Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, các quy định đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.93 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI: 1
1. Khái niệm, đặc điểm của khuyến mại: 1
2. Pháp luật về khuyến mại: 2
3. Những quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại: 3
3.1. Các hình thức khuyến mại: 3
3.2. Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến mại: 5
II. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỂ HOẠT
ĐỘNG KHUYẾN MẠI HÀNG HÓA: 7
1. Quy định về thương nhân hoạt động khuyến mại: 7
2. Quy định các hình thức khuyến mại: 8
3. Quy định về hạn mức thời gian tối đa, hạn mức tối đa giá trị: 9
4. Về sự trung thực của thương nhân về giải thưởng trong các chương trình
khuyến mại mang tích chất may rủi: 10
5. Về trình tự thủ tục khuyến mại: 11
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI
TẠI VIỆT NAM: 12
1. Hoàn thiện các quy định về các hình thức khuyến mại để có căn cứ pháp lý
nhằm phân biệt các hình thức này: 12
2. Quy định hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vị dùng để khuyến mại: 12
3. Vấn đề phải trích tiền thưởng nộp cho ngân sách nhà nước sau khi trúng
thưởng: 13
4. Ngoài ra, còn có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật vể hoạt
động khuyến mại như sau: 14
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1


Đề số 1: Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về
hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó.
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế thị trường các loại hàng
hoá được sản xuất, lưu thông ngày càng đa dạng với nhiều kiểu dáng và chủng
loại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hoạt động khuyến mại hình
thành và phát triển, đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các
thương nhân tìm kiếm cơ hội thương mại thông qua giành thắng lợi cho khoa
học, thu hút hành vi mua sắm của họ. Nhận thức được vấn đề này, nhà nước đã
cụ thể hoá ý chí của mình thành pháp luật, đưa hoạt động khuyến mại vào diện
điều chỉnh bằng cách thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động khuyến mại, xây
dựng các hoạt động cần thiết cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi
này, đồng thời thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh bảo vệ lợi ích của
khuyến mại. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển khiến cho một số những quy
định của pháp luật về hoạt động khuyến mại dường như có rất nhiều bất cập.
Vì muốn tiếp cận sâu hơn vấn đề này, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích
những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện, các quy định đó” để nghiên cứu thực hiện bài
tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN
MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI:
1. Khái niệm, đặc điểm của khuyến mại:
Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có quy định:
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến
việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những
lợi ích nhất định”. Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại , tạo ra những điều
kiện thuận lợi để thúc đẩy mạnh mẽ việc bán hàng và cung ứng dịch vụ là dành
cho khách hàng những lợi ích nhất định. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt
hành vi khuyến mại với các hành vi xúc tiến thương mại khác.

Theo quy định của Luật Thương mại, khuyến mại có những đặc điểm cơ
bản sau:
2
+) Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường
cơ hội thương mại, thương nhân được phép tự mình tổ chức thực hiện việc
khuyến mại, cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để
kinh doanh. Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến
mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch
vụ.
+) Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, tùy thuộc vào trạng thái
cạnh tranh, phản ứng của đối thủ cạnh tranh trên thương trường, tùy thuộc điều
kiện kinh tế dành cho khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng
có thể là quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá … hoặc là lợi ích
phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng hoặc
các trung gian phân phối, ví dụ: Các đại lý bán hàng.
+) Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch
vụ. Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu
lôi kéo hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản
phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa đến hàng hóa của
doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường hàng hóa, dịch vụ.
2. Pháp luật về khuyến mại:
+) Định nghĩa:
Pháp luật về khuyến mại là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh
quá trình thương nhân thực hiên hoạt động khuyến mại, quan hệ khuyến mại
giữa thương nhân với khách hàng, quan hệ tổ chức, quản lý hoạt động khuyến
mại... được quy định trong luật thương mại,luật dân sự, luật hành chính, luật
hình sự… trong đó chủ yếu là luật thương mại; hiện nay là Luật thương mại
2005.

+) Nội dung pháp luật về khuyến mại bao gồm: Nhóm quy phạm ghi nhận
quyền tự do hoạt động khuyến mại của thương nhân; các cách thức khuyến mại
và nhóm quy phạm pháp luật quy định về quản lý nhà nước trong hoạt động
khuyến mại.
3
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, nội dung chủ yếu của
hoạt động thương mại về khuyến mại gồm:
Điều 92 Luật Thương mại 2005 quy định các hình thức khuyến mại. Nhìn
chung so với LTM 1997 quy định về hình thức khuyến mại so với việc quy định
các hình thức khuyến mại theo Luật Thương mại 2005 đã có sự bổ sung theo
hướng các hình thức này có đặc điểm chung và bổ sung các hình thức khuyến
mại mà các thương nhân thường tiến hành trên thực tế, nhưng chưa được pháp
luật điều chỉnh ( hình thức cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
trả tiền, tổ chức chương trình khuyến mại thường xuyên).
Các quy định về các hành vi bị cấm trong khuyến mại, Luật Thương mại
2005 đã dành khá nhiều các quy định mang tính chất hướng dẫn thương nhân
thực hiện bằng cách thức mào và làm như thế nào để khuyến mại nhưng không
vi phạm các quy định cấm đoán, hạn chế họ trong quá trình thực hiện khuyến
mại. Chẳng hạn, cấm khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ kinh doanh, hàng hoá
dịch vụ hạn chế kinh doanh, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa
được cung ứng, khuyến mại hoặc sử dụng rượu bia cho những người dưới 18
tuổi.
Đây là những quy định hết sức cần thiết nhằm hạn chế hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh không công bằng, đảm bảo lợi ích
của nhà nước, của người tiêu dùng và các thương nhân khác.
3. Những quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại:
Hiện nay các hoạt động khuyến mại chủ yếu ở Việt Nam chịu sự điều
chỉnh của các văn bản pháp luật sau: Luật Thương mại năm 2005, Nghị Định số
37/2006/NĐ-CP, Luật cạnh tranh 2004, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 1999.
3.1. Các hình thức khuyến mại:

Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật
chất (tiền, hàng hóa) hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí).
Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
phải là những hoàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
Pháp luật thương mại quy định thương nhân được thực hiện các hình thức
khuyến mại sau đây:
4
+) Hàng mẫu:
Thực hiện cách thức này, thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ
mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Thông thường, hàng mẫu được
sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải
tiến, do vậy, hàng mẫu đưa cho khách hàng dùng thử là hàng đang bán hoặc sẽ
được bán trên thị trường.
+) Quà tặng:
Thương nhân được phép tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng
không thu tiền để thực hiện mục tiêu xúc tiến thương mại. Tặng quà được thực
hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của
thương nhân. Hàng hóa, dịch vụ dùng làm quà tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ
mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân
khác. Việc luật pháp cho phép sử dụng hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác
để phát tặng cho phép khuyến khích sự liên kết xúc tiến thương mại của các
thương nhân nhằm khai thác lợi ích tối đa. Việc tặng quà trong trường hợp này
không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ mà thương
nhân còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ của nhau.
+) Giảm giá:
Giảm giá là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian khuyến
mại với giá thấp hơn giá bán, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được
áp dụng trong thòi gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng kí hoặc thông báo.
Nếu hàng hóa dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý thì việc khuyến mại theo

hình thức này được thực hiên theo quy định của Chính phủ. Khi khuyến mại
theo cách thức này, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống hành
vi bán phá giá, luật pháp thường có quy định giới hạn mức độ giảm giá đối với
từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Việc giới hạn này là cần thiết để đảm bảo lợi ích
của doanh nghiệp xúc tiến thương mại, của người tiêu dùng, khách hàng và của
thương nhân khác. Mức độ giảm giá cụ thể do Chính phủ quy định.
+) Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử
dụng dịch vụ, phiếu dự thi:
Theo các chương trình này, khách hàng có thể được hưởng những lợi ích
nhất định theo những phương thức khác nhau. Phiếu mua hàng thường có ý
5
nghĩa giảm giá hoặc có mệnh giá nhất định để thanh toán cho những lần mua sau
trong hệ thống bán hàng của thương nhân. Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho
phép sử dụng dịch vụ miễn phí, theo điều kiện do nhà cung ứng dịch vụ đưa ra.
Khác với điều này, phiếu dự thi có thể mang lại giải thưởng hoặc không mang
lại lợi ích gì cho khách hàng, phụ thuộc vào kết quả dự thi của họ.
+) Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng:
Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng
hóa, sử dụng dịch vụ của khách hàng, ví dụ các chương trình mang tính may rủi
mà khách hàng trúng thưởng hoàn toàn do sự may mắn. Bốc thăm, cào số trúng
thưởng, bóc, mở sản phẩm trúng thưởng, vé số dự thưởng … là các sự kiện được
tổ chức gắn liền với hành vi mua sắm. Tổ chức cho khách hàng tham gia các
chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí … có thể là lợi ích phi vật chất mà các
thương nhân dành khuyến mại cho khách hàng, cũng có thể nhằm hướng tới
khách hàng mục tiêu của thương nhân. Ngoài các sự kiện trên đây, thương nhân
có thể tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, các sự kiện khác vì mục
đích khuyến mại.
Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác
để khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về
thương mại chấp thuận.

Như vậy, lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua khuyến mại là lợi
ích vật chất hoặc phi vật chất. Lợi ích vật chất có thể được xác định theo đơn giá
sản phẩm, được tặng cho hoặc được trao thưởng do mua hàng hoặc sử dụng dịch
vụ của thương nhân. Lợi ích phi vật chất có thể là việc thụ hưởng dịch vụ miễn
phí. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các hình thức khuyến mại đến môi
trường kinh doanh, đến lợi ích của khách hàng, lợi ích của thương nhân khác,
Nhà nước có những quy định khác biệt về điều kiện thủ tục thực hiện khuyến
mại. Thủ tục đó có thể là đăng kí hoặc xin phép trước khi thực hiện hoạt động
khuyến mại, thông báo kết quản sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại tại cơ
quan quản lí nhà nước về thương mại.
3.2. Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến mại:
a. Về quy định hạn chế trong hoạt động khuyến mại:
6

×