Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đó là... quyền của con doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.15 KB, 3 trang )

Đó là quyền của con
Quyền được sống còn: Bao gồm quyền được sống và phát triển;
quyền được sống cùng cha mẹ; quyền được gia đình chăm sóc và
nuôi dưỡng; quyền có sức khỏe và hưởng các dịch vụ y tế Quyền
được sống còn bao gồm quyền được sống cuộc sống bình thường
và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển
thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được
chăm sóc sức khỏe
- Quyền được bảo vệ: Bao gồm quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột
về kinh tế; quyền được bảo vệ khỏi sự lạm dụng ma túy; quyền được
bảo vệ để không bị khai thác, lạm dụng về tình dục; quyền được bảo
vệ để không bị buôn bán như hàng hóa và bị bắt cóc; quyền được
bảo vệ khỏi mọi hình thức bóc lột khác
- Quyền được phát triển: Bao gồm quyền được thông tin; quyền
được giáo dục; quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt
động văn hóa; quyền được phát triển về nhân cách (về mặt tâm lý và
xã hội); quyền phát triển về sức khỏe và thể lực
- Quyền được tham gia: Bao gồm quyền được nêu ý kiến; quyền
được tự do ngôn luận; quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp
Trẻ em cần được khuyến khích để bộc lộ quan điểm riêng của mình.
Qua đó, sẽ giúp trẻ em trau dồi năng lực diễn đạt, trình bày ý kiến với
mọi người. Trẻ em có quyền được giao tiếp, thiết lập các mối quan
hệ với mọi người. Trách nhiệm của người lớn và xã hội là phải đưa
đến cho trẻ em những thông tin lành mạnh. Thực hiện quyền được
tham gia, giúp cho trẻ em hiểu biết hơn, nâng cao hơn nhận thức,
tích lũy được kinh nghiệm, giúp người lớn đưa ra những quyết định
đúng đắn nhất để giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống có
liên quan tới trẻ em.
Đã qua rồi cái thời "cha mẹ nói oan, quan nói ép". Vì thế, trong quá
trình giáo dục con cái, cha mẹ cần quan tâm hơn đến những tâm tư,
nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của con. Đừng cổ xúy cho


quan niệm "trẻ em như tờ giấy trắng, người lớn muốn vẽ gì tùy
thích". Mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi của trẻ có những đặc điểm tâm lý
riêng, người lớn cần hiểu rõ đời sống tâm lý của trẻ, từ đó tìm các
biện pháp giáo dục phù hợp, mang lại những niềm vui cho trẻ. Cần
giúp trẻ biết lắng nghe, thấu hiểu, thổ lộ, giúp người lớn giải tỏa được
những khó khăn trong cách ứng xử, giao tiếp. Điều quan trọng là
tháo gỡ rào cản tâm lý giữa con cái và cha mẹ, tạo ra bầu không khí
tích cực, lành mạnh, dân chủ trong quan hệ người lớn - trẻ em. Hiểu
rõ những năng khiếu sở trường, tạo điều kiện để các em có thể phát
huy những lợi thế bản thân, góp phần từng bước hoàn thiện nhân
cách.
Việc tham gia lao động giúp gia đình sẽ tạo cho các em có kỹ năng
sống, trước hết là kỹ năng phục vụ bản thân. Qua đó, các em mới
hiểu giá trị của lao động, thông cảm và biết thương cha mẹ, có ý thức
cố gắng học để cha mẹ vui lòng. Sự lao động chân tay cũng giúp các
em vận động khiến cho thân thể khỏe mạnh hơn. Và đặc biệt khi các
em trưởng thành, sẽ dễ hòa nhập vào môi trường tập thể.
Suy cho cùng, bất cứ ai làm cha mẹ cũng muốn con mình thành công
trong cuộc đời, có tình yêu, hạnh phúc. Muốn như thế không chỉ học
hoàn toàn trong sách vở mà phải học trong cuộc sống đời thường.
Điều tra của ngành giáo dục cho thấy đại đa số học sinh giỏi từ cấp
thành phố trở lên xuất thân trong những gia đình viên chức trung lưu
hay cha mẹ là người lao động bình thường, thậm chí có những em
hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn, vừa đi học vừa phải giúp đỡ gia
đình.

×