Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Nên và không nên khi bé cáu giận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.87 KB, 3 trang )

Nên và không nên khi bé cáu giận
Điều cha mẹ nên làm
- Đừng hét lên: Bạn có thể thấy bực tức và muốn hét con thật to nhưng
nhìn thấy mẹ tức giận sẽ càng khiến bé "nổi đóa" hung hãn hơn. Mẹ càng
quát tháo thì bé càng kéo dài cơn giận dữ.
- Đừng cố gắng giải thích lý do trong khi bé đang nóng: Không bé ở tuổi
mới biết đi nào có thể nghe và hiểu lý do trong khi đang "ngùn ngụt" tức
tối.
- Trừ khi bé làm tổn thương chính bản thân bé hoặc người khác, bằng
không bạn nên bỏ qua sự tức giận của bé cho tới khi bé nguôi ngoai. Nếu
sự hiện diện của mẹ có vẻ làm bé tức tối hơn (hoặc mẹ đang mất kiềm
chế và không thể chịu đựng hơn được nữa) thì tốt nhất mẹ nên tạm rời
khỏi phòng.
- Tránh nài nỉ, van xin hoặc nhượng bộ, nuông chiều để bé nhanh qua cơn
"thịnh nộ". Nếu bạn mềm lòng mỗi khi con gào khóc nghĩa là bạn đang trở
nên quá nhu nhược, nuông chiều con. Bạn có thể ngay lập tức chấm dứt
con khóc lóc ở bé nhưng chuyện này sẽ lặp lại nhiều trong tương lai gần,
một khi bé biết cứ khóc đòi là sẽ được đáp ứng. Còn nếu bạn "lơ" bé đi thì
"màn kịch nước mắt" của bé sẽ sớm chấm dứt.
- Khi bé bình tĩnh hơn, hãy giải thích cơn giận dữ của bé làm cho mẹ bực
bội. Cho bé biết mẹ không muốn ở cạnh bé khi bé đang la hét, cào cấu
mẹ. Một lần nữa, nhấn mạnh rằng, bạn yêu bé ngay cả khi bé cáu giận
nhưng không được đánh đá hay cào cấu ai.
Điều cha mẹ không nên làm
- Đừng bao giờ "hối lộ" bé với thứ bé đòi hoặc chiều theo mọi sở thích của
bé chỉ để ngăn cơn giận. Ngay cả khi bạn nhận ra những quy tắc bạn đặt
ra cho bé không còn hợp lý nhưng nên giữ vững lập trường. Nếu muốn xin
lỗi con, bạn nên làm chuyện này sau đó, khi cơn giận dữ đã kết thúc.
- Không trừng phạt một cơn giận: Nổi giận là "quyền" tự nhiên của bé nên
nó không đáng bị phạt
Tình huống 2: Một mực đòi khách lì xì


- Điểm danh sự cố: Khách đến thăm, bé cứ nhắc mãi: "Cô, chú lì xì cho
con đi!".
Bí quyết hóa giải: Ba mẹ nên đánh lạc hướng trẻ bằng một câu bông đùa,
kiểu: "Vậy con đã 'lì xì' cho bác/cô/chú cái gì chưa nào?". Sau đó, bạn có
thể nhờ con vào trong lấy kẹo, mứt ra mời khách thay cho quà lì xì.
Để không phải rơi vào tình huống khó đỡ này, ba mẹ nên dạy trẻ ý nghĩa
của việc lì xì ngày Tết và những giá trị tinh thần truyền thống khác.
Tình huống 3: "Cố thủ" tiền mừng tuổi
- Điểm danh sự cố: "Thu hoạch" từ tiền lì xì của bé khá đáng kể. Tuy
nhiên, trẻ cứ khư khư không chịu đưa số tiền đó cho ba mẹ cất giữ giúp.
Bạn phải làm sao?
Bí quyết hóa giải: Để tránh cho bé hiểu lầm là ba mẹ đang "tịch thu" tiền
của mình, bạn nên nhẹ nhàng "bàn bạc" với con về phương thức sử dụng
số tiền lì xì đó sao cho hợp lý. Ba mẹ có thể đề nghị trẻ cho tiền vào heo
đất và cất đi để sau Tết thực hiện kế hoạch đã đặt ra từ trước. Với cách
ứng xử như vậy, trẻ sẽ rất vui vẻ thực hiện mà không có chút bực bội nào.
Tình huống 4: Trẻ "im lìm"
- Điểm danh sự cố: Ngày Tết, bạn dẫn bé đi thăm bà con, hàng xóm vậy
mà ai hỏi gì bé cũng chẳng thèm trả lời.
Bí quyết hóa giải: Ba mẹ có thể "gỡ gạc" bằng cách nói: "Chíp Bông/Cà
Rốt của ba đang buồn gì nè, nói cho cô/bác/chú nghe đi!". Sau đó, ba
mẹ nên lặp lại câu nói của khách, sự nhẹ nhàng, vui tươi của ba mẹ sẽ tạo
động lực cho bé lên tiếng. Cũng có thể bé đang có điều gì đó không vui
hay sợ người lạ, điều quan trọng là ba mẹ tạo niềm vui, tâm trạng thoải
mái cho con trước lúc đi chơi. Cần dạy con cách chào hỏi người lớn, có
thể dạy thêm cho con những câu chúc Tết ngộ nghĩnh, đáng yêu để con
có dịp "trổ tài" trong năm mới.

×