Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÁO cáo THU HOẠCH tìm HIỂU về CÔNG tác CHỦ NHIỆM trường tiểu học hoàng văn thụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.25 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

BÁO CÁO THU HOẠCH
TÌM HIỂU VỀ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM

Họ và tên giáo sinh: Đặng Thị Hiền
Lớp

: K12TH

Ngành

: Giáo dục Tiểu học

Đơn vị thực tập

: Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ

GVHD

: (Cơ) Phan Thị Thanh Bình

Kon Tum, ngày 9 tháng 3 năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

ĐẶNG THỊ HIỀN
Ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học



BÁO CÁO THU HOẠCH
TÌM HIỂU VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Kon Tum, tháng 3 năm 2022
BÀI THU HOẠCH TÌM HIỂU VỀ CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM
PHẦN I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Họ và tên giáo sinh: Đặng Thị Hiền
Lớp: K12TH
Ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học
Nhóm kiến tập: Nhóm 1
Đơn vị kiến tập: Trường Tiểu học Hồng Văn Thụ - Thành phố Kon Tum


Nội dung báo cáo: Tìm hiểu về cơng tác chủ nhiệm
Ngày dự: 22/02/2022
Họ và tên báo cáo viên: (Cô) Phan Thị Thanh Bình
Phương pháp tìm hiểu: Nghe báo cáo, nghiên cứu thêm hồ sơ tài liệu, quan sát thực tế,
tham vấn.
PHẦN II: NỘI DUNG BÀI THU HOẠCH
Vào ngày 22/02/2022, đoàn chúng em đã được cơ Phan Thị Thanh Bình báo cáo
những điều cơ bản về công tác chủ nhiệm, hướng dẫn về Thông tư số 28/2020/TTBGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với những
nội dung như sau:
I. Nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm trong trường Tiểu học
1. Nhiệm vụ
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của
nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục,
kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp
mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng

học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường
xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học
sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ
học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập
và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ
đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng
học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng
cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo
quy định; trao đổi chia sẻ chuyên mơn cùng đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường
thơng qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn;
sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các
xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong
quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa
phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng
và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng
phân công.


- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của
hiệu trưởng.

Giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm, ngồi các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của
Điều này, cịn có các nhiệm vụ sau đây:
- Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ
nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung,
phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn
cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng
phê duyệt.
- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách
Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám
sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh
giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen
thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học
sinh.
- Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
- Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh và Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
học sinh.
2. Chức năng
GVCN làm công việc theo dõi quản lý giáo dục học sinh và chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng Nhà trường về nhiệm vụ được phân công như sau:
- Phát hiện, bồi dưỡng và cử đội ngũ cán bộ lớp, phân công nhiệm vụ nhằm giúp các
em tổ chức thực hiện tốt mọi hoạt đọng của lớp, của trường.
- Định hướng, tư vấn và giúp đỡ các em tổ chức thực hiện các mặt hoạt động của lớp.
- Tổng hợp tình hình, đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Trường về công tác giáo
dục, rèn luyện của HS.
- Nắm chắc tư tưởng, tinh thần và thái độ, kết quả học tập, rèn luyện của HS; phối hợp
với gia đình và đồn thể để giúp đỡ, cảm hóa HS trong rèn luyện để trở thành người tốt
cho xã hội.

- Tư vấn, định hướng và chỉ đạo HS lớp mình chủ nhiệm thực hiện tốt mọi quyền lợi,
nghĩa vụ của HS, để thực hiện công việc theo quy chế cũng như sự điều hành và quản
lí của phó Hiệu trưởng phụ trách mảng giáo dục đạo đức HS chung trong nhà trường.
3. Quyền hạn
Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:
- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và các chính sách khác theo quy
định; được thay đổi hạng chức danh nghề nghiệp; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự,
sức khỏe, hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà
trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục; vận dụng các hình thức hoạt


động và phương pháp giáo dục, đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh và
điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ;
được hưởng lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định
khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy
định.
- Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài những quyền nêu tại khoản 1 của Điều
này, cịn có các quyền sau đây
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình chủ nhiệm.
- Được dự các cuộc họp của hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác khi
giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
- Được giảm giờ lên lớp hàng tuần và các quyền khác theo quy định.
II. Quy trình, cơng việc của giáo viên chủ nhiệm lớp
1 . Trong năm học

1.1. Đầu năm học
- Tiến hành điều tra cơ bản để nắm vững đặc điểm học sinh trong lớp về:
+ Họ và tên học sinh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, địa
chỉ, hộ khẩu thường trú.
+ Họ tên, nghề nghiệp và địa chỉ của cha mẹ hoặc người giám hộ (nếu có)
+ Kết quả học lực và hạnh kiểm năm học trước; năng khiếu đặc biệt: văn nghệ, báo
chí, thể thao, văn, tốn, ngoại ngữ…
+ Tình trạng sức khỏe: có bệnh mãn tính, truyền nhiễm khơng…..
- Hình thành tổ chức lớp học
+ Dự kiến và tiến hành bầu ban cán sự lớp gồm lớp trưởng và lớp phó phụ trách: học
tập, lao động, kỉ luật, lao động, văn thể mĩ.
+ Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên ban cán sự lớp và thường xuyên theo
dõi, giúp đỡ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tổ chức cho học sinh học tập và thảo luận nội quy và các quy định khác của nhà
trường, sớm đưa các hoạt động của lớp đi vào nề nếp.
- Căn cứ kế hoạch, chỉ tiêu năm học của nhà trường, GVCN hướng dẫn lớp xây dựng
kế hoạch và các chỉ tiêu phấn đấu cho từng tháng, từng học kì, tồn năm học của lớp,
cùng nhau bàn bạc biện pháp thực hiện.
- Lập bộ hồ sơ và các sổ sách cần thiết cho công tác chủ nhiệm lớp:
a. Sổ chủ nhiệm (theo mẫu chung) ghi những nội dung sau:
+ Hệ thống tổ chức lớp gồm Ban cán sự lớp,…; tóm tắt kế hoạch, các chỉ tiêu thi đua
và các biện pháp thực hiện (học kì I, II và cả năm).
+ Thống kê tình hình xếp loại học sinh năm học cũ và năm học mới.
+ Thông tin cá nhân Học sinh (dành cho mỗi em một trang): Ghi tóm tắt lý lịch, đặc
điểm của học sinh qua điều tra cơ bản; ghi lại những sự việc đã xảy ra trong năm


học trước có liên quan đến từng học sinh (khen thưởng, kỉ luật, năng khiếu đặc
biệt)…
* Riêng kết quả 2 mặt giáo dục của học sinh thì GVCN sẽ ghi vào cuối năm học.

+ Sổ tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục.
+ Phiếu liên lạc giữa gia đình và nhà trường (theo mẫu có sẵn).
+ Học bạ học sinh (cùng với bộ phận học vụ quản lý).
- Tham gia tổ chức hội nghị CMHS đầu năm. Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
- Đề nghị nhà trường xét miễn giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo học
khá, giỏi.
1.2. Giữa học kỳ I
- Thường xuyên theo dõi giáo dục học sinh.
- Ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong 2 tháng đầu năm, và báo cho cha
mẹ HS bằng phiếu liên lạc.
1.3. Cuối học kì I
- Xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh, ghi kết quả xét duyệt và kiểm tra chéo hồ sơ, học
bạ, sổ điểm.
- Thông báo kết quả học lực và hạnh kiểm của học sinh cho cha mẹ học sinh biết (dùng
phiếu liên lạc).
- Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh lớp (theo kế hoạch và hướng dẫn của BGH).
1.4. Cuối năm học
- Xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh, ghi kết quả xét duyệt và kiểm tra chéo hồ sơ, học
bạ, sổ điểm, nhận xét và ký học bạ của học sinh.
- Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh lớp và thông báo kết quả học lực và hạnh kiểm
cuối năm của học sinh cho cha mẹ học sinh biết.
- Yêu cầu học sinh trả SGK, sách tham khảo cho thư viện.
- Bàn giao cho văn thư-lưu trữ của trường các loại hồ sơ, sổ sách chủ nhiệm sau khi đã
hoàn chỉnh đầy đủ.
2. Hàng tháng
- Đầu tháng: Căn cứ kế hoạch hàng tháng của trường và tình hình cụ thể của lớp,
GVCN lên kế hoạch của lớp trong tháng và phổ biến cho học sinh trong tiết sinh hoạt
chủ nhiệm đầu tháng.
- Trong tháng: Tổ chức học sinh thực hiện kế hoạch của lớp.
- Cuối tháng: Sơ kết công tác trong tháng, biểu dương những học sinh thực hiện tốt,

phê bình những học sinh thực hiện chưa tốt nội quy nhà trường.
3. Hàng tuần
3.1. Đầu tuần
- Đôn đốc, nhắc nhở học sinh xếp hàng, chào cờ, hát quốc ca, dự lễ chào cờ đầu tuần.
- Nhận kế hoạch hàng tuần của nhà trường để bàn bạc và triển khai trên lớp.
- Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm:
+ Kiểm điểm tình hình lớp trong tuần.
+ GVCN chỉ định ban cán sự lớp lần lượt báo cáo tình hình lớp trong tuần về học
tập, lao động, vệ sinh, văn thể, chấp hành nội quy, thi đua.


+ GVCN tổng kết phát biểu, nhận xét và phổ biến kế hoạch tuần tới của trường.
(Tuyệt đối không sử dụng tiết sinh hoạt chủ nhiệm để giảng bài hoặc sửa bài cho HS)
3.2. Cuối tuần
Nắm tình hình lớp về mọi mặt để phát huy những ưu điểm và uốn nắn những
khuyết điểm.
4. Những công việc khác trong công tác quản lý, giáo dục học sinh của
GVCN
4.1. Phối hợp chặt với Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường và các chi đội
- Thường xuyên trao đổi với tổ chức Đội, giáo viên Tổng phụ trách Đội và các đội viên
phụ trách sao nhi đồng của lớp để theo sát về tình hình hoạt động của Sao, nắm được
những kế hoạch hoạt động, sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm tuần, chủ điểm
tháng.
4.2. Phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp nhằm
- Căn cứ vào lý lịch học sinh trong lớp để mời những cha mẹ học sinh tiêu biểu tham
gia vào ban đại diện cha me học sinh lớp, trường (thực hiện vào đầu năm học).
- Thường xuyên liên hệ phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường, làm
việc với cha mẹ của những học sinh chưa thực hiện tốt nề nếp, nội quy…để phối hợp
giáo dục.
- Những trường hợp học sinh vi phạm nội quy ở mức bình thường, GVCN có thể

thơng tin cho CMHS qua điện thoại.
- Những trường hợp học sinh vi phạm nội quy, pháp luật nghiêm trọng, GVCN phải
gặp trực tiếp cha mẹ học sinh tại trường (hoặc đến nhà) để phối hợp giáo dục.
- Có kế hoạch đi thăm hoặc liên hệ bằng điện thoại với gia đình những học sinh có
hồn cảnh khó khăn đặc biệt, học lực chưa hoàn thành, phẩm chất và năng lực chưa
đạt tốt để phối hợp giáo dục học sinh.
4.3. Phối hợp với giáo viên bộ môn
- Thường xuyên liên hệ với GVBM để nắm tình hình học tập của học sinh trong lớp.
- Bàn bạc và thống nhất với GVBM về biện pháp phụ đạo cho những học sinh yếu,
kém.
4.4. Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều với lãnh đạo nhà trường
- Phản ánh kịp thời với Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng 2 những kiến nghị của cha
mẹ học sinh về tình hình trường, lớp.
- Đề xuất với lãnh đạo nhà trường về việc khen thưởng hoặc kỉ luật học sinh.
III. Hồ sơ về công tác chủ nhiệm lớp
- Sổ chủ nhiệm lớp.
+ Kế hoạch công tác chủ nhiệm hàng tháng, chúng ta cần lập kế hoạch theo từng chủ
điểm.
Ví dụ: Tháng 1 có chủ điểm là “Chào năm mới” thì trong tháng này lớp cần phải làm
những gì để hồn thành tốt các mặt như:
• Về học tập
• Về năng lực
• Về phẩm chất


• Các hoạt động khác
+ Nội quy của học sinh.
- Phiếu liên lạc với gia đình học sinh.
- Sổ thi đua của lớp (do Liên chi đội theo dõi hàng tuần).
* Các văn bản liên quan tới công tác chủ nhiệm.

- Sổ theo dõi kết quả học tập của học sinh để phối hợp với giáo viên dạy lớp lên kế
hoạch giúp đỡ học sinh chậm hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi, sổ điểm.
- Giáo án lên lớp tiết chủ nhiệm và sinh hoạt dưới cờ: dùng thuật ngữ giáo án, chắt lọc
thông tin rõ ràng, khúc chiết và tuyệt đối không được cháy giáo án.
- Sổ cập nhật những thông tin cần thiết.
- Các bài kiểm tra chuyên môn.
- Biên bản các cuộc họp PHHS.
- Sổ theo dõi các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
IV. Nội dung thu hoạch được sau khi dự giờ hai tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp
1. Nội dung sinh hoạt tuần 23
- Họ và tên giáo viên hướng dẫn: (Cơ) Phan Thị Thanh Bình
- Lớp: 1B
- Ngày: 25/02/2022
Nội dung sinh hoạt chủ nhiệm:
- Sơ kết hoạt động tuần 23:
+ Lớp trưởng kết hợp với GVCN nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động và điểu hành
các lớp phó, tổ trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần.
+ GV nhận xét tình hình chung của lớp, nhận xét các ưu điểm và hạn chế mà HS còn
chưa nêu được.
+ GV nêu các biện pháp khắc phục, giải pháp thi đua trong tuần tới, tuyên dương các
cá nhân/tập thể có ý thức kỷ luật tốt.
- Phổ biến công tác tuần 24:
+ Thực hiện tốt các quy định của trường, lớp.
+ Thực hiện tốt cơng tác phịng dịch (đeo khẩu trang, đo thân nhiệt khi vào trường học,
rửa tay sát khuẩn).
+ Tiếp tục tham gia các hoạt động đội phát động: ủng hộ mì tơm, sữa,… cho các bạn
bị Covid – 19 ở các trường khó khăn. Tiếp tục tham gia kế hoạch nhỏ.
- Sinh hoạt theo chủ điểm:
+ GV tổ chức cho HS kể về cách ứng xử của em khi nhận quà ngày Tết.
+ Chia sẻ cảm xúc của em khi được nhận quà.

2. Nội dung sinh hoạt tuần 24
- Họ và tên giáo viên hướng dẫn: (Cơ) Phan Thị Thanh Bình
- Lớp: 1B
- Ngày: 04/03/2022
Nội dung sinh hoạt chủ nhiệm:
- Sơ kết hoạt động tuần 24:
+ Lớp trưởng kết hợp với GVCN nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động và điểu hành
các lớp phó, tổ trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần.


+ GV nhận xét tình hình chung của lớp, nhận xét các ưu điểm và hạn chế mà HS còn
chưa nêu được.
+ GV nêu các biện pháp khắc phục, giải pháp thi đua trong tuần tới, tuyên dương các
cá nhân/tập thể có ý thức kỷ luật tốt.
- Phổ biến cơng tác tuần 25:
+ Thực hiện tốt các quy định của trường, lớp.
+ Thực hiện tốt cơng tác phịng dịch (đeo khẩu trang, đo thân nhiệt khi vào trường học,
rửa tay sát khuẩn).
+ Tiếp tục tham gia các hoạt động đội phát động: ủng hộ mì tơm, sữa,… cho các bạn
bị Covid – 19 ở các trường khó khăn. Tiếp tục tham gia kế hoạch nhỏ.
- Sinh hoạt theo chủ điểm:
+ GV tổ chức cho HS chia sẻ về dự định sử dụng tiền mừng tuổi của mình để làm
những gì?
Bài học rút ra sau khi dự giờ 2 tiết sinh hoạt chủ nhiệm:
Sau khi được dự giờ 2 tiết sinh hoạt chủ nhiệm, em đã học đươc cách tổ chức
một buổi sinh hoạt chủ nhiệm lớp 1 bao gồm những nội dung gì, những cơng việc gì
(phải có các nội dung: sơ kết hoạt động tuần, phổ biến kế hoạch tuần mới và sinh hoạt
theo chủ điểm). Cần nắm rõ quy trình các bước, các nội dung để đảm bảo sinh hoạt
đúng yêu cầu giáo dục, đúng thời gian. Để làm tốt công tác chủ nhiệm người giáo viên
phải luôn quan tâm đến lớp, phải nắm rõ tình hình của lớp nhằm hiểu thấu đáo tình

hình của lớp mình, đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời, xử lý công bằng, phù hợp
với mức độ vi phạm của từng HS và cần khéo léo để tạo hiệu quả tích cực khơng làm
ảnh hưởng đến các em.
Bên cạnh đó, thơng qua các buổi dự giờ, em được tìm hiểu thêm về tình hình của
lớp, năng lực tự chủ, tự quản của HS, ý thức và tinh thần hợp tác nghiêm túc của HS
lớp mình.
V. Nội dung, kế hoạch thực hiện cơng tác chủ nhiệm lớp 1B
1. Đặc điểm tình hình lớp 1B:
Tổng số học sinh: 44, trong đó có 23 nữ, khơng có HS lưu ban. Số HS đi học
đúng độ tuổi là 44 HS, tỉ lên 100%.
1.1. Thuận lợi:
- Đa số PHHS quan tâm đến việc học của các em, trang bị đầy đủ sách giáo khoa và
dụng cụ học tập. Phụ huynh quan tâm đến con em, tạo điều kiện cho các em được
tham gia học tập hai buổi / ngày, hợp tác với giáo viên làm tốt cơng tác duy trì sĩ số,
trang trí lớp học, các hoạt động ngoại khóa, đánh giá; giúp con em hồn thành tốt các
bài tập hoạt động ứng dụng, phối hợp với GVCN làm tốt công tác giáo dục phẩm chất,
năng lực cho học sinh.
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Được sự quan tâm sâu sát của Nhà trường cũng như Ban chấp hành cha mẹ học sinh
của lớp.
1.2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm, nhắc nhở nhiều trong việc học tập cũng
như dụng cụ học tập của các em còn giao phó cho cơ giáo.


- Một số em trí nhớ khơng bền vững học lúc nhớ lúc quên dẫn đến việc tiếp thu kiến
thức mới gặp nhiều khó khăn.
- Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay việc dạy và học trực tuyến có thành
cơng hay khơng ngồi sự cố gắng của giáo viên thì ý thức, nền nếp của học sinh là rất
quan trọng. Các em gặp khó khăn về cơng nghệ, máy móc, các thầy cơ có thể giúp các

em, thế nhưng, chất lượng học tập như thế nào thì còn lệ thuộc vào ý thức học tập của
từng học sinh.
2. Nội dung kế hoạch chủ nhiệm lớp:
2.1. Công tác duy trì sĩ số:
a. Nội dung:
- Duy trì sĩ số học sinh 100% (44/44 HS cịn đến lớp).
- Khơng để học sinh bỏ học giữa chừng.
- Duy trì học sinh đi học chuyên cần và đúng giờ.
b. Biện pháp:
- Tìm hiểu tình hình nắm bắt thơng tin học sinh của lớp.
- Xây dựng tình cảm thân thiện giữa giáo viên và học sinh.
- Tạo sân chơi đoàn kết trong mỗi tiết học.
- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường.
- Phối kết hợp với cha mẹ học sinh.
2.2. Chất lượng giáo dục (Chỉ tiêu phấn đấu)
- Môn học & HĐGD
Mơn

Hồn thành tốt

Hồn thành

Chưa hồn thành

T. số

T.L %

T. số


T.L %

T. số

T.L %

Tiếng Việt

35

79.55%

7

15.91%

2

4.55%

Toán

36

81.82%

7

15.91%


1

2.27%

Tự nhiên và Xã
hội

35

79.55%

9

20.45%

Tiếng Anh

30

68.18%

14

31.82%

Đạo đức

37

84.09%


7

15.91%

Âm nhạc

35

79.55%

9

20.45%

Mĩ thuật

37

84.09%

7

15.91%

Hoạt động trải
nghiệm

36


81.82%

8

18.18%

Giáo dục thể chất

40

90.91%

4

9.09%

- Năng lực phẩm chất:
Năng lực chung

Tốt

Đạt

Cần cố gắng


T. số

T.L %


T. số

T.L %

Tự chủ và tự học

38

86.36%

6

13.64%

Giao tiếp và hợp
tác

35

79.55%

9

20.45%

Giải quyết vấn đề
và sáng tạo

40


90.91%

4

9.09%

Năng lực đặc thù

Tốt

Đạt
T.L %

T. số

T.L %

Ngơn ngữ

35

79.55%

9

20.45%

Tính tốn

39


88.64%

5

11.36%

Khoa học

40

90.91%

4

9.09%

Thẩm mỹ

44

100%

Thể chất

44

100%

Tốt


Đạt

T. số

T.L %

u nước

44

100%

Nhân ái

44

100%

Chăm chỉ

37

84.09%

Trung thực

44

100%


Trách nhiệm

44

100%

T.L %

Cần cố gắng

T. số

Phẩm chất chủ
yếu

T. số

T. số

T.L %

Cần cố gắng

T. số

T.L %

7


15.91%

T. số

T.L %

2.3. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
a. Nội dung:
- Thực hiện tốt các quy định, kế hoạch của nhà trường theo chủ điểm.
- Tham gia các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động trải nghiệm theo kế hoạch.
b. Biện pháp:
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong học sinh về thực hiện ATGG, Quyền và bổn phận của
trẻ em; hành trang kĩ năng sống, vòng tay bè bạn, phòng chống dịch Covid 19


- Đầu tư xây dụng kế hoạch, chương trình cho các buổi hoạt động trải nghiệm cụ thể.
- Phối hợp với các lực lương giáo dục ( nhà trường, CMHS,…)tạo điều kiện về
phương tiện, địa điểm, quản lý hs để tổ chức các buổi trải nghiệm có hiệu quả
- Tích cực tham gia các buổi ngoại khoá do Liên đội, nhà trường tổ chức.
- Tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong các hoạt động tập thể.
2.4. Thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua
a) Nội dung
- Thực hiện tốt, có hiện quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp
phát động.
- Tham gia các phong trào như: vẽ tranh theo chủ đề; Trạng nguyên Tiếng Việt, viết
chữ đẹp; …
b) Biện pháp:
- Đẩy mạnh tuyên truyền trong học sinh về thực hiện ATGG, Quyền và bổn phận của
trẻ em; hành trang kĩ năng sống, vòng tay bè bạn, phòng chống dịch Covid 19
- Đầu tư xây dụng kế hoạch, chương trình cho các buổi hoạt động trải nghiệm cụ thể.

- Phối hợp với các lực lương giáo dục ( nhà trường, CMHS,…)tạo điều kiện về
phương tiện, địa điểm, quản lý hs để tổ chức các buổi trải nghiệm có hiệu quả
- Tích cực tham gia các buổi ngoại khoá do Liên đội, nhà trường tổ chức.
- Tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong các hoạt động tập thể.
2.5. Các tiêu chuẩn khác:
- Lớp đạt danh hiệu: Lớp Tiến tiến
- Công tác từ thiện: Tham gia các phong trào từ thiện do Các cấp phát động.
PHẦN III: NHỮNG BÀI HỌC SƯ PHẠM GIÁO SINH THU NHẬN ĐƯỢC
Suy nghĩ và kinh nghiệm bước đầu của bản thân về công tác chủ nhiệm lớp ở
phổ thơng
GV chủ nhiệm đóng một vai trị rất quan trọng đối với tập thể HS. Cơng tác chủ
nhiệm địi hỏi người giáo viên phải có “cái tâm của người thầy giáo”. Bởi lẽ họ là
người chỉ đạo, định hướng cho mọi hoạt động, nhận thức của HS, nắm rõ hoàn cảnh và
đặc điểm tâm sinh lí của mỗi HS trong lớp. Chính điều đó sẽ giúp GV hiểu về HS của
mình và động viên các em vươn lên tự hồn thiện và phát triển nhân cách của bản
thân. Công tác chủ nhiệm là một cơng việc khó khăn và có nhiều áp lực so với công
việc giảng dạy các bộ môn trong nhà trường tiểu học, tuy vất vả nhưng có những niềm
vui nhất định bởi học trị ln có những ấn tượng, tình cảm đặc biệt với thầy, cơ giáo
chủ nhiệm của mình. Người GV chủ nhiệm là người dìu dắt các em phát triển hơn
trong các hoạt động tập thể, giúp HS trở thành những mầm non tương lai phát triển đất
nước.
Để thực hiện được điều đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết xây dựng kế hoạch
công tác chủ nhiệm toàn đợt, nhiệm vụ từng tuần theo các biện pháp cụ thể. Điều
chỉnh bổ sung kế hoạch kịp thời với tình hình thực tế. Ngồi ra người giáo viên chủ
nhiệm phải là một tấm gương sáng để có những tác động tích cực đến việc hình thành
và phát triển phẩm chất, nhân cách của HS.
Bài học kinh nghiệm cho bản thân
1. Nắm được lí lịch học sinh:



- Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp việc đầu tiên là giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu
hồn cảnh gia đình, trình độ học tập, cá tính riêng, mặt mạnh, mặt hạn chế của từng
học sinh một cách tỉ mĩ.
- GV chú ý nhiều hơn đến HS cá biệt (thường rơi vào HS xếp loại TB hoặc yếu), GV
tiết học, tổ chức thay đổi nhiều hình thức vui chơi, lôi cuốn các em vào việc học tập
như đố vui, trị chơi học tập giúp các em có ý thức học tập tốt hơn.
- Bầu ban cán sư lớp. Đây là những thành viên chủ chốt trong lớp giúp việc rất nhiều
cho giáo viên chủ nhiệm trong mọi hoạt động của lớp. Giao việc nhóm trưởng thường
xuyên kiểm tra bài cũ và chuẩn bị bài mới trước giờ vào lớp. GV chủ nhiệm có mặt để
cùng đơn đốc nhắc nhở. Thỉnh thoảng, GV cho lớp tự quản để kiểm tra ý thức của các
em, từ đó phát hiện và nhắc nhở kịp thời.
2. Xây dựng nền nếp kỉ luật trong giờ học:
- Hướng dẫn HS học tập nội quy của nhà trường vào 15 phút đầu giờ giúp HS ổn định
nề nếp lớp
- Phổ biến một số nội quy riêng của lớp đến HS như cách giơ tay phát biểu, tư thế ngồi
học, cách trình bày ý kiến, cách nhận xét bạn trả lời và bổ sung ý kiến cho bạn vv...
- Liên hệ với giáo viên bộ môn để phát hiện kịp thời các đối tượng nói chuyện, làm ồn
trong giờ học để có biện pháp nhắc nhở thích hợp.
- Hàng tuần các HS vi phạm phải nhắc nhở GV chủ nhiệm gửi thư mời phụ huynh kịp
thời để cùng phối kết hợp giáo dục các em.
- Không cho HS làm việc riêng trong giờ học, phát huy tối đa năng lực của nhóm
trưởng trong hoạt động nhóm. Khi hoạt động cả lớp yêu cầu HS chú ý lắng nghe GV
giảng dạy. Đẩy mạnh thi đua trong tổ, thi đua cá nhân để tạo điều kiện cho HS phấn
đấu.
- Lập bảng thi đua, những em chưa tự tin chỉ cần có tiến bộ nhỏ là GV động viên,
khuyến khích kịp thời.
- Đối với những em thường xuyên nói chuyện riêng trong giờ học giáo viên nên cho
em đó giữ chức vụ Trưởng ban kỷ luật nhóm. Khi có chức vụ các em sẽ có trách nhiệm
và hạn chế được khuyết điểm. GV ln tìm cái hay nhất của HS để phát huy, biểu
dương trước lớp dù là ưu điểm nhỏ để dần dần lấn át cái chưa hay và trở thành HS

ngoan.
3. Xây dựng nền nếp giờ sinh hoạt lớp:
- Trong giờ sinh hoạt lớp, GV chủ nhiệm yêu cầu lớp trưởng lên điều hành lớp báo cáo
tình hình thực hiện nội quy của HS trong tổ.
- Nhận xét và đưa ra kế hoạch hoạt động cho tuần sau.
- Xử lý kịp thời các HS vi phạm trong tuần.
- Có kế hoạch khen thưởng, nêu gương HS chăm ngoan học giỏi, tích cực.
- Liên h`ệ chặt chẽ với GV bộ mơn để giáo dục HS vi phạm.
4. Hình tượng của giáo viên:
GV chủ nhiệm đóng vai trị chủ đạo trong việc giáo dục HS, vì thế GV phải ln là
tấm gương sáng cho HS noi theo, dạy dỗ các em bằng tình u thương đúng với câu
“Cơ giáo như mẹ hiền” ; gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ những em có hồn cảnh khó khăn


trong học tập. GV cần bồi dưỡng cho các em những gương điển hình, gương người tốt
việc tốt, những chuẩn mực đạo đức tốt, kĩ năng sống và quan trọng hơn là tạo niềm tin
trong mỗi HS.
- GV chủ nhiệm lớp thường xuyên theo dõi ghi nhận để nắm được tình hình học tập,
đạo đức, sự chuyển biến (tốt hay xấu) của HS để có biện pháp xử lý kịp thời hay tuyên
dương đúng lúc; nắm tâm lý của HS; luôn gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ, tạo niềm tin cho
các em, không tỏ thái độ bực dọc khi lên lớp.

Trên đây là nội dung “Báo cáo thu hoạch tìm hiểu về công tác chủ nhiệm”. Em
xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường (cô Hiệu trưởng: Trần Thị Thu
Thủy, cơ Phó hiệu trưởng: Lê Thị Luyến và Lê Thị Nghĩa) đã tạo điều kiện cho em
được tìm hiểu sâu hơn về trường. Em xin cảm ơn cô Phan Thị Thanh Bình – GVHD và
cũng là GVCN lớp 1B đã hướng dẫn tận tình để em được hiểu biết, học hỏi nhiều hơn
trong công tác làm chủ nhiệm và hồn thành đợt kiến tập này.
Chúc q thầy cơ sức khỏe và thành công!


Ý kiến nhận xét của giáo viên hướng dẫn
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
ĐIỂM SỐ:
Bằng số:..............
Bằng chữ:……………………………………………
(Thang điểm 10 với một số lẻ thập phân)
Kon Tum, ngày tháng năm 2021
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GIÁO SINH


( Ký & ghi rõ họ tên)
( Ký & ghi rõ họ tên)



×