THSK - KTAV
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tài liệu số 1
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
1. Định nghĩa:
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, là 5 vận động phổ biến trong toàn
bộ nhân quả của sự vật hiện tượng: Mộc – Hỏa – Thổ - Kim – Thủy (không đơn thuần là
5 chất như nghĩa đen đã ghi), liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát quy nạp và sự liên
quan của các sự vật trong thiên nhiên.
Trong y học, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên
sự tương quan trong hoạt động sinh lý các tạng phủ, để chẩn đoán bệnh tật, để tìm tính
năng và tác dụng thuốc, để tiến hành cơng tác bào chế thuốc.
2. Nguồn gốc:
Là học thuyết vật lý sớm nhất của Trung Quốc do Trâu Diễn thời Chiến quốc
sáng tạo.
Được đặt tên dựa vào 5 nguyên tố lớn để suy luận và phát triển. Người xưa cho
rằng mọi vật trong vũ trụ đều do 5 yếu tố của Ngũ hành phối hợp với nhau mà tạo nên.
Theo tính chất thì:
- Mộc: là cây, là gỗ thì mọc lên cong hay thẳng.
- Hỏa: là lửa thì bùng cháy, bốc lên
- Thổ: là đất thì để trồng trọt, gây giống được.
- Kim: là kim loại, thuận chiều hay thay đổi
- Thủy: là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống.
Để dễ nhớ người xưa thường hay ví như: Đào đất tìm vàng (kim), chọn đất để
trồng cây (mộc), đào ao chứa nước (thủy), đốt củi lấy lửa (hỏa), tro than thành đất (thổ).
Năm hành đều không tách rời thổ (thổ chi vạn vật chi mẫu), dần dần dựa vào đặc tính
của 5 ngun tố đó phát triển thành hệ thống, giải thích mọi vấn đề của sự vật.
Thuyết Âm Dương và Ngũ hành tuy không đồng thời xuất hiện, nhưng cả hai gặp
nhau khi giải thích các hiện tượng tự nhiên rồi xác nhập thành thuyết âm dương ngũ
hành. Vì mặt vận dụng âm dương ngũ hành có điểm riêng biệt nên thường phân ra hai
mặt để thảo luận.
3. Các quy luật cơ bản:
a. Quy luật tương sinh:
Hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển gọi là tương sinh
Trong quy luật tương sinh: Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim - Kim
sinh Thủy, cứ như vậy tiếp diễn mãi, thúc đẩy sự phát triển không ngừng.
1
THSK - KTAV
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tài liệu số 1
Quy luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nghĩa là hành nào cũng có quan
hệ về hai phương diện: cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức quan hệ mẫu tử. Ví dụ: Kim
sinh Thủy thì Kim là mẹ của Thủy, Thủy lại sinh ra Mộc thì Mộc là con của Thủy.
b. Quy luật tương khắc:
Tương khắc nghĩa là ức chế và thắng nhau.
Trong quy luật tương khắc: Mộc khắc Thổ - Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa –
Hỏa khắc Mộc, cứ như vậy tiếp diễn.
Trong tình trạng bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng,
nhưng nếu tương khắc thái quá thì lại làm cho sự biến hóa trở ngại khác thường.
Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có 2 quan hệ: cái khắc nó và cái nó khắc.
Ví dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng lại bị Kim khắc nó.
Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc, trong tương khắc đã có ngụ ý
tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển. Tương sinh khơng tương khắc thì khơng
thể duy trì được sự cân bằng, tương khắc mà khơng tương sinh thì vạn vật sẽ bị hủy diệt.
Cho nên đã có tương sinh thì phải có tương khắc để giữ gìn sự cân bằng tương
đối, thúc đẩy nhau, vì vậy hình thành quy luật chế hóa (xem phần tiếp theo: Quy luật
chế hóa)
2
THSK - KTAV
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tài liệu số 1
*** Mẹo: nhớ Ngũ hành tương sinh – Tương khắc
Quy ước bàn tay 5 ngón ứng với hành (tay trái). Hình dung đơn giản;
- Khi bàn tay xòe ra: chúng ta thấy ngón tay cái như cành cây chìa ra, như vậy
chúng ta quy ước ngón tay cái ứng với hành Mộc.
- Khi nóng giận con người hay dùng ngón trỏ, như vậy chúng ta sẽ quy ước ngón
tay trỏ tương ứng với hành Hỏa.
- Ngón tay áp út thường đeo nhẫn (khi cưới hỏi), ứng với hành Kim.
- Ngón tay út yếu nhất trong 5 ngón, tượng trưng cho sự mềm mại, mà nước thì
liên tưởng đến điều đó, ngó tay út ứng với hành Thủy.
- Ngón giữa dài nhất tượng trưng đất – Thổ, nền tảng (thổ chi vạn vật chi mẫu)
=> Như vậy khi chụm bàn tay trái lại (hướng đầu ngón tay lên trên) chúng ta
thấy: Thuận chiều kim đồng hồ là Tương sinh – Cách một ngón là tương khắc
- Tương sinh: Ngón cái (Mộc) sinh ngón trỏ (Hỏa) – Ngón trỏ (Hỏa) sinh ngón
giữa (Thổ) – Ngón giữa (Thổ) sinh ngón áp út (Kim) – Ngón áp út (Kim) sinh ngón út
(Thủy) – Ngón út (Thủy) sinh ngón cái (Mộc)
- Tương khắc: Ngón cái (Mộc) khắc ngón giữa (Thổ) – Ngón giữa (Thổ) khắc
ngón út (Thủy) – Ngón út (Thủy) khắc ngón trỏ (Hỏa) – Ngón trỏ (Hỏa) khắc ngón áp út
(Kim) – Ngón áp út (Kim) khắc ngón cái (Mộc).
Chỉ cần bàn tay chúng ta đã nhớ Ngũ hành tương sinh – tương khắc.
c. Quy luật chế hóa:
Chế hóa là chế ức là sinh hóa phối hợp với nhau. Trong chế hóa bao gồm cả hiện
tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau.
Quy luật chế hóa:
- Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim , Kim khắc lại Mộc
- Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc lại Hỏa
- Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc khắc lại Thổ
- Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa khắc lại Kim
- Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ khắc lại Thủy
Luật chế hóa là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân
bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc khơng
đủ thì sẽ xảy ra những sự biến hóa khác thường. Mỗi hành đều có mối liên hệ với 4 mặt:
cái sinh ra nó – cái nó sinh ra – cái nó khắc và cái khắc nó.
Ví dụ:
3
THSK - KTAV
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tài liệu số 1
- Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim, Kim lại khắc Mộc. Nếu như Mộc khắc
Thổ một cách quá đáng, thì con của Thổ là Kim tất nhiên nổi dậy khắc lại Mộc, kiểu
như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là cái bị khắc có đủ nhân tố chống lại cái khắc nó. Cho
nên Mộc khắc Thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh
ra đều cần thiết cho sự gìn giữ thế cân bằng trong thiên nhiên.
- Trường hợp khác: Chúng ta thấy Mộc sinh Hỏa, nếu chỉ nhìn hành Mộc khơng
thơi thì như Mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là Hỏa, nhưng nhờ có Hỏa mạnh
hạn chế bớt sức của Kim – là một hành khắc Mộc. Như vậy Mộc sinh con là Hỏa, nhưng
nhờ có con là Hỏa mạnh mà hạn chế được Kim làm hại Mộc, do đó Mộc giữ vững
cương vị.
d. Quy luật Tương thừa tương vũ:
- Thừa là lấn át. Tương thừa là lấn át nhau, đối kháng, khắc chế nhau giống như
tương khắc nhưng có khác là: sự khắc chế khác thường của bất cứ hành nào sau khi phát
sinh thái quá bất cập (Tương khắc là hiện tượng khắc chế lẫn nhau trong trạng thái bình
thường của ngũ hành)
- Vũ là khinh lờn. Tương vũ là khinh lờn nhau, chỉ hiện tượng phản khắc của mọi
hành sau khi phát sinh thái quá hoặc bất cập (như mộc lại khắc với kim)
Ví dụ: Mộc thái q thì Kim sẽ khơng khắc chế nổi theo trạng thái bình thường,
khi ấy Mộc sẽ khắc Thổ một cách khác thường (tương thừa), đấy là hiện tượng tương
thừa tương vũ khác thường của ngũ hành sau khi phát sinh thái quá và bất cập, ngược lại
nếu Mộc bất cập thì khơng những nó bị Kim khắc hại một cách khác thường (tương
thừa) lại còn bị Thổ khinh lờn (tương vũ), lúc thường thì Mộc khắc Thổ.
4. Vận dụng thuyết ngũ hành vào y học:
Căn cứ vào hình thái, tính chất của từng bộ phận trong cơ thể, từng vị thuốc,
người xưa đã quy nạp các vị thuốc vào từng hành một, rồi vận dụng những tính chất đó
trong việc điều trị và tìm thuốc.
Ví dụ:
Hành Mộc là cây cỏ, thì màu canh tươi, vậy màu xanh thuộc hành Mộc. Những
cây tươi tốt vào mùa xuân, vậy mùa xuân cũng thuộc hành Mộc. Trong mùa xuân nếu có
quả, thường quả chưa chín thì có vị chua, vậy vị chua cũng thuộc hành Mộc. Nói đến
con người thì mùa xn thích hoạt động, mà theo đơng y sự hoạt động của con người do
gan chi phối, vậy gan (can) thuộc Mộc (ngồi ra đặc tính của Mộc là hướng lên, bốn
phía xung quanh thì mở rộng, tính thì cứng cỏi, trong khi đặc điểm của gan thì ưa thoải
mái, khơng chịu gị bó; hai cái tương đồng).
4
LƯU HÀNH NỘI BỘ
THSK - KTAV
Tài liệu số 1
Tương tự:
- Tâm thuộc Hỏa, lửa cháy bốc lên, như kiểu Tâm đi lên khai khiếu ở lưỡi, vậy
nên hễ thấy lưỡi đỏ, mặt đỏ đều do tâm hỏa bốc lên, vì vậy dùng Tâm ứng với hành
Hỏa.
- Tỳ thuộc Thổ, đất là mẹ của mn lồi vạn vật, tựa như con người muốn sinh
tồn được là nhờ ăn uống dinh dưỡng, nếu tỳ vị khơng có gì hấp thu tiêu hóa thì cơ thể
sao sinh tồn? Vì vậy tỳ ứng với hành Thổ.
- Phế thuộc Kim, tất cả kim loại đều có khả năng phát ra âm thanh, con người
phát ra tiếng là nhờ phế khí, nên Phế ứng với hành Kim.
- Thận thuộc Thủy, đặc điểm của nước là chảy xuống, tương phản với lửa bốc
lên. Con người uống nước thì thơng qua tam tiêu chạy xuống cùng là bàng quang để tiết
ra ngồi, vì vậy Thận ứng với hành Thủy.
Ngồi ra thuyết Ngũ hành cịn ứng dụng trên nhiều khía cạnh để có thể bao qt
và luận tốt hơn về nhiều khía cạnh, dựa vào bảng quy nạp tóm tắt sau để thấy rõ hơn.
Ngũ
Thuộc hành
tính
Ngũ sắc
Ngũ tạng
Lục phủ
MỘC
HỎA
THỔ
Đỏ
Tâm
(Tim)
Tiểu
trường,
Tam tiêu,
Tâm bào
lạc
Đắng
Vàng
Tỳ
(Lá lách)
Vị
(Dạ dày)
Trắng
Phế
(Phổi)
Đại
trường
Đen
Thận
Ngọt
Cay
Mặn
Vui mừng Lo lắng
Buồn rầu
Sợ hãi
Cười
Hát
Khóc
Rên
Nước mắt
Giáp, Ất
Nước bọt
Mậu, Kỷ
Nước tiểu
Nhâm,
Q
Hợi, Tí
Trụ
(Long)
Phong
(Gió)
Thìn,
Tuất,
Sửu, Mùi
Vng
(Báo)
Thấp
(Ẩm)
Nước mũi
Canh,
Tân
Thân,
Dậu
Nhọn
(Hổ)
Táo
(Ráo)
Gợn sóng
(Hạc)
Hàn
(Lạnh)
Xanh
Can
(Gan)
Đởm
(Mật)
Ngũ vị
Chua
Ngũ cảm
Nóng
giận
Hét
Ngũ
thanh
Ngũ dịch
Thiên can
Địa chi
Ngũ hình
Khí
Tánh
Mùa
Mồ hơi
Bính,
Đinh
Dần, Mão Tỵ, Ngọ
Que
(Xà)
Thử
(Nhiệt)
Cương
Nhu
Ý
Xn
Hạ
Cuối mùa
(Tháng 1 (Tháng 4 (Tháng 3
– 2)
– 5)
– 6 – 9 –
5
KIM
THỦY
Bàng
quang
Dũng
Tri
Thu
Đông
(Tháng 7 (Tháng 10
- 8)
– 11)
Thanh
đạm
Thực,
Trúng
nắng
LƯU HÀNH NỘI BỘ
THSK - KTAV
Phương
hướng
Khai
khiếu
Mạch
Ngũ thể
Đơng
Nam
Mắt
Lưỡi
Chóp mũi
Hồng,
Đại
Mạch
Huyền,
Sắt
Cân
12)
Trung
tâm
Mơi
Cạnh hàm
Hỗn,
Hịa
Cơ
Tài liệu số 1
Tây
Bắc
Cánh mũi
Tai
Cằm
Trầm,
Trì
Cốt
Tiểu mao
Bì, mao
a. Tìm thuốc:
Căn cứ vào mùi vị, người ta cho vị thuốc này có tác dụng trên bộ phận này hay
bộ phận khác trên cơ thể người.
Ví dụ: Loại thảo mộc nào đó có vị ngọt, màu vàng thì có tác dụng lên tỳ vị, vì tỳ
vị thuộc Thổ, mà màu vàng và vị ngọt cũng thuộc Thổ.
b. Chế thuốc:
Trong việc chế tạo thuốc cũng vận dụng ngũ hành.
Ví dụ: Muốn cho một vị thuốc tác dụng vào thận, người ta thường chế thuốc với
đậu đen, vì màu đen thuộc hành Thủy, mà Thận cũng thuộc hành Thủy. Hoặc nếu phải
tẩm thì tẩm nước muối, vì muối có vị mặn, vị mặn thuộc hành Thủy. Nếu muốn vị thuốc
tác động lên gan và mật thì tẩm thuốc với giấm, vì giấm có vị chua, vì chua thuộc Mộc,
là hành ứng với gan và mật. Muốn vị thuốc tác dụng theo tỳ vị thì tẩm với mật, mật có
vị ngọt, ngọt thuộc Thổ, là hành của tỳ vị. Cũng dựa theo nguyên lý đó mà tẩm thuốc
với đất màu vàng, cũng thuộc Thổ, là hành ứng với tỳ vị.
c. Bệnh lý:
Ứng dụng ngũ hành vào bệnh lý chủ yếu là vận dụng quy luật tương sinh, tương
khắc để giải thích các quan hệ bệnh lý, khi một tạng nào đó có tình trạng mất bình
thường thái q hay bất cập. Khi con người khỏe mạnh bình thường là lúc tạng phủ còn
tốt, làm tròn các nhiệm vụ một cách cân đối, nhịp nhàng. Ngược lại, khi bệnh tật làm
đảo lộn chức năng, tạng phủ mất cân bằng mà khơng kịp điều chỉnh thì bệnh sẽ phát
triển, có thể ảnh hưởng đến tạng phủ khác.
Ví dụ:
Nổi giận hại can khí, can khí lấn lên ảnh hưởng cơ năng tiêu hóa của tỳ vị mà
sinh ra chứng tiêu hóa bất thường (tiêu hóa kém) – Mộc khắc Thổ. Trái lại, nếu cơng
năng hoạt động của một tạng nào đó bị sa sút hoặc có bệnh nếu được sự viện trợ của một
tạng khí hữu quan nào đó thì bệnh giảm hoặc vượt cơn nguy trở lại bình thường. Ví như:
Người lao phổi, nếu được vận dụng phương pháp kiện tỳ thúc đẩy ăn ngon ngủ khỏe, cơ
năng tiêu hóa chuyển biến tốt, làm cho thế lực vươn lên, rồi bệnh phổi cũng chống khỏi
– Thổ sinh Kim, đông y gọi là Bổ Thổ dĩ sinh Kim.
d. Chẩn đoán:
Ứng dụng ngũ hành vào việc chẩn đoán rất quan trọng, nhờ đó mà cho dù bệnh
tật diễn biến phức tạp tới đâu đều có thể dùng ngũ hành để giải thích.
Ví dụ:
6
THSK - KTAV
LƯU HÀNH NỘI BỘ
Tài liệu số 1
- Các triệu chứng và tình trạng ở đầu, ở mắt (mắt thuộc Mộc), chóng mặt dễ nổi
giận (Nóng giận thuộc Mộc), kêu la, hay chảy nước mắt sống, thì có thể xét vào can
(gan), vì can thuộc Mộc.
- Các tình trạng mắt đỏ (Đỏ thuộc Hỏa), trong lịng phát nóng (nóng thuộc Hỏa),
dễ đổ mồ hơi (mồ hơi thuộc Hỏa),… thì có thể xem xét vào tâm bệnh, vì tâm thuộc Hỏa.
- Ho lâu ngày thuộc Phế (Phế thuộc Kim), sắc mặt vàng héo, bắp thịt teo, ăn
khơng biết ngon,… thì có thể quy nạp Thổ bất sinh Kim, vì 3 chứng trên thuộc Tỳ, Tỳ
thuộc Thổ.
- Ợ chua, nơn ói, tức bụng, khó chịu vốn là triệu chứng tiêu hóa kém của Tỳ vị,
nếu do nổi giận uất khí (giận thuộc can) gây nên, có thể nói Mộc khắc Thổ để lý giải,
qua sử dụng thuốc sơ can giải uất khai thơng được thì các bệnh của Tỳ vị nói trên cũng
khỏi, đó là căn cứ chỉ định lâm sàng Mộc khắc Thổ để chỉ đạo lâm sàng, ý nghĩa quan
trọng đem lý luận sinh khắc giải thích trong chẩn đoán.
e. Điều trị:
- Chảy máu thổ huyết. Huyết màu đỏ thuộc hành Hỏa, muốn chống lại thì dùng
Thủy, màu đen. Vậy muốn chữa thổ huyết hay chảy máu, thuốc gì cũng phải đốt hay sao
cho đen cháy đi. Như vậy dùng tính chất khắc nhau để chữa bệnh. Muốn bồi bổ thì dựa
trên tương sinh, ví dụ muốn bổ cho có thịt thì dùng thuốc có vị ngọt, chữa bệnh phổi thì
dùng thuốc có vị cay như tinh dầu.
- Nóng giận hại Can khí, Buồn rầu ức chế cái giận – Kim khắc Mộc
- Vui mừng tổn Tâm khí, Sợ hãi lại mất vui – Thủy khắc Hỏa
- Lo lắng hại Tỳ khí, Nóng giận hết Lo lắng – Mộc khắc Thổ
- Buồn rầu hại Phế khí, Vui mừng làm mất buồn rầu – Hỏa khắc Kim
- Sợ hãi hại Thận khí, Lo lắng hết sợ hãi – Thổ khắc Thủy.
- Về thời tiết mà luận: Mùa đông thuộc hàn thủy, da khít khó đổ mồ hơi, phải
dùng Tân ơn giải biểu, mùa hè thuộc Hỏa, viêm nhiệt, da nở, dễ đổ mồ hôi,… dùng
thuốc tân lương giải biểu.
Tuy nhiên cần chú ý: Thái q có hại, ví như chua quá hại gan. Quan trọng cũng
cần tránh suy luận lung tung làm cho việc tìm thuốc, chế thuốc, điều trị thêm phức tạp,
đôi khi lại làm giảm đi tác dụng của thuốc.
*** Ngoài ra để dễ nhớ, nguyên tắc điều trị cần nhớ đơn giản:
- Bệnh đơn giản chữa trực tiếp. Trực tiếp điều trị ngay hành bị bệnh tật và bổ mẹ
dưỡng con.
- Bệnh phúc tạp chữa gián tiếp.
“Tốt mẹ tốt con mình tốt
Mình khắc ai làm cho nó vượng lên”
Ví dụ: Bệnh tật tại Can (gan)
Bổ Thủy (thận, bàng quang), Bổ Hỏa (tim, tiểu trường, tam tiêu), dưỡng Thổ (tỳ
vị)
- Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con
Ví dụ: Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh
phế kim đây chính là con hư bổ mẹ
Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh, phải chữa vào tâm
(an thần), vì can mộc sinh tâm hỏa đây chính là mẹ thực tả con.
7