cửa vịm , có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý . Đỉnh tháp có đài sen
9 tầng được gọi là Cửu Phẩm Liên Họa cũng bằng đá quý. Mỗi tầng của tháp có
mái hiên lợp ngói bằng vảy cá và được trang trí họa tiết mây sóng cầu kì rất tinh
xảo. Mỗi tầng có 6 tượng phật A Di Đà quay ra 6 hướng tượng trưng cho sự soi
xét nhìn thấu vạn vật và ban phước cho trần thế. Tại tầng 1 có 6 lan can , bên
trên được trang trí bằng đài sen , lồi hoa tượng trưng cho nhà Phật- 1 lồi hoa
tao nhã, thanh lịch. Cịn trên cùng của tòa tháp là một tháp sen Cửu Phật Liên
hoa bằng đá vươn lên trời như một niềm kiêu hãnh của dân tộc. Bảo tháp được
đặt đối xứng với cây bồ đề và tạo nên thế hài hòa âm dương cân xứng.
Thưa q khách, ngồi tịa bảo tháp Lục Độ đài sen này ra cịn có những
tháp mộ chơn những người đã tu và trụ trì ở chùa qua các đời. Với tổng số 14
ngôi , tháp ở chùa Trấn Quốc có nhiều loại: có 6 tháp 1 tầng, 7 tháp 3 tầng và 1
tháp 11 tầng ( theo các sư tăng trong chùa thì tháp 11 tầng này xây nhằm mục
đích trang trí. Tức là tịa bảo tháp lục độ đài sen tôi vừa mới giới thiệu cho quý
khách đấy ạ). Năm 2001 trong vườn tháp chùa xây một ngơi mộ của nhà sư trụ
trì là hịa thượng Kim Cương Tử. Mộ xây kiêu 2 tầng 8 mái bên trong có đặt linh
cữu.
Kính thưa q khách! Tháp 1 tầng gọi là Am Sư- nơi chôn cất những
người mà cơng quả tu hành cịn ở mức độ thấp. Tháp 3 tầng là tháp của hòa
thượng nhưng các đồ đệ thường xây cho sư Tổ của mình do chưa đủ làm hòa
thượng nên ẩn dưới dạng 2 tầng rưỡi.
Tháp mộ ở chùa Trấn quốc có kết cấu giống như các mộ thơng thường khác: đó
là tháp có dạng tu di tọa. Phần chân đế giật cấp , phần thân là 4 cạnh hình vng
được làm lõm vào, 1 ơ hình chữ nhật trên có chạm chữ phạm, bên trong có đặt
bài vị và bát hương. Đỉnh tháp là một bình cam lồ( hay cịn gọi là bình thanh
tịnh) được đặt trên mặt đài sen, đây là biểu tượng của của Quan Thế Âm Bồ Tát,
trong bình thanh tịnh chứa nước cam lồ, nước cam lồ biểu trưng cho lòng từ bi.

Nước này rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi
khổ đau của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình
thanh tịnh là giới đức. Như phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch
thanh tịnh. Đỡ đài sen là một đấu đầy đặt theo kiểu giật cấp, toàn bộ được đặt
trên mái được làm mui thuyền. Bao quanh khu vườn tháp là hệ thống tường bao
được làm khá cầu kì, phía trên là lồng đèn, phía dưới là các con tiện làm bằng
vơi vữa.
Nhìn từ xa chùa Trấn Quốc ẩn mình giữa vườn cây xanh tốt với đủ loại găng,
nhã, liễu, bồ đề,..nơi con người và thiên nhiên gắn bó, hịa quyện chốn cửa thiền
21


22

thanh tịnh, u nhã khiến ta chợt nhớ tới một câu thơ trong bài thơ của Tam
nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến viết:
Chùa xưa ở lẫn cùng cây lá
Sư cụ nằm chung với khói mây...
Thời Lê - Trịnh , chúa Trịnh đã cho xây một dãy hanhd cung tại đây, về sau trở
nên xác xơ, tiêu điều, khiến nhà thơ NguyễnThị Hinh phải thốt lên:
Trấn bắc hành hung cỏ dãi dầu
Khách qua đường dễ chạnh lòng nhau
Mấy giò sen rớt hỏi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu...
Trải qua nhiều lần tơn tạo, diện mạo chùa có nhiều thay đổi . XUng quanh
chùa có nhiều cơng trình hiện đại mọc lên. Tuy nhiên với những giá trị về lịch sử
và kiến trúc đó, chùa Trấn Quốc khơng chỉ nổi tiếng là chốn phật cửa thiêng
liêng, thu hút rất nhiều phật tử về hành lễ mà còn là điểm đến hấp dẫn khách
quan du lịch trong và ngoài nước.
Mỗi ngày chùa đón hàng trăm du khách trong và ngồi nước đến. Họ rất ngạc

nhiên trước không gian tĩnh lặng, vẻ đẹp nên thơ của “ đóa sen” nổi bật trên mặt
nước Hồ tây . Đã từng có một du khách Anh cho biết: “ ngay sau khi bước vào
cổng chùa , tôi đã bị thu hút bởi mùi hương rất lạ, thật dễ chịu.” Mùi hương hòa
quyện với hơi mát từ mặt hồ bay lên, khiến du khách não lòng. Họ được hưởng
sự an lạc từ một khơng gian văn hóa đậm màu sắc Phật giáo Việt Nam.
Vâng thưa quý khách, Chúng ta vừa tham quan tìm hiểu tồn bộ về Chùa
Trấn Quốc. Qúy khách có gì thắc mắc gì muốn hỏi khơng ạ..
Nếu q khách khơng cịn câu hỏi nào thì xin mời q khách có thể tự do
tham quan, ngắm cảnh và chụp hình lưu niệm trong 10 phút. Sau đó đồn ta sẽ
tập trung tại cổng chùa để đi ăn trưa và tiếp tục cuộc hành trình hơm nay ạ.
Kính chúc quý khách một buổi trưa vui vẻ ạ !

22


23

Phủ Tây Hồ
Chào mừng cô và các bạn sinh viên hôm nay đã đến thăm quan và học tập tại di
tích Phủ Tây Hồ.Lời đầu tiên cho phép Tơi xin tự giới thiệu Tơi tên là…….là
thuyết minh viên của nhóm sunshine. Hôm nay tôi rất vui mừng khi được hướng
dẫn các cơ và bạn tham quan khu di tích nổi tiếng này.Xin thay mặt cho ban
quản lý chúc các bạn có một tham quan thật sự vui vẻ và thu lượm được nhiều
kiến thức cho việc học tập của mình.
Để buổi tham quan đạt được kết qả như mong muốn tôi xin lưu ý các cô và các
bạn giữ trật tự, đi theo đồn, khơng tự ý cắm hương vào các đĩa lễ.Các bạn có
thể ghi âm chụp ảnh trong lúc tham quan. Xin cảm ơn!
Thưa quý khách,vừa rồi quý khách đã được tham quan học tại Chùa Trấn
Quốc , Đến Quán Thánh và Hồ Tây . Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục khám phá di
tích Phủ Tây Hồ- nơi mà có tín ngưỡng thờ mẫu lớn nhất ở Hà Nội.

Vậy tín ngưỡng thờ mẫu là gì? Sau đây tơi xin khái qt một số ý chính về tín
ngưỡng thờ Mẫu để mọi người biết thêm ạ.
Mẫu nghĩa là mẹ, Tín ngưỡng thờ Mẫu hiểu nơm na nghĩa là sự tin tưởng ,sùng
bái những người phụ nữ có vai trị quan trọng trong cơng cuộc sáng tạo,che chở,
bảo vệ con người như Quốc Mẫu Âu Cơ, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh
Nương,...
Do ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc, từ tín ngưỡng Thờ Mẫu đã hình thành
tín ngưỡng Tam Phủ- Tứ Phủ.Nhưng nó chỉ phát triển mạnh mẽ khi có sự xuất
hiện của Thánh Mẫu Liễu Hạnh vào thế kỉ thứ XVI. Ngoài Mẫu Thượng Thiên
làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp,giúp cho nhân dân ta
sống trong điều kiện mưa thuận gió hịa, Mẫu Thoải ban phát của cải cho chúng
sinh giúp nhân dân ta được ấm nó, sung túc và Mẫu Đệ Tam trị vì các miền sơng
nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp của nhân dân ta. Thì Mẫu
Liễu Hạnh là người cai quản trần gian, bảo vệ người lành, trừng phạt kẻ ác.
Dạ vâng! Bây giờ chúng ta quay trở lại với Phủ Tây Hồ ạ! Phủ Tây Hồ đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13
tháng 2 năm 1996. Chắc hẳn quý khách sẽ rất tò mò : “Tại sao nơi này lại được
công nhận là di tích lịch sử - văn hóa”. Ngày hơm nay, Tơi sẽ giúp quý khách
trả lời câu hỏi đó.
Thưa quý khách! Ngay trước mắt q khách chính là nghi mơn của PTH,
làm theo kiểu kiến trúc tam quan,2 tầng, 8 mái, mái làm giả ngói ống. Khi chúng
ta bước qua Tam Quan vào đến đất phủ ,đồng nghĩa với việc ta đã tách biệt giữa
cõi tục và cõi trần gian Nhìn chung ,Cấu trúc và các hình tượng chạm khắc
trên cổng tam quan của phủ cũng giống các đình đền,phủ khác ở Việt nam. Đó là
hình ảnh đơi nghê chầu, hình phượng,hổ phù, rồng,.v.v...Chỉ duy nhất có 1 điểm
đặc biệt mà mỗi phủ tây Hồ mới có. Các bạn có nhận ra điều đặc biệt đó khơng
ạ?
Xin mời q khách nhìn lên tầng hai của cửa giữa Tam quan,tôi sẽ chỉ cho
quý khách thấy.Theo thứ tự từ trên xuống thì đầu tiên quý khách sẽ nhìn thấy
23



24

hình ảnh song long ẩn vân .Tiếp theo là lưỡng phụng trầu nhật. Nhìn qua thì
khơng có gì đặc biệt cả nhưng nó lại mang ý nghĩa rất sâu xa. Theo quan niệm
xưa, rồng và 5 đao lửa mặt nhật biểu tượng cho dương. Còn Vân tức là mây và
phụng biểu tượng cho âm. Kết hợp 2 hình ảnh này biểu thị cho sự hòa hợp của
triết lý âm dương , là nguồn gốc tạo thành vũ trụ .Đối với tín ngưỡng Tam Tứ
Phủ, tuy là tín ngưỡng thờ mẫu nhưng ln có sự hịa hợp âm dương. Ngay cả
đến các thánh nam nữ được kết hợp thờ tự trong Tín ngưỡng thờ mẫu cũng đều
có số lượng như nhau. Điều đó thể hiện cho sự tồn vẹn, căng tràn hạnh phúc,
cho sự sinh sôi nảy nở , phát triển trường tồn của Tín ngưỡng Thờ Mẫu.
Và ngay dưới hình ảnh lưỡng phụng trầu nhật là 1cuốn thư có khắc 4 chữ
Hán “Phong đài nguyệt cát” ( nghĩa là đài gió gác trăng). Hình ảnh Cuốn thư bên
tả cuộn kiếm, bên hữu cuộn bút thể hiện cho tri thức, sự cao sang phú q và sự
vĩnh cửu. Ngồi ra nó cịn có ý nghĩa chống lại các luồng khí xấu thâm nhập.
Trên gác tam quan còn treo 1 Khánh đồng và 2 chng đồng. Tứ trụ của cổng
Tam quan có khắc nổi những câu đối bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi tài đức
của Mẫu Liễu và cảnh sắc tuyệt đẹp của Tây Hồ. Đi qua tam quan đi về phía bên
phải là đền kim ngưu thờ trâu vàng, đi về bên trái qua dãy hàng bán đồ lễ,đồ ăn
là đường vào phủ tây hồ.
Sau đây Xin mời quý khách theo chân tôi vào bên trong. Xin mời quý
khách đứng thành hình vịng cung ở đây ạ?
Hiện nay đồn nhà mình đã và đang ở trong PTH rồi.Trước khi tìm hiểu chi tiết
về Phủ Tây Hồ thì chúng ta hãy lắng lịng mình xuống để dâng lễ lên Thánh
Mẫu Liễu Hạnh. (phủ chính và lầu sơn trang) ( Trong 15 phút)
Thưa q khách sau đây thì tơi xin cung cấp một số thơng tin về Phủ Tây Hồ
để đồn mình có thể nắm bắt được chúng ta sẽ thăm quan và tìm hiểu gì ở đây ạ.
Phủ Tây hồ tọa lạc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Ban đầu Phủ

được xây dựng bằng chất liệu tre lá dưới thời Lê. Sau đó,trải qua 3 lần trùng tu
ta mới có được phủ Tây Hồ như ngày nay.Quần thể Phủ Tây Hồ và đền Kim
Ngưu có diện tích khoảng 1000m2 và 3 phiá đều là mặt nước .
Phủ Tây Hồ là 1 trong những di tích lịch sử có giá trị cho đến tận bây giờ.
Hiện nay phủ vẫn còn lưu giữ rất nhiều di vật như câu đối, cửa võng, long ngai,
bài vị, sập thờ, cửa cuốn, cửa võng ,..mang đậm nét Kiến Trúc thế kỉ XIX. Ngoài
ra, cịn có các loại tàn, tán, lọng, 3 quả chng đồng, 1 bát hương đồng ghi
“Đông Cung Điêu”, 1bát hương đá, 30 pho tượng tròn lớn nhỏ và 10 đạo sắc
phong ( Trong đó có 3 đạo phong chúa cho Liễu Hạnh, 7 đạo phong cho thần
Kim Ngưu).
Phủ Tây Hồ thờ bà Chúa Liễu Hạnh . Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa
Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử của Việt Nam, cùng với Sơn Tinh, Thánh
Gióng và Chử Đồng Tử. Bà là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín
ngưỡng thờ Mẫu.
Nhắc đến Mẫu Liễu Hạnh là nhắc đến những câu chuyện truyền thuyết li kì về
những lần sinh hóa của Bà. Tục truyền rằng :
24


25

Bà là Quỳnh Hoa- con gái thứ 2 của Ngọc Hồng, bị đày xuống trần gian
vì sơ xuất làm rơi vỡ chiếc chén ngọc trong 1 lần dâng rượu chúc thọ. Bà đã đầu
thai làm Giáng Tiên - con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái - Vân Cát Vụ Bản - Nam Định vào năm 1557. Đó là lý do tại sao ở Nam Định có Phủ Giày
thờ Mẫu Liễu Hạnh. Và Khi giáng Tiên lớn lên, nàng có nhan sắc tuyệt trần,
giỏi thi thơ.Nàng lấy chồng và sinh được một trai, một gái thì chớp mắt thăng
thiên . Nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, khi đó có hai nữ thần
Quế Nương, và Thị Nương hậu vệ; Còn lần hai nàng hiển linh để cứu nhân độ
thế, trừng phạt kẻ bất lương và du ngoạn khắp chốn danh lam thắng cảnh, giáng
bút đề thơ.

Trong 1 lần tru du qua đảo Tây Hồ, thấy nơi đây sơn thủy hữu tình nên
Thánh Liễu Hạnh đã lưu lại mở quán nước làm cớ vui thú văn chương . Và tình
cờ như tiền duyên xui khiến, trong 1 lần đi thuyền dạo quanh Hồ Tây trạng
Bùng Phùng Khắc Khoan đã ghé vào Quán Tiên Chúa ( đây chính là cuộc hội
ngộ lần 2 giữa người ). Tâm đầu ý hợp, họ cùng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự qn”
mà nay vẫn cịn lưu truyền mãi:
“Phía Tây Hồ đẹp dấu xưa
Như hừng nước phẳng sóng đùa lăn tăn
Có nơi chợ lẫn với làng
Tưởng dịng sơng rộng lướt ngang bãi bờ .”
Tiên chúa ở đây bao lâu không ai biết, chỉ biết khi Phùng Khắc Khoan trở
lại tìm thì khơng thấy nữa. Để ngi ngoai nỗi nhớ, ơng đã cho lập đền thờ
người tri âm. Và đó chính là nguồn gốc hình thành của Phủ Tây Hồ.
Thưa quý khách!
Hiện nay Phủ Tây Hồ có cấu trúc gồm phủ chính ,điện sơn trang, khu nhà khách.
Và đối diện với phủ chính là Lầu Cơ, Lầu Cậu. Hai lầu nhỏ ở trước mắt q
khách đây chính là Lầu Cơ và lầu Cậu . Dù là Phật hay là Thánh thì đều có các
thị giả, là những người hầu cận.. Thị giả của Mẫu là Cậu và Cô, là các kim đồng
ngọc nữ đi thi giúp Mẫu hành đạo. Trước khi vào lễ Mẫu thì phải dâng lễ báo
cáo Cơ Cậu trước. .Cậu và Cô ở phủ Tây Hồ nổi tiếng linh thiêng. Điều này đã
được truyền tụng:
“ Kinh kì nức tiếng phồn hoa
Anh linh hiển hách Cơ Bơ Tây Hồ”
Kính thưa q khách!
Trong các cơng trình kiến trúc ở Phủ Tây Hồ, thì phủ chính có quy mơ lớn nhất
với cấu trúc 3 nếp chạy dài theo chiều sâu. Mặt tiền của phủ quay ra Hồ Tây,
nhìn sang làng Võng Thị. Mặt trước của phủ chính có cửa tam quan 2 tầng, mái
làm giả ngói ống,mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”( Dấu để Tây Hồ). Phía trên
cùng mái là “ hình lưỡng long trầu nhật” -1 hình ảnh quen thuộc hay thấy ở các
đình,đền, chùa Việt Nam, mang ý nghĩa cầu trời mưa nắng thuận hòa, mùa màng

tốt tươi.,.
25


×