Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Những thu n l ậ ợi, khó khăn và một số đề xuất nh m nâng cao ho ằ ạt độ ấ ẩ ng xu t kh u cà phê c a vi t nam vào th ng nh t b ủ ệ ị trườ ậ ản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.82 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BỘ MƠN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
---------*****---------

TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CÁC QUY ĐỊNH HẠN CHẾ NHẬP KHẨU
CÀ PHÊ CỦA NHẬT BẢN

Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Mai
Mã sinh viên

: 2014510062

STT

: 76

Lớp tín chỉ

: TMA301.(GĐ1-HK1-2021).6BS

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 9 năm 2021

download by :


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................................................................ 2
Chương I: Nhu cầu thị trường và tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản 2
1.1. Cà phê và thị trường cà phê tại Nhật Bản........................................................... 2
1.1.1. Giới thiệu mặt hàng cà phê................................................................................. 2
1.1.2. Thị trường cà phê Nhật Bản............................................................................... 2
1.2. Tổng quan về tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản...........................4
1.3. Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản hiện nay

7
Chương II: Các quy định hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với cà phê...8
2.1. Thuế quan.............................................................................................................................. 8
2.2. Các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS)...10
2.3. Các rào cản kỹ thuật (TBT)........................................................................................ 13
2.4. Thủ tục Hải quan.............................................................................................................. 16
Chương III: Những thuận lợi, khó khăn và một số đề xuất nhằm nâng cao hoạt
động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản...........................19

3.1. Thuận lợi............................................................................................................................... 19
3.2. Khó khăn.............................................................................................................................. 20
3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoạt động sản xuất và đẩy mạnh xuất
khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật..................................................................................... 21

3.3.1. Đối với Nhà nước................................................................................................... 21
3.3.2. Đối với doanh nghiệp........................................................................................... 22
3.3.3. Đối với người trồng cà phê............................................................................... 22
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 24


download by :


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và
Nhật Bản ngày càng trở nên tốt đẹp. Tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Nhật Bản. Thủ tướng hai nước đã ký
Tuyên bố chung Việt - Nhật, nâng tầm quan hệ hai nước hướng tới quan hệ đối
tác chiến lược vì hồ bình và phồn vinh ở Châu Á, cả hai thủ tướng đều nhất trí
phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015.
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới, đứng thứ 7 trong
15 quốc gia nhập khẩu cà phê có giá trị đơ la cao nhất (theo số liệu năm 2020).
Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cà phê lớn thứ hai Nhật Bản và có xu
hướng tăng tỷ trọng trong những năm gần đây. Dịch Covid -19 vẫn chưa được hạn
chế nên việc tiêu thụ cà phê hòa tan với giá thấp đang được người tiêu dùng Nhật
Bản lựa chọn. Thói quen tiêu dùng dịch chuyển từ mua hàng tại quán sang thưởng
thức tại nhà. Xu hướng này đã khiến Nhật Bản tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
và giảm nhập khẩu cà phê từ Braxin. Dự báo, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
Nhật Bản trong năm 2021 tiếp tục tăng do nguồn cung trong nước dồi dào, cùng
với đó nhu cầu tiêu thụ cà phê Robusta tại Nhật Bản ngày càng gia tăng.
Nhật Bản một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng đối với nơng sản nói
chung và cà phê Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản đặt ra nhiều yêu
cầu khắt khe đối với hàng nhập khẩu. Với hàng nông sản nhập khẩu, Nhật Bản không
chỉ đơn thuần tiến hành kiểm tra, xét nghiệm tồn dư về thuốc bảo vệ thực vật hoặc dư
lượng kháng sinh mà phía bạn cịn phải nắm bắt được việc trồng trọt, nuôi trồng theo
kỹ thuật nào, bón những loại phân gì, xử lý sâu bệnh ra sao…

Thị trường xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh khiến cho tình
hình cạnh tranh diễn ra khốc liệt. Từ thực tiễn đó địi hỏi chúng ta cần phải
nghiên cứu thị trường Nhật Bản một cách sâu sắc hơn và đưa ra được những

giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản. Do đó, em chọn đề tài “Những quy định nhập khẩu mặt
hàng cà phê vào thị trường Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1

download by :


NỘI DUNG
Chương I: Nhu cầu thị trường và tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản
1.1. Cà phê và thị trường cà phê tại Nhậ t Bản
1.1.1. Giới thiệ u mặt hàng cà phê
Mặt hàng cà phê được nhập khẩu vào Nhật Bản bao gồm hạt cà phê
xanh, cà phê thơng thường, cà phê hịa tan và chiết xuất, ... Đồ uống cà phê
(không bao gồm các sản phẩm được phân loại là đồ uống sữa) được thảo
luận trong mục nước giải khát thay vì mục này.
Tên mục
Hạt cà

Hạt giống được chuẩ

phê xanh

bên ngoài và bên tron

xuất. Chúng được sấy
Cà phê

Hạt cà phê rang xay đ


thông

phê xanh từ quả cây c

thường

các sản phẩm cà phê đ
rang này.

Cà phê

Cà phê trong bột hòa

hòa tan

chuẩn bị bởi sấy chi

Chiết

Chiết xuất đậm đặc củ

xuất cà

nghiệp hoặc mục đíc

phê

đóng hộp, kẹo cà ph


1.1.2. Thị trường cà phê Nhật Bản
Năm 1888, Eikei Tei, du học sinh vừa trở về, đã mở cửa hàng cà phê Nhật Bản
đầu tiên ở Ueno. Bị ảnh hưởng bởi các cửa hàng cà phê ở Pháp, nơi các nghệ sĩ và
nhà văn sẽ tụ tập để giao lưu, anh ấy muốn tạo ra một cái gì đó tương tự ở q nhà
của mình. Thật khơng may, qn cà phê đóng cửa chỉ sau một vài năm. Khơng lâu sau
đó, vào cuối thời Minh Trị, cà phê bắt đầu trở nên phổ biến và nối tiếp nhau, các cửa
hàng cà phê bắt đầu mở ra khắp Tokyo. Hầu hết các cửa hàng cà phê đều nằm ở

2

download by :


quận Ginza tinh tế của Tokyo, chủ yếu là các nghệ sĩ và những người có
ảnh hưởng thường xuyên lui tới.
Sau khi Nhật Bản tham gia Thế chiến II, nước này đã thực hiện lệnh cấm nhập
khẩu cà phê. Mãi đến đầu những năm 1960, lệnh cấm mới được dỡ bỏ hoàn toàn và
hạt cà phê, rang và chưa rang, cũng như cà phê hịa tan có thể được nhập khẩu tự do.
Vào thời điểm này, cà phê vẫn là một sản phẩm xa xỉ, chủ yếu được tiêu dùng bởi tầng
lớp thượng lưu. Nhưng khi nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu nở rộ, và với sự phổ biến của
loại cà phê hòa tan tiện lợi đến Nhật Bản vào những năm 1960, cà phê ngày càng trở
nên dễ tiếp cận và có giá cả phải chăng. Mọi người có thể tìm thấy cà phê thơng
thường tại các khách sạn và quán cà phê, trong khi cà phê hòa tan có vị trí quan trọng
trong gia đình người Nhật. Với sự gia tăng hương vị và các món ăn từ phương Tây,
cũng có nhiều thức ăn hơn kết hợp tốt với đồ uống này.

Năm 2020, hơn 7,386 triệu bao cà phê loại 60 kg được tiêu thụ tại Nhật
Bản, tăng từ mức dưới 5,1 triệu bao năm 1990. Nhu cầu ở nước này đang
dần tăng lên khi sở thích của người tiêu dùng chuyển từ trà sang cà phê.
Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế

giới. Do việc trồng cà phê bị giới hạn ở một số ít nơng trại địa phương, nên
ngành công nghiệp Nhật Bản phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu để
đáp ứng nhu cầu trong nước. Nước này là nhà nhập khẩu cà phê lớn, chủ
yếu tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ nước xuất khẩu lớn nhất Brazil.
Tại Nhật Bản, tiêu thụ cà phê bình quân đầu người là 207 cốc vào năm
2014, so với 240 cốc ở Hàn Quốc, 369 cốc ở Mỹ và 1.252 cốc đối với nhà vơ
địch tồn cầu là Phần Lan, theo TheWallStreet Journal. Theo Hiệp hội Cà phê
Toàn Nhật Bản, một trong những lý do chính của tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà
phê nhanh chóng này là do sự tăng trưởng của các cửa hàng cà phê, số lượng
cửa hàng cà phê đạt mức 162.000 cửa hàng với mức cao nhất vào năm 1982.
Thị trường Nhật Bản phân phối nước giải khát dưới nhiều hình thức và kênh bán
hàng. Trong khi các cửa hàng cà phê cung cấp đồ uống mới pha từ hạt xay, các cửa
hàng bán lẻ bao gồm đồ uống làm từ cà phê đóng chai trong phạm vi sản phẩm

của họ. Ngoài ra, để tăng cường lượng tiêu thụ cà phê, các máy bán hàng
tự động 3

download by :


bán đồ uống cà phê đóng hộp được làm nóng hoặc làm lạnh tùy theo mùa. Chính
sự tiện lợi của cà phê hịa tan và cà phê đóng hộp đã giúp thức uống này tiếp cận
được nhiều đối tượng hơn và trở thành một điểm đặc biệt trong văn hóa của họ.

1.2. Tổng quan về tình hình nhập khẩu cà phê của Nhật Bản

Hình 1. Số liệu kim ngạch nhập khẩu cà phê của Nhật Bản giai đoạn 2009-2020

Trị giá nhập khẩu cà phê của Nhật Bản đạt 1,18 tỷ USD vào năm 2020, giảm
69 triệu USD so với trị giá nhập khẩu cà phê vào Nhật Bản năm 2019 đạt 1,24 tỷ

USD. Doanh thu của mặt hàng này giảm 5,58% về trị giá so với năm 2019.

Hàng hóa nhập khẩu mặt hàng cà phê chiếm 0,185% tổng lượng nhập khẩu
vào Nhật Bản (năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu vào Nhật Bản lên tới
635 tỷ USD). Tỷ trọng của mặt hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu
vào Nhật Bản tăng 0,012% so với năm 2019 (năm 2019 là 0,173% và nhập
khẩu lũy kế sang Nhật Bản là 720 tỷ USD).
Tuy lượng nhập khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản có xu hướng
giảm trong 10 năm gần đây, Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường
nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Theo số liệu năm 2020, kim ngạch
nhập khẩu cà phê của Nhật Bản là 1,18 tỷ USD, đứng thứ 7 trong 15 quốc
gia nhập khẩu cà phê có giá trị đơ la cao nhất.
4

download by :


1. Hoa Kỳ
2. Đức
3. Pháp
4. Ý
5. Canada: 1,21 tỷ USD (3,9%)
6. Hà Lan: 1,19 tỷ USD (3,8%)

7. Nhật Bản
8. Bỉ
9. Tây Ban Nha : 1,01 tỷ USD (3,3%)

10. Anh


: 1 tỷ USD (3,2%)

11. Thụy Sĩ

: 855,4 triệu USD (2,8%)

12. Hàn Quốc : 737,8 triệu USD (2,4%)
13. Nga

: 651,7 triệu USD (2,1%)

14. Ba Lan

: 648,5 triệu USD (2,1%)

15. Úc

: 473,6 triệu USD (1,5%)

Theo giá trị, 15 quốc gia được liệt kê ở trên đã nhập khẩu khoảng một phần
tư (76,4%) tổng lượng cà phê nhập khẩu vào năm 2020. Trong ngoặc đơn là tỷ lệ
phần trăm của các lô hàng cà phê tổng thể cho mỗi khu vực nhập khẩu.
Dựa trên thống kê của Chính phủ Nhật Bản, 7 tháng đầu năm 2021, Nhật
Bản đã nhập khẩu 258.520 tấn cà phê với kim ngạch nhập khẩu đạt 837,394 triệu
USD. Trong đó, bốn đối tác thương mại, nhà xuất khẩu cà phê chính vào thị
trường Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2021 là Brazil (89.536 tấn); Việt Nam (64.041
tấn); Colombia (30.764 tấn); Indonesia (14.883 tấn) và chiếm 78% tổng khối lượng
nhập khẩu cà phê của Nhật Bản. Brazil và Colombia chủ yếu xuất khẩu hạt cà phê
Arabica, Việt Nam và Indonesia là nước xuất khẩu hạt cà phê Robusta. Trong số
các quốc gia châu Phi, Ethiopia, nổi tiếng với sản lượng cà phê, đã xuất khẩu một

lượng đáng kể sang Nhật Bản, với 8.446 tấn trên cơ sở khối lượng và 29,846 triệu
USD trên cơ sở giá trị. Tanzania, nổi tiếng với cà phê Kilimanjaro, cũng xuất khẩu
12.088 tấn với giá trị 39,502 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2021.

5

download by :


Brazil
Việt Nam

Dựa theo số liệu bảng trên, ta có tỷ trọng cà phê nhập khẩu vào Nhật
Bản theo khối lượng và giá trị của các quốc gia như sau:

Honduras

Ethiopia
3%
Tanzania

Guatemala
5%

Indonesia
6%

Colombia
12%


Hình 2. Tỉ trọng khối lượng cà phê nhập khẩu theo quốc gia


Vì Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cà phê nhập khẩu lớn, vì thế Nhật Bản cần
nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nền sản xuất trong
nước, bảo vệ con người khỏi những nguy cơ gây hại từ hàng hóa nhập khẩu, …kiểm
soát hàng nhập khẩu cà phê và sản phẩm cà phê phù hợp với các tiêu chuẩn về an
toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và phù hợp nhu cầu của người dân trong nước.

6

download by :


1.3. Tình hình xuấ t khẩ u cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhậ t Bản hiện nay
Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 1,565 triệu tấn cà phê ra thế giới, thu về kim ngạch
xuất khẩu 2,74 tỷ USD.Trong đó, Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu cà
phê lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ tư sau Đức, Mỹ và Italia, có xu hướng tăng tỷ
trọng lượng cà phê xuất khẩu, chiếm 7% tổng khối lượng và 7% tổng

kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Mặt hàng cà phê hiện đang đứng đầu về kim ngạch trong nhóm hàng nơng
sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Từ năm 2017 đến nay, khối lượng cà phê
của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản không ổn định, kim ngạch cũng biến động
nhưng có xu hướng tăng trong 2 năm gần đây. Cụ thể, năm 2020, với 102,215
nghìn tấn cà phê, Việt Nam đã thu về từ Nhật Bản 180,503 triệu USD, tăng 2,18%
về lượng và tăng 5,98% về giá trị, giá trị bình quân 3,22% so với năm 2019.
Số liệu kim ngạch cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản
giai đoạn 2017-2020


Lượng (nghìn tấn)
Giá trị (triệu USD)

Cà phê Việt Nam đang chứng tỏ sự hiện diện của mình trong lĩnh vực cà phê
đang ngày càng sôi động tại Nhật Bản và đang là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế
giới. Việt Nam tận dụng sự gần gũi và giá rẻ để tiếp cận thị trường Nhật Bản - Tokyo
và “đe dọa” vị trí hàng đầu của Brazil. Trong 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã cung
cấp 25% sản phẩm cà phê nhập khẩu cho Nhật Bản. Hầu hết các hạt cà phê của Việt
Nam thuộc giống Robusta, được biết đến là tương đối dễ trồng và chống lại bệnh tật
và sâu bệnh – những yếu tố đảm bảo cho cây trồng ổn định. Những hạt cà

7


download by :


phê tạ o ra mộ t loạ i cà phê có vị hơi đắng, có hương vị ngọt hơn, dịu nhẹ
hơn; trái ngược với những hạt cà phê Arabica đắt tiền hơn của Brazil.
Robusta cũng đang giữ vai trò quan trọng trong thị trường sản xuất bia tại
nhà, vì các nhà cung cấp trộn nó với Arabica để giảm giá. Robusta cũng được tìm
thấy ở nhiều cửa hàng cà phê hơn và để tạo ra các nhãn hiệu riêng, có giá bình
dân cho các nhà bán lẻ. Sự gần gũi mang lại cho Việt Nam và hạt Robusta một lợi
thế tại thị trường Nhật Bản, vì việc vận chuyển từ Việt Nam hoặc các nhà sản xuất
khác trong khu vực chỉ mất khoảng một nửa thời gian so với vận chuyển Arabica
từ Mỹ Latinh. Và trong số các nhà sản xuất cà phê tại Đông Nam Á, cơ sở sản xuất
lớn hơn của Việt Nam cung cấp nguồn cung ổn định hơn.
Một yếu tố khác đằng sau sự gia tăng của Robusta là tình trạng ảm đạm của
ngành sản xuất cà phê tồn cầu do biến đổi khí hậu. Khi nhiệt độ tăng và hạn hán
tăng lên, hạt cà phê tốt sẽ ngày càng khó trồng. Một số ước tính dự đoán rằng khoảng

một nửa “vành đai cà phê” nơi Arabica chất lượng cao được trồng – một dải kéo dài
25 độ bắc và nam của đường xích đạo – có thể khơng cịn đạt hiệu suất vào năm

2050.

Chương II: Các quy định hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản đối với cà phê
2.1. Thuế quan
Thuế quan Nhật Bản áp dụng 4 hệ thống thuế như sau:
- Thuế suất chung: mức thuế cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan,

áp dụng trong một thời gian dài.
- Thuế suất tạm thời: là thuế suất trong một thời gian ngắn, thay thế cho thuế

suất chung.
- Thuế suất ưu đãi phổ cập (GSP): là mức thuế áp dụng cho các nước đang

phát triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế có thể thấp hơn mức thuế
đang áp dụng cho các nước phát triển. Hệ thống GSP của Nhật Bản bắt đầu
có hiệu lực vào từ ngày 1/8/1971.
8

download by :


- Thuế suấ t WTO: là mức thuế căn cứ vào cam kết WTO và các hiệp định

quốc tế khác.
Thuế quan đối với cà phê được thể hiện trong bảng dưới đây. Để áp
dụng mức thuế suất ưu đãi đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nước
được ưu đãi, nhà nhập khẩu phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hệ thống ưu

đãi tổng quát (GSP) (Mẫu A) do hải quan hoặc cơ quan cấp khác ở nước
xuất khẩu cấp, cho Hải quan Nhật Bản trước khi thông quan nhập khẩu
(không bắt buộc nếu tổng trị giá chịu thuế khơng lớn hơn ¥ 200,000). Chi tiết
có thể được kiểm tra với Cục Hải quan và Thuế quan của Bộ Tài chính.
Nếu nhà nhập khẩu muốn kiểm tra phân loại thuế quan hoặc thuế suất trước,
có thể thuận tiện để sử dụng hệ thống hướng dẫn trước đó, trong đó người ta có
thể đặt câu hỏi và nhận trả lời trực tiếp, bằng văn bản hoặc qua e-mail.
Mã H.S.
0901 11 -000
12 -000
21 -000
22 -000
90 -100
-200 Sản phẩm thay thế cà
2101
-100
11
-210
-290
12
-110
-121
-122

download by :


Lưu ý: 1) Thuế quan khẩn cấp đặc biệt có thể được áp dụng đối với các mặt hàng
nếu khối lượng nhập khẩu của chúng đã tăng hơn một tỷ lệ phần trăm quy định
hoặc giá nhập khẩu của chúng đã giảm hơn một tỷ lệ phần trăm cụ thể.

2) Mức ưu đãi đặc biệt chỉ áp dụng cho các nước kém phát triển nhất.
3) Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự mức thuế GSP, mức

thuế WTO, mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Tuy nhiên, mức thuế GSP chỉ
được áp dụng trong trường hợp thoả mãn các điều kiện cần thiết mà Nhật Bản
đưa ra như: là nước đang phát triển, là thành viên của hiệp ước Hội nghị Liên hợp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), là quốc gia mà Nhật Bản cho là thích
hợp để hưởng quy chế GSP... Đối với mức thuế WTO, nó chỉ được áp dụng khi
thấp hơn cả mức thuế tạm thời và mức thuế chung. Như vậy, mức thuế chung là
mức thuế áp dụng cho các nước không phải là thành viên của WTO. Trong trường
hợp mức thuế tạm thời thấp hơn các mức thuế trên, nó sẽ được áp dụng.
* Thuế tiêu dùng: = (CIF + Thuế quan) x 5%

2.2. Các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS)
Trong những năm gần đây, làn sóng tự do hóa thương mại trên toàn cầu đã dẫn
tới việc giảm dần dẫn tới xóa bỏ thuế quan đối với hầu hết các dịng sản phẩm, kể cả
trong lĩnh vực nông nghiệp. Kết quả là, các nước ngày càng sử dụng nhiều các rào
cản phi thuế quan, trong đó có SPS như là một công cụ hạn chế nhập khẩu. Nhật Bản
là một trong những thị trường khó tính nhất với các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm
dịch động thực vật (SPS) hết sức nghiêm ngặt. Hệ thống luật và các quy định kiểm
sốt SPS của Nhật Bản gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mục đích cơ bản của biện pháp này là đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ sức khỏe con người khỏi những loài động thực vật mang bệnh,
bảo vệ quốc gia khỏi sự xâm nhập và lan truyền dịch bệnh có hại… Bên cạnh
đó, hiệp định SPS nhằm duy trì quyền lợi tối cao của các nước thành viên, đó
là xây dựng mức bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động vật thích
hợp nhưng phải đảm bảo rằng các quy định này khơng bị lạm dụng với mục
đích bảo hộ và không được tạo ra hàng rào thương mại quốc tế trá hình.


10

download by :


Việc nhậ p khẩ u cà phê vào Nhậ t Bả n chủ yế u phả i tuân theo: luậ t
bả o vệ thực vật, luậ t an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Luật bả o vệ thự c vật: quy định rõ là hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử

lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi và cần tuân thủ quy trình kiểm dịch thực vật.
Khi đó, các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự
kiểm soát của cơ quan kiểm dịch địa phương. Cà phê xay và các sản phẩm chế
biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, chỉ cần tuân theo quy
trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm: nhằm đánh giá các loại và thành phần

của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra loại và thành phần các chất phụ gia, dư lượng
thuốc trừ sâu, độc tố nấm (mycotoxin) và nhiều chất khác. Đối với sản phẩm có
những thành phần bị cấm tại Nhật Bản hoặc là vượt quá mức độ cho phép, lượng
độc tố nấm trên mức cho phép, sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường này.
Theo Đạo luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, khi nhập khẩu thực phẩm
vào Nhật Bản, người nhập khẩu bắt buộc phải gửi “tờ khai thực phẩm nhập khẩu”
cho các trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản. Giấy tờ phải
được nộp kèm theo danh sách các chất thành phần và tài liệu nêu rõ các chất phụ
giađược sử dụng và mơ tả về q trình sản xuất và chế biến. Nếu bị kết luận là vi
phạm quy định (dưới chuẩn), lô hàng sẽ không được phép nhập khẩu vào Nhật
Bản. Các nội dung vi phạm sẽ được trạm kiểm dịch của Bộ Y tế, lao động và phúc
lợi thông báo cho nhà nhập khẩu. Việc xử lý sau đó tuân theo hướng dẫn của trạm
kiểm dịch. Hàng hóa có thể bị tiêu huỷ hoặc trả về nước xuất khẩu hoặc chuyển
đổi sang mục đích sử dụng khác (khơng dùng để ăn).

Ở các trạm kiểm dịch có lượng hàng nhập khẩu lớn thường có các văn phịng
tư vấn thực phẩm nhập khẩu thực hiện nhiệm vụ tư vấn trước cho người nhập
khẩu. Một số chất phụ gia được phép sử dụng ở nước ngồi nhưng khơng được
phép sử dụng ở Nhật Bản. Vì vậy trước khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu chính
thức, người nhập khẩu có thể tham khảo miễn phí để kiểm tra xem hàng hóa của
mình có đáp ứng đúng quy định của Đạo luật Vệ sinh thực phẩm hay không.

11

download by :


Tiêu chuẩ n nông nghiệ p Nhật Bản (JAS)
Tiêu chuẩn “JAS” (Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) được ban hành
vào tháng 5 năm 1970. Luật này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và đóng
dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS. Tại Nhật Bản việc sử dụng dấu chứng nhận
sản phẩm JAS lên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà sản xuất cũng
như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các sản
phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS. Tuy nhiên, các quy định về việc ghi nhãn
mác sản phẩm là bắt buộc với những sản phẩm do bộ Nông – Lâm – Ngư
nghiệp quy định. Người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào chất lượng của
các sản phẩm đã được đóng dấu JAS. Vì vậy, các nhà sản xuất nước ngồi khi
xuất khẩu hàng hố vào Nhật Bản có được dấu chứng nhận chất lượng JAS sẽ
tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hố của mình tại đây.

Luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn đúng các sản phẩm nông lâm nghiệp
xác định các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm chế biến nông
nghiệp hữu cơ, bao gồm cà phê. Chỉ những sản phẩm đáp ứng các tiêu
chuẩn này và gắn nhãn hiệu hữu cơ được chứng nhận JAS (Hình 4) mới có
thể được dán nhãn là "cà phê hữu cơ" trong tiếng Nhật.

Hình 4: Nhãn hiệu hữu cơ được chứng nhận JAS

Tên của cơ quan chứng nhận

Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được sản xuất ở nước ngoài và nhập
khẩu phải được phân loại theo một trong các phương pháp sau đây và gắn
nhãn hiệu hữu cơ được chứng nhận JAS, để được phép ghi nhãn hữu cơ.
a) Ghi nhãn nhãn hiệu hữu cơ được chứng nhận JAS và phân phối thực

phẩm hữu cơ được sản xuất/sản xuất bởi các nhà sản xuất nước ngoài được
chứng nhận bởi JAS đã đăng ký cơ quan chứng nhận trong và ngoài Nhật Bản.

12

download by :


b) Ghi nhãn nhãn hiệu hữu cơ được chứng nhận JAS và phân phối sản

phẩm của nhà nhập khẩu có xác nhận đã đăng ký chứng nhận các cơ quan
ở Nhật Bản (giới hạn ở các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và thực phẩm
chế biến nông nghiệp hữu cơ).
Đối với cách tiếp cận b), chứng chỉ do chính phủ của một quốc gia có hệ
thống chấm điểm được cơng nhận là có trình độ tương đương như dựa trên
Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (JAS), hoặc các bản sao phải được đính
kèm như một điều kiện tiên quyết. Từ tháng 3 năm 2011, các quốc gia sau
đây được pháp lệnh bộ trưởng xác định có hệ thống phân loại tương đương
đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như Nhật Bản theo Điều 15-2 của
Đạo luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn đúng các sản phẩm nơng lâm nghiệp:
27 quốc gia ở EU, Úc, Hoa Kỳ, Argentina, New Zealand và Thụy Sĩ.


2.3. Các rào cản kỹ thuật (TBT)
Đây là những quy định, pháp luật, yêu cầu về tiêu chuẩn, đặc điểm kỹ thuật,
tính chất mà sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng trước khi đưa vào tiêu thụ
tại thị trường nội địa.
Quy định về nhãn mác
Ghi nhãn các sản phẩm cà phê phải được viết bằng tiếng Nhật và tuân thủ
các luật và quy định sau:
1) Luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn đúng các sản phẩm nơng lâm nghiệp,
2) Luật vệ sinh thực phẩm
3) Luật đo lường
4) Luật nâng cao sức khỏe
5) Luật về thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực
6) Luật chống lại phí bảo hiểm không thể biện minh và đại diện gây hiểu lầm
7) Luật liên quan đến tài sản trí tuệ (ví dụ: Luật phịng chống cạnh tranh

khơng lành mạnh, Luật nhãn hiệu).

13

download by :


Khi bán cà phê (hạt cà phê xanh) là sản phẩm tươi sống, nhà nhập
khẩu phải cung cấp các thông tin sau về nhãn theo tiêu chuẩn ghi nhãn chất
lượng đối với thực phẩm tươi sống của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn
đúng sản phẩm nơng lâm nghiệp: 1) tên sản phẩm, 2) quốc gia xuất xứ, 3)
hàm lượng và 4) tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
Khi bán cà phê xử lý nhiệt (ví dụ: thực phẩm chế biến), nhà nhập khẩu
phải cung cấp các thông tin sau về nhãn theo tiêu chuẩn ghi nhãn chất

lượng đối với thực phẩm chế biến của Đạo luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn
đúng sản phẩm nơng lâm nghiệp và các yêu cầu tương tự đối với thực phẩm
chế biến đóng gói trong hộp đựng theo Đạo luật Vệ sinh thực phẩm: 1) tên
sản phẩm, 2) thành phần, 3) hàm lượng, 4) hạn sử dụng, 5) phương pháp
bảo quản, 6) quốc gia xuất xứ, và 7) tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu.
- Tên sản phẩm: Tên của sản phẩm phải được cung cấp trên nhãn theo Quy

định của Luật Tiêu chuẩn hóa và Ghi nhãn đúng đắn của Đạo luật Nông lâm sản và

Vệ sinh thực phẩm.
- Thành phần: Các thành phần của sản phẩm phải được liệt kê theo

thứ tự giảm dần từ hàm lượng cao nhất đến thấp nhất trên nhãn theo luật
tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn của Nông lâm sản và luật vệ sinh thực phẩm.
- Chất phụ gia: Tên chất của các chất phụ gia được sử dụng phải được liệt kê

theo thứ tự giảm từ hàm lượng cao nhất xuống thấp nhất trên nhãn theo luật Vệ sinh
Thực phẩm. Tên chất và công dụng của tám chất phụ gia sau đây phải được ghi trên
nhãn: chất làm ngọt, chất chống oxy hóa, màu nhân tạo, chất bảo quản, chất làm
trắng, chất làm đặc/chất ổn định/chất gelator, chất chống nấm và chất chống bán).
- Trọng lượng: Khi nhập khẩu và bán cà phê (sản phẩm chế biến), người nhập

khẩu phải cân sản phẩm theo Quy định của Luật Đo lường và ghi trọng lượng tính
bằng gram trên nhãn. Sản phẩm phải được cân sao cho sự khác biệt giữa trọng lượng
thực tế của sản phẩm và con số được ghi trên nhãn nằm trong phạm vi quy định.
- Hạn sử dụng: Ngày hết hạn của sản phẩm khi được bảo quản theo phương

pháp bảo quản nhất định ở trạng thái chưa mở phải được ghi trên nhãn theo Quy

14


download by :


định của Đạo luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn đúng đối với nông lâm sản và
Đạo luật vệ sinh thực phẩm. Vì chất lượng cà phê khơng xấu đi dễ dàng,
ngày hết hạn nên được chỉ định trên nhãn.
- Phương pháp bảo quản: Phương pháp bảo quản để duy trì hương vị ở trạng

thái chưa mở cho đến ngày hết hạn phải được ghi trên nhãn theo luật tiêu chuẩn hóa
và ghi nhãn đúng đắn của luật Nơng lâm sản và Vệ sinh thực phẩm. Đối với các sản
phẩm cà phê có thể được lưu trữ ở nhiệt độ phịng, phương pháp bảo quản có thể

được bỏ qua từ nhãn.
- Ghi nhãn xuất xứ: Tiêu chuẩn ghi nhãn chất lượng đối với thực phẩm chế

biến, được quy định tại Đạo luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn đúng sản phẩm nông lâm
thủy sản, yêu cầu nước xuất xứ phải được ghi trên nhãn thực phẩm nhập khẩu.
- Nhà nhập khẩu: Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu phải được ghi trên nhãn

theo luật tiêu chuẩn hóa và ghi nhãn đúng sản phẩm nông lâm nghiệp và luật vệ sinh
thực phẩm. Đối với sản phẩm được chế biến tại Nhật Bản sử dụng nguyên liệu nhập

khẩu, tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đại lý phải được ghi trên nhãn.
- Thành phần dinh dưỡng: Các thành phần dinh dưỡng và số lượng calo

phải được ghi trên nhãn của các sản phẩm cà phê (sản phẩm chế biến) theo
tiêu chuẩn ghi nhãn dinh dưỡng do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Các thông tin
cần thiết bao gồm các thành phần dinh dưỡng, các thành phần cấu trúc (ví dụ:
axit amin trong protein) và các loại thành phần (ví dụ: axit béo trong chất béo).


Các thành phần phải được chỉ định theo thứ tự và đơn vị sau:
a) Lượng calo (kcal hoặc kilocalories)
b) Protein (g hoặc gram)
c) Chất béo (g hoặc gram)
d) Carbohydrate (g hoặc gram)
e) Natri

e) Các thành phần dinh dưỡng khác được ghi trên nhãn
Bộ Y tế cũng quy định các tiêu chuẩn về ghi nhãn các thành phần dinh dưỡng
khác và về thông tin cần được nêu bật. Nhãn cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe được

15

download by :


chỉ định phải tuân theo các tiêu chuẩn tương ứng và được sàng lọc để phê duyệt.
- Mô tả: Mô tả sản phẩm có biểu hiện sai lệch hoặc gây hiểu lầm bị cấm

bởi luật xúc tiến sức khỏe, luật chống lại phí bảo hiểm khơng thể biện minh
và đại diện gây hiểu lầm, và luật pháp và quy định liên quan đến sở hữu trí
tuệ (ví dụ: luật phịng chống cạnh tranh không lành mạnh, luật nhãn hiệu),
áp dụng cho tất cả các bài viết ngoài các sản phẩm thực phẩm.
Quy định về đóng gói bao bì
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì,
những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá
trình sử dụng… Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính
tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu dùng làm bao bì địi hỏi việc đóng gói
phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng.

Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và sức cạnh
tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của quốc gia, cũng
như chi phí sản xuất bao bì, các ngun vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế
ở mỗi nước là khác nhau.

Phí mơi trường
Phí mơi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi
phí phải sử dụng cho mơi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập
thể đối với các hoạt động có liên quan đến mơi trường.
2.4. Thủ tục Hải quan
Luật Bảo vệ thực vật quy định rằng việc nhập khẩu số lượng lớn hạt cà
phê xanh chỉ được xử lý tại một số cảng biển và sân bay có khả năng đủ
các biện pháp bảo vệ thực vật cho mục đích ngăn ngừa dịch bệnh và sâu
bệnh xâm nhập vào nước này, cần cẩn thận trong việc lựa chọn cảng
biển/sân bay nhập cảnh trước khi xuất khẩu từ nước xuất xứ. (Lưu ý rằng
không phải tất cả các trạm kiểm dịch đều thực hiện kiểm tra nhà máy.)
Khi nộp đơn xin kiểm tra với Trạm kiểm dịch Bộ Nông lâm ngư nghiệp, phải nộp
hồ sơ theo yêu cầu (Hình 5) kịp thời sau khi nhập cảnh vào cảng. Trong trường

16

download by :


hợp bị t ừ chối do phát hiệ n bệ nh hoặ c sâu bệ nh do kiể m dị ch, khử trùng
hoặc các biện pháp khác được chỉ định.
- Kiểm duyệt vệ sinh thực phẩm
Theo Luật Vệ sinh thực phẩm, phải nộp các tài liệu cần thiết (Hình 5) khi nộp
đơn xin kiểm tra với các bộ phận chịu trách nhiệm giám sát nhập khẩu thực
phẩm của các Trạm kiểm dịch tại Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. Kiểm tra được

tiến hành khi đã được xác định là cần thiết để kiểm tra các tiêu chuẩn và tiêu
chí hoặc các vấn đề an tồn ở giai đoạn xem xét ban đầu. Nếu kết quả của việc
xem xét và kiểm tra ban đầu khơng có vấn đề nào được phát hiện theo luật,
giấy chứng nhận đăng ký sẽ được trả lại, mà người nộp đơn sẽ nộp, cùng với
các tài liệu hải quan, khi nộp đơn xin nhập khẩu với Hải quan. Trong trường
hợp nó đã được phán quyết không phù hợp để nhập khẩu, các biện pháp như
tiêu hủy hoặc trả lại cho người gửi hàng được thực hiện.

- Hải quan
Theo luật Kinh doanh Hải quan, tờ khai nhập khẩu phải được thực hiện
bởi chính các nhà nhập khẩu hoặc ủy quyền cho những người đủ điều kiện
là chuyên gia hải quan đã đăng ký (bao gồm cả các nhà môi giới hải quan).
Để chấp nhận nhập cảnh hàng hóa đến từ nước ngồi đến Nhật Bản, cần
phải khai báo nhập khẩu cho cơ quan Hải quan có thẩm quyền đối với khu vực
ngoại quan nơi lưu trữ hàng hóa. Hàng hóa kiểm tra hải quan được yêu cầu phải
trải qua kiểm tra bắt buộc trước, và sau khi nộp thuế hải quan, thuế tiêu thụ quốc
gia và địa phương, giấy phép nhập khẩu có thể được cấp về nguyên tắc.

Các tài liệu cần thiết để nhập khẩu được tóm tắt dưới đây trong Hình 5
theo các cơ quan mà mỗi tài liệu được gửi.

17

download by :


Hình 5. Các tài liệu cần thiết để thơng quan nhập khẩu
Gửi đến

Tài liệu bắt buộc


Phịng thơng tin Cách ly, Bộ Y tế, Đơn xin kiểm tra nhập khẩu
Lao động và phúc lợi

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ
quan kiểm dịch thực vật của nhà xuất khẩu cấp

Các bộ phận chịu trách nhiệm Mẫu thông báo nhập khẩu sản phẩm
giám sát việc nhập khẩu thực Bảng nguyên liệu/thành phần
phẩm của các Trạm Kiểm dịch, Biểu đồ quá trình sản xuất
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi

Bảng kết quả phân tích do Viện kiểm định

(Kiểm tra vệ sinh thực phẩm theo được chỉ định cấp (nếu có hồ sơ nhập khẩu

luật Vệ sinh Thực phẩm)

trước đây)

Cơ quan Hải quan địa phương Tờ khai nhập khẩu
(thông quan theo Luật Hải quan) Hóa đơn
Danh sách đóng gói
Vận đơn (B/L) hoặc hóa đơn đường hàng
khơng
Để làm giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, về ngun tắc cần phải
nộp bản chính có ghi rõ không nhiễm mầm bệnh hoặc dịch hại do cơ quan
bảo vệ thực vật của nước xuất khẩu cấp theo mẫu phù hợp với Công ước
Bảo vệ thực vật quốc tế. Trong khi Công ước quy định rằng giấy chứng
nhận KDTV nộp cho cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu là bản

chính, thì hai giấy chứng nhận sau được coi là hợp lệ ở Nhật Bản, có tính
đến các trường hợp bản chính bị mất hoặc việc giao bản chính bị chậm trễ:
a) "Bản sao carbon" của bản gốc được sản xuất đồng thời
b) Bản sao đã được cơ quan bảo vệ thực vật nước xuất khẩu chứng minh là

trùng với bản chính.

18

download by :


Chương III: Những thuận lợi, khó khăn và một số đề xuất nhằm nâng
cao hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản
Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sản
lượng cà phê sản xuất trong nước, thời tiết, nguồn cung cà phê, thị trường, cầu cà
phê thế giới… bởi vậy nên nó gặp nhiều thuận lợi cùng với đó là khơng ít khó khăn.

3.1. Thuận lợi
Một là, Việt Nam được kết nạp vào WTO ngày 07/11/2006 và chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của WTO từ ngày 11/01/2007. Đối với hiệp định TBT, Việt
Nam cam kết thực hiện đầy đủ và toàn diện hiệp định kể từ thời điểm gia nhập.
Trên cơ sở thực thi Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các văn bản pháp quy
kỹ thuật cũng như các quy trình đánh giá sự phù hợp sẽ được xây dựng dảm bảo
tính minh bạch, công khai như yêu cầu của Hiệp định TBT. Thi hành Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, hiện nay Việt Nam có hơn 5000 tiêu chuẩn quốc gia,
trong đo có gần 300 tiêu chuẩn an tồn lao động. Các tiêu chuẩn này đã và đang
được rà soát nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng
và sản xuất kinh doanh, đồng thời hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế.
Qua đó, các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu có thể nắm được các quy

định về bảo vệ môi trường, nhãn mác và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
được quy định một cách cụ thể, rõ ràng với mặt hàng cà phê. Từ đó tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu có các biện pháp chủ động
phịng ngừa và đối phó nhằm tăng khả năng xuất khẩu trong dài hạn và vì thế có
ảnh hưởng tích cực tới khả năng tăng trưởng xuất khẩu cà phê của quốc gia.

Khi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản với mặt hàng
cà phê sẽ tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị
trường Nhật Bản. Khi đó các chi phí về nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm bớt,
các thủ tục thơng quan tiến hành sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn và dễ dàng
hơn trong việc phân phối sản phẩm cà phê trên thị trường.
Hai là, Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu đàm phán chính thức Hiệp định Đối

19

download by :


tác kinh tế Việ t Nam – Nhậ t Bả n (VJEPA) từ tháng 1/2007 ngay sau khi Việt Nam
gia nhập WTO. Hiệp định này thể hiện mối quan hệ hợp tác toàn diện trên nhiều
lĩnh vực gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thủ tục hải quan, sở hữu
trí tuệ, chính sách cạnh tranh, cảu thiện mơi trường kinh doanh, hợp tác kiểm dịch
động thực vật… Nhật Bản dành ưu đãi GPS cho một số mặt hàng của các nước
đang phát triển, bao gồm cả mặt hàng cà phê của Việt Nam.

3.2. Khó khăn
Ngành cà phê Việt Nam cịn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
những vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Tuy đã có những
kết quả đạt được nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục về khả năng
thích ứng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu cà phê của Nhật Bản:

Một là, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của cà phê Việt Nam còn hạn
chế trong khi Nhật Bản nổi tiếng là một trong những thị trường bảo hộ cao đối với hàng
nông sản thông qua các hàng rào kỹ thuật và quy định vệ sinh dịch tễ khắt khe. Do
chưa thực hiện được tốt các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ nên xuất khẩu cà phê
của Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn. Người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe
về chất lượng, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Trên thị trường xuất khẩu, cà
phê Việt Nam được đánh giá chỉ có tiếng về sản lượng cịn về chất lượng chưa được
thừa nhận, giá trị hạt cà phê của Việt Nam chưa được cao. Nguyên nhân là do cà phê
Việt Nam chịu nhiều biến động của thị trường cà phê thế giới; cơ cấu sản phẩm cà phê
có giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê
dạng thô. Trong khi, tỷ lệ cà phê chế biến sâu, giá trị gia tăng chỉ đạt xấp xỉ 10% trong
tổng sản lượng cà phê nhân. Theo các chun gia tính tốn, nếu tính giá xuất khẩu tại
cảng Việt Nam thì giá của mỗi tấn cà phê là khoảng
40 triệu đồng trong khi nếu trải qua quy trình chế biến sâu thì giá trị gia tăng

sẽ rơi vào khoảng từ 70 đến 100 triệu đồng/tấn.
Hai là, tính chủ động trong đáp ứng các hàng rào kỹ thuật thương mại và vệ sinh
dịch tễ Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thấp. Tuy cơ quan
thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng như Bộ Cơng thương đã tích cực thơng

20

download by :


tin về cho cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội cũng như các doanh nghiệp Việt
Nam những các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã không chú trọng tới việc cải
thiện thực trạng của mình cũng như chấp hành các quy định của Nhật Bản.
Ba là, sự không tương thích trong tiêu chuẩn cà phê của Việt Nam với hệ thống
tiêu chuẩn ở Nhật Bản. Vì thế doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ, tiếp nhận các

thông tin về SPS, TBT từ đó đáp ứng các yêu cầu của hàng hóa xuất khẩu.

3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hoạt động sản xuất và đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật
3.3.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước với vai trò tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao tiêu
chuẩn hàng hóa xuất khẩu sang Nhật và vượt qua các rào cản kỹ thuật cần
thực hiện các biện pháp sau:
Một là, Phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam cần
chủ động tích cực tham gia vào q trình hình thành các tiêu chuẩn quốc tế
và nhanh chóng thống nhất hệ thống tiêu chuẩn mặt hàng cà phê sản xuất
tại Việt Nam với hệ thống tiêu chuẩn cà phê của Nhật Bản.
Hai là, thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như: đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ
nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng
cà phê của Nhật Bản; nâng cao hiệu quả của đại diện thương mại tại Nhật Bản
nhằm cung cấp thơng tin về tình hình biến động các hàng rào kỹ thuật, các quy
định vệ sinh dịch tế của Nhật Bản cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam,
nâng cao năng lực hoạt động của các điểm hỏi đáp về SPS và TBT.
Ba là, tạo môi trường xuất khẩu lành mạnh hơn đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê như ban hành các văn bản chính sách phù hợp, phân bố các đầu mối
xuất khẩu cà phê trên cơ sở thực tế của mỗi doanh nghiệp xuất khẩu, tránh tình
trạng cạnh tranh khơng lành mạnh và ép giá trên thị trường xuất khẩu cà phê.

21

download by :



×