Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Lớp chi tiết nghệ thuật kiếm – rượu trăng trong thơ Lý Bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.8 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN NGỮ VĂN
––– & –––
NGUYỄN VĂN TÍ
LỚP DH9C2

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
“Lớp chi tiết nghệ thuật Kiếm – Rượu- Trăng trong thơ Lý Bạch”
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Phùng Hoài Ngọc

An Giang, ngày 27 tháng 4 năm 2012


LỜI CẢM ƠN

—–*—–0o0——-*—–
Đây là bài nghiên cứu khoa học đầu tiên của tơi nên cịn rất nhiều khó khăn và lúng
túng khi bắt tay vào việc. Trong suốt thời gian hồn thành khóa luận này, tơi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình và sự ủng hộ của rất nhiều người.
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ba mẹ thân yêu đã chăm sóc và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi vượt qua những thử thách khó khăn, để hồn
thành tốt khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô đã trang bị cho tơi những kiến thức
hữu ích để làm hành trang trong cuộc đời. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn thành
tâm đến thầy Phùng Hoài Ngọc đã tận tâm, tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu,
chỉ dạy và khích lệ tinh thần tơi trong suốt thời gian làm khóa luận, để tơi có thể
hồn thành tốt nhiệm vụ với niềm đam mê, hứng thú, và hăng say. Xin gửi lời tri ân
đến thầy Trần Tùng Chinh và thầy Nguyễn Thanh Phong đã nhiệt tình giúp đỡ tài
liệu, chỉ dẫn và ủng hộ tinh thần để tơi tự tin làm khóa luận tốt hơn. Tơi xin gửi lời


cảm ơn đến quý thầy cô, các anh chị thư viện, phịng ban đã hỗ trợ tơi hồn thành
khóa luận được thuận lợi nhất.
Và xin mến thương gửi lời cảm ơn đến tập thể bạn bè đã giúp tôi về mặt vật chất
lẫn tinh thần để có động lực tốt hơn làm khóa luận.
Dù rằng cố gắng hết mình nhưng thời gian hạn hẹp, khả năng có hạn, nên khóa
luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Mong q thầy cơ thơng cảm
và góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Đây là kết quả nghiên cứu khoa học lớn nhất và nghiêm túc nhất; cũng có nhiều
khó khăn, thử thách nhất. Đó là ước mơ và niềm đam mê nhiệt huyết của tôi. Tôi
rất vui và hạnh phúc vì đã đi đúng với con đường mình đã chọn bằng chính năng
lực của mình.
Đại học An Giang, ngày 27 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện
Nguyễn Văn Tí _ lớp DH9C2


MỞ ĐẦU
——-0o0——1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có vị trí khá đặc biệt. Nếu
đời Hán là một triều đại có chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh
đầu tiên của Trung Quốc thì đời Đường là thời kì cực thịnh của xã hội phong kiến
đó. Ở đời Đường, Trung Quốc là một quốc gia phát triển phồn vinh trên tất cả các
phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… Thời đó, các ngành nghệ
thuật đều phát triển (hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, văn học,…), trong đó
phát triển nhất là hội họa và văn học. Trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu
cao nhất.
Trung Quốc là một nước có truyền thống về thơ, từ Kinh Thi đến thơ hiện đại, thơ
đều có những đặc sắc riêng. Những người Trung Quốc cũng như thế giới đều công
nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Thơ Đường phản ánh một cách
toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm, nhận thức, tâm tư của con người

đời Đường một cách sâu sắc, nội dung phong phú được thể hiện bằng hình thức
hồn mỹ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao.
Thời cổ trung đại Trung Quốc có một nền văn học hết sức phong phú và đa dạng.
Từ thời Xuân Thu- Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển. Đến
thời Tây Hán, tư tưởng Nho gia được đề cao. Nho gia là trường phái rất coi trọng
việc học tập, vì vậy từ Hán về sau, những người có thể cầm bút viết văn trong xã
họi Trung Quốc rất nhiều. Đến thời Tùy Đường, chế độ khoa cử bắt đầu ra đời,
trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung
Quốc càng có những thành tựu lớn lao. Văn học Trung Quốc thời kì này có nhiều
thể loại lớn như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết,….
Thơ Đường được biết đến như một thành tựu rực rỡ của văn học đời Đường, văn
học Trung Quốc nói riêng, cũng như văn học thế giới nói chung. Với khoảng
48900 bài thơ của hơn 2300 tác giả, thơ Ddường vừa độc đáo, vừa cổ điển, lại
mang màu sắc Trung Quốc rõ nét, thể hiện đầy đủ, tập trung những loại thơ khác
nhau. Ngôn ngữ thơ Đường đơn giản, quen thuộc, có khả năng diễn đạt vơ cùng
tinh tế, phong phú nhờ công phu tinh luyện của các nhà thơ. Thơ Đường là sự kết
tinh của những đỉnh cao như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư Dị, Thôi
Hiệu,…


Lý Bạch (701- 762) được biết đến là một trong ba nhà thơ cự phách đời Đường.
Con người và sự nghiệp thơ của Lý Bạch, suốt từ hơn 1300 năm nay, đã là đối
tượng nghiên cứu của nhiều nhà tư tưởng, văn hóa, học thuật trên khắp thế giới; là
ngơi sao rực rỡ để toàn thể loài người chiêm ngưỡng. Nếu như thơ Đỗ Phủ trầm
uất, sâu lắng với phong cách hiện thực bi thiết thì thơ Lý Bạch lại bay bổng,
khoáng đạt với phong cách lãng mạn mãnh liệt, tươi sáng. Ông được người đời ca
ngợi là “ thi tiên”, để lại cho đời hàng ngàn bài thơ tuyệt tác. Là một kiếm kháchthi sĩ, ông coi thường danh lợi, thích ngao du sơn thủy, cầu tiên phỏng đạo.
“Kiếm”, “rượu”, “trăng”, hoa, cảnh núi sơng tráng lệ, tình bằng hữu, tình q
hương, lịng khao khát tự do,…ln chứa chan trong những vần thơ lãng mạn, tràn
đầy hùng tâm tráng chí.

Cái đời thơ văn của Lý Bạch, xưa nay đã được người ta ca ngợi đã nhiều, người ta
bảo là bậc thiên tài tuyệt vời (Hải lục oái sự) , người ta bảo là những điệu dồi dào
nghìn thu (Từ Nhi Am). Bì Nhật Hựu lại có mấy câu khen như thế này : “nói ra
ngồi trời đất, nghĩ ra ngồi quỷ thần, đọc lên thì thần giong tám cõi, nghiền
ngẫm thì thấy lịng rộng bốn bể, lỗi lỗi lạc lạc là khơng phải lời nói ở thế gian, đó
là thơ của Lý Bạch”.
Trong con người ông chứa đựng cả ba tư tưởng Nho gia, Đạo gia, và Du hiệp.
“Công thành thân thối” (sự nghiệp thành cơng rồi rút vào hậu trường) là tư tưởng
chủ đạo chi phối cả cuộc đời của ông. Lý Bạch đã để lại cho đời khoảng non 1000
bài thơ. Những tác phẩm này là những tâm tư, nỗi lịng ơng trong những giai đoạn
của cuộc đời, là sự tái hiện đầy tính nghệ thuật về hiện thực xã hội và diện mạo
cuộc sống tinh thần thời Thịnh Đường.
Điều đặc biệt trong thơ Lý Bạch là ta thấy những chi tiết “Kiếm”, “Rượu”,
“Trăng” xuất hiện thật độc đáo, đầy tính nghệ thuật. Bởi vì nó gắn liền với cuộc
đời của con người Lý Bạch, một con người ln ấp ơm một hồi bão lớn lao,
nhưng lại nhiều lênh đênh, gập ghềnh trên đường đời. Mỗi vần thơ của Lý Bạch
như là mỗi một lát cắt về cuộc đời mà ông từng nếm trải cho đến cuối đời.
Ở trường Phổ thơng, việc nghiên cứu tìm hiểu thơ Lý Bạch đối vói một bộ phạn
giáo viên khơng phải là một điều dễ dàng, thậm chí rất khó tiếp nhận cho hết ý
nghĩa nội dung và giá trị thẩm mỹ của mỗi một tác phẩm, để làm sao sao trong
khoảng thời gian ngắn ngủi, tổ chức cho học sinh lĩnh hội đúng, cặn kẽ nội dung
bài thơ, từ đó có cơ sở hiểu sâu hơn về cuộc đời Lý Bạch. Trong sách giáo khoa
ngữ văn 10 – tập một, nhà biên soạn đã giới thiệu cho các em học sinh bài “Hoàng
Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch; và trong nhiều hợp


tuyển văn học của các nhà nghiên cứu, những bài thơ gắn liền với cuộc đời Lý
Bạch thường xuất hiện và ln được sự quan tâm đặc biệt.
Để góp phần tìm hiểu thêm về cuộc đời Lý Bạch qua thơ, cùng với niềm say mê và
hứng thú riêng của bản thân, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

“Lớp chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý Bạch”. Với đề tài này,
tôi sẽ vận dụng những kiến thức về lí luận, vốn hiểu biết về Đường thi nói chung,
và thơ Lý Bạch, cuộc đời Lý Bạch nói riêng, để tìm hiểu, khám phá những chi tiết
nghệ thuật Kiếm – Rượu- Trăng trong thơ gắn liền với cuộc đời Lý Bạch.
Hy vọng rằng với đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng ta sẽ biết rõ hơn về cuộc
đời, sự nghiệp của thi sĩ Lý Bạch, đặc biệt là sẽ cảm nhận rõ hơn, đầy đủ hơn
khơng gian nghệ thuật trong thơ ơng. Từ đó giúp chúng ta khai thác đầy đủ, toàn
diện về vẻ đẹp nghệ thuật cũng như nội dung trong thơ Đường nói chung và thơ Lý
Bạch nói riêng.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng trong những năm gần đây được
nhiều tác giả tham gia nghiên cứu, đặc biệt là các học giả yêu thích nghiên cứu thơ
Lý Bạch trong nhà trường.
Xung quanh đề tài “Lớp chi tiết nghệ thuật Kiếm – Rượu- Trăng trong thơ Lý
Bạch”, tôi thu thập tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực nghiên cứu và đánh giá
mức độ liên quan của chúng đến đề tài này như sau:
Lương Duy Thứ trong “Giới thiệu về nhà thơ Lý Bạch” đã nói một cách khái quát
về thơ Lý Bạch như sau: Thơ ông viết về đủ mọi đề tài, vịnh cảnh, thưởng hoa, tình
bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh
phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng
vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà khơng được dùng,… Đề tài nào cũng có những
tuyệt tác. Nhìn chung, tác giả đã có nhận xét khá đầy đủ về những biểu hiện của
thơ Lý Bạch, bằng sự tìm hiểu về thơ của ơng, giúp ta có cái nhìn chung về thơ Lý
Bạch. Nhưng trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả khơng có nhắc tới những
hình ảnh, chi tiết cụ thể gắn liền với cuộc đời tư tưởng của Lý Bạch. Đấy là một
điều rất cần được quan tâm để ta tìm hiểu sâu hơn con người Lý Bạch khơng chỉ
bằng thơ mà cịn cả cuộc đời của ơng. Mỗi một vần thơ được hình thành là mỗi
một tâm trạng, một lát cắt về cuộc đời Lý Bạch cần được hiểu sâu sắc, cụ thể hơn,



nhưng lại khơng thấy xuất hiện sự phân tích , tìm hiểu cho cụ thể vấn đề này trong
cơng trình nghiên cứu của Lương Duy Thứ.
Trần Ngọc Hưởng trong công trình “Thơ Đường trong nhà trường” [10] có giới
thiệu về thơ Lý Bạch như sau: những tác phẩm ngời ngợi tâm tư, nỗi lịng ơng
trong những giai đoạn của cuộc đời, là sự tái hiện đầy đủ tính nghệ thuật về hiện
thực xã hội và diện mạo của cuộc sống tinh thần thời Thịnh Đường. Lý Bạch mang
trong mình hồi bão lớn lao, và ông bày tỏ không giấu giếm khát vọng đối với
công danh sự nghiệp. Tác giả Trần Ngọc Hưởng đã có những sự giới thuyết gắn
liền với cuộc đời thơ Lý Bạch, nhưng vẫn còn ở mức độ nói chung chung, chưa đi
vào nghiên cứu cụ thể những tác phẩm, những chi tiết nghệ thuật gắn liền với cuộc
đời tư tưởng của thi sĩ. Trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả cũng có đề cập
đến những nội dung thơ ca của Lý Bạch một cách khái quát và những “ma lực
nghệ thuật” trong thơ của Lý Bạch. Nhìn chung, tác giả vẫn cịn chú trọng đến cách
giới thuyết hơn là đi sâu vào một chi tiết cụ thể trong thơ Lý Bạch.
Lê Giảng trong cơng trình “Đến với thơ Lý Bạch” có nói đến cuộc đời Lý Bạch
cùng với những tư tưởng ảnh hưởng sâu sắc tới thơ Lý Bạch. Tác giả đã có cách
nhìn nhận khá sâu sắc, chi tiết về cuộc đời Lý Bạch, nhưng còn chưa đề cập đến
các tác phẩm cụ thể nói lên tư tưởng của Lý Bạch. Đồng thời, tác giả còn giới thiệu
những tiểu luận như : “Thơ thiên nhiên của Lý Bạch”, “Thơ cổ phong của Lý
Bạch”, “Thơ tình yêu của Lý Bạch”, “Người phụ nữ trong thơ của Lý Bạch” ở
những mức độ nông sâu khác nhau, nhưng nhìn chung, vẫn chưa đề cập đến các
hình ảnh kiếm, rượu, trăng gắn liền với cuộc đời Lý Bạch một cách cụ thể.
Giáo sư Lê Đức Niệm trong công trình “Thi tiên Lý Bạch” có nhắc tới Lý Bạch
kiếm gậy rời quê để đi nát vạn dặm đường [64] , kết thúc cuộc đời ôm trăng mà
chết [182]. Tác giả cho ta thấy hình ảnh của một thi nhân, một hiệp khách muốn đi
ngao du thiên hạ, tìm đến những vùng đất hiểm trở để chinh phục. Nó gắn liền với
cuộc đời của một chàng trai đầy nhựa sống, khí phách, trong lịng phơi phới niềm
tin. Đồng thời tác giả cũng nói tới hình ảnh ánh trăng trong mối tương quan với tư
tưởng của thi nhân. Tác giả đã có sự lý giải cụ thể về cái chết của thi sĩ trong cuộc

đời phiêu bạt của một lão niên. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề cập đến một cách cụ
thể, sâu sắc ở từng tác phẩm cụ thể, mà chỉ là ở mức độ khái quát.
Ngô Văn Phú trong cơng trình “Thơ Lý Bạch” [5] đã có nói đến một cách tổng tổng
quát về cuộc đời và thơ của Lý Bạch. Tác giả đã có những phân tích, phát biểu về
tư tưởng trong cuộc đời của thi sĩ ln có những hình ảnh như thanh gươm, bầu
rượu, vầng trăng,… nhưng nhìn chung vẫn chưa cụ thể, chi tiết, mà chỉ dừng lại ở


một vài nhận xét chung, chưa kết hợp tìm hiểu cuộc đời với từng hình ảnh thơ cụ
thể trong thơ Lý Bạch. Tác giả cho rằng thơ Lý Bạch huyền ảo vơ cùng, cịn rượu
trong thơ Lý Bạch thì mới thật sự vơ địch, Lý Bạch mang trong mình tư tưởng
kiếm khách, hiệp khách. Trong cơng trình này, tác giả còn những diễn giải chưa tập
trung vào những chi tiết nghệ thuật trong thơ Lý Bạch có mói quan hệ sâu sắc với
cuộc đời thi tiên.
Trong quyển “Thơ Đường”- Nhà xuất bản Văn học, 2 tập, có nói đến nội dung và
phong cách thơ ơng chính là phản ánh lối sống, tính cách và tư tưởng của ơng. Tác
giả cho rằng học kiếm là vì Lý Bạch mơ ước trở thành một hiệp khách. Múa kiếm
đối với ông là một cách ký thác những nỗi bi phẫn trong lòng, tỏ chí khí của mình.
Tác giả đã có những giới thuyết khá sâu sắc về cuộc đời và thơ ca của Lý Bạch,
cùng những tư tưởng ảnh hưởng đến thơ ông. Nhưng nhìn chung, tác giả vẫn chưa
đi sâu tìm hiểu từng chi tiết đầy nghệ thuật trong thơ Lý Bạch thật nhiều ý nghĩa.
Ngồi ra, tơi cịn thấy xuất hiện những hình ảnh bóng trăng, thanh kiếm, và một
bầu rượu,… trong các tạp chí nghiên cứu văn học. Các tác giả có nhắc tới những
hình ảnh trên thơng qua việc phân tích một số bài thơ cụ thể của Lý Bạch. Do đó,
các hình ảnh này cũng chỉ được thể hiện một cách rời rạc, đơn lẻ, thiếu một hệ
thống hồn chỉnh. Ngồi sách báo, tơi cũng có khảo sát trên một số trang web
như: thivien.com, kienthuc.com, violet.com,…. và nhận ra rằng cũng có khá nhiều
bài viết nghiên cứu về thơ Lý Bạch. Tuy nhiên, dù ở nội dung này hay khác, cấp đọ
sâu cạn khác nhau; các cơng trình ấy cũng chỉ đề cập đến các hình ảnh ánh trăng,
kiếm, và rượu trong thơ Lý Bạch như là một đối tượng liên quan, không phải là đối

tượng nghiên cứu trực tiếp.
Tóm lại, theo những hiểu biết của tơi và những gì tơi sưu tầm được, các hình ảnh
kiếm, rượu, trăng trong thơ Lý Bạch mặc dù có được một vài tác giả nói tới trong
một số cơng trình nghiên cứu; tuy nhiên, các học giả chỉ điểm qua một vài nét khái
quát về các hình ảnh kiếm, rượu, trăng, nêu lên những cảm nhận chủ quan của bản
thân về các đặc điểm của các hình ảnh kiếm, rượu, trăng trong thơ Lý Bạch. Chưa
có cơng trình nghiên cứu nào xem các chi tiết kiếm, rượu, trăng trong thơ Lý Bạch
là đối tượng nghiên cứu trực tiếp để đi sâu khám phá và tìm hiểu một cách khoa
học, đầy đủ, và có hệ thống. Vì vậy, đề tài “Lớp chi tiết nghệ thuật Kiếm- RượuTrăng trong thơ Lý Bạch” là một đề tài rất mới mẻ, chưa từng có cơng trình
nghiên cứu nào tiến hành tìm hiểu với cấp độ và qui trình tương tự. Mặc dù vậy, tơi
cũng thừa nhận đã tiếp thu khơng ít những thành tựu nghiên cứu từ các cơng trình
đi trước để thực hiện đề tài này. Nhưng dẫu sao đi nữa, cơng trình này cũng chỉ là
bước khởi đàu tìm hiểu vấn đề với những hiểu biết và năng lực có hạn của người


nghiên cứu, do đó, thời gian và kinh nghiệm hứa hẹn sẽ cho ra đời những thành tựu
nghiên cứu hoàn chỉnh hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận đi vào tìm hiểu chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý
Bạch, từ đó phát hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Lý Bạch trong việc thể hiện,
bộc lộ nội dung tư tưởng. Do đó, có thể gói gọn lại đối tượng nghiên cứu của đề tài
này là chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng được chứa trong các bài thơ của Lý
Bạch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khóa luận đi sâu tìm hiểu lớp chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ
Lý Bạch nên phạm vi nghiên cứu của tôi là các bài thơ của Lý Bạch. Trong đó, tơi
đi sâu vào nghiên cứu một số bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch được in trong cuốn
“Thơ Lý Bạch” của Ngô Văn Phú để khám phá, tìm hiểu làm sáng tỏ vấn đề.
4. Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, có cái nhìn bao quát về cuộc đời và thơ Lý Bạch.
Thứ hai, trên cơ sở tìm hiểu về chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý
Bạch giúp ta tiếp cận và cảm nhận sâu sắc, thấu đáo hơn về nội dung và nghệ thuật
trong thơ Đường, để từ đó có cái nhìn tồn diện, kỹ lưỡng cho việc giảng dạy các
tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn trung học Phổ thông.
Thứ ba, thấy được những thành tựu và cống hiến nổi bật của thơ Lý Bạch.
Thứ tư, lý giải sự gắn bó khăng khít giữa các chi tiết nghệ thuật Kiếm- RượuTrăng với ý nghĩa cuộc đời của một thi nhân Lý Bạch, từ dó thấy được cái hay cái
đẹp của một “thi tiên”.
5. Đóng góp của đề tài
Thơ ca Lý Bạch là một thành quả quan trọng của văn học Trung Quốc thời Đường.
Tuy nhiên, với thành tựu từ các cơng trình nghiên cứu thơ Lý Bạch như hiện nay,
xem ra các chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng chưa được khai thác và khám
phá một cách sâu sắc, toàn diện. Thơ Lý Bạch trở thành một hạt ngọc quí ẩn trong
bề sâu của đại dương thu hút mọi người đến khám phá. Thế cho nên, ngồi các
cơng trình nghiên cứu một cách bao quát về các vấn đề xoay quanh thơ Lý Bạch thì


việc đi sâu tìm hiểu ý nghĩa nghệ thuật của thơ Lý Bạch là hướng đi mới lạ, hứa
hẹn có thể đem lại nhiều đóng góp mới.
Thực hiện đề tài này, lấy các chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý
Bạch làm đối tượng hướng vào nghiên cứu, tơi hy vọng có thể khai thác vấn đề đến
mức độ cần thiết để mở ra cái nhìn sâu sắc, đúng đắn, khá trọn vẹn về các chi tiết
nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý Bạch. Tiếp bước các cơng trình nghiên
cứu trước, tơi đi vào khám phá những ý nghĩa cụ thể hơn, bổ sung thêm một hướng
nhìn vào các hình ảnh gắn liền với cuộc đời thi nhân Lý Bạch. Từ đó, khơi gợi
được những rung động thẩm mỹ sâu xa nơi người tiếp nhận, và hy vọng nhờ thế
mà thơ Lý Bạch trở nên gần gũi, thân quen hơn với mỗi chúng ta.
6. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào những cơ sở được vạch ra phía trên, tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau để tiến hành thực hiện đề tài:

6.1. Phương pháp tập hợp, khảo sát tư liệu:
Lý Bạch là một “Thi tiên” lỗi lạc bậc nhất đời Đường và đã có ảnh hưởng lớn đến
đời sống văn học ViệtNam. Những tác phẩm của ông là những ẩn số lớn cần được
khám phá một cách triệt để và tồn diện nhất. Vì vậy, đã có khơng ít những tác giả
tham gia dịch nghĩa và dịch thơ từ thơ chữ Hán của ông, và đã dẫn đén những bản
dịch không tương đồng nhau.
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp này tiến hành trên đối tượng một số
bài thơ tiêu biểu của Lý Bạch trong cuốn “Thơ Lý Bạch” [15]. Đọc và chọn ra
những bài thơ có chứa những chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý
Bạch của dịch giả Ngô Văn Phú. Tập hợp và phân ra những bài thơ tiêu biểu gắn
với các chi tiết nghệ thuật này để khai thác hết vấn đề.
6.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Nhằm làm nổi bật những vấn đề xoay quanh lớp chi tiết nghệ thuật Kiếm- RượuTrăng, tôi đã tiến hành đi sâu phân tích các tư liệu vừa được khảo sát và phân loại,
tìm ra những ý nghĩa nghệ thuật của chúng, chọn lọc các dẫn chứng, sau đó tiến
hành tổng hợp để đúc kết vấn đề.
6.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Trong q trình phân tích, bên cạnh việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của các chi tiết
Kiếm- Rượu- Trăng,… tôi cũng quan tâm so sánh và đối chiếu những tư tưởng


nghệ thuật trong thơ Lý Bạch với các nhà thơ cùng thời như Vương Duy, Đỗ Phủ,
…Việc so sánh đó không phải để đề cao hay hạ thấp nhà thơ nào mà chỉ nhằm phát
hiện cái chung cái riêng của chúng. Từ đó, tơi có cơ sở vững chắc hơn để khẳng
định vấn đề.
6.4. Phương pháp hệ thống:
Sau khi sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu vấn đề, tôi đã rút ra nhiều ý
nghĩa nghệ thuật xoay quanh các chi tiết Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý Bạch.
Tùy theo từng cấp độ, tôi đã xâu chuỗi những đơn vị kiến thức ấy thành một hệ
thống hoàn chỉnh, sao cho vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học của kết cấu, vừa
đảm bảo tính chuẩn xác và hợp logic của nội dung. Từ tiểu kết của từng phần, tôi

cũng chú trọng xây dựng kết luận chung thật bao quát và đầy đủ cho tồn khóa
luận.
7. Cấu trúc khóa luận
Khóa luận dài 78 trang và được bố cục thành 3 phần như sau:
MỞ ĐẦU (dài 7 trang)
NỘI DUNG (dài 56 trang)
Chương I. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch
Chương II. Chi tiết nghệ thuật Kiếm- Rượu- Trăng trong thơ Lý Bạch
KẾT LUẬN (dài 2 trang)
Ngồi ra, khóa luận cịn có:
PHẦN PHỤ LỤC (dài 11 trang)
1. Danh sách 239 bài thơ của Lý Bạch
2. Một số bài thơ của Lý Bạch
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (dài 2 trang)
———–0———o0o———–0———–

NỘI DUNG


—-*—-0o0—–*—

Chương I: Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch
1. Cuộc đời Lý Bạch
Lý Bạch ra đời vào năm 701- Đường Vũ Hậu Trường An nguyên niên- triều
Võ Tắc Thiên.
Khi ra đời đến lên 5 tuổi, Lý Bạch sống ở Tây Vực. Sau đó, ơng theo cha
đến Tây Thục. Năm thứ nhất Đường Trung Tông, lên 8 tuổi, Lý Bạch sống trong
thời đại cực thịnh của đế quốc Đường.
Khái quát tình hình xã hội đương thời, người ta thường lấy bài thơ “ Ức
tích” ( Nhớ xưa) của nhà thơ Đỗ Phủ để dẫn chứng:

“ Ức tích khai nguyên toàn thịnh nhật,
Tiểu ấp do tàn vạn gia thất.
Đạo mễ lưu chi túc mễ bạch
Công tư thương lẫm câu phong thực
Cửu châu đại lộ vô sài hổ,
Viễn hành bất lao cát nhật xuất…”
Tạm dịch:
“ Nhớ xưa thời khai nguyên thịnh trị
Ấp nhỏ có hàng vạn nhà
Lúa gạo có nhiều, trắng xóa
Kho cơng vựa tư đầy ắp
Ngồi đường của Cửu châu khơng có hổ sói
Đi xa khơng cần xem ngày tốt xuất hành…”
Cảnh tượng giàu có ổn định đã phản ánh được hồng đế đương thời Đường
Huyền Tơng có tài cai trị trong thời gian hơn hai mươi năm, niên hiệu Khai nguyên
xã hội thái bình. Thời kì này, đế quốc Đường thống trị Trung Hoa đã hơn một trăm
năm, thi hành nhiều chính sách và chế dộ phù hợp với yêu cầu và đời sống của


nông dân, phát triển sức sản xuất, xã hội ổn định, thùa cơ nghiệp của cha ơng, thêm
vào đó là một vị hồng đế có tài năng đối nội, đối ngoại đều biết ứng xử linh hoạt
cuối cùng đã xây dựng được một quốc gia giàu mạnh, thống nhất, ấm no. Với tình
hình đất nước như thế, văn học chủ yếu là thơ ca có truyền thống từ thời Sơ Đường
đến thời kì này đã phát triển về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Thời kì
này là thời kì tráng niên của Lý Bạch, đầy khơng khí phấn chấn của xã hội, nhưng
dưới sự thống trị của xã hội phong kiến, hiện tượng phồn vinh khơng có thể duy trì
được lâu. Kinh tế xã hội phát triển thì mâu thuẫn giai cấp cũng ngày càng mâu
thuẫn sâu sắc. Những năm giao thời của niên hiệu Khai nguyên với Thiên bảo đời
Đường Huyền Tơng do kết quả kiêm tính giữa bọn địa chủ cường hào, sự khác
nhau giữa giàu và nghèo ngày càng rõ rệt.

Bọn thống trị đương thời đã sống cuộc đời xa hoa dâm dật, chính trị ngày
càng đen tối hủ bại, đặc biệt năm 755 đã nổ ra cuộc Loạn An- Sử. Cuộc Loạn An
Sử diễn ra trong 8 năm cho đến năm 763- Đường Đại Tơng ngun niên. Từ đó về
sau, đế quốc Đường ngày càng suy yếu. Thời kì cuối đời của Lý Bạch là thời kì xã
hội từ cực thịnh chuyển dần sang suy yếu, hầu hết các bài thơ có giá trị đều được
nhà thơ sáng tác trong thời gian này.
Thuở nhỏ, Lý Bạch sống ở Tây Thục. Ông sống ở đây khá lâu, cho đến năm
26 tuổi. Lý Bạch trong bài thơ “ Dữ Hàn Kinh Châu thư” tự xưng là “ Lũng Tây bố
y”. Lý Dương Băng trong “ Thảo đường tập tự” đã nói Lý Bạch là “ Lũng Tây
thành kỹ nhân”. Đây là nói nơi mà cha ơng của Lý Bạch đã sống. Thực tế quê
hương của Lý Bạch là huyện Long Xương, Miên Châu- Tây Thục, nay thuộc Giang
Du, tỉnh Tứ Xuyên, một vùng rất nhiều hoa sen. Gia đình của Lý Bạch- những ghi
chép của nhiều nhà nghiên cứu thời trước không rõ ràng, chưa được khẳng định,
chỉ căn cứ vào một ít tư liệu truyền lại, rồi đơn giản nêu lên. Trong “ Thảo đường
tập tự” của Lý Dương Băng có viết: “ Lý Bạch, tự là Thái Bạch, người Thành Kỹ,
Lũng Tây, cháu chín đời Lương Vũ Chiêu Vương- một gia tộc hiển hách,… bắt đầu
niên hiệu Thần Lương đời Đường Trung Tông (705) đã chuyển cư vào đất
Thục…”.Sách “ Đường tả thập di Hàn lâm học sĩ Lý cơng tân mộ bia” có ghi:
“ Ông tên là Bạch, tự Thái Bạch, người ở Thành Kỹ, Lũng Tây, sau chuyển vào đất
Thục. Là một gia đình khơng có người nối dõi khó tìm gia phả… chỉ cịn một cơ
cháu gái biết lờ mờ về Lý Bạch… Cha của Lý Bạch là một thương khách, cả gia
đình ở nơi núi non, suốt đời Lý Bạch không cần bổng lộc…”
Một số tư liệu như trên, kết hợp với những lời tự thuật của Lý Bạch, có thể
nêu lên ý kiến của người đời sau về thân thế của Lý Bạch. Lý Bạch là con cháu của
Lương Vũ Chiêu Vương Lý Cảo. Tổ tiên đều ở Thành Kỹ- Lũng Tây trước đây trôi


nổi khắp vùng Trường An- Thiểm Tây, làm quan, là nhà sáng tác. Cuối đời từng về
Tây Vực. Qua mấy đời đến năm Thần Long- Đường Trung Tông (705), cha của Lý
Bạch đưa cả nhà vào đất Thục, định cư ở huyện Long Xương, nay là Bình Vũ, tỉnh

Tứ Xuyên. Cha của Lý Bạch, tên tuổi khơng cịn truyền lại. Sở dĩ có từ “khách”,
thường gọi là Lý khách, vì sau khi về đất Thục, gia đình ở ẩn, ít tiếp xúc giao lưu
với người chung quanh, ít khi ra khỏi cửa, chỉ biết gia đình Lý khách, mức sinh
hoạt cao, có tiền của, có khả năng là một lái buôn trôi nổi nhiều nơi. Đến năm 26
tuổi, Lý Bạch trong bài thơ “ Thượng An Châu Bùi trưởng sử thư” có hai câu:
“ Trượng kiếm khứ quốc
Từ thân viễn du”.
( Cầm kiếm ra đi trong nước. Từ biệt cha đi chơi).
Ta có thể biết được lúc đó cha của Lý Bạch vẫn cịn sống, về sau thơ của ơng
khơng nói đến. Thời cịn bé, Lý Bạch sống với ai trong gia đình vẫn chưa biết .
Trong “ Chương Minh dật sự”, chúng ta có thể biết được Lý Bạch có một cơ em
gái tên gọi là Nguyệt Viên, lấy chồng ngay trong huyện nhà, hiện nay vẫn còn mộ
của nàng. Cịn một tư liệu nữa có thể nói Lý Bạch có một em trai. Cuối đời Lý
Bạch bị giam ở đất Tầm Dương, trong ngục, ông đã viết bài thơ “ Vạn phẫn từ
đầu Ngụy Lang Trung”, trong bài thơ có hai câu:
“ Huynh cửu giang hề đệ tam hiệp,
Bi vũ hóa chi nam tề.”
Ở đây từ “ huynh” là Lý Bạch, tự chỉ mình. Hai câu thơ trên có nghĩa:
“ Anh đã qua Cửu Giang em ở eo sơng thứ ba
Buồn bã khéo hóa thành chim để bay về nam”
Người em trai vẫn ở lại đất Thục. Từ 5 tuổi đến 15 tuổi, Lý Bạch đi học, trong
hoàn cảnh gia đình giàu có nên đã chun tâm tu dưỡng nghiệp văn chương, thời kì
này, ơng đọc khá nhiều sách, phạm vi học tập nghiên cứu của Lý Bạch khá rộng,
ngày nay đọc kĩ thơ ông mới thấy được ông có tri thức uyên bác, đã vận dụng ngôn
từ văn chương vào thơ ca thành thạo, sâu sắc. Trong thời kì này, ngồi việc rèn
luyện văn chương, Lý Bạch cịn học kiếm thuật nữa. Ơng nói: “ Thập ngũ hiếu
kiếm thuật”- mười năm đã thích kiếm thuật. Trong thư gửi Hàn- Kinh châu, các câu
thơ tiếp theo:
“ Khởi vũ phất trường kiếm



Tứ tọa giai dương my”
( Vừa múa vừa vung kiếm, người ngồi chung quanh đều trợn mắt), như vậy kiếm
thuật của ông cũng khá tinh thục. Với Lý Bạch, kiếm là bạn đời, cũng là nơi gửi
gắm tinh thần và lý tưởng. Trước 20 tuổi, Lý Bạch có chơi thân với Đông Nghiêm
Tử, một ẩn sĩ ở Dân Sơn ( Tứ Xuyên). Lý Bạch rất thích thú cuộc sống như thế,
ông đã sống một thời gian tại Dân Sơn. Ở đây, Lý Bạch tiếp xúc với Đạo giáo, đã
có tác dụng tích cực hình thành và phát triển tính cách tư tưởng của ơng, đồng thời
cũng có tác dụng tiêu cực. Tích cực là bồi dưỡng cho Lý Bạch lịng u tự do, theo
đuổi tính cách giải phóng. Cịn tiêu cực là biểu hiện trong nhân sinh quan của Lý
Bạch cầu tiên học đạo, tư tưởng ẩn dật, xuất thế cũng bắt đầu hình thành từ lúc này.
Sau năm 20 tuổi, Lý Bạch bắt đầu đi chơi, thưởng thức cảnh đẹp đất Thục,
đồng thời có một số hoạt dộng xã hội. Ở đất Thục, ông đã lên Cầm đài của Tư Mã
Tương Như, đến ngôi nhà cũ của Dương Hùng, ông đã có ấn tượng sâu sắc vẻ
tráng lệ, hiểm trở của núi Nga Mi. Trên đường đến Thành đô đã đến thăm một tác
giả nổi tiếng đương thời là Tô Tu. Tô Tu cũng phải công nhận Lý Bạch là một thiên
tài xuất sắc, tương lai có thể trở thành tác giả số một. Tô Tu rất lấy làm vinh dự đã
nhiệt liệt cổ vũ Lý Bạch. Mùa thu năm 26 tuổi, Lý Bạch kết thúc cuộc sống ở đất
Thục, xuống núi Nga Mi, qua sông vào Du Châu, qua Tam Hiệp bắt đầu cuộc đời
viễn du nay đây mai đó khắp vùng phía Đơng rộng lớn của Tổ Quốc, bước vào giai
đoạn thứ hai của cuộc đời. Từ năm 726 đến năm 742 trong 16 năm, Lý Bạch đi du
lịch qua nhiều miền của đất nước. Ông đã đến Giang Lăng, Thương Ngô, Viên
Châu, Tịnh Châu; bốn vùng: Tây, Nam, Đơng và Bắc, tính ra có 40 tỉnh thành đất
nước: Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Hà Nam, Sơn
Tây và Sơn Đông. Nơi ông lưu lại lâu nhất là An Lục- Hồ Bắc. Mục đích của lần
viễn du này là muốn thưởng thức, chiêm ngưỡng tất cả những cảnh núi sông hùng
vĩ tráng lệ của đất nước, đồng thời cũng muốn tìm tiên học đạo, mặt khác quan
trọng hơn là Lý Bạch muốn thỏa mãn nguyện vọng lập nghiệp; nhà thơ muốn qua
cuộc viễn du này kết giao bạn bè rộng rãi, mở ra con đường cho tiền đồ chính trị
của mình. Chàng trai sung sức Lý Bạch 26 tuổi với chí khí hào tráng tự tin vào tiền

đồ chính trị và tài năng,sống trong thời đại phồn thịnh, giàu có của đế quốc Đường
hào khí bừng bừng, hăm hở trên con đường thi thố với người đời tài đức, nhảy lên
vũ đài chính trị. Từ khi xây dựng nền thống trị phong kiến, đế quốc Đường đã thực
hiện chế độ khoa cử chọn người tài, khiến cho các trí thức thuộc tầng lớp địa chủ
trung và nhỏ có cơ hội tham gia chính trị. Lý Bạch chính là một trí thức lịng tràn
đầy hy vọng tốt đẹp, tràn trề chí tiến thủ hân hoan trong sáng. Nhưng Lý Bạch
khác với trí thức nói chung trong xã hội đương thời là ơng rất tự phụ tài năng của


mình, ơng ví mình như Quản Trọng và Gia Cát Lượng. Ơng khơng những cự tuyệt
ý kiến tiến cử của Thái thú Quảng Hán mà cịn khơng chịu tham dự kì thi thơng
thường cho tiến sĩ để được bổ nhiệm chức quan đi theo con đường quan trường. Lý
tưởng của ông là từ người áo vải dược cử làm khanh tướng, ơm ấp lý tưởng đầy khí
tiết lãng mạn.
Trước tiên, Lý Bạch đi du ngoạn vùng Đông Nam. Điểm du lịch đầu tiên
của ông là Giang Lăng- Hồ Bắc, tiếp đến hồ Động Đình, len núi Thương Ngơ
thuộc Ninh Viễn tỉnh Hồ Nam.Sau đó xi dịng sơng Trường Giang xuống phía
Đơng đến Nam Kinh, Dương Châu, cả một vùng dun hải Chiết Giang. Trong
thời gian này, hoạt động xã hội của ông chủ yếu là kết giao với anh hùng hào kiệt
trong thiên hạ, chứ ý của ông là “ trọng nghĩa khinh tài”. Khi đi chơi ở hồ Động
Đình, ông bạn người đất Thục của Lý Bạch là Ngô Chỉ Nam không may lâm bệnh
chết. Lý Bạch đã tạm thời an táng thi thể của Ngô Chỉ Nam bên bờ hồ Động Đình,
tiếp tục đi du lịch. Mấy năm sau, ơng lại trở lại, tự mình bới hài cốt của bạn rửa
sạch sẽ đem về Vũ Xương cải táng. Chưa đầy một năm trời mà Lý Bạch đã chi tiêu
gần 3 vạn đồng tiền vàng cho việc “ lạc phách công tử” nghĩa là những người chết
mà hồn phách lang thang. Đây đều là những hành động nghĩa hiệp của chính Lý
Bạch. Làm Hiệp khách là một trong những bộ phận cấu thành tính cách tư tưởng
của Lý Bạch. Hình thành tư tưởng Hiệp khách này khơng thể tách rời với tình hình
đặc biệt của gia đình Lý Bạch. Gia đình họ Lý lưu lạc trú ngụ ở vùng Tây Bắc,
phong tục dân tộc ở đây mạnh mẽ, nghĩa hiệp có mức độ cao. Thời thanh niên, Lý

Bạch chịu nhiều ảnh hưởng của gia đình. Tư tưởng nghĩa hiệp của Lý Bạch được
ni dưỡng trong vịng quay như thế. Ngoài ra thường các nhân vật du hiệp của
Trung Quốc, có quan hệ nhiều đến việc hình thành tính cách tư tưởng hiệp khách
của Lý Bạch. Lật lại toàn tập của Lý Bạch, hầu như chúng ta có thể tìm được rất
nhiều danh từ của các nhân vật hào hiệp đời trước, sự tích khác thường của các
nhân vật này. Lý Bạch khâm phục và hướng về họ, tinh thần đạo đức này đã được
Lý Bạch luôn nhắc lại ca tụng, đồng thời xem như tiêu chuẩn hành động cho mình.
Trong thơ của Lý Bạch ln ln biểu đạt rõ ràng tư tưởng “ Hiệp khách”, đó là
“ Có chết cũng lưu được tiếng thơm, anh linh còn mãi trên đời”. Ai nếu đọc sách
vở của các Ngài đến bạc đầu cũng chưa theo kịp.
Có thể nói gia đình của Lý Bạch đã nuôi dưỡng tư tưởng hiệp khách cho
ông. Những sự tích anh hùng vì nghĩa qn thân mình của các nhân vật hào hiệp
đời xưa dần dần đã trực tiếp nâng cao tính cách tư tưởng, kết hợp với tư tưởng bản
thân Lý Bạch, đã có ý nghĩa nhất định. Trong giai đoạn này, tính cách tư tưởng
hiệp khách của Lý Bạch mới chỉ là biểu hiện một số hành động cụ thể, vì lúc đó Lý


Bạch vẫn cịn trẻ tuổi, khí huyết đầy đủ, từng trải trong xã hội chưa đủ, mẫn cảm
về thời đại chưa thể dễ dàng nhẫn nhục đồng thời với tính cách tư tưởng “ Tự phụ
khảng khái không tầm thường”, cho nên Lý Bạch tưởng rằng thông qua các hành
động này, cộng thêm sự giao du rộng rãi, gây được tiếng vang thì có thể hịa nhập
vào con đường chính trị. Lúc bấy giờ, Lý Bạch xa nhà chua lâu, mang đi khá nhiều
tiền bạc trong mình nên Lý Bạch dễ dàng thực hiện một số hành động nghĩa hiệp.
Về sau đi nhiều tiêu tốn, nhận thức dần xã hội, thấy được những hành động này
khơng có tác động mấy đối với xã hội và nhân dân, chẳng giúp đỡ gì cho việc tiến
thân, cuối cùng trong trong cuộc sống, những hành động hiệp khách cụ thể mất
dần. Thời kì sau của giai đoạn này, đời sống và tư tưởng của Lý Bạch đã thể hiện
thực tế hơn. Sự ngạo mạn chính trực của ơng cũng được hạn chế dần. Sau khi ông
đi du lịch một số vùng duyên hải tỉnh Chiết Giang, ngồi trên thuyền thanh thản đến
đầm Vân Mộng đọc bài “ Tử Hư Phú” của Tư Mã Tương Như ở vùng An Lục, tỉnh

Hồ Bắc. Qua các vùng Nam Dương, Phương Thành, Lạc Dương rồi lại quay về An
Lục, tư tưởng của Lý Bạch có nhiều chuyển biến. Cũng trong thời gian này, Lý
Bạch kết hôn với cháu gái quan tể tướng Hứa Ngữ Sư. Sau khi cưới, Lý Bạch rời
đến ở vùng An Lục sống cuộc đời say sưa thoải mái hơn mười năm, trong thời gian
ở đây ngồi việc ổn định cuộc sống, ơng tiếp tục đi du lịch qua lại vùng Tương
Dương- Hồ Bắc; Vũ Hán, Lâm An, Hà Nam, Lạc Dương rồi cả Sơn Tây, Thái
Nguyên. Về sau ông rời An Lục đi Sơn Đơng, cả gia đình cũng rời về Tế Nam- Sơn
Đông. Mãi đến năm 42 tuổi, ông mới dời về phía nam tỉnh Chiết Giang. Khi mới
đến An Lục, Lý Bạch sống cuộc đời nhàn rỗi, đi du lịch một số năm, chưa gặp
được tri âm, tiền đồ chính trị chưa có gì, lúc đó tư tưởng của ơng hét sức buồn
phiền. Nhưng Lý Bạch khơng vì thế mà bng thả, khơng hề có chút dao động, ơng
ln có lịng tin thực hiện lý tưởng. Tư tưởng Hiệp khách không thể giúp ơng mở
đường chính trị, cuối cùng ơng bèn dùng phương thức làm kẻ du thuyết “ tung
hoành” thời Chiến Quốc đi khắp các nước chư hầu. Ông đã nói:
“ Tề có tuy hào phóng
Cao tay Lỗ Trọng Liên
Trăng sáng từ đáy biển
Tỏa chiếu khắp mọi miền
….
Ta cũng người phiêu bạt
Phất áo có thể như thế.”


“ Bài thứ 10 Cổ Phong”.
Sau khi đến Sơn Đông, Lý Bạch ở ẩn cùng các ẩn sĩ Khổng Sào Phủ, Hàn
Chuẩn, Bùi Chính, Trương Thúc Minh, sống cuộc đời uống rượu cất cao tiếng ca,
đương thời gọi là “ Trúc khê lục dật” . Về sau đến Chiết Giang cùng ở ẩn với đạo sĩ
Ngô Quân ở Viêm Trung, hợp với khí chất đạo sĩ. Mạnh Hạo Nhiên lúc đó là một
nhà thơ đồng thời là một ẩn sĩ ở Lộc Mơn Sơn vùng Tương Dương, khơng tham dự
kì thi tiến sĩ. Đối với Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch rất hâm mộ. Cùng với Ngô Quân,

được Ngô Quân yêu mến tiến cử với hoàng đế, rồi Lý Bạch phụng chiếu về kinh
thành Trường An. Lý Bạch sống cuộc đời ẩn cư và cầu tiên học đạo trong thời gian
khá lâu, ngay từ năm 20 tuổi, ông đã ở ẩn tại Miên Sơn, về mặt tinh thần mà nói,
lối sống ẩn dật là xuất phát từ tư tưởng tự do, phóng khống, khơng chịu ràng
buộc.
Thời kì ở Trường An là thời kì đắc ý nhất của Lý Bạch, nhưng ơng vẫn giao
du với các bạn bè từ trên núi về. Về mặt tinh thần mà nói là những biểu hiện khao
khát tự do, giải phóng cá tính nhưng có ý nghĩa khác với thời kì trước, khơng thể
nói một cách khái quát được. Cuộc sống ở ẩn của Lý Bạch vào những năm 20 tuổi
đời, tuy có mục đích ni hy vọng chờ thời cơ, nhưng chủ yếu vẫn là đọc sách, tích
lũy vốn để sau này làm việc. Cịn việc đi ở ẩn sau khi ra khỏi Trường An là đi tìm
cuộc sống tự do nhằm phản đối, phủ định thế lực đen tối thống trị phong kiến.
Nhưng trước mắt thời kì này là thời kì Lý Bạch thực hiện được trách nhiệm phấn
đấu tích cực với đời, việc cầu tiên học đạo trở thành ý định chờ thời là biện pháp
đặc biệt đi tìm con đường chính trị tương lai mà Lý Bạch thực hiện. Ngày nay,
phân tích khách quan thấy hai vấn đề này có mâu thuẫn lẫn nhau, nhưng với tình
hình đặc biệt của xã hội Đường thì Lý Bạch có cơ sở có thể thực hiện được.
Đời Đường, đặc biệt là trong những năm Khai nguyên, Thiên bảo ( 713742) là thời kì Đạo giáo thịnh hành nhất. Do những người thống trị sùng bái và ra
sức đề xướng, Đạo giáo nghiễm nhiên đã trở thành quốc giáo, hầu như gần hết
những nhân vật thuộc tầng lớp trên của giai cấp thống trị đều mê tín Đạo giáo, có
chút ưu đãi. Cơng chúa Ngọc Chân là em gái Đường Huyền Tông, Lý Đằng Không
con gái của Tể tướng Lý Lâm Phủ đều hết lòng quên mình cho Đạo giáo, họ đều là
dịng dõi q tộc. Lúc bấy giờ nhiều tín đồ Đạo giáo có quan hệ mật thiết với giai
cấp thống trị, có người cịn nhận được tặng phẩm của hoàng đế. Tư Mã Thừa Trinh,
một đạo sĩ đã từng được Võ Tắc Thiên, Đường Duệ Tông, Đường Huyền Tông
triệu vào triều bệ kiến. Đường Huyền Tơng cịn bố trí cho ơng ở Vương Ốc Sơn,
gần vua để tiện hỏi việc triều chính. Với tình hình đó có một số tín đồ cầu lợi lộc
đã giả mạo ẩn cư học đạo để mưu cầu phú quí vinh hoa. Ở ẩn học đạo đã trở thành



một thủ đoạn đặc biệt được làm quan. Tư Mã Thừa Trinh cũng phải thốt lên chuyện
cầu quan làm cho tai ơng cũng chẳng có chút thư thả. Sự thực thời đại này nhiều kẻ
thông qua con đường này để ra làm quan, như người bạn của Lý Bạch là Ngô Quân
do làm đạo sĩ mà được phong Hàn lâm đãi chiếu. Lý Tiết về nghỉ, qua con đường ở
ẩn học đạo mà có địa vị ngang tể tướng. Nhưng khơng thể xem Lý Bạch là một
người có mục đích ở ẩn cầu tiên học đạo để mưu cầu phú quí lợi lộc, thực hiện chủ
nghĩa trục lợi như những người tầm thường, Lý Bạch có yêu cầu mãnh liệt lập
cơng vì sự nghiệp làm một người trí thức lớn lên trong xã hội phong kiến, nhưng
động cơ của ông khơng đơn thuần mà cịn có nguyện vọng “ báo đáp ơn vua sau đó
là vinh thân”. Ơng cịn có tư tưởng yêu đất nước nhân dân cụ thể là Tế thương
sinh, An xã tắc. Cầu mong cho đất nước yên ổn, giúp đỡ người nghèo. Đồng thời
đối với Lý Bạch, chúng ta cũng không thể đơn giản thuần túy cho rằng đời sống ẩn
cư học đạo của ông là mê tín tiêu cực yếm thế. Lý Bạch yêu cuộc sống này, trước
hết do ảnh hưởng của thời đại, nhưng cuộc sống này đã bồi dưỡng cho Lý Bạch
lòng yêu tự do, đi tìm giải phóng tinh thần, khơng muốn có tính cách chạy theo tục
thế. Tính cách này một khi hình thành thì ơng lại càng u cuộc sống. Lý Bạch đã
chịu ảnh hưởng rất sâu học thuyết Trang Tử và tư tưởng thần tien, bởi vì việc ở ẩn
học đạo của ơng có một bộ phận mê tín tiêu cực, yếm thế, nhất định có lúc biểu
hiện nghiêm trọng, nhung đồng thời ông cũng đã tiếp thu được tư tưởng Kiêm tế
của Nho gia nên mong muốn nhập thế mãnh liệt. Hai loại tư tưởng ở ẩn học đạo và
ra với đời đã song song tồn tại trong tư tưởng Lý Bạch, nhung có phân trước sau rõ
rệt, giai đoạn sau tư tưởng này là chủ đạo, còn tư tưởng ẩn dật làm tiền đề cho tư
tưởng nhập thế. Lý Bạch trong thơ ca của mình nói rất rõ: “ Trước hết ông muốn
lập công lừng lẫy để xây dựng đất nước. Về sau mới như Phạm Lãi, Trương Lương
đi chơi Ngũ Hồ, an tâm sống cuộc đời tự do tự tại, ở ẩn học đạo. Bi kịch là ở đây,
suốt cả cuộc đời của Lý Bạch đã sống trong tâm trạng mà nguyện vọng không thực
hiện được, dù cho suốt đời Lý Bạch đã sống ở ẩn học đạo cầu tiên, dù cho có yêu
cuộc sống đó như thế nào nữa, nhưng do sự nghiệp chưa thành, cuối cùng vẫn chưa
yên tâm luôn nung nấu nhập thế, chờ cơ hội là nhảy lên vũ đài chính trị ngay. Thời
kì ở An Lục, tác phong sinh hoạt uống rượu ca hát cũng là biểu hiện khá đột xuất,

trở thành một mặt trong cuộc sống của ông. Cuộc sống này đã thể hiện tác phong
ngạo mạn xem khinh, miệt thị thế tục vinh hoa, có tinh thần tự do giải phóng.
Nhưng cũng biểu hiện sinh hoạt của Lý Bạch không lành mạnh, lại chịu ảnh hưởng
không tốt của lối sống tầng lớp trên.
Vào tháng 4 năm 742, Lý Bạch đi chơi núi Thái Sơn, xuống phía nam Cối
Kê- Chiết Giang cùng ở ẩn với đạo sĩ Ngô Quân tại Viêm Trung. Không lâu, Ngô


Quân phụng chiếu hoàng đế tiến kinh, trước Đường Huyền Tơng đã tiến cử Lý
Bạch. Chính lúc đó Lý Bạch đã thực hiện được lý tưởng của mình mà lâu nay phấn
đấu trong những năm tháng khá dài. Hoài bão chính trị xa rộng của ơng tuy khơng
được người đời xem trọng, nhưng tư tưởng phóng khống đặc biệt là tài năng thi ca
đã khiến tiếng tăm của ông lẫy lừng, Huyền Tông đã sớm nghe biết tên ông, do dó
khi Ngơ Qn tiến cử, Đường Huyền Tơng 3 lần hạ chiếu triệu Lý Bạch, cuối cùng
Lý Bạch mới có chuyến đi Trường An. Thời gian ông ở Trường An tất cả chưa đến
3 năm, đến năm 744, ông rời kinh thành. Cuộc sống trong thời gian này của Lý
Bạch đã có địa vị quan trọng. Khi Lý Bạch đến Trường An, lúc đó, ơng đã 42 tuổi.
Đã 16 năm rồi, ông đi du lịch rất nhiều nơi, giao du với đủ loại người, trải qua
nhiều đụng chạm, thấy nhiều điều làm cho sáng mắt, nghe nhiều điều phải mỉm
cười, cuối cùng ông đã đạt được nguyện vọng được ở bên cạnh hồng đế, được
triều đình trọng dụng, làm đại sự vì dân vì nước. Trong quá trình này, Lý Bạch đã
trải qua bao nhiêu sự kiện bộc lộ hết mặt phải mặt trái của xã hội, nhưng ông
không thèm chấp, bỏ qua lịng hồi bão chính trị xa rộng, lạc quan và chí tiến thủ
đã ủng hộ ơng tiến lên. Ơng tin tưởng chắc chắn tài năng của mình một ngày nào
đó sẽ có người biết được ngợi khen, ông có cơ hội thi thố, sẽ thực hiện được lý
tưởng “ Tế thương sinh, An xã tắc”. Đường Huyền Tơng đích thân cho mời ơng về
triều thì lý tưởng của ơng sẽ được thực hiện. Ơng vơ cùng xúc động, phán khởi. Lý
Bạch thu xếp cho vợ con ổn định chỗ ăn ở tại Nam Lăng, tỉnh An Huy, tràn đầy hy
vọng về Trường An. Sau khi đến Trường An, do Ngô Quân tiens cử, lại được tân
khách của Thái Tử là Hạ Tri Chương và công chúa Ngọc Chân em gái của Đường

Huyền Tông ca ngợi cho nên được hoàng đế ưu ái đối xử trọng thị ra nghênh đón,
cho giường thất bảo, ban cho thức ăn, tự tay gắp thức ăn cho vào bát. Có thể nói
hậu đãi hết mực. Hồng đế cịn nói với Lý Bạch:

Khanh là tên áo vải mà tên tuổi Trẫm đã biết thật là đúng đạo nghĩa cịn gì
so sánh được?
Hồng đế đã bố trí cho Lý Bạch ở Hàn lâm viện, ban cho ngựa quý, dự yến tiệc
trong cung theo hầu ngự giá tuần du, lúc nào cũng có Lý Bạch theo bên cạnh.
Đường Huyền Tông với Dương Thái Chân Phi thưởng thức hoa mẫu đơn đã gọi Lý
Bạch đến ban lệnh làm thơ , trong chốc lát, Lý Bạch đã làm ba bài “Thanh bình
điệu” giao cho Lý Qui Niên phổ nhạc để hát. Đường Huyền Tơng tự mình thổi sáo
hịa theo. Do Hồng đế u mến, Lý Bạch trở thành một người nổi tiếng ở kinh
thành Trường An, mọi người ở các tầng lớp vương cơng q thích, quan to đều đến
uống rượu vui vẻ với ông, tranh nhau gặp ơng. Nếu so sánh với người đương thời
có thể nói Lý Bạch “vênh váo, mắt nhìn mây xanh” đắc ý một thời. Lý Bạch được


Đường Huyền Tông dùng lễ đãi ngộ, cuộc sống lúc bấy giờ thật thỏa mãn. Chúng
ta có thể lý giải được tâm tình đắc ý của Lý Bạch lúc bấy giờ.
Do hạn chế của thời đại, những tư tưởng đặc biệt nảy sinh trong xã hội phong kiến,
ý thức của Lý Bạch vẫn tồn tại, cái chuyện được Hoàng đế sủng ái, lấy làm vinh dự
là điều hết sức tự nhiên. Cho nên thời kì này Lý Bạch đã sáng tác nhiều bài thơ
ngâm vịnh cuộc sống cung đình hưởng lạc ít giá trị cũng là chuyện bình thường. Ví
dụ như bài thơ “Cung trung hành lạc từ” có tám bài,…Nhưng cuối cùng, Lý Bạch
không giống như những văn nhân phong kiến trục lợi nói chung, ơng khơng thể
yếu hèn chấp nhận cuộc sống như thế mà khơng có ý kiến gì; ơng có những suy
nghĩ tại sao nhà vua triệu ông về Trường An mà chẳng sắp xếp cho ông ở vị trí đầu
não, xem ông như một hàn lâm cung phụng, chẳng có gì trọng dụng nên bất mãn,
ơng cảm thấy khơng n ăn khơng ngồi rồi.
Có lúc Lý Bạch chớp thời cơ tiếp cận Đường Huyền Tông trình bày những chủ

trương và cách nhìn đối với đại sự quốc gia, ông luôn cố gắng. Nhưng lúc bấy giờ
Đường Huyền Tơng khơng cịn là một vị Hồng đế sáng suốt, chiêu hiền đãi sĩ,
Hoàng đế đã thỏ mãn thành tích trị quốc của mình, say mê với hiện tượng phồn
vinh trong xã hội, cho rằng thiên hạ chẳng có chuyện gì nữa, ngủ n trên gối
khơng cần lo lắng, bỏ mặc quốc sự, bỏ triều chính phó mặc cho Tể tướng, mọi việc
đều có các quan đại thần giải quyết; ở lỳ trong thâm cung, suốt ngày chìm đắm
trong sắc đẹp, câu hát, sống cuộc sống hưởng lạc hoang dâm vơ độ. Với tình hình
đó, rõ ràng, Đường Huyền Tông triệu Lý Bạch về kinh thành không phải là để cầu
người hiền, giao phó việc nước mà là nghe tiếng Lý Bạch nổi tiếng tài làm thơ,
triệu về Trường An để tăng lạc thú cung đình cho Hồng đế mà thôi. Đường Huyền
Tông đối với Lý Bạch chỉ hạn chế ở việc thưởng thức tài năng thơ ca của ơng, xem
ơng như một nhà thơ để Hồng đế dùng. Ở ngay bên cạnh cịn chẳng quan tâm gì
kiến giải và quan tâm chính trị của Lý Bạch. Chính vì thế dù cho Hồng đế dùng
nhiều lễ để đãi ngộ, sủng ái, thì Lý Bạch chẳng có một chức quan nào chính thức,
càng khơng thể nói là phó thác việc nước được.
Lý Bạch đến Trường An hăm hở tràn đầy phấn khích, chẳng qua biểu hiện sự nhận
thức chưa đầy đủ về Đường Huyền Tơng. Hồng đế trong mắt trong tim của Lý
Bạch vẫn là Đường Huyền Tông ở cái buổi ban đầu mới lên ngôi.
Lý Bạch mới vào cung được ân huệ hậu đãi còn chưa biết hết những vấn đề bên
trong. Ông bị Dương Qúi Phi ghét, cộng thêm tên thái giám Cao Lực Sĩ gièm pha
nói xấu. Cao Lực Sĩ lấy nội dung ba bài thơ “Thanh bình điệu” xuyên tạc, hắn tâu
với Dương Qúi Phi “Lấy Triệu Phi Yến để so sánh với Phi tử, quả là coi thường


Phi tử hết mức”. Cao Lực Sĩ quyền uy rất lớn, ngay đến cả Lý Lâm Phủ, Dương
Quốc Trung làm đến Tể tướng, Tiết độ sứ An Lộc Sơn phải có quan hệ với hắn mới
cho thăng quan tiến chức, rõ ràng là những lời gièm pha, sàm tấu của hắn có tác
dụng. Cuối cùng , Lý Bạch pơhair rời Trường An với những bất bình của cá nhân
với chính trị. Thời gian sau ở Trường An, ông tỏ ra phóng túng trong cuộc sống.
Ơng cảm thấy như thế là đắc ý, khơng có ngày nào mà ơng khơng say túy lúy, có

lúc làm thơ trong cơn say.
Đương nhiên rời Trường An là một việc làm đau khổ, nhưng ông vẫn giữ dược
lòng tin, lại tiếp tục viễn du. Lý Bạch thất bại trong chính trị, nhưng trong thơ ca có
thành tựu lớn. Cuộc sống ba năm ở Trường An làm giàu thêm nội dung thơ ca, ông
đã nhận thức hơn về tình hình xã hội đương thời, bọn hoạn quan ngoại thích hồnh
hành, hồng đế thì hoang dâm vơ độ, bọn tiểu nhân đắc thế, người hiền lương bị
hãm hại, … tất cả đều được che đậy bởi cái “Khai nguyên Thiên bảo chi trị”, đằng
sau là đen tói hủ bại, tất cả đều không qua khỏi con mắt tinh anh sáng suốt của Lý
Bạch. Lý Bạch có tinh thần yêu nước thương dân không thể nào chịu nổi; cuối
cùng chẳng có cách nào, ơng bèn dùng thơ ca vạch trần, phê phán những hiện
tượng hủ bại sa đọa đương thời, viết nhiều bài thơ có ý nghĩa hiện thực và tinh thần
chiến đấu.
Cịn thời kì ở Đơng Lỗ và Lương Viên, do bọn hoạn quan dèm pha, sàm tấu, Lý
Bạch đã kết thúc ba năm ở Trường An đắc ý, đành tâu xin hoàng đế được trở về
cuộc sống ở ẩn cầu tiên học đạo viễn du. Lúc đó là năm thứ ba niên hiệu Thiên
Bảo, tức năm 744. Năm 755, loạn An Sử bùng nổ kéo dài đến 12 năm.
Lần này, Lý Bạch đi du lịch vùng Đơng Lỗ là thành phố Tế Ninh, tỉnh Sơn Đơng,
đó là nơi gia đình ơng trú ngụ. Ở đây, Lý Bạch có một số điền sản, ơng làm một
tửu lâu thường cùng bạn bè yến ẩm. Kiều nữ Bình Dương, Aí tử Bá Cầm, con trai
con gái yêu quí của ông đều ở đây. Ông rất yêu ngôi nhà của mình.
Địa phương thứ hai mà ơng du ngoạn là Lương Viên thuộc Biện Châu, phủ Khai
Phong tỉnh HàNam. Trong thời gian hơn 10 năm, ông đã lấy hai nơi này làm trung
tâm rồi tỏa ra một vùng rộng lớn: Hà Nam, Sơn Đông Giang Tô, Chiết Giang, An
Huy Giang Tây, Hồ Bắc, Sơn Tây, Hà Bắc. Sau khi Lý Bạch rời Trường An, đầu
tiên , ông qua Thương Châu ( tỉnh Thiểm Tây) rồi đến Lạc Dương. Khi đi qua
Thương Sơn, ông đã làm bài điếu trước mộ của “Thương Sơn tứ hạo”, ca tụng bốn
vị trung thần đã phò tá triều Hán, thành công lại trở về quê nhà, khơng lưu luyến
tước vị. Lúc đó, nhà thơ Đỗ Phủ, từ năm 741 kết thúc đợt viễn du Ngô, Việt, Tề,
Triệu đã nhàn nhã ở Lạc Dương. Hai thi nhân vĩ đâị đã gặp nhau lần thứ nhất ở



đây. Lý Bạch lưu lại đấy chưa lâu, hẹn với Đỗ Phủ đi về phía Đơng đến Lương
Viên để thăm các danh lam thắng cảnh, như mộ của công tử Vơ Kỵ, nước Ngụy
thời chiến quốc, tức Tín Lăng Qn, lên Bình Đài nhớ những bữa tiệc của Tư Mã
Tương Như nói Hán Lương Hiếu Vương, cùng ngâm vịnh với bạn bè trên hồ sen.
Mùa thu, Đỗ Phủ từ Lạc Dương gặp Lý Bạch lần hai, lúc đó cịn có nhà thơ Cao
Thích cùng nhập hội.
Năm 746, Lý Bạch từ Sơn Đơng đi xuống phía Nam qua Hồi Nam, Quảng Lăng
tỉnh Giang Tô, thăm Cối Kê, thăm nhà cũ Hạ Tri Chương tình cảm đậm đà thắm
thiết. Hạ Tri Chương đã gán cho cái tên vinh dự “Thiên hạ trích tiên nhân”, đã vì
hết tiền bán chiếc đai vàng đổi lấy rượu cùng uống với Lý Bạch. Năm Thiên Bảo
thứ ba, do đã nhiều tuổi, Hạ Tri Chuownbg dâng biểu về nghỉ. Lúc đó ở Trường
An, Lý Bạch đã làm thơ tiễn đưa Hạ Tri Chương về quê, không bao lâu Hạ Tri
Chương ốm chết, Lý Bạch không hay biết. Đến nhà định thăm thăm người bạn cố
tri thân thiết mới hay Hạ Tri Chương đã qua đời, Lý bạch cảm khái viết hai bài thơ
“Đối tửu ức Hạ Lâm” có ý nói lên nỗi nhớ nhung Hạ Tri Chương. Sau đó , Lý
Bạch ở Kim Lăng ba năm cho mãi đến năm 750 mới rời Kim Lăng qua Tầm
Dương du lịch các vùng Tương Dương, Lạc Dương rồi quay về Sơn Đông. Về sau
đến Khai Phong, năm 752 lên Hà Bắc sau đó Lý Bạch đến vùng An Lộc Sơn thống
trị, chính mắt trơng thấy bọn An Lộc Sơn hồnh hành, lo lắng vơ hạn cho nước
nhà. Rời U Châu, nơi quân An Lộc Sơn chiếm đóng, Lý Bạch qua Lạc Dương đến
Khai Phong. Những năm cuối đời, Lý Bạch đều ở vùng này. Thời kì này về tư
tưởng, Lý Bạch ln ln có hai vùng tiêu cực và tích cực song song tồn tại. Lúc
mới vào đời cũng như suốt cuộc đời, tư tưởng tích cực nhập thế cũng là nguyện
vọng mãnh liệt của ông, chiếm địa vị chủ đạo tiên quyết, là tư tưởng nhất quán từ
đầu đến cuối của Lý Bạch. Nhìn chung các thời kì đầu khơng có gì thay đổi.
Do cuộc sống ở các thời kì khác nhau, biểu hiện tư tưởng ở mức độ nào đó cũng
khác nhau. Thời kì ba năm ở Trường An khiến cho hy vọng đổi sang cực kỳ thất
vọng, nỗi buồn bã, trống rỗng trong lịng ơng khiến ông rất đau khổ lo cho dân cho
nước. Nguy cơ của nước nhà ngày càng tăng, tình hình chính trị đen tối làm cho tư

tưởng tình cảm của ơng có thay đổi lớn, tư tưởng tiêu cực yếm thế đột xuất biểu
hiện. Tâm tình trong thời gian rời Trường An của Lý Bạch nhiều mâu thuẫn. Tư
tưởng tình cảm tiêu cực đã ngóc đầu dày vị làm khổ ơng. Do bị tư tưởng như thế
chi phối, Lý Bạch đã xin hồng đế ra khỏi kinh thành hịa nhập vào cuộc sống ở ẩn,
cầu tiên học đạo.
Đỗ Phủ quen biết Lý Bạch và chịu ảnh hưởng Lý Bạch biểu hiện thái độ sống và tư
tưởng trong thời kì này. Hai nhà thơ gặp nhau rồi tương đắc, đồng cảm vói nhau


chính trong những năm tháng này. Những bài thơ Đỗ Phủ sáng tác trong thời kì này
đều biểu hiện tư tưởng xuất thế miêu tả cuộc sống cầu tiên học đạo, ít thấy trong
cuộc sống của Đỗ Phủ trước đây. Đương nhiên cũng khơng thể nói rằng thơ của Đỗ
Phủ thời kì này hồn tồn chịu ảnh hưởng của Lý Bạch. Hơn mười năm sau khi Lý
Bạch rời Trường An, đế quốc Đường ngày càng xuống dốc. Đường Huyền Tông ở
tít trong thâm cung sủng ái Dương Qúi Phi, ăn chơi sa đọa, giao tồn bộ cơng việc
triều chính cho Tể tướng Lý Lâm Phủ. Lý Lâm Phủ là một tên đại thần có âm mưu
lớn, miệng thì mật ngọt trong bụng có nhiều dao găm. Để củng cố địa vị của hắn,
một mặt hắn mê hoặc Đường Huyền Tông, mặt khác cho xây dựng nhiều nhà tù, đả
kích bài xích những quan đại thần chính trực, đưa nền chính trị nước nhà vào cảnh
đen tối, tràn đầy khơng khí căng thẳng, khủng bố. Năm 747, Thái thú Bắc Hải là
Lý Sào do có tội chưa được xác định đã bị Lý Lâm Phủ bắt giết ngay tại nhà. Đối
với việc làm câu kết hãm hại có tính chất chính trị của triều đình, thêm vào đó, Lý
Bạch chứng kiến đời sống hoang dâm vô độ của Đường Huyền Tông, bán rẻ nước
bán rẻ dân của bọn quần thần; Lý Bạch đã phát biểu phê phán, chỉ trích, dẫn đến
ơng phải hứng chịu những lời cơng kích. Khơng thể nói hết với ai được, Lý Bạch
đành gửi gắm tâm sự vào những vần thơ, mặt khác ơng có thái độ lạnh nhạt, thờ ơ
với chính trị, tư tưởng tiêu cực yếm thế phát triển. Tuy thế, Lý Bạch vẫn chưa
nguội tắt tư tưởng tích cực mong muốn nhập thế. Loạn An Sử bùng nổ, cuối năm
755, An Lộc Sơn đem mười lăm vạn quân, tung tin quân mật chiếu của hoàng đế
trừ diệt bọn Dương Quốc Trung từ Phạm Dương (Bắc Kinh) tiến vào Trung

Nguyên. Lúc đó, Lý Bạch đã 55 tuổi. Quãng đời cuối của ông phải sống trong loạn
lạc. Khói lửa chiến tranh chẳng đụng đến phíaNam. Lý Bạch không trực tiếp chịu
đựng tai họa. Nhưng ông rất căm giận cuộc chiến loạn này, ông đã quan tâm đén
Tổ quốc, đến nhân dân, tư tưởng tình cảm yêu nước, yêu dân của Lý Bạch thời
điểm này cao nhất. Lý Bạch muốn làm một Tạ An Thạch của vương triều Đường
đem qn đi chống ngoại xâm, do đó ơng đã đi theo quân của Vĩnh Vương Lý Lân,
con thứ của Đường Huyền Tông. Vĩnh Vương bị Đường Túc Tông Lý Hanh kết tội
làm phản. Lý Bạch là đồng đảng bị kết tội “đại nghịch bất đạo” mặc dù chỉ trong
thời gian rất ngắn chưa đến một tháng. Lúc đó, Lý Bạch những tưởng lý tưởng vì
nước vì dân của mình được thực hiện. Đường Túc Tơng ra lệnh bắt Lý Bạch giam
vào ở ngục Tầm Dương. Bị oan, Lý Bạch vô cùng uất ức. Đường Túc Tông trở về
Trường An, vụ án lại được đem ra xét, Túc Tông quyết định bắt lại Lý Bạch phải
lưu đày đến Dạ Lang nay thuộc Qúi Châu. Trên đường từ Tầm Dương đến Dạ
Lang, ông suy ngẫm cuộc đời mà đẫm lệ. Lúc đó, Lý Bạch đã 58 tuổi, một ơng lão
râu tóc bạc phơ từ biệt vợ con , chìm đắm trong bi thương và cảm khái. Trên con
đường xa xăm, gập ghềnh, Lý Bạch nghĩ đến nhà thơ Khuất Nguyên ngậm ngùi


cho thân phận. Ông đã gặp phải triều đại đen tối, gặp những hồng đế kém sáng
suốt, thơng minh thì phải hứng chịu nỗi bất hạnh. Lúc đấy, gia đình Lý Bạch đang
ở Dự Chương Nam Xương tỉnh Giang Tây. Mấy năm cuối đời Lý Bạch hết sức
khốn khó, ơng sống quanh quẩn vùng Kim Lăng, Tuyên Thành, Lịch Dương. Thơ
ca của ông thời gian này đã phản ánh được tình cảm nồng hậu của ơng đối với
nhân dân lao động. Vào mùa thu năm 761, Lý Bạch đang ở Kim Lăng, cuộc sống
ngày càng nghèo hèn; lúc bấy giờ Lý Quang Bật đem quân chinh phạt phương
Nam đến tận sào huyệt Sử Triều Nghĩa, con trai Sử Tử Minh chưa chịu đầu hàng
triều đình, Lý Bạch tự nguyện tịng quân nhưng già yếu nhiều bệnh tật, không thể
thỏa mãn nguyện vọng được.
Năm 762, Lý Bạch đến Đương Đồ không lâu bệnh nặng, đến tháng 11 năm đó, Lý
Bạch qua đời, thọ 62 tuổi. Lý Bạch mất, người ta đã an táng tại Long Sơn, Thái

Thạch, huyện Đương Đồ. 50 năm sau, ông được Phạm Truyền chuyển mộ của ông
về Tạ Cơng Sơn ở phía Đơng Nam Đương Đồ.

2. Sự nghiệp sáng tác của Lý Bạch
2.1. Quan niệm về thơ ca
Thành tựu thơ ca của Lý Bạch vượt qua cống hiến về lý luận. Hay nói cho đúng,
ơng chỉ sáng tác chứ không lý luận. Tuy nhiên, qua thơ ca của ơng, chúng ta có thể
thống thấy quan niệm làm thơ của ơng là theo phương châm “kế thừa có phê
phán, phục cổ để cách tân” . Sau Trần Tử Ngang, Lý Bạch đã tiếp tục quán triệt và
vận dụng phương châm đó. Ơng nói: “Từ Trần, Lương trở lại nay, thơ trở thành
cực kì diêm dúa và nơng cạn; Thẩm Hữu Văn, tức Thẩm Ước, lại tôn sùng thanh
luật, người phục hồi khơng phải là ta thì cịn ai nữa?” ( Mạnh Khởi, Bản sự thiCao dật đệ tam).
Tinh thần sáng tạo cách tân của ơng cịn thể hiện đột xuất trong bài Cổ
phong: “Học nhăn cô khỉ non, làm cả xóm hết hồn. Thọ Lăng mất điệu cũ, mỉa
chết khách Hàm Đan.”. Ông châm biếm những kẻ giáo điều, nơ lệ cổ nhân trong
văn học. Chính vì có tinh thần sáng tạo cách tân bồng bột như thế, Lý Bạch mới có
cái khí vượt cổ nhân. “Làm phú hơn cả Tương Như, Cửu Kinh đánh đổ họ Khuất,
vườn Lương đè hẳn họ Trâu, họ Mai.”. Ông cũng như Đỗ Phủ, không bao giờ chịu
quỳ gối trước cổ nhân, trái lại muốn làm cho cổ nhân phải thua mình.
Tuy nhiên, Lý Bạch không phải là người kiêu căng, tự phụ, chói bỏ tất cả. Ngược
lại, ơng ra sức học tập Nhạc phủ Hán, Ngụy, Lục triều, dân ca đương thời và khiêm


tốn kế thừa tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Tịch, Đào Tiềm, Tạ Linh Vận, Tạ
Diểu, Bảo Chiếu,…Vì quán triệt phương châm kế thừa có phê phán, phục cổ để
cách tân như thế ơng mới có thể đạt được những cống hiến vĩ đại trong thực tiễn
sáng tác, và đã cùng nhiều nhà thơ khác trong thời đại mình quét sạch lớp phấn son
lòe loẹt, giả tạo của sáu đời, làm cho thơ Đường phát triển phồn vinh.

2.2. Nhân tố tư tưởng

Thời trẻ, Lý Bạch đã “thuộc làu thi thư, xem sách bách gia” cho nên ảnh hưởng của
người đời trước đối với ông rất rộng , phức tạp. Tư tưởng Nho gia và Đạo gia đều
tác động vào ông, nhưng tư tưởng Đạo gia sâu sắc hơn nhiều. Ngay cả tư tưởng du
hiệp cũng đóng góp phần hình thành phong cách đặc biệt của ông.
Khi ông định xây dựng sự nghiệp chính trị thì tư tưởng “kiêm tế thiên hạ” của Nho
gia chiếm ưu thế. Nhưng tư tưởng Nho gia của ơng khơng ngun vẹn và giáo
điều. Ơng nguyện “cứu dân đen”, “làm cho dân đen được an cư lạc nghiệp” chứ
khơng vì vinh hoa phú q, càng khơng vì vua chúa q tộc. Cho nên nhiều lúc
ơng coi khinh, châm biếm cả ông tổ đạo Nho: “Ta vốn là người điên nước Sở, hát
ngông cười Khổng Khâu” lẫn lý tưởng : “Sự nghiệp Nghiêu Thuấn sá kể chi, lịng
ta phơi phới vẫn coi thường”. Lý Bạch khơng phỉ bán thánh hiền, ông chỉ muốn
vạch ra, lật đổ những lý tưởng mơ hồ, giả dối nghìn đời của chế độ phong kiến…
Những lúc ấy, tư tưởng Đạo gia đến với Lý Bạch và ơng mượn nó để chống lại tư
tưởng Nho gia truyền thống, hay nói đúng hơn là tư tưởng Hán Nho mà bọn phong
kiến đùng làm công cụ bảo vệ quyền lợi cho chúng. Theo gót Lão Tử, nhất là
Trang Chu, ông dùng tưởng tượng để đi sâu vào bí mật vũ trụ và mối quan hệ giữa
con người với thiên nhiên, tạo nên tinh thần và cách biểu hiện lãng mạn trong thơ
ca. Tuy có những lúc tiêu cực, chán nản, nhưng tinh thần lãng mạn tích cực thường
bao trùm, lấn át trong thơ ơng. Tinh thần coi thường vinh hoa phú quí, tự tin vào tài
năng, hay mang hồi bảo cứu nhân độ thế, ít nhiều gợi lên thái độ “phản nghịch”
đối với chế độ phong kiến, khiến thơ ơng mang ý vị siêu thốt, thể hiện cái khí thế
hùng tráng, cao rộng.
Tư tưởng du hiệp cũng chiếm địa vị quan trọng ở Lý Bạch. Nhà thơ tự xưng là Nho
sinh, nhưng nhiều khi xem thường, thậm chí châm biếm cuộc sống câu nệ, hủ lậu,
gàn dở của Nho sinh (Trào Lỗ nho). Trái lại, ông hâm mộ cái hào phóng của các
hiệp sĩ và tinh thần du hiệp mà họ theo đuổi. Tư tưởng ấy có một ý nghĩa tích cực,
và trong một chừng mực nào đó, đại biểu cho ý chí và lợi ích của giai cấp lớp giữa



×