Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Ý tưởng khuyến khích bé tư duy pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.85 KB, 3 trang )

Ý tưởng khuyến khích bé tư duy
Từ 12 tháng, bé có nhiều kinh nghiệm học hỏi từ vui chơi. Chẳng
hạn, bé ném bát nhựa xuống sàn nhà và xem nó bị rơi. Bé đổ rác
trong thùng hoặc ném đồ chơi vào tường. Điều này không phải là
nghịch ngợm mà là cách để bé học hỏi về nguyên nhân - kết quả (có
nghĩa là khi bé làm gì đó thì sẽ có một kết quả hoặc hậu quả kéo
theo). Đó cũng là lý do vì sao nhiều bé thích đồ chơi nhân - quả, ví
dụ khi bé ấn vào nút thì đèn sẽ nhấp nháy và nhạc sẽ phát ra

- Nghiên cứu cho thấy giai đoạn 8-16 tháng, bé muốn khám phá đồ
chơi và các đồ vật trong tầm tay. Khi đó, bé sẽ đập, làm rơi và nhặt
xem chuyện gì sẽ xảy ra. Bé sẽ ném mọi thứ như chén, bát, đĩa hay
thậm chí kéo con mèo, đá con chó
- 18 tháng, bé biết ghép những miếng ghép hình đơn giản.
- Bộ nhớ được cải thiện giúp bé biết suy nghĩ trước khi hành động
(thậm chí, bé biết tránh chạm tay vào cốc nước nóng vì bé nhớ là nó
nóng).
- Bé thích thưởng thức các trò chơi lặp đi lặp lại và nghe cùng một
câu chuyện nhiều lần hơn nữa.
- Cũng từ 18 tháng, bé đã biết làm theo nhiều yêu cầu đơn giản. Bé
ngày càng có thêm nhiều các kinh nghiệm mới, kiến thức cũng như
kỹ năng, bao gồm các kỹ năng được rèn luyện thông qua vui chơi.
Những ý tưởng khuyến khích tư duy cho bé
- Hướng dẫn bé lắp những miếng ghép hình đơn giản ở 12-18 tháng
tuổi.
- Cung cấp nhiều đồ chơi tắm thú vị cho bé như dụng cụ nổi, đo
lường, dán lên tường Vỏ hộp sữa chua hoặc những vỏ chai bằng
nhựa có thể làm đồ chơi tắm cho bé.
- Đọc những cuốn sách và vần thơ cho bé. Bé thích những cuốn
sách vải, có kết cấu khác nhau, không bị rách.
- Cung cấp các vật liệu để bé có thể phân loại, chẳng hạn như các


khối màu khác nhau, các quả bóng có kích thước to - nhỏ khác nhau.
- Cho bé đồ chơi mà bé phải nhấn nút hay giật dây để khởi động
(phát nhạc, phát ánh sáng) hoặc các món đồ bé có thể lắc, đập
được.
Lưu ý: Bé càng được chơi vui vẻ thì khả năng tư duy của bé càng
được "cất cánh". Chơi với con nghĩa là hai mẹ con phải cùng chơi,
chứ không phải bạn luôn bắt bé phải theo ý mình. Tư duy của bé
phát triển khi được tương tác với mọi người. Bởi vậy, điều quan
trọng là dành nhiều thời gian để vui chơi với con của bạn.
Dạy bé phân biệt điều đúng - điều sai
Luôn nhất quán trong cách dạy con để bé có ý thức về việc đúng -
việc sai. Điều này giúp hình thành phản xạ tự nhiên là biết nhận lỗi
khi bé làm gì đó không đúng.
3. Hướng dẫn bé nhận lỗi
Bạn sẽ phải khuyến khích, thậm chí dỗ ngọt để bé chịu xin lỗi. Tuy
nhiên không nên ép buộc bé làm việc này. Bạn cũng có thể để bé
sang một bên, trò chuyện với bé và giúp bé tìm từ để nói trong
trường hợp bé có lỗi như "Con buồn vì đã làm hỏng đồ chơi của em",
"Con không cố ý làm vỡ cốc" thay cho lời xin lỗi.
4. Dạy bé xin lỗi chân thành
Cần giảng giải về lỗi của bé để bé chịu nhận lỗi chứ không phải một
lời xin lỗi lấy lệ, không xuất phát từ trái tim. Chẳng hạn, bé cần nhìn
thẳng vào người đối diện, nói xin lỗi rõ ràng và chân thành.
5. Dạy bé những trường hợp giả định
Cùng bé chơi những hoạt động giả định, ví dụ nếu bé giẫm vào chân
mẹ và hỏi xem lời xin lỗi của bé trong hoàn cảnh này là cần thiết hay
không.

×