Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CĂN CỨ LỰA CHỌN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.14 KB, 16 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI


ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CĂN CỨ LỰA CHỌN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
CỦA NHÀ QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Tâm lý học quản lý

1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG...........................................................................................4
1. Phong cách lãnh đạo....................................................................................4
1.1. Khái niệm...............................................................................................4
1.2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các kiểu phong cách lãnh đạo.....4
1.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán......................................................5
1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ.......................................................6
1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do............................................................8
2. Căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của người quản lý........................9
2.1. Phù hợp với từng cá nhân dưới quyền................................................9
2.2. Phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tập thể..........................11
2.3. Cơng việc..............................................................................................11
2.4. Tình huống cụ thể...............................................................................12
2.5. Đặc điểm của nhà quản lý..................................................................13
PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................16

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều lĩnh vực khác nhau, con người luôn là yếu tố cốt lõi và là nguồn
tài nguyên quan trọng đối với sự thành cơng của tổ chức. Nhà lãnh đạo cũng đóng
vai trị khơng nhỏ trong việc khai thác, quản lý nguồn tài ngun đó. Nếu như ví tổ
chức là một con thuyền, nhân viên với sức mạnh khiến thuyền di chuyển thì người
lãnh đạo chính là vị thuyền trưởng chỉ huy và cầm lái con thuyền vượt qua các con
sóng biển. Để trở thành một vị lãnh đạo tài tình mà nhân viên mong muốn, nhà
quản trị khơng thể thiếu chính là phong cách lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo là một
yếu tố vơ cùng cần thiết và quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức,
đó cũng là sự phản chiếu quá trình dẫn dắt, quản lý nhân viên và góp phần tạo nên
văn hóa tổ chức. Nhưng để xây dựng phong cách lãnh đạo phù hợp chưa bao giờ là
dễ dàng đối với các nhà quản trị, bởi nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan
và khách quan. Vậy việc “Đánh giá ưu, nhược điểm của các kiểu phong cách
lãnh đạo và trên cơ sở đó xác định các căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo
của người quản lý” là việc vô cùng cần thiết và hữu ích cho q trình tìm hiểu và
xây dựng phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý.
2. Cấu trúc bài tập lớn
Bài tập lớn được kết cấu gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần
kết luận. Trong đó phần nội dung trình bày các nội dung:
+ Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các kiểu phong cách lãnh đạo;
+ Căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của nhà quản lý.
3



PHẦN NỘI DUNG
1. Phong cách lãnh đạo
1.1. Khái niệm
Mỗi nhà lãnh đạo trong q trình giải quyết vấn đề ln có những định hướng
và phương thức ưu tiên để xác định mục tiêu, thiết lập kế hoạch, đề ra những giải
pháp hợp lý hay có cách thức riêng trong quá trình thu thập thơng tin, ra quyết định
và xử lý các tình huống nhất định. Sự định hướng mục tiêu, cách thức ra quyết định
và xử lý hay cách xử sự của nhà lãnh đạo khi đứng trước một tình huống trong
công việc được lặp lại nhiều lần và trở nên ổn định tạo thành thói quen hay cịn
được gọi là phong cách lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo khi sinh ra khơng phải đã có ngay một phong cách lãnh đạo mà
để xây dựng và định hình nên một phong cách lãnh đạo phù hợp cần cả một quá
trình rèn luyện, nhận thức, trải nghiệm, chịu sự tác động của môi trường xung
quanh, cách giải quyết những khó khăn và từ những phẩm chất, tính cách của người
quản lý tạo nên những nét đặc trưng, riêng biệt trong cách làm việc và giải quyết
vấn đề trong cuộc sống.
1.2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các kiểu phong cách lãnh đạo
Khi nói đến phong cách lãnh đạo, có rất nhiều quan điểm và cách phân loại
khác nhau. Mỗi loại đều dựa vào các cơ sở, tiêu chí khác nhau để đánh giá tùy
thuộc vào quan điểm của mỗi người.

4


Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, có thể chia
phong cách lãnh đạo thành 3 kiểu cơ bản: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong
cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do.
1.2.1. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách lãnh đạo độc đốn: cơng việc và quyền lực thường được tập trung
trong tay một người (nhà quản trị các cấp), họ có quyền đưa ra những quyết định,

mục tiêu, đề ra kế hoạch, chỉ nhân viên cách thực hiện và thường xuyên kiểm tra,
giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động của cấp dưới để đảm bảo hoàn thành mục
tiêu đã đề ra. Lãnh đạo không tiếp nhận hoặc bác bỏ những đề xuất, ý tưởng của
nhân viên cho cơng việc.
- Ưu điểm:
+ Vì quyền lực chỉ tập trung trong tay lãnh đạo nên đưa ra các quyết định
nhanh chóng, hiệu quả; cơng việc được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
bàn bạc để đưa ra quyết định.
+ Tránh được tình huống mẫu thuẫn, tranh cãi, bất đồng quan điểm trong quá
trình đưa ra quyết định, lập kế hoạch giữa các thành viên.
+ Thể hiện được uy quyền của một nhà lãnh đạo.
+ Tác động đến các nhân viên địi hỏi họ cần phải cập nhật thơng tin, trau dồi
kiến thức, học thêm kỹ năng để hoàn thành tốt cơng việc được giao.
+ Cơng việc và vai trị của từng thành viên được phân chia rõ ràng nên nhân
viên chỉ cần tập trung giải quyết nhiệm vụ của mình.
5


- Hạn chế:
+ Không tận dụng được những sáng kiến, kinh nghiệm và tri thức của nhân
viên; không khơi dậy được tinh thần trách nghiệm, sự chủ động trong công việc mà
còn khiến nhân viên trở nên thụ động, máy móc và phụ thuộc quyết định của lãnh
đạo, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tổ chức.
+ Lãnh đạo khơng có cơ hội tiếp xúc nhiều với nhân viên, tạo khoảng cách
giữa nhân viên với cấp trên, khó có sự phối hợp ăn khớp, hiểu ý giữa nhân viên với
lãnh đạo.
+ Làm mất tinh thần làm việc nhóm, tạo sự bất mãn trong lịng nhân viên, dẫn
đến mất đoàn kết trong nội bộ, làm ảnh hưởng đến năng suất và kết quả công việc.
+ Khiến môi trường làm việc căng thẳng, tạo áp lực (stress) cho nhân viên,
nhân viên khơng có động lực làm việc dẫn đến chán nản, khơng có tinh thần làm

việc.
1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ: Nhà quản trị biết cách phân chia quyền lực của
mình, các nhân viên trong tổ chức được phép tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất ý
tưởng của mình vào q trình xác định mục tiêu, lập kế hoạch và phân chia cơng
việc giữa các thành viên. Ở đó, nhà quản lý vẫn tham gia vào quá trình làm việc
cùng cấp dưới, lắng nghe, tiếp thu ý tưởng của nhân viên và là người đưa ra quyết
định sau cùng.
- Ưu điểm:
6


+ Lãnh đạo sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng từ nhân viên.
+ Tận dụng được sự sáng tạo, kiến thức và kinh nghiệm của nhân viên, có cái
nhìn đa chiều về vấn đề cần giải quyết, năng suất công việc sẽ cao hơn.
+ Tạo môi trường làm việc thoải mái, sơi nổi, tích cực và năng động cho nhân
viên.
+ Tạo động lực, thúc đẩy nhân viên phát huy năng lực, cơ hội để phát triển tư
duy và sáng tạo, thể hiện quan điểm cá nhân, tạo sự chủ động và trách nhiệm của
nhân viên trong công việc.
+ Khiến cho nhân viên cảm thấy thỏa mãn, tôn trọng khi được tham gia q
trình quyết định và giải quyết cơng việc, việc ra quyết định sẽ được đa số ủng hộ.
+ Tạo cơ hội rèn luyện, trau dồi khả năng làm việc nhóm và ra quyết định, có
thể tạo sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên và có sự tương tác giữa cấp trên và cấp
dưới.
- Hạn chế:
+ Dành quá nhiều thời gian cho việc quyết định làm trì hỗn cơng việc và
thậm chí cơng việc có thể khơng được hồn thành đúng thời hạn.
+ Chất lượng giải pháp tùy thuộc vào trình độ nhân viên. Nếu nhân viên có
trình độ thấp thì khơng đảm bảo được tính khả thi hay giải pháp kém chất lượng.

+ Nhân viên được tự do đưa ra ý kiến cá nhân nên khơng tránh khỏi có nhiều
luồng ý kiến trái chiều, bất đồng quan điểm, đôi khi gây nên sự lộn xộn, rối rắm
trong q trình đưa ra quyết định. Địi hỏi nhà quản lý cần là người giàu kinh
7


nghiệm, có năng lực, biết chọn lọc và đánh giá những ý kiến mà nhân viên đề xuất,
dứt khoát khi đưa ra quyết định, nếu không sẽ mất phương hướng và trì hỗn cơng
việc.
1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do là việc nhà lãnh đạo chỉ cung cấp thông tin, đưa ra
định hướng mục tiêu, ủy thác công việc cho cấp dưới, đồng thời cấp dưới được
quyền tự quyết định và giải quyết công việc. Người lãnh đạo khơng trực tiếp tham
gia vào q trình giải quyết cơng việc đó mà chỉ có vai trị hỗ trợ, góp ý khi nhân
viên cần. Lãnh đạo là người chịu trách nhiệm cho kết quả công việc nếu quyết định
của nhân viên đó xảy ra vấn đề.
- Ưu điểm:
+ Nhân viên có cơ hội phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của mình để
hồn thành công việc được ủy quyền. Đồng thời, đây sẽ là thước đo để đánh giá
năng lực và khai thác những tiềm năng của nhân viên.
+ Tạo môi trường làm việc thoải mái và thân thiện cho nhân viên.
+ Vì nhân viên là người được ra quyết định và xử lý cơng việc nên việc đưa ra
kết luận khá nhanh chóng mà không cần phải thông qua sự phê duyệt của lãnh đạo.
+ Khi nhận được sự tin tưởng, kỳ vọng của cấp trên, nhân viên sẽ có động lực
làm việc, tự tin và tin tưởng vào khả năng giải quyết công việc của bản thân.
- Hạn chế:

8



+ Phụ thuộc vào năng lực của nhân viên nên khó đạt hiệu quả như kỳ vọng của
lãnh đạo. Phong cách lãnh đạo này chỉ phù hợp với tổ chức có đội ngũ nhân viên
với trình độ chun mơn cao, kinh nghiệm dày dặn, có khả năng ra quyết định và
chủ động trong cơng việc. Với tổ chức mới, trình độ nhân viên cịn non trẻ, chưa tự
chủ trong cơng việc và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khiến họ bị động, trở nên
hoang mang, mơ hồ khi không được chỉ dẫn về cách thức làm việc mà phải tự đưa
ra quyết định và giải quyết cơng việc.
+ Vì các thành viên khơng hoặc ít được chỉ dẫn nên vai trị và trách nhiệm của
các thành viên trong nhóm khơng được xác định rõ ràng. Có thể dẫn đến tình trạng
hỗn loạn, xung đột hoặc mâu thuẫn giữa các thành viên do thiếu người chỉ đạo.
=> Mỗi phong cách lãnh đạo đều có những ưu điểm và hạn chế nên khơng có
phong cách lãnh đạo nào là tồn diện, tối ưu. Các nhà lãnh đạo, quản lý cần kết hợp
linh hoạt và sáng tạo các phong cách lãnh đạo khác nhau để phù hợp với từng hoàn
cảnh, từng đối tượng nhằm đạt hiệu quả như mong đợi.
2. Căn cứ lựa chọn phong cách lãnh đạo của người quản lý
Để chọn một phong cách lãnh đạo phù hợp, người quản lý cần dựa trên rất
nhiều yếu tố để đánh giá và định hình phong cách cho mình.
2.1. Phù hợp với từng cá nhân dưới quyền
Trong công việc, người quản lý thường xuyên tiếp xúc và làm việc trực tiếp
với từng thành viên để giao phó nhiệm vụ, kiểm tra q tình làm việc, trao đổi ý
kiến để giải quyết công việc, … Vì thế cách giao tiếp, đối xử với nhân viên có tầm
ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả cơng việc và sự phát triển của tổ chức. Để có
9


cách lãnh đạo phù hợp với từng nhân viên, nhà quản lý cần dựa trên một số đặc
điểm cơ bản sau:
- Năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên: là một trong những yếu tố gây
ảnh hưởng đến phong cách quản lý. Nhà quản lý cần nắm rõ trình độ, năng lực,
tiềm năng phát triển và sự tự tin của nhân viên trong công việc để chọn phong cách

lãnh đạo theo mức độ hỗ trợ nhân viên, mức độ can thiệp vào quá trình định hướng
mục tiêu, giải quyết cơng việc. Nếu nguồn nhân sự có trình độ chun môn cao,
kiến thức phong phú, vững chắc và không cần nhiều sự hỗ trợ từ quản lý nên áp
dụng phong cách lãnh đạo tự do và dân chủ. Còn nếu nhân viên có trình độ thấp,
nhân viên mới vào nghề, cịn ít kinh nghiệm làm việc, cần sự dẫn dắt, định hướng
làm việc thì tốt nhất nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán.
- Tuổi tác: đối với những thành viên cao tuổi hơn nhà quản lý nên dùng kiểu
lãnh đạo tự do và dân chủ. Còn đối với thành viên nhỏ tuổi hơn thường nên dùng
phong cách lãnh đạo độc đốn.
- Đặc điểm về tính cách: Với những cá nhân có tính cách thụ động, hạn chế
trong kỹ năng làm việc độc lập, kém tính sáng tạo, khơng tự tin giải quyết cơng
việc thì người quản lý cần phải áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán để định
hướng và chỉ đạo nhân viên. Đối với những cá nhân thích làm việc nhóm, có tính
cách hịa đồng thích xã giao, có tinh thần cộng tác nên sử dụng phong cách lãnh
đạo dân chủ để quản lý. Và áp dụng phong cách tự do đối với những cá nhân có
tính cách hướng nội, ít giao tiếp với người khác, có khả năng làm việc độc lập và
sáng tạo.

10


2.2. Phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tập thể
- Giai đoạn đầu: vào thời điểm mới hình thành, tập thể chưa thật sự ổn định,
các cá nhân chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ phương hướng và cách thức làm việc
hiệu quả, cá nhân thường chỉ chú tâm giải quyết tốt cơng việc, nhiệm vụ của mình,
thì nhà quản lý nên sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, tạo sự thống nhất về
mục tiêu, cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm, thiết lập tính kỷ luật,
định hình văn hóa tổ chức, quan sát quá trình làm việc của nhân viên và đưa ra các
giải pháp và quyết định kịp thời nếu có vấn đề xảy ra.
- Giai đoạn đang phát triển của tập thể: khi công việc đã đi vào quỹ đạo,

nhưng sự thống nhất, tính tự giác, trách nhiệm và sự đồn kết giữa các thành viên
cịn chưa cao, hoặc chưa đồng đều thì người quản cần sự linh hoạt trong các tình
huống, biết tạo cơ hội kết hợp giữa các cá nhân, đồng thời cũng phải cứng rắn hoặc
mềm dẻo trong việc giao tiếp với từng các nhân và xử lý tình huống. Ở giai đoạn
này, người quản lý nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.
- Giai đoạn tập thể phát triển ở mức độ cao: ở giai đoạn này các cá nhân trong
tập thể có tinh thần đồn kết, có sự ăn ý trong q trình làm việc, tinh thần tự giác
và tự chủ cao, môi trường làm việc thoải mái, dễ chịu hoặc tổ chức có định hướng
vươn lên, cải tiến và đổi mới, thì người quản lý có thể áp dụng phong cách lãnh đạo
tự do hoặc dân chủ để tạo cơ hội phát huy tối đa năng lực và sức sáng tạo của cá
nhân để tập thể càng phát triển.
2.3. Công việc
- Mức độ khẩn cấp của công việc: tùy thời gian cần ra quyết định hay giải
quyết công việc mà nhà quản lý cần có những thay đổi trong cách chỉ đạo của
11


mình. Ví dụ, nếu như một cơng việc đang cần hồn thành gấp, thời gian có hạn sẽ
cần quyết định và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Vì vậy, người quản lý cần nhạy
bén, đi thẳng vào vấn đề và dứt khốt trong khâu quyết định và họ thường có
hướng theo phong cách lãnh đạo độc đốn. Cịn đối với cơng việc quan trọng cần
tính tốn, đưa ra những mục tiêu dài hạn và kế hoạch chi tiết thì người quản lý cần
biết lắng nghe, ghi nhận ý kiến mang tính xây dựng của các thành viên để có cái
nhìn toàn diện hơn về vấn đề, kế hoạch được thực hiện hạn chế được nhiều rủi ro
nhất. Trong trường hợp này, người lãnh đạo nên lựa chọn phong cách dân chủ.
- Tính chất của cơng việc: Mỗi cơng việc lại có những cách thức, định hướng
làm việc khác nhau và có những yêu cầu khác nhau về con người (năng lực, tính
cách, khả năng tư duy,…), người quản lý cần linh hoạt trong cơng tác quản lý để có
định hướng công việc phù hợp với công việc nhân viên đang làm, ... Ví dụ như đối
với những cơng việc cần sự sáng tạo, cần tinh thần làm việc độc lập, tự chịu trách

nhiệm với công việc như: các công việc liên quan đến thiết kế, hội họa, ngơn ngữ,
… thì thường người quản lý nên sử dụng phong cách lãnh đạo tự do vì họ khơng
cần tham gia, can thiệp nhiều vào công việc, họ thường chỉ đưa ra nhà định hướng,
mục tiêu chiến lược, còn nhân viên sẽ được thỏa sức sáng tạo, phát huy năng lực
của mình để giải quyết cơng việc.
2.4. Tình huống cụ thể
Trong q trình hoạt động quản lý, sẽ có những tình huống phát sinh mà nhà
quản trị chưa thể dự liệu trước và có tác động phần nào đó đến hiệu quả quản lý.
Lúc này, các nhà quản lý cần xem xét và đánh giá phong cách lãnh đạo hiện tại có
phù hợp để khắc phục, hạn chế những phát sinh đó khơng và có thể điều chỉnh cho
phù hợp với từng tình huống.
12


- Những tình huống bất trắc: Có nhiều tình huống địi hỏi cần sự nhanh nhạy,
giải quyết nhanh chóng và kịp thời trong khoảng thời gian có hạn để hạn chế ít rủi
ro và thiệt hại nhất (ví dụ: tai nạn lao động, hỏa hoạn, máy móc gặp trục trặc gây
nguy hiểm cho người lao động, …). Mọi nỗ lực, tài nguyên hỗ trợ và các yếu tố cần
được huy động, trao đổi nhanh chóng ở mức độ tối đa, các cá nhân cần tập trung
cao độ. Những trường hợp như vậy, cần những người lãnh đạo cứng rắn, có những
quyết định đúng đắn, chính xác và uy quyền hơn bao giờ hết.
- Mâu thuẫn và chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết, bất đồng giữa các cá nhân, … là
những điều không thể tránh khỏi trong công tác quản lý, người quản lý thường nên
sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, sử dụng tối đa quyền lực để giải quyết một
cách mạnh mẽ, dứt điểm để hạn chế khả năng tái diễn.
- Những điều kiện, hoàn cảnh gây hoang mang cho nhân viên: đôi khi do một
sự thay đổi làm xáo trộn, phá vỡ tính ổn định trong tập thể (như việc điều chỉnh
nhân sự, những quyết định bất ngờ chưa từng có trong tổ chức, việc cải tổ, thay đổi
cơ cấu tổ chức, …) làm nhân viên hoang mang, mơ hồ và khơng biết nên làm gì.
Vậy lúc này, người quản lý cần lắng nghe suy nghĩ của nhân viên, nên tạo cảm giác

gần gũi, thường xuyên trao đổi và quan tâm đến nhân viên để trấn an và làm họ
thích nghi dần với sự thay đổi đó.
2.5. Đặc điểm của nhà quản lý
Tính cách, trình độ chuyên môn, điểm mạnh, … là những yếu tố chủ quan bên
trong của con người. Người quản lý khi muốn chọn một phong cách lãnh đạo phù
hợp thì cần phải hiểu rõ trình độ, năng lực, tính cách, thế mạnh, … của mình để
đánh giá qua bản thân phù hợp và thoải mái, tự nhiên với kiểu lãnh đạo nào. Người
13


quản lý cần nhận được sự nhận xét từ những người xung quanh như: người thân,
đồng nghiệp, nhân viên, bạn bè, … để có những thơng tin và sự đánh giá khách
quan, trung thực nhất. Khi người quản lý hiểu rõ bản thân, biết được những thế
mạnh của mình, phát huy tối đa khả năng và trở nên có năng lực hơn trong mắt
nhân viên.
- Chẳng hạn, với những người có tính cách tự tin, độc lập, kiên định đơi khi lại
tự cao, đề cao “cái tơi” của mình, cùng với trình độ chun mơn cao, mong muốn
giải quyết cơng việc nhanh chóng thì thường mong muốn nhân viên nghe theo ý
kiến của mình, và người này thường sẽ chọn phong cách lãnh đạo độc đoán để lãnh
đạo nhân viên.
- Đối với những người có tính cách gần gũi, dễ thích nghi với nhiều tình
huống trong cuộc sống, tư duy linh hoạt, có trình độ chun mơn vừa phải, muốn
nhận thêm những ý kiến đóng góp từ nhân viên để đi đến quyết định một vấn đề
quan trọng và giải quyết cơng việc tốt hơn; hoặc một người có năng lực làm việc
tốt nhưng muốn tạo cơ hội cho phân viên phát triển năng lực. Những người này
thường hợp với phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tự do.
Nếu chọn được phong cách lãnh đạo hợp với cá tính của mình thì tốt cho việc
thể hiện bản thân, nhưng để trở thành một nhà quản lý tài giỏi cần biết “thiên biến
vạn hóa”, sử dụng hoặc kết hợp nhiều phương thức, thủ thuật khác nhau hoặc sáng
tạo phong cách lãnh đạo mới cho phù hợp với từng tình huống cụ thể, mặc dù các

nhà quản lý có thể làm những điều trái ngược với sở thích, tính cách, dự định của
mình.

14


PHẦN KẾT LUẬN
Mơi trường kinh doanh ln có sự biến động, đòi hỏi các nhà quản lý cần biết
cách lãnh đạo, chỉ dẫn và định hướng cho nhân viên. Một nhà quản lý tài năng là
người biết xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp với bản thân, phù hợp
với đội ngũ nhân viên, yêu cầu của tổ chức và những tình huống cụ thể. Khơng có
phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất, vì mỗi phong cách lãnh đạo ln có những ưu
điểm, hạn chế riêng. Nhà quản trị khơng nên cứng nhắc, bảo thủ duy trì một phong
cách mà tùy vào từng tình huống cần có linh hoạt, uyển chuyển áp dụng các phong
lãnh đạo khác nhau để phù hợp đối với các quyết định quản trị, đem lại hiệu quả
cao nhất trong công việc và góp phần vào thành cơng của tổ chức. Làm được như
vậy, nhà quản lý tạo ra một phạm vi rộng hơn để phát triển với cương vị là một nhà
lãnh đạo. Trung Quốc cũng có câu tục ngữ rất ý nghĩa: “Người khơn ngoan phải
biết thích nghi với hồn cảnh như nước lúc nào cũng thích hợp với mọi loại bình.”
Vì thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, bài tập lớn của em chắc chắn cịn
nhiều thiếu sót, cần được bổ sung và hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự phản
hồi và đóng góp ý kiến của thầy cơ để bài nghiên cứu này của em có thể hoàn thiện
hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. TS. Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2019. Tập bài giảng tâm lý học quản lý, NXB
Lao động

[2]. Trần Thị Minh Hằng, 2011. Giáo trình tâm lý học quản lý.
[3]. Nguyễn Thị Thúy, 2014. Tài liệu giảng dạy môn tâm lý học quản lý,
Trường đại học Trà Vinh
[4]. Thu Hiền, 3 phong cách lãnh đạo và cách sử dụng phù hợp, CareerLink.vn
/>[5]. Mai Anh, Lựa chọn phong cách lãnh đạo nào là tối ưu nhất dành cho bạn,
Testcenter.vn
/>
16



×