Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.6 KB, 9 trang )

SV: ĐỖ THỊ NHƯ Ý MSSV: 11063671
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Xuất khẩu lao động Việt Nam là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao
động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu
nhân công của các lao động nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới
hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa. Từ khi cơ chế thay đổi
năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động đã phát triển mạnh mẽ và mở rộng ra
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Hiện nay, Việt Nam có trên 500.000 lao động làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh
thổ và làm việc ở 30 ngành công nghiệp khác nhau. Ngoài 4 thị trường truyền
thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia thì năm nay xuất khẩu lao
động Việt Nam bắt đầu sang Libya.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài
trong 10T.2012 là 65.183 lao động, bằng 87% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt
72,4% so với chỉ tiêu kế hoạch dự kiến là 90.000 lao động đi làm việc ở nước
ngoài trong năm 2012 .
Thị trường xuất khẩu lao động 10T.2012
Thị trường Số lao động
Đài Loan 24.553
Hàn Quốc 8.989
Nh
ật Bản 7.006
Lào 5.092
Malaysia 6.675
Campuchia 4.278
Macao 1.783
Cộng hòa Síp 1.255
Ả rập Xê-út 1.829
UAE 1.380
Kuwait 425


Libya 306
LB Nga 290
Mozambique 213
Peru 173
Israel 157
Oman 154
Bồ Đào Nha 145
Các thị trường khác 480
Trong nhiều năm qua, lao động Việt Nam đã được xuất khẩu ra khá nhiều nước
trên thế giới. Cho dù kinh tế thế giới trong gia đoạn khó khăn nhưng trong năm
2011 vừa qua số lượng người lao động xuất khẩu ra nước ngoài đã đạt 101,15% đề
ra, tăng 2,9% so với năm 2010. Trước đó trong 3 năm, từ 2006 đến 2008, gần
250.000 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài, bình quân mỗi năm khoảng
83.000 người, chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm"
Trong năm 2011, sự kiện ở Libya cũng khiến cho hơn 10.000 lao động Việt Nam
phải quay về nước và tất nhiên cũng không thể đưa thêm lao động sang thị trường
này. Một số thị trường lao động ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia, Lào vẫn chiếm một số lượng lớn lao động xuất khẩu của nước ta, với
khoảng hơn 200.000 người đang lao động tại thị trường này. Một số thị trường mới
tiềm năng ở Trung Đông hay Úc, New Zealand, và một số nước châu Âu.
Các lao động xuất khẩu đem về ngoại tệ cho đất nước, có điều kiện học hỏi nâng
cao tay nghề, kinh nghiệm cho bản thân, giúp ích nhiều cho nền kinh tế. Nhưng sau
khi về nước, nhiều người không được bố trí vào công việc phù hợp để tận dụng
vốn kỹ năng và kinh nghiệm quý giá của mình tích lũy được khi xuất ngoại. Đây
cũng là một điều rất đáng tiếc, lãng phí khả năng của lao động xuất khẩu.
Thực trạng
Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong hoạt động xuất khẩu lao động thì thực
trạng lao động Việt bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài đang trở thành vấn
đề nhức nhối của ngành xuất khẩu lao động.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước, hiện Việt Nam có khoảng hơn 20.000 lao

động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, trong đó có khoảng trên 15.000 người đi
sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS.

Tuy nhiên, Hàn Quốc mới chỉ là thị trường thứ 3 có tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ
trốn và sống bất hợp pháp cao. Trước Hàn Quốc còn có Nhật Bản và Đài Loan
(Năm 2003, tỷ lệ lao động Việt bỏ trốn tại Nhật chiếm 30% số lao động đưa đi).
Thực trạng trên là những nguyên nhân khiến Hàn Quốc ra thông báo tạm ngừng
tuyển lao động Việt Nam; khiến số lao động Việt Nam tại Nhật còn thấp và khiến
Việt Nam mất nhiều đơn đặt hàng từ phía Đài Loan vào cuối năm 2009 .
Các Cơ quan chức năng liên quan cần sớm tìm ra giải pháp cho tình trạng lao động
Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài, bởi nếu kéo dài nó không
những sẽ chỉ thiệt hại về lợi ích kinh tế (nguồn ngoại tệ thu về) hay vấn đề giải
quyết việc làm,… mà còn tạo cái nhìn “ác cảm” của đối tác Quốc tế đối với lao
động Việt Nam nói riêng và đối với người dân Việt Nam nói chung.

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Với 12.500 chỉ tiêu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc theo chương trình cấp phép
mới (EPS) trong năm nay, Việt Nam là quốc gia được phép xuất khẩu nhiều lao
động nhất sang Hàn Quốc trong tổng số 15 quốc gia được phép đưa lao động sang
thịtrườngnày.

Tại buổi họp báo ngày 1/3 ở Hà Nội, Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết chỉ tiêu xuất khẩu lao động phân bổ cho Việt Nam
tập trung ở 4 nhóm ngành nghề là sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và thủy
sản.

Theo đó, lao động muốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo chương trình này phải trải
qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn duy nhất do Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn
Quốc thuộc Bộ Lao động Hàn Quốc tổ chức. Kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày 23 và

25/4 tại năm thành phố là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và
Vinh.

Theo ông Quỳnh, điểm mới trong công tác tổ chức thi tiếng Hàn năm nay là không
giới hạn số lượng thí sinh dự thi, nhằm mở rộng cơ hội cho người lao động, đảm
bảo minh bạch thông tin và ngăn chặn hiện tượng lừa đảo trong xuất khẩu lao động
sangHànQuốc.

Khó khăn, thách thức.
Lao động Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: tay nghề hạn
chế, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ít hiểu biết về pháp luật, khả năng thích
nghi với văn hóa nước bạn. Việc một số lao động tìm cách trốn ở lại sau khi hết
hợp đồng, vi phạm pháp luật, tác phong làm việc chưa tốt cũng là một điều mà làm
nhiều người bản địa và người sử dụng lao động mất thiện cảm với lao động Việt
Nam. Đối với những ngành nghề có thu nhập cao mà thị trường đang cần như các
ngành công nghệ cao, khách sạn, nhà hàng, với yêu cầu về chuyên môn cũng như
ngoại ngữ khá cao thì lao động của Việt Nam chỉ đáp ứng được rất ít.
Trước sự khó khăn của tình hình kinh tế thế giới, năm 2012 sẽ là một năm thách
thức với việc xuất khẩu lao động của nước ta. Đòi hỏi phải nâng cao chất lượng tay
nghề của lao động xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm năng mới. Cũng như
kiểm soát chặt chẽ hơn các lao động trước và sau khi về nước tránh tình trạng trốn
ở lại sau khi hết hợp đồng. Trong đó việc nâng cao trình độ của lực lượng lao động
là hết sức quan trọng, điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của chúng ta trong
giai đoạn khó khăn và đòi hỏi các tiêu chuẩn cao của nhiều thị trường lao động mới
và các thị trường truyền thống. Thực hiện những việc trên, cơ hội cho xuất khẩu
lao động ra nước ngoài của Việt Nam sẽ vẫn là rất sáng sủa.
Trong năm 2012, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ gặp
một số khó khăn, thách thức như: kinh tế thế giới hiện đang hồi phục nhưng vẫn
diễn biến khó lường, tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung
Đông và Bắc Phi, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc

gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm, sự cạnh
tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên khó
khăn hơn trong năm 2012 và sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới
của Việt Nam.
Một trong số các khó khăn trong công tác xuất khẩu lao động là tình trạng lưu trú
bất hợp pháp của công nhân Việt Nam sau khi hết hạn hợp đồng lao động
Thuận lợi
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động của ta cũng có một số thuận lợi nhất
định: nền kinh tế của những thị trường truyền thống tiếp nhận nhiều lao động Việt
Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia… vẫn tăng trưởng và vẫn có
nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó, có lao động Việt
Nam tại các nước này vẫn tăng, việc ký thỏa thuận quốc gia về tiếp nhận y tá và hộ
lý Việt Nam của Nhật Bản đã mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam được
sang làm việc tại thị trường này trong ngành nghề có thu nhập cao và khá được coi
trọng.
Trọng tâm năm 2012 là tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động, thực hiện
các giải pháp để khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường đang phục hồi,
đặc biệt là đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các
nghềtrước đây chưa quan tâm khai thác do thiếu nguồn lao động.

Chúng ta sẽ tiếp tục tập trung khai thác các thị trường truyền thống đang nhận lao
động Việt Nam với số lượng lớn như các nước khu vực Trung Đông, Đài Loan,
Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời mở các thị trường mới phù hợp với
lao động Việt Nam như Australia, New Zealand, Canada và một số nước ở Châu
Âu như Phần Lan, Thụy Điển

TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
Trưởng phòng Lao động – Tiền công Sở LĐ-TB&XH TP. HCM nêu rõ quan điểm:
Việt Nam khi gia nhập WTO cũng không cam kết mở cửa thị trường lao động.
Hiện nước ta không cho phép tuyển dụng lao động phổ thông nước ngoài. Nghị

định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm
việc tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/3/2008 quy định rõ
đối tượng là lao động nước ngoài được tuyển dụng là những người có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong nghề nghiệp,
trong điều hành sản xuất, kinh doanh hoặc những công việc quản lý mà lao động
Việt Nam chưa đáp ứng được. Cho đến thời điểm hiện nay, Phòng Lao động – Tiền
công- Tiền lương Sở LĐ-TB&XH TP. HCM chưa nhận được văn bản đề nghị của
doanh nghiệp nào xin được tuyển lao động nước ngoài. Chúng tôi nói rõ quan điếm
của mình là không ủng hộ việc nhập khẩu lao động nước ngoài và sẽ không cấp
phép lao động cho số lao động phổ thông nước ngoài này.
Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Thường Trực Trung tâm dự báo
nhu cầu nhân lực và thông tin Thị trường lao động TP. HCM, Ông cho biết, hiện
TP. HCM vẫn còn một tỷ lệ nhất định người thất nghiệp trong khi bài toán lao
động vẫn chưa đánh giá hết được. Một mặt, lao động cao cấp còn thiếu kỹ năng
nghề, cần được nâng cao chất lượng đào tạo; mặc khác, lao động phổ thông vẫn
còn thừa. Sở dĩ người lao động chưa muốn tìm việc vì tiền lương hiện nay quá
thấp, không đủ sống bản thân và tái tạo sức lao động. Các doanh nghiệp không nên
chạy theo cơn sốt ảo, mà phải đặt vấn đề là hiện nay mình đã đối xử với người lao
động như thế nào, để điều chỉnh chính sách sử dụng lao động một cách lâu dài. Vì
vậy, tại sao lại phải nhập khẩu lao động trong khi đáng ra các doanh nghiệp cần
giải quyết tốt lao động nội tại, không chạy theo xu hướng nhập lao động nước
ngoài. Giải quyết tốt bài toán cung – cầu lao động là giải quyết bài toán giá nhân
công và bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

×