KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC PHẦN
BỘ MÔN ĐLCM của ĐCSVN
HỌ VÀ TÊN:_________________________________LỚP:________________
Đề 1
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (SV đánh dấu vào phương án đúng nhất, mỗi câu đúng được tính 0.25
điểm)
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị "Hoà bình" tại Véc-xay bản "Yêu sách của nhân dân An
Nam" vào năm nào?
a. Năm 1917. c. Năm 1920.
b. Năm 1919. d. Năm 1921.
Câu 2: Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức "Hội Việt Nam cách mạng thanh niên" vào năm nào, tại
đâu?
a. Năm 1925, tại Pa-ri. c. Năm 1929, tại Hương Cảng.
b. Năm 1925, tại Quảng Châu. d. Năm 1929, tại Ma Cao.
Câu 3: Tổ chức cộng sản nào sau đây ra đời đầu tiên ở Việt Nam?
a. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. c. An Nam Cộng sản Đảng
b. Đông Dương Cộng sản Đảng. d. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 4: Vai trò của Mặt trận Việt Minh là:
a. Đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. c. Đề ra đường lối, chiến lược cách
mạng.
b. Lãnh đạo cách mạng. d. Cả a, b và c.
Câu 5: Từ tháng 10 năm 1930 đến tháng 02 năm 1951, Đảng ta mang tên là gì?
a.Đảng Cộng sản Việt Nam.
b. Đảng Cộng sản Đông Dương.
c.Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 6: Văn kiện chủ yếu nhất của Đảng nhằm giải quyết những vấn đề về chiến lược và sách lược của
cách mạng Việt Nam từ cuối năm 1945 đến cuối năm 1946 là:
a. Tuyên ngôn độc lập. c. Chỉ thị Hoà để tiến.
b. Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc. d. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Câu 7: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới ( ) Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…" Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào
sau đây?
a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. c. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi.
b. Chỉ thị toàn dân kháng chiến. d. Chỉ thị Kháng chiến, kiến quốc
Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành vào thời gian nào, tại đâu ?
a. Tháng 3/1935, tại Ma Cao, Trung Quốc.
b. Tháng 02/1951, tại Tân Trào, Tuyên Quang .
c. Tháng 02/1951, tại Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
d. Tháng 2/1951, tại Việt Bắc.
Câu 9: Nội dung chủ yếu của kế hoạch ba năm 1955 - 1957 ở miền Bắc nước ta là:
a. Xây dựng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
b. Khôi phục kinh tế mà trọng tâm là khôi phục nông nghiệp, tiến hành đồng thời với cải cách
ruộng đất.
c. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa.
d. Cả a, b và c.
Câu 10: Sau cuộc tổng tiến công năm 1968, ngày 31/3/1968, Giôn-xơn (tổng thống Mỹ) tuyên bố:
a. Không ra tranh cử tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2.
b. Chấp nhận ngồi vào đàm phán ở Pa-ri.
c. Ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
1
d. Cả a, b và c.
Câu 11: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống: “Muốn cải biến tình hình kinh tế lạc hậu ở nước ta
không có con đường nào khác ngoài con đường …XHCN”.
a.Quá độ. c. Xây dựng.
b. Công nghiệp hóa. d. Đi lên.
Câu 12: Đường lối công nghiệp hóa ở miền Bắc nước ta được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ mấy của Đảng?
a.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng (3/1935).
b. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (02/1951).
c.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).
Câu 13: Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ như thế nào trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta?
a.Xuyên suốt. b. Trung tâm. c. Quan trọng.
Câu 14: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần bảo đảm yếu tố nào?
a. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
b. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
c. Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội.
d. Cả a, b và c.
Câu 15: Chế độ bao cấp được thực hiện dưới hình thức chủ yếu nào sau đây?
a. Bao cấp qua giá.
b. Bao cấp qua chế độ tem phiếu.
c. Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật
chất đối với các đơn vị được cấp vốn.
d. Cả a, b và c.
Câu 16: “Lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu” là một đặc điểm của cơ chế kinh tế nào sau đây?
a. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
b. Cơ chế kinh tế thị trường.
c. Cơ chế kinh tế tư bản chủ nghĩa.
d. Cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 17: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng khẳng định trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân,
tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế nào?
a. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản
nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
b. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
c. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, tư bản tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài.
d. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà
nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 18: Hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 1989 đến nay có tên gọi là:
a. Hệ thống chính trị c. Hệ thống chuyên chính vô sản.
b. Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân. d. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
Câu 19: Nội dung nào thuộc chủ trương xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản mang đặc điểm Việt
Nam?
a. Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức. Nhà nước
trong thời kỳ quá độ là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.
b. Xác định Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
c. Xác định nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể; mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân
làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội.
d. Cả a, b và c.
Câu 20: Thực chất việc kiện toàn và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là:
a. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. c. Bình đẳng.
b. Độc lập. d. Tiến bộ.
2
Câu 21: Đề cương văn hóa Việt Nam đã đề ra ba nguyên tắc của nền văn hóa mới. Ba nguyên tắc đó là
gì?
a. Dân tộc hóa, đại chúng hóa, hiện đại hóa. c. Dân chủ, tiên tiến, khoa học.
b. Dân chủ, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. d. Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa.
Câu 22: Tính dân tộc, tính đại chúng, tính khoa học là ba tính chất của văn hoá tiến bộ được đề cập
trong văn bản nào?
a. Đề cương văn hoá Việt Nam.
b. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
c. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khoá VIII.
d. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
Câu 23: Chủ trương: "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Đảng ta được đề
cập trong văn kiện nào?
a. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa V. c. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VII.
b. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VI. d. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa VIII.
Câu 24: Chủ trương của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong giai đoạn 1955 - 1975 là:
a. Giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
b. Thực hiện chế độ phân phối theo chủ nghĩa bình quân.
c. Thực hiện chế độ phân phối theo năng lực, phát huy sức mạnh của toàn dân.
d. Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội.
Câu 25: Ba yếu tố của chỉ số phát triển con người (HDI) là:
a. Trình độ học vấn, sức khỏe, mức thu nhập.
b. Trình độ học vấn, tuổi thọ bình quân, mức thu nhập.
c. Tuổi thọ bình quân, sức khỏe, mức thu nhập.
d. Tỷ lệ trẻ em đi học, tuổi thọ bình quân, mức thu nhập.
Câu 26: Mục tiêu của chính sách xã hội là:
a. Phát huy sức mạnh của nhân tố con người.
b. Thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công.
c. Đảm bảo tốt nhất lợi ích của giai cấp công nhân.
d. Làm cho xã hội dân chủ, tiến bộ.
Câu 27: Giải pháp để xóa bỏ quan điểm bao cấp, cào bằng; chấm dứt cơ chế xin - cho trong chính
sách xã hội?
a. Gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
b. Từng bước hoàn thiện dần chính sách xã hội.
c. Hoàn thiện hệ thống chính trị.
d. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Câu 28: Mục tiêu đối ngoại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng Tháng Tám
thành công là:
a. Bảo vệ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
b. Góp phần đưa nước nhà đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn.
c. Bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám.
d. Đánh đuổi thực dân Pháp.
Câu 29: Giai đoạn 1975 - 1986, ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là:
a. Xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
b. Củng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia.
c. Mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển, đấu tranh
với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.
d. Cả a, b và c.
Câu 30: Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?
a. Tháng 7/1977. c. Tháng 9/1977.
b. Tháng 8/1977. d. Tháng 10/1977.
II. TRẢ LỜI NGẮN GỌN: (Mỗi câu trả lời đúng được tính 0.5 điểm )
Câu 1. Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu năm 1925?
3
Câu 2. Con đường Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin?
Câu 3. Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần
6 (11/1939), lần 7 (11/1940) và lần 8 (5/1941)?
Câu 4. Nội dung đường lối chiến lược chung của cả nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của
Đảng (9/1960) đề ra.
Câu 5. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu lên tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương lần thứ 7 khóa VII (1/1994).
4
Câu 6. Trình bày quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã hội trong thời kỳ đổi mới.
Câu 7. Nhiệm vụ của công tác đối ngoại được đề ra tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
(4/2006)?
5