Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BẤT cập TRONG QUY ĐỊNH về hợp ĐỒNG MUA bán HÀNG hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.45 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MƠN LUẬT THƯƠNG MẠI

BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA.
Giảng viên hướng dẫn

Thầy Nguyễn Việt Khoa

Sinh viên thực hiện

Phạm Anh Thông

MSSV

31191020371


I: Nguyên nhân chọn đề tài:
Lĩnh vực thương mại là một trong số ít những ngành mà sự thay đổi của chính bản
thân đó sẽ gây ra một ảnh hưởng to lớn đối với mỗi quốc gia. Bởi, hoạt động thương mại
chính là nền tảng cơ sở và quan trọng bật nhất của nền kinh tế quốc gia, chính hoạt động
thương mại giúp kích thích phát triển lực lượng sản xuất, đổi mới chất lượng và số lượng
lao động, thay đổi tư duy kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh q trình
cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy việc phân phối các nguồn lực,… Chính
vì những điều đó, khơng ngoa khi nói thương mại chính là xương sống của mỗi quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng đó của hoạt động thương mại, nên nhà nước ta nói chung
và nền pháp lý quốc gia nói riêng đã ban hành những Luật, văn bản hướng dẫn nhằm đảm


bảo tối đa hóa lợi ích của hoạt động thương mại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại đó, bảo đảm hoạt động thương mại đó
phát triển theo đúng hướng với đường lối chủ trương chính sách của nhà nước. Và thật sự,
thì Luật Thương Mại hiện nay vốn đã đang và có thể sẽ vẫn làm tốt vai trị này của mình.
Minh chứng rõ nét cho điều này chính là sự phát triển liên tục không ngừng của đất nước
trong hơn 40 năm qua, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên tồn thế
giới thì Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi có chỉ số phát triển kinh tế dương,
tốc độ phát triển thuộc top các quốc gia trên thế giới, đời sống nhân dân ngày càng được
cải thiện và nâng cao,… Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh những điểm tích
cực và tiến bộ mà luật Thương Mại đem lại cho lĩnh vực thương mại nói riêng, đất nước
nói chung thì hiện vẫn cịn tồn tại nhiều quy định mang tính chất cho có, hình thức, nhiều
quy định cịn khơng rõ ràng gây nhiều vướng mắt bất cập trong quá trình áp dụng vào
thực tiễn, gây khó khăn cho các tịa án, cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết các vấn đề
pháp lý liên quan. Điển hình là những quy định liên quan đến hành vi thương mại mua
bán hàng hóa, mà cụ thể có thể thấy rõ nhất là những bất cập liên quan đến hợp đồng mua
bán hàng hóa được quy định tại điều 24 Luật Thương Mại 2005.
II. Nội dung:
1. Hành vi thương mại là gì?
Như chúng ta đã biết, thương mại xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội lồi người, nó
ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Khi đó, nhờ vào sự phân công lao
động lần thứ ba trong xã hội đã làm xuất hiện tầng lớp chiên mua đi bán lại các sản phẩm
hàng hóa nhầm kiếm lời, đó chính là các thương nhân và từ đây thương nghiệp ra đời. Đó
cũng chính là lúc hành vi thương mại được hình thành. Thương mại, theo tiếng Anh là
“commerce” nghĩa là buôn bán. Ở nước ta cũng vậy, theo nghĩa phổ biến và được rộng rãi
mọi người hiểu đến nhất thì hoạt động thương mại nói nơm na là hoạt động mua bán hàng
hóa trên cơ sở thuận mua vừa bán.
Về mặt pháp lý, hoạt động thương mại được ghi nhận trong Pháp lệnh Trọng tài thương
mại 2003 tại khoản 3 điều 2, theo đó : “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay



nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê
mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm
dị, khai thác; vận chuyển hàng hố, hành khách bằng đường hàng không, đường biển,
đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.”. Hoạt
động thương mại cũng được quy định tại khoản 1 điều 3 Luật Thương mại 2005 “ Hoạt
động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
Có thể thấy, khái niệm về hoạt động thương mại được pháp luật Việt Nam hiểu theo nghĩ
rộng, nghĩa là hoạt động thương mại không chỉ dừng lại ở hoạt động mua bán, mà nội
hàm của hoạt động này còn bao hàm nhiều hành vi khác ngoài mua bán như “trung gian”,
“chế tạo”,… Xét trên góc độ học thuật thì khái niệm hành vi thương mại được xem xét
tương ứng như khái niệm hoạt động thương mại: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,
xúc tiến thương mại, các hoạt động trung gian thương mại, và các hoạt động thương mại
cụ thể khác được pháp luật quy định (gia công, đấu giá, đấu thầu,…).
2. Hoạt động mua bán hàng hóa.
Hoạt động mua bán hàng hóa chính là một loại hành vi thương mại phổ biến và điển
hình nhất. Nó được ý thức rộng rãi trong quần chúng vì diễn ra một cách thương xuyên,
liên tục và có một vị trí khơng thể thiếu trong đời sống mỗi người. Chính vì thế hoạt động
mua bán hàng hóa là hoạt động pháp lý cơ bản nhất mà con người thực hiện một cách
quen thuộc và lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình sống của con người, nói vậy mới
thấy được tính thiết yếu và vị trí quan trọng của hoạt động mua bán hàng hóa đối với mỗi
người chúng ta nói riêng và đất nước, hệ thống pháp luật nói chung. Bởi thế cho nên
những quy định liên qua đến hoạt động mua bán hàng hóa cần phải được cụ thể, rõ ràng,
chỉnh chủ và hồn thiện nhất có thể nhằm đảm bảo phục vụ tốt hơn quyền lợi của nhân
dân, tránh những vướng mắt tiểu tiết khơng đáng phải xảy ra, giúp các tịa án cùng cơ
quan chức năng có thẩm quyền có một căn cứ pháp lý cụ thể, chi tiết và đầy đủ khi giải
quyết các tình huống pháp lý liên quan. Nhận thức được là thế, tuy nhiên hiện nay một số
quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa dường như cịn tạo nhiều bất cập và
vướng mắc cần phải giải quyết nhằm hoàn thiện hơn pháp luật nước nhà nói chung, và

đảm bảo phát triển thương mại, đất nước nói riêng. Trước hết, cần tìm hiểu khái quát về
những quy định pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa nhằm có một cái nhìn
tổng quan hơn về hành vi thương mại này, sau sẽ đi đến xem xét những quy định cịn
thiếu xót, vướng mắt liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa (cụ thể là quy định về
hợp đồng mua bán hàng hóa).
2.1. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa.
2.1.1. Khái niệm hoạt động mua bán hàng hóa.
Như đã nói, hoạt động mua bán hàng hóa xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội lồi
người, nó là một hoạt động cơ bản nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác của con người, được


thực hiện trên cơ sở nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Chính vì vậy, hoạt động mua bán
hàng hóa là hoạt động quen thuộc và gắn liền với đời sống nhân dân, giữ một vị trí và vai
trị khơng thể thiếu trong cuộc sống. Luật Thương Mại 2005 quy định về khái niệm hoạt
động mua bán hàng hóa tại khoản 8 điều 2 như sau: “Mua bán hàng hoá là hoạt động
thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”.
2.2.2. Chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa.
Hiện nay, Luật Thương Mại 2005 chưa có một quy định pháp lý cụ thể về chủ thể
của hoạt động mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, có thể dựa vào bản chất của hoạt động này
chính là sự trao đổi hàng hóa qua lại bằng các vật ngang giá thì có thể hiểu chủ thể tham
gia vào hoạt động này chính là thương nhân. Theo quy định hiện nay, Luật Thương mại
2005 quy định tại khoản 1 điều 6 rằng “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng
ký kinh doanh.”. Tuy nhiên, thương nhân có thể làm chủ thể của hoạt động mua bán hàng
hóa này khơng chỉ là thương nhân Việt Nam, mà đó cịn là thương nhân nước ngồi đối
với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, “các tổ chức, cá nhân khơng
phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá. Hoạt
động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận

trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể
này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.”1.
2.2.3. Đối tượng của hoạt động mua bán hàng hóa.
Như tên gọi của hành vi thương mại này, đối tượng của hoạt động mua bán hàng
hóa chính là hàng hóa. Quy định tại khoản 2 điều 3 Luật thương mại 2005 thì hàng hóa
bao gồm: “a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b)
Những vật gắn liền với đất đai.” Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định về Danh mục
hàng hóa bị cấm, bị hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện nhằm đãm
bảo lợi ích xã hội, lợi ích quốc gia.
2.2.4. Bản chất của hoạt động mua bán hàng hóa.
Khác với các hoạt động thương mại khác như cho th, vận chuyển,… hoạt động
mua bán hàng hóa ln địi hỏi có sự tham gia của bên bán và bên mua, trong đó hàng hóa
dịch chuyển từ bên bán sang bên mua, điều này còn đồng nghĩa với việc quyền sỡ hữu
hàng hóa cũng được chuyển dịch từ bên bán sang bên mua. Nói cách khác, thực chất việc
mua bán hàng hóa về bản chất là một việc chuyển giao quyền sở hữu với mục đích lợi
nhận. Chính mục đích sinh lợi của hoạt động này thể hiện bản chất của một hoạt động
thương mại. Tuy nhiên, mục đích sinh lời khơng bắt buộc phải có cả ở hai bên trong quan
hệ thương mại này, nhưng nhất thiết phải có ở thương nhân.

1 />

Bên cạnh hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường, thì pháp luật thương mại cũng quy
định về các hoạt động mua bán hàng hóa đặc biệt khác như: Mua bán hàng hóa quốc tế,
mua bán hàng hóa qua sở giao dịch.
3. Bất cập trong quy định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa.
3.1.

Bất cập trong quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa.

3.1.1. Khái quát hợp đồng mua bán hàng hóa.

Như đã nói ở trên, hoạt động mua bán hàng hóa về bản chất cũng là một giao dịch dân
sự, nhưng chính mục đích tìm kiếm lợi nhuận đã khiến cho nó trở thành một hợp đồng
thương mại. Thế cho nên, về mặt lý luận cũng có thể xem hợp đồng thương mại là một
dạng cụ thể hơn của hợp đồng dân sự, và hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc loại hợp
đồng thương mại cũng là một loại hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, giữ nó vẫn có sự
khác biệt to lớn.
Mặc dù pháp luật hiện nay khơng có một quy định cụ thể để nói về khái niệm của loại hợp
đồng này, tuy nhiên căn cứ vào điều 385 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng dân
sự, và khoản 8 điều 3 Luật thương mại 2005 về khái niệm mua bán hàng hóa, thì chúng ta
có thể rút ra một khái niệm cơ bản sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và
quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Hợp đồng mua bán hàng hóa là cơ sở để ràng
buộc quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ này lại với nhau. Thế nên chủ
thể, đối tượng và mục đích của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng tương tự như hoạt động
mua bán hàng hóa.
3.1.2. Chưa có một khái niệm cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về khái niệm của loại hợp đồng mua
bán hàng hóa này. Chúng ta chỉ căn cứ vào quy định trong các văn bản pháp luật khác liên
quan như Luật dân sự 2015, cùng các quy định về khái niệm của hoạt động thương mại
mua bán hàng hóa để từ đó rút ra được một khái niệm về loại hợp đồng này như đã nêu
trên. Tuy nhiên, cũng chính bởi việc khái niệm về loại hợp đồng mua bán hàng hóa được
đúc kết từ khả năng và kinh nghiệm, kiến thức của mỗi người khi thảm khảo các quy định
pháp lý liên quan nên khơng ít thì nhiều cũng sẽ có sự khác biệt. Những quy định của
pháp luật đặt ra bên cạnh những nhiệm vụ cố hữu và cơ bản của nó, thì cịn có vai trị tạo
một sự thống nhất trong suy nghĩ, việc khơng có một quy định cụ thể nào sẽ khiến mọi
người có suy nghĩ khác nhau về vấn đề pháp lý đó, là nguyên nhân của sự ngộ nhận hoặc
các sai phạm trong giao kết hợp đồng do có cách hiểu khác nhau về bản chất của loại hợp
đồng này. Có thể nói, đây là nguyên nhân khiến cho luật pháp vốn dĩ rắc rối nay lại càng
trở nên không rõ ràng hơn, tủy mỗi người sẽ có một cách nghĩ cách hiểu khác nhau về

loại hợp đồng này và chúng ta hồn tồn khơng thể khẳng định đâu là cách nghĩ cách hiểu
đúng, và đâu là cách nghĩ cách hiểu sai vì trên thực tế hồn tồn khơng có một cơ sở, một
quy định nào để đối chứng, so sánh. Bởi thế cho nên, muốn hoàn thiện hơn pháp luật về
hợp đồng mua bán hàng hóa, thì trước hết cần phải có một quy định rõ ràng về khái niệm
của loại hợp đồng này, để tránh việc mỗi địa phương mỗi người lại có tư duy vấn đề khác


nhau dẫn đến những vấn đề pháp lý, những tranh chấp khơng đáng có xuất phát từ việc
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mà ngun nhân chính là sự khách biệt trong tư duy
bởi khơng có một cơ sở pháp luật hay quy định nào để người dân có thể dựa vào đó mà
hiểu mà tư duy đồng nhất, đúng đắn, phù hợp.
3.1.3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Bộ luật dân sự 2015 đã xóa bỏ quy định về hình thức hợp đồng mà trước đây đã được
quy định trong luật dân sự năm 2005, theo đó hiện nay hình thức của hợp đồng sẽ được áp
dụng tương tự như hình thức của giao dịch dân sự. Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy
định về hình thức giao dịch dân sự: “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói,
bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử
dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được
coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được
thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tn theo quy định
đó”. Theo đó thì giao dịch dân sự có thể được thực hiện thơng qua ba hình thức là bằng
lời nói, bằng văn bản và bằng hành vi cụ thể.
Và như đã phân tích, hợp đồng thương mại cũng là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự,
thế nên về mặt lý luận của thể hiểu hình thức của hợp đồng thương mại cũng tương tự như
hình thức của hợp đồng dân sự. Và Luật thương mại 2005 cũng đã quy định về hình thức
của hợp đồng mua bán hàng hóa tại điều 24 như sau: “1. Hợp đồng mua bán hàng hố
được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối
với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó.”. Có thể thấy, hình thức của hợp đồng mua bán
hàng hóa cũng bao gồm hình thức bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. Thế

nhưng, vướng mắt xuất phát từ chỗ hình thức của hợp đồng có thể là bằng lời nói. Như
chúng ta đã biết, hình thức hợp đồng có giá trị trong việc xác định thời điểm hợp đồng có
hiệu lực, hợp đồng vơ hiệu, và là một trong những giá trị chứng cứ là cơ sở pháp lý để
giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong thực tiễn xã hội hiện nay, hình thức hợp đồng
mua bán hàng hóa bằng lời nói có vẻ như phổ biến hơn so với hợp đồng bằng văn bản,
điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà cơ bản nhất chắc có lẽ là vì tính tiện lợi và
nhanh gọn của nó. Tuy nhiên, số lượng những vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng
hóa cũng chủ yếu là hợp đồng được xác lập bằng miệng, bằng lời nói, điều này đang thể
hiện một sự khơng chắc chắn và tìm ẩn nhiều rủi ro của hình thức hợp đồng mua bán hàng
hóa này. Vì được xác lập chỉ dựa trên lời nói và sự tin tưởng lẫn nhau, nên nếu khơng có
một bên thứ ba làm chứng hoặc khơng có các biện pháp bảo đảm ghi nhận về việc xác lập
hợp đồng này, thì sẽ rất khó cho tịa án hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyến giải
quyết các tranh chấp pháp lý phát sinh. Cơ quan tòa án, thẩm phán hoặc các cơ quan chức
năng có thẩm quyền khác sẽ chỉ có thể dựa vào lời nói của các bên cùng công tác điều tra,
xác minh, làm rõ để có thể giải quyết tranh chấp pháp lý, và nếu các bên có hành vi khơng
trung thực trong khai báo vì mục đích lợi ích cá nhân, thì việc xác minh điều tra sẽ trở nên
hết sức phức tạp và việc này gây hao tổn nguồn nhân lực và tài lực, gây lãng phí thời gian
khơng cần thiết. Bởi vì thế cho nên, Luật thương mại cần có những quy định chi tiết hơn
về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt là đối với hình thức giao kết bằng
lời nói, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho thẩm phán, tòa án, cơ quan chức năng có thẩm


quyền có một cơ sở, một căn cứ pháp lý thích hợp để giải quyết các tranh chấp phát sinh
và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích các bên trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa.
3.2.

Hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Khoản 2 điều 27 Luật thương mại 2005 có quy định vè hình thức hợp đồng mua bán

hàng hóa qc tế nhau sau: “2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”. Các
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông
điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (được quy định tại khoản
15 điều 3 luật thương mại 2005). Như vậy có nghĩa là pháp luật Việt Nam thừa nhận và
chấp nhận việc ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa dưới dạng hợp đồng điện tử, đây là
một sự tiến bộ trong luật pháp nhưng cũng tìm ẩn một rủi ro to lớn. Khác với hình thức ký
kết bằng văn bản truyền thống (văn bản viết tay, hoặc đánh máy), việc thực hiện giao kết
bằng hợp động điện tử chứa đựng nhiều vấn đề rủi ro liên quan đến kỹ thuật, phương thức
bảo mật, cách thức bảo đảm và duy trì tính tồn vẹn của dữ liệu, và sự tin cậy về khả năng
tự bảo vệ của dữ liệu đó,… Thế nhưng hiện nay, luật thương mại khơng có bất cứ quy
định nào liên quan đến vấn đề bảo mật, căn cứ xác minh độ tin cậy, tiêu chuẩn xác định
hiệu lực của loại hợp đồng điện tử này. Chính vì vậy, một khi luật thương mại đã thừa
nhận tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết dưới dạng hợp đồng
điện tử, thì nó cũng cần có những quy định liên quan nhằm điều chỉnh các vấn đề liên
quan đến loại hợp đồng này. Luật thương mại có thể tham khảo những quy định liên quan
trong Luật giao dịch điện tử 2005 và đặt vào bối cảnh nền kinh tế hiện này, đặc vào bản
chất tìm kiếm lợi nhuận của hoạt động thương mại để từ đó ban hành ra được những quy
định phù hợp, có giá trị pháp lý và khả năng áp dụng vào thực tiễn cao.
3.3.

Bất cập trong quy định về thời hạn giao hàng.

Thời hạn giao hàng là khoảng thời gian mà bên bán sẽ giao hàng hóa được thỏa thuận
trong hợp đồng cho bên mua, đồng thời xác lập việc chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán
sang bên mua. Chính bởi thế, thời hạn giao hàng là một vấn đề mang tính quan trọng
tương đối, nó là cơ sở về mặt thời gian để các bên tiến hành hoạt động thương mại như
thỏa thuận trong hợp đồng, là căn cứ về thời điểm xác lập việc chuyển rủi ro và chuyển
giao quyền sở hữu của các bên, từ đó có một căn cứ pháp lý đủ tin cậy và đủ hợp lý để
giải quyết các rủi ro về hàng hóa, các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu,…

Quan trọng là thế, tuy nhiên quy định hiện nay của Luật thương mại 2005 về thời hạn gia
hàng dường như vẫn còn mang tính hời hợt, cho có, đối phó. Cụ thể khoản 3 điều 37 Luật
thương mại 2005 có quy định về thời hạn giao hàng như sau: “Trường hợp không có thỏa
thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi
giao kết hợp đồng.”. Điểm bất cập có thể dễ dàng nhận thấy trong quy định này là khơng
có tiêu chuẩn hay căn cứ nào để xác định tính “hợp lý” của thời hạn giao hàng và hồn
tồn khơng rõ ràng vì khơng biết sự “hợp lý” này là hợp lý cho bên bán hay bên mua. Do
đó, việc khơng có một căn cứ cụ thể để xác định tính hợp lý đó lại vơ tình khiến cả bên
bán và bên mua tự hình thành cho mình một khái niệm riêng về sự hợp lý đối với họ, điều
này là nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn trong mối quan hệ thương mại này, vì “hợp lý”
đối với cả bên bán và bên mua là sự hợp lý phục vụ tốt nhất cho quyền lợi của họ. Trên lý


thuyết, cụ thể là pháp luật thì quyền lợi của bên bán và bên mua là ngang hàng nhau, đều
được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thi hành,… tuy nhiên khi xét về khía cạnh kinh tế thì
quyền lợi giữa bên bán và bên mua dường như luôn tồn tại sự mâu thuẫn, thế nên, vì lợi
ích của mình thì bên bán và bên mua có thể đưa ra những tiêu chuẩn về sự hợp lý khác
nhau, và tiêu chuẩn đó đơi khi lại xâm phạm đến quyền và lợi ích của bên cịn lại. Vì thế,
pháp luật nói chung và luật thương mại nói riêng cần có một quy định cụ thể về tiêu
chuẩn để xác định tính hợp lý trong thời hạn giao hàng, đồng thời có quy định rõ ràng hơn
về vấn đề này (hợp lý cho bên bán hay bên mua?) để từ đó đạt được sự thống nhất trong
quan điểm và quyền lợi giữa bên bán và bên mua, giảm thiểu thấp nhất khả năng xảy ra
tranh chấp, đồng lời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong q trình
thực hiện hành vi thương mại.
4. Ví dụ về hoạt động mua bán hàng hóa.
Cơng ty TNHH A đặt mua của công ty TNHH B 100 sản phẩm “GHẾ LIỀN BÀN
GSO21” với giá 500.000đ/sản phẩm và được chiết khấu 5% khi đặt từ 100 sản phẩm trở
lên. Tổng số tiền mà bên A phải thanh toán cho bên B là 47.500.000đ (47 triệu 500 nghìn
đồng) và được thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản đến số tài khoản ##########
ngân hàng OCB của công ty B. Công TNHH A và công ty TNHH B thỏa thuận về thời

hạn giao hàng là vào ngày 12/08/2021 tại kho chứa của công ty TNHH B, phương tiện
vận chuyển và chi phí vận chuyển là do bên công TNHH A chịu trách nhiệm thanh tốn,
cịn chi phí bốc xếp hàng hóa là do bên cơng TNHH B thanh tốn. Khi xe bên A đến nhận
hàng bên B, thì bên A có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa thỏa mãn các điều kiện và yêu
cầu tại chỗ, nếu phát hiện thiếu hoặc không tiêu chuẩn chất lượng hàng như đã thỏa thuận,
… thì lập biên bản tại chỗ và yêu cầu bên B xác nhận. Bên B có trách nhiệm bảo hành
chất lượng và giá trị sử dụng của sản phẩm này cho bên A trong thời gian 12 tháng, và
phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một hướng dẫn sử dụng. Các điều khoản còn lại
được thực hiện như giao kết trong hợp đồng.
III. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa.
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Căn cứ:
- Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 và các văn bản pháp luật liên quan;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật liên quan;
- Nhu cầu và khả năng của các bên;
- Hôm nay, ngày 19 tháng 06 năm 2021, Tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-Chúng tơi gồm có:


BÊN MUA (Bên A)
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH A
Địa chỉ trụ sở chính: 15/4 Thủy Lợi, thành phố Thủ Đức (quận 9 cũ), thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0335847974
Tài khoản số: 19036857992011
Mở tại ngân hàng: Techcombank
Đại diện là: ông Phạm Anh Thông
Chức vụ: Tổng Giám đốc
BÊN BÁN (Bên B)

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH B
Địa chỉ trụ sở chính: 137 đường 11, phường Phước Bình, thành phố Thủ Đức (quận 9 cũ), thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0978872231
Tài khoản số: 0036100027676007
Mở tại ngân hàng: TMCP Phương Đông (OCB)
Đại diện là: bà Phạm Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc điều hành
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch
Bên B bán cho bên A:
Số thứ tự

Tên hàng

Đơn

Số

Đơn

Thành

vị

lượn

giá

tiền


Ghi chú

g
GHẾ LIỀN

1.

Bộ

100

500000

BÀN GSO21

Tổng giá trị

47500000

Chiết khấu 5% khi đặt
từ 100 bộ trở lên.

Bốn mươi bảy triệu năm trăm nghìn đồng.

bằng chữ:

Điều 2: Phương thức giao nhận
Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
Số thứ


Tên hàng

Đơn

Số

Thời gian

Địa điểm

Ghi


tự
1

vị
GHẾ LIỀN

Bộ

lượng
100

BÀN GSO21

chú
Ngày


Kho chứa bên B tại 137 đường 11,

12/08/2021

phường Phước Bình, thành phố Thủ
Đức (quận 9 cũ), thành phố Hồ Chí
Minh.

3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên cơng ty TNHH A chịu. Chi phí bốc xếp
do bên công ty TNHH B chịu.
4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua khơng đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu
kho bãi là 400000 đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán khơng có
hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu
phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu
cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy
định thời hạn bảo hành).
6. Mỗi lơ hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm
nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 3: Trách nhiệm đối với hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm
giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật
thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hố đã có
trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện
sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển

rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
Điều 4: Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa
Bên bán phải bảo đảm:
1. Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi bên thứ ba;
2. Hàng hóa đó phải hợp pháp;
3. Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
Điều 5: Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa


1. Bên bán khơng được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải chịu trách
nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã
bán.
2. Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc
những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại
liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những
yêu cầu của bên mua.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng GHẾ LIỀN BÀN
GSO21 cho bên mua trong thời gian là 12 tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng.
Điều 7: Phương thức thanh toán
Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức chuyển khoản. Lần đầu chuyển khoản bằng 50% giá
trị đơn hàng từ thời điểm ký kết hợp đồng, và thanh tốn giá trị đơn hàng cịn lại khi đã đảm bảo
nhận hàng đầy đủ đúng chất lượng.
Điều 8: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn
phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực
hiện hợp đồng mà khơng có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 8% giá trị của hợp đồng bị vi
phạm.
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của

các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa
điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà
nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.
Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi
phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập
biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 06 năm 2021 đến ngày 12 tháng 08 năm 2021
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10
ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành 2 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Tổng Giám đốc
PHẠM ANH THÔNG

ĐẠI DIỆN BÊN B
Giám đốc điều hành
PHẠM ANH THƯ


(Đóng dấu)

(Đóng dấu)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015.
2. Luật Thương mại 2005.
3. Luật Giao dịch điện tử 2005.

4. />5. />6. />
ban-hang-hoa/



×