Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.29 KB, 16 trang )

Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM
TẠI SACOMBANK
3.1 Xu hướng cho vay có bảo đảm bằng tài sản trong giai đoạn hiện nay:
Hiện nay hầu như 100% khoản cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
đều có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Mặc dù có bảo đảm bằng tài sản nhưng không
ít khoản vay đã bị tổn thất một phần hay toàn bộ. Điều đó chứng tỏ rằng các Ngân hàng
thương mại không thể triệt tiêu rủi ro tín dụng bằng các hợp đồng có bảo đảm bằng tài
sản. Do đó cần thiết phải nhận thức đúng về bảo đảm tín dụng, đặc biệt là tín dụng có
thế chấp bằng bất động sản để có biện pháp ngăn ngừa nguy cơ rủi ro của các khoản cho
vay.
Theo quan điểm truyền thống, thế chấp hay cầm cố tài sản chỉ là điều kiện cần, nhằm
mục đích thiết lập cơ sở pháp lý cho một nguồn thu nợ thứ hai khi Ngân hàng thương
mại vì một lý do nào đó bị mất đi nguồn thu nợ chủ yếu là thu nhập trong hoạt động kinh
doanh của khách hàng. Khi cho vay, không một Ngân hàng thương mại nào lại trông chờ
vào việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ, mà họ chỉ tiến hành thực hiện quyền truy đòi này
trong các trường hợp bất đắc dĩ mà thôi. Cần phải nhìn nhận rằng thế chấp hay cầm cố
không phải là điều kiện tiên quyếtmà chính năng lực sinh lời của khách hàng mới là cơ
sở cho các quyết định cho vay hay không cho vay của Ngân hàng. Bất động sản thế chấp
thường không bảo đảm cho Ngân hàng thương mại một nguồn thu nợ đầy đủ vì:
- Ngân hàng thương mại không thể định giá chính xác tài sản khi nhận
thế chấp.
- Quá trình thanh lý tài sản rất khó khăn từ khâu tranh tụng đến khâu
phát mãi (chính vì lý do này mà Ngân hàng thương mại thường dành cho
khách hàng quyền chuộc lại hoặc tự bán các tích sản trong hợp đồng tín
SVTH: Đoàn Quốc Anh
61
Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh
dụng).


- Bất động sản thế chấp thườgn bị người mua ép giá nên không thể bán
đúng giá trị của nó.
- Đối với doanh nghiệp, nhà xưởng và trụ sở làm việc xây dựng trên đất
thuê của nhà nước thì càng khó thanh lý vì thủ tục rườm rà và khó tìm được
người mua có nhu cầu về loại tài sản này.
Rõ ràng, thế chấp chỉ là điều kiện có tính “răn đe” nhiều hơn là một biện pháp
bảo đảm cho khoản vay sẽ được thu hồi trong tương lai. Sự thành công trong kinh doanh
của khách hàng mới bảo đảm cho khoản vay được hoàn trả và đây mới là điều các Ngân
hàng thương mại mong đợi.
Nếu cho rằng tài sản thế chấp sẽ bảo đảm chắc chắn cho việc thu hồi 100% khoản
cho vay thì nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại sẽ quá đơn giản, dễ dàng,
không cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ trong các lĩnh vực kinh tế, và
không có vấn đề gì đáng bàn cãi về nghiệp vụ này của Ngân hàng thương mại. Thật ra,
rủi ro tín dụng ẩn chứa tiềm tàng ngay trong chính các tích sản mà Ngân hàng thương
mại nhận bảo đảm.
Khi mà Ngân hàng thương mại không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn thì
rủi ro tín dụng sẽ rất cao, mặc dù khoản vay đã được bảo đảm bằng các tích sản.
Một số Ngân hàng thương mại có thể nới lỏng về các điều kiện thế chấp một khi
họ nắm được các thông tin đầy đủ và chính xác về khách hàng. Các khoản cho vay như
vậy chứng tỏ trình độ phân tích, quản lý tín dụng của Ngân hàng thương mại và năng lực
cạnh tranh của họ trên thị trường tín dụng.
Như vậy khi hoạch định chính sách tín dụng, các Ngân hàng thương mại không
nên có các quy định tạo cho cán bộ tín dụng có thói quen tác nghiệp sai lầm là chỉ chú
trọng vào tài sản thế chấp, xem nhẹ hoặc bỏ qua khâu quan trọng hàng đầu là phân tích,
đánh giá khách hàng.
Tóm lại, thế chấp chỉ là điều kiện “cần”, nhưng chưa “đủ”. Phân tích, đánh giá,
xử lý tốt thông tin về khách hàng mới là điều kiện “đủ” để Ngân hàng thương mại ra các
SVTH: Đoàn Quốc Anh
62
Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh

quyết định tín dụng đúng đắn và ít rủi ro nhất.
 Vay vốn có thế chấp hay không có thế chấp tài sản vẫn còn nhiều trở ngại :
Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng tài sản của người đi vay hay cam kết của
người thứ ba về việc sẽ trả nợ thay khi người vay vốn không có khả năng hay không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình khi nghĩa vụ đáo hạn. Về mặt hình thức, pháp luật về
hoạt động Ngân hàng đã có các quy định tương đối đầy đủ về bảo đảm tiền vay, trong đó
văn bản quan trọng nhất phải kể đến là Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 29/12/1999, Nghị
định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về “Bảo đảm tiền vay của các tổ
chức tín dụng” và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Ngân hàng nhà nước như Thông tư
03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/04/2001 của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam – Bộ Tư Pháp – Bộ Công an – Bộ Tài chính – Tổng cục Địa chính
hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng;
Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/05/2003 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về
việc hướng dẫn thực hiện một số quy định vể bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng...
Các văn bản này đã tạo lập một khung pháp lý khá cơ bản, đã phát huy mặt tích cực,
thuận lợi hơn trước để tốc độ phát triển tín dụng Ngân hàng nhanh hơn và an toàn hơn.
Tuy nhiên, trong thực tiễn của tình hình kinh tế và các cơ chế có liên quan có sự thay đổi
nhanh thì các quy định từ trước như các văn bản trên khó bắt kịp.
Nếu chia hoạt động tín dụng Ngân hàng dựa trên cơ sở bảo đảm tiền vay thì có thể
phân chia tín dụng thành 2 loại: cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay tín chấp.
Tùy từng khách hàng, tùy từng trường hợp cụ thể mà Ngân hàng sẽ quyết định cho vay
tín chấp hay yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Hoạt động cho vay tín chấp hay có bảo
đảm đều nằm trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vậy các giải pháp nhằm
mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản cũng là các giải pháp
nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng.
Trong hoạt động tín dụng, không được quan niệm rằng tài sản bảo đảm là mục tiêu,
là nguồn thu nợ, là điều kiện đủ để có thể cho vay. Bảo đảm tín dụng chỉ là biện pháp
phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt hại cho Ngân
SVTH: Đoàn Quốc Anh
63

Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh
hàng, đồng thời là cơ sở để đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu
quả, đem lại lợi ích thiết thực, không gây thất thoát vốn. Việc xem xét và ra quyết định
cho vay phải dựa chủ yếu trên hiệu quả của phương án kinh doanh và năng lực tài chính
của khách hàng. Tại Sacombank, dư nợ cho vay tín chấp chiếm tỷ trọng rất thấp, chủ yếu
là cho vay có tài sản bảo đảm.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc cấp tín dụng có tài sản bảo đảm tại
Sacombank:
3.2.1 Thuận lợi:
3.2.1.1 Khách quan:
- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tăng trưởng cao so với các nước trong khu
vực, dự đoán trong tương lai sẽ tiếp tục ổn định và tăng trưởng mạnh. Đây là điều kiện
thuận lợi mang tính quyết định để các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh và mở rộng hoạt
động tín dụng.
- Các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước đã khai thông nguồn lực
trong nước, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và các cá nhân tham
gia vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Hiện nay, sự lớn mạnh của các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh cả về số lượng lẫn chất lượng là một cơ hội để Ngân hàng mở rộng
các nghiệp vụ cho vay. Đồng thời khi nền kinh tế phát triển nhanh chóng, thu nhập của
người dân nhất là ở khu vực TP.HCM có xu hướng tăng và dần đi vào ổn định, kích
thích nhu cầu chi tiêu tạo điều kiện mở rộng cho vay tiêu dùng.
- Quy chế cho vay mới 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 thay thế cho quy chế cũ
không còn phù hợp. Với quy chế này Ngân hàng được toàn quyền quyết định trong kinh
doanh trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về tài chính. Các Giám Đốc Chi nhánh được tự chủ
trong quyết định cho vay, tháo gỡ các vướng mắc về cho vay và phù hợp với thực tiễn.
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng được sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định 85/2002/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng mở rộng và
nâng cao chất lượng tín dụng có tài sản bảo đảm. Và nghị định này trong tương lai sẽ
SVTH: Đoàn Quốc Anh
64

Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh
được tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hơn để tạo điều kiện bảo đảm vay vốn thông thoáng,
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
- Các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đã được thiết lập và dần hoàn thiện qua thông
tư 01/2002/TT-BTP ngày 09/01/2002. Với sự ra đời của thông tư này, thủ tục cho vay có
bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng hoàn thiện hơn nữa về mặt pháp lý, tài sản đã được
dùng làm bảo đảm cho Ngân hàng sẽ được quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, thông
tin về tài sản bảo đảm được cung cấp đầy đủ sẽ tạo độ an toàn hơn cho Ngân hàng.
- Các quy định của pháp luật hiện nay không còn có quy định phân biệt đối xử giữa
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Tất cả các
doanh nghiệp đều hoạt động bình đẳng trước pháp luật.
- Sacombank đặt tại trung tâm tài chính của Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho
khách hàng giao dịch.
- Ngân hàng hoạt động trong một môi trường cạnh tranh sôi động, đây chính là động lực
để Sacombank không ngừng phấn đấu để tồn tại và thích nghi.
3.2.1.2 Chủ quan:
- Uy tín của Sacombank. Sacombank là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần
hàng đầu Việt Nam hiện nay với mạng lưới Chi nhánh rộng khắp, có uy tín với bạn
hàng, có danh tiếng và vị thế trên thương trường.
- Sự phối hợp hoạt động nghiệp vụ nhịp nhàng giữa các phòng ban trên phương châm vì
khách hàng.
- Sacombank có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo có khả năng tiếp thu nhanh
công nghệ Ngân hàng mới, đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc được giao.
- Từ tháng 06/2002 Ngân hàng nhà nước áp dụng cơ chế lãi suất thảo thuận với khách
hàng, Ngân hàng thương mại và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay với nhau, lãi
suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố chỉ có tính chất tham khảo. Đây là một
thuận lợi trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hơn nữa, Sacombank có một khung
lãi suất được đánh giá khá tốt trên địa bàn kể cả VNĐ và USD.
SVTH: Đoàn Quốc Anh
65

Chương 3: Đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm TD GVHD: Nguyễn Quốc Anh
 Lợi thế so sánh của Sacombank so với các Ngân hàng thương mại khác ở
Việt Nam hiện nay bao gồm:
i. Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tương đối cao so với hệ thống các Ngân
hàng thương mại cổ phần trong nước.
ii. Mạng lưới Chi nhánh trong nước và hệ thống đại lý nước ngoài khá rộng
khắp.
iii. Lực lượng nhân viên đại bộ phận là trẻ và rất năng động, đội ngũ quản trị
viên trung cao cấp luôn vững vàng – trung kiên – trong sạch và đầy tâm
huyết.
iv. Quan hệ hợp tác – liên kết – liên doanh trong và ngoài nước khá rộng và
khá đa dạng.
v. Thương hiệu Sacombank đã có chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường tài
chính – tiền tệ trong nước và trong khu vực.
3.2.2 Khó khăn:
3.2.2.1 Khách quan:
- Việc thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng còn gặp nhiều khó khăn,
phần lớn thông tin là do khách hàng cung cấp cho nên độ chính xác không cao, đối với
các doanh nghiệp tư nhân và cơ sở sản xuất kinh doanh thì do hầu hết chưa có hệ thống
kế toán chuẩn, chưa có chế độ báo cáo và kiểm toán bắt buộc.
- Tình hình các doanh nghiệp tại TP.HCM hiện nay rất phức tạp. Bên cạnh các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật, vẫn tồn tại các doanh
nghiệp hoạt động cố ý sai trái, có hành vi lừa đảo, vi phạm các quy định của nhà nước.
Khi thẩm định khách hàng để xem xét cho vay, cụ thể là những khách hàng mới đặt quan
hệ lần đầu thì Ngân hàng rất khó phân biệt đâu là khách hàng vay vốn để làm ăn thật sự,
đâu là đối tượng làm ăn có hành vi làm trái các quy định của pháp luật, lừa đảo, cố tình
chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Để vay được vốn của Ngân hàng, nhiều khách hàng đã
làm giả chứng từ, giả hồ sơ tài sản thế chấp để vay vốn đã gây thiệt hại không nhỏ cho
Ngân hàng hoặc dùng một tài sản đem thế chấp cho nhiều Ngân hàng để vay vốn, khi vụ
SVTH: Đoàn Quốc Anh

66

×