Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI THI GIỮA KÌ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.49 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

BÀI THI GIỮA KÌ
MƠN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GVHD

:

NGUYỄN CƠNG LẬP

SVTH

:

VÕ THÀNH LONG

LỚP

:

SS003.M24

MSSV

:

21521104

TP. HỒ CHÍ MINH, 4/2022



Câu 1. Tiền đề lý luận quyết định bản nhất tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Giá trị truyền thống Việt Nam:
- Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã tạo dựng được một
nền văn hóa riêng phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý. Trong đó,
những truyền thống văn hóa tiêu biểu nhất tác động đến Hồ Chí Minh gồm:






Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước.
Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc
lân bang.
Truyền thống lạc quan, yêu đời.
Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo.
Tinh thần ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa tiếp nhận tinh hoa văn hóa của nhân
loại...

- Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam, nổi bật là những truyền thống nêu trên đã tác động
sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của Hồ Chí Minh, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người.
Đây là nguồn tư tưởng, lý luận đầu tiên, là cội rễ sâu xa, bền chặt nhất hình thành nên tư tưởng
Hồ Chí Minh

b. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
- Những bộ phận tư tưởng và văn hóa nhân loại tác động lớn đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh là: tư tưởng và văn hóa phương Đơng; tư tưởng và văn hóa phương Tây. Người đã kế thừa
những nguồn tư tưởng và văn hóa đó theo tinh thần phê phán, tức là kế thừa những cái hay, cái
tốt, có ích cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân; phê phán và loại bỏ những cái giở, cái xấu, có

hại cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân
 Tư tưởng và văn hóa phương Đơng:
Các nguồn tư tưởng và văn hóa phương Đơng cơ bản tác động đến sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh gồm:
 Thứ nhất là Nho giáo:
+ Ngay từ nhỏ, HCM đã được học chữ nho với các thầy vốn là những nhà
Nho yêu nước. Đạo đức Nho giáo thấm vào tư tưởng, tình cảm của Người
không phải là những giáo điều “tam cương ngũ thường” mà đó là tinh thần
nhân nghĩa, đề cao văn hóa, lễ giáo, truyền thống hiếu học, triết lý nhân
sinh: “tu nhân dưỡng tính”... Đồng thời, Người cũng đề cao lý tưởng về
một xã hội bình trị, tư tưởng về một “thế giới đại đồng”.


Thứ hai là Phật giáo:


+ Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, đó là một tơn giáo và gắn bó
với đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam,để lại nhiều dấu ấn trong văn
hố Việt Nam: Từ tư tưởng, tình cảm, tín ngưỡng cho đến phong tục tập
quán, lối sống…Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chủ yếu khai thác ở nhà Phật
tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn; tinh thần bình đẳng, tinh
thần dân chủ chất phác; nếp sống giản dị, thanh bạch, chăm lo làm điều
thiện...Bên cạnh đó, Người cũng phê phán tính chất duy tâm về mặt xã hội
của Phật giáo...



 Hồ Chí Minh chú trọng kế thừa, phát triển những tư tưởng nhân bản, đạo đức
tích cực Phật giáo vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện
nay

Thứ ba là Lão giáo:
+ Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển tư tưởng Lão Tử, khuyên con người nên
gắn với thiên nhiên, hòa đồng với thiên nhiên, hơn nữa phải biết bảo vệ
mơi trường sống, thốt mọi ràng buộc của vòng danh lợi trong Lão giáo



Thứ tư là tư tưởng của Tôn Trung Sơn
+ Người đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân
sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởng
đấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của con người và của dân tộc
Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
+ Khi đã là người mácxít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu về chủ nghĩa Tam
dân của Tơn Trung Sơn, vì tìm thấy ở đó “những điều thích hợp với điều
kiện đất nước ta”.

 Tư tưởng văn hóa phương Tây
 Nguồn tư tưởng văn hóa phương Tây đầu tiên ảnh hưởng tới Hồ Chí Minh là tư
tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của Đại cách mạng Tư sản Pháp. Từ năm 13 tuổi
Người đã biết đến và háo hức muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về tư tưởng tiến bộ này. Tư
tưởng này đã được Người kế thừa từ các nhà khai sáng Pháp như Voltaire, Rousso,
Montesquieu… và phát triển thành tư tưởng đấu tranh địi quyền tự do, bình đẳng
cho các dân tộc thuộc địa
 Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh cịn tiếp thu nhiều tư tưởng
văn hóa phương Tây khác cần thiết cho sự nghiệp cách mạng của mình, như: tư
tưởng dân chủ; phong cách dân chủ; cách làm việc dân chủ; tinh thần dám nghĩ,
dám làm, ...
 Tư tưởng và văn hóa nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ
Chí Minh.



c. Chủ nghĩa Mác - Lênin: Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư
tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin để tìm cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết
nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam, để tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Đây cũng là cơ sở
thế giới quan, nguồn tư tưởng, lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí
Minh vì:


Chỉ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc - con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản.
 Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước xây
dựng nên hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc của mình về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam.
 Thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh hấp thụ và chuyển
hóa được những nhân tố tiến bộ và tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa
văn hóa của nhân loại thành trí tuệ của bản thân; giúp Người phân tích và tổng kết đúng
đắn thực tiễn trong nước và thế giới. Đây là những cơ sở quan trọng giúp Người đề ra
những chiến lược và sách lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
- Phương pháp Hồ Chí Minh nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin: Tự chủ, sáng tạo
để không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn, mà tiếp thu, vận dụng có chọn lọc những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lênin và chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn
gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Câu 2. TTHCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân và sự vận dụng của Đảng
ta hiện nay.
a. TTHCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thể hiện trình độ kết hợp
nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kho

tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của Việt Nam.
1. Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân
+ Dân là chủ - chủ Nhà nước, chủ đất nước, chủ xã hội, chủ vận mệnh của chính
mình. Dân chủ được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích ngắn gọn, súc tích là “dân
làm chủ” và “dân là chủ”. Khi người dân chưa hiểu dân chủ là gì thì khơng thể
thực hành dân chủ thật sự. Phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ,


biết dùng quyền dân chủ. Hiểu dân chủ tức là nhân dân có quyền lợi làm chủ và
phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân.
+ Vì thế, để thực hiện vai trò của dân, Người đã đề ra đường lối, chính sách và kiên
trì xây dựng một nhà nước thật sự dân chủ - nhà nước của dân, do dân, vì dân.
2. Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với giáo dục đạo
đức
+ Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã ký hơn 60 sắc lệnh, chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm
1959, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
+ Một nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn pháp luật
và đạo đức trong quản lý nhà nước và xã hội. Là người theo lập trường mácxít về
nhà nước và pháp luật, hiển nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đề cao pháp luật. Tư
tưởng và hành động của Người đã chứng minh điều ấy. Theo Người, đạo đức là
gốc của pháp luật, cịn pháp luật chính là đạo đức chuẩn mực trong xã hội. Chính
vì vậy, cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là tấm gương sáng ngời về tinh thần
đề cao, tôn trọng pháp luật song song với việc kiên trì và bền bỉ trau dồi, rèn luyện
đạo đức cách mạng.
3. Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
+ Đối với Người, mọi quyền lợi, quyền hạn chỉ có giá trị khi nó phục vụ nhân dân
“Nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng khơng
có nghĩa lý gì”.

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không chỉ dừng lại ở quyền bình
đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc mà Người còn bàn tới
quyền làm chủ, quyền được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền làm cơng
dân, quyền hơn nhân và xây dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư
tưởng, tín ngưỡng và tơn giáo…
 Có thể nói, quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một khái niệm phát
triển cả bề rộng lẫn chiều sâu trên các phương diện quyền dân sự, chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội..
4. Nhà nước có hệ thống pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí, lợi ích của nhân dân


+ Theo Người, trong một nước dân chủ thì dân chủ và pháp luật phải đi đôi với
nhau. Pháp luật là “bà đỡ” của dân chủ, bảo đảm quyền tự do dân chủ của người
dân được tôn trọng trong thực tế và dân chủ phải được thể hóa bừng Hiến pháp và
pháp luật, khơng thể có dân chủ ngồi pháp luật.
+ “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân” (Dân vận 1949), lợi ích ở đây là tồn diện, khơng
chỉ có lợi ích vật chất mà cịn cả lợi ích tinh thần từ kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục, cả môi trường xã hội, cả đạo đức và tôn giáo. Lợi ích này liên tục được
nâng cao, phát triển theo sự phát triển của đất nước.
5. Nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân, công dân phải làm tròn
nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm pháp lý của Đảng, Nhà nước và
cán bộ đảng viên nếu không làm tốt chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
“Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi;
nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có
lỗi”
+ Theo Người, vì dân là chủ, làm chủ nên bên cạnh quyền lợi của người làm chủ, thì
dân phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân của mình, đó chính là “Công
việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
là công việc của dân”. Cả hai vấn đề này đều quan trọng như nhau, chúng làm

thành một thể thống nhất. Dân là chủ là nói về vị thế của dân, cịn dân làm chủ là
nói về trách nhiệm của dân.
6. Có biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong bộ máy nhà nước
+ Hồ Chí Minh thấy rõ những căn bệnh này đe dọa sinh mệnh của Đảng, của nhà
nước kiểu mới và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng là giặt nội xâm, là kẻ thù của
chủ nghĩa xã hội.
+ Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong nhà nước kiểu mới, thanh tra, kiểm tra, giám
sát là các biện pháp hữu ích giúp phát hiện, ngăn chặn, chống quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.
7. Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phải có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên
nghiệp, trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân


+ “Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung
ương đến xã do dân tổ chức nên”; “Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân” (Dân vận 1949). Như vậy, hệ thống chính trị để cầm quyền, quản lý, điều
hành mọi hoạt động của xã hội đều do dân cử và tổ chức nên. Đảng và Nhà nước
không tồn tại vì mục đích tự thân, mà tồn tại để phụng sự nhân dân và dân tộc.
Mọi cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước đều là công bọc của nhân dân.

b. Sự vận dụng của Đảng ta hiện nay:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng để Đảng hoạch định đường lối, là kim chỉ nam để chỉ
đạo hiện thực hóa đường lối. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã kết tinh những
chỉ dẫn có tính chất phương pháp luận, bảo đảm cho q trình hiện thực hóa đường lối xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN đề ra, đúng hướng, đúng cách và đạt kết quả. Những giá trị của tư
tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
được thể hiện trên những nét cơ bản sau đây:
1. Bảo đảm tính hợp hiến và “thượng tôn pháp luật” của Nhà nước.
+ Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính hợp hiến, hợp pháp và tinh

thần “thượng tôn pháp luật” của Nhà nước Việt Nam cho đến nay, đã trở thành tư
tưởng chỉ đạo xuyên suốt và được thực thi trong đời sống xã hội, phù hợp với bối
cảnh mới của quốc tế và đất nước.
+ Trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”, bảo đảm kỷ cương, phép nước để tiếp tục
tạo động lực phát triển đất nước nhanh và bền vững, Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng nhấn mạnh: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách
nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân;
đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội, trước hết là việc thực
thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”, gương mẫu tuân theo pháp luật, kỷ cương và
thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên”.
+ Bản chất quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền
lực của nhân dân. Do vậy, quyền lực này phải được bảo đảm bằng hệ thống pháp
luật khoa học và hoàn chỉnh; pháp luật là phương tiện thực hành dân chủ, là công
cụ bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.


2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển.
+ Trong công cuộc đổi mới đất nước, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và tiếp thu các lý thuyết hiện đại về nhà nước pháp quyền, nhà
nước phục vụ, kiến tạo phát triển, Đảng ta khẳng định, “Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh
đạo” là một trong các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây
dựng.
+ Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phục vụ, kiến tạo phát triển,
cần có một chính phủ hành động và đội ngũ cán bộ, cơng chức là những người vừa
có đức, vừa có tài, có bản lĩnh chính trị, tâm huyết và sẵn sàng xả thân vì dân, vì
nước.
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa có đức, vừa có tài, là “công bộc” của nhân dân.
+ Hiện nay, mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động mạnh mẽ khiến cho một bộ

phận cán bộ, công chức, đảng viên thối hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”; một số tổ chức cơ sở đảng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu còn thấp, vi
phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Với mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về “xây dựng,
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý, điều hành và năng lực kiến tạo phát triển”. Bộ máy nhà nước sau nhiều
lần cải cách, tinh gọn đã trở nên năng động, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.
4. Chú trọng các biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước.
+ Kế thừa và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng ta đã lãnh đạo
cả hệ thống chính trị và tồn xã hội kiên quyết, kiên trì đấu tranh phịng, chống
tham nhũng, lãng phí một cách triệt để và có hiệu quả ngày càng cao hơn bằng
cách:


Xử lý nghiêm và kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí theo tinh
thần “khơng có vùng cấm, khơng có ngoại lệ”.



“Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án, phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc,
vụ án tham nhũng, lãng phí; ...




Xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp”.

Qua đó, từng bước xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiện đại,

nhân văn, lấy lợi ích của nhân dân và của đất nước là mục đích tối thượng.





×